Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh khối 5

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh khối 5

Giải toán là một nội dung trọng tâm và quan trọng nhất của chương trình toán Tiểu học. Vì nó chiếm một khối lượng và thời lượng khá lớn trong toàn bộ cấu trúc nội dung chương trình. Giải toán sẽ giúp học sinh luyện tập củng cố, vận dụng tổng hợp các kiến thức và thao tác thực hành đã học. Qua giải toán giúp học sinh tích cực, sáng tạo hơn, suy luận logic và nhạy bén hơn trong mọi vấn đề. Các bài toán giải với muôn vàn các tình huống giúp cho học sinh tiếp cận, vận dụng được kiến thức học tập môn toán vào phục vụ trong cuộc sống.

Bên cạnh những dạng toán điển được đưa vào dạy trong chương trình sách giáo khoa Toán 4, 5 như: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu; Tìm số trung bình cộng; Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số, chuyển động đều,. Một trong những nội dung khá mới đối với học sinh ở chương trình môn Toán lớp 5 đó là toán tỉ số phần trăm. Đây là một mảng kiến thức rất quan trọng được ứng dụng nhiều trong thực tế và có tác dụng rất lớn trong việc phát triển tư duy cho học sinh.

Phần “Giải toán về tỉ số phần trăm” không những củng cố các kiến thức toán học mà còn giúp học sinh học với hành, gắn với thực tế cuộc sống lao động sản xuất. Qua việc học giải toán về tỉ số phần trăm, học sinh hiểu thêm về kiến thức thực tế. VD: Tính tỉ số phần trăm của học sinh (theo giới tính, theo lực học, theo độ tuổi.); tính tiền vốn; tính tiền lãi khi mua bán hàng hóa; tính tiền lãi khi gửi tiết kiệm.Qua đó, rèn luyện cho các em những phẩm chất không thể thiếu của người lao động. Ngoài ra, giải toán về tỉ số phần trăm giúp các em biết vận dụng phương pháp chung để giải các dạng toán tương tự và giúp các em học tốt môn toán ở bậc học tiếp theo.

Trong quá trình giảng dạy lớp 5, tôi thấy khi dạy đến dạng “Giải toán về tỉ số phần trăm” học sinh chưa nắm vững bản chất của từng dạng toán, không phân biệt được các dạng toán. Đặc biệt khi nhận bài thi có phần tỉ số phần trăm có những em làm còn lẫn lộn giữa dạng này với dạng khác. Điều đó đã làm giảm chất lượng dạy học giải toán có lời văn nói chung và dạy học giải toán về tỉ số phần trăm nói riêng.

 

doc 22 trang thuychi01 7252
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TRANG
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
2
2.2 Thực trạng.
4
2.3 Các giải pháp thực hiện:
Giải pháp 1. Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
5
Giải pháp 2. Phân loại đối tượng học sinh. 
6
Giải pháp 3. Củng cố và hệ thống các kiến thức cơ bản ở lớp dưới
7
Giải pháp 4: Giúp học sinh có kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm qua các tiết học chính khóa.
10
Giải pháp 5: Đổi mới phương pháp dạy ôn
15
Giải pháp 6: Ra đề khảo sát nhanh
16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
18
3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
18
3.2. Kiến nghị:
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Giải toán là một nội dung trọng tâm và quan trọng nhất của chương trình toán Tiểu học. Vì nó chiếm một khối lượng và thời lượng khá lớn trong toàn bộ cấu trúc nội dung chương trình. Giải toán sẽ giúp học sinh luyện tập củng cố, vận dụng tổng hợp các kiến thức và thao tác thực hành đã học. Qua giải toán giúp học sinh tích cực, sáng tạo hơn, suy luận logic và nhạy bén hơn trong mọi vấn đề. Các bài toán giải với muôn vàn các tình huống giúp cho học sinh tiếp cận, vận dụng được kiến thức học tập môn toán vào phục vụ trong cuộc sống. 
Bên cạnh những dạng toán điển được đưa vào dạy trong chương trình sách giáo khoa Toán 4, 5 như: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu; Tìm số trung bình cộng; Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số, chuyển động đều,... Một trong những nội dung khá mới đối với học sinh ở chương trình môn Toán lớp 5 đó là toán tỉ số phần trăm. Đây là một mảng kiến thức rất quan trọng được ứng dụng nhiều trong thực tế và có tác dụng rất lớn trong việc phát triển tư duy cho học sinh.
Phần “Giải toán về tỉ số phần trăm” không những củng cố các kiến thức toán học mà còn giúp học sinh học với hành, gắn với thực tế cuộc sống lao động sản xuất. Qua việc học giải toán về tỉ số phần trăm, học sinh hiểu thêm về kiến thức thực tế. VD: Tính tỉ số phần trăm của học sinh (theo giới tính, theo lực học, theo độ tuổi...); tính tiền vốn; tính tiền lãi khi mua bán hàng hóa; tính tiền lãi khi gửi tiết kiệm.....Qua đó, rèn luyện cho các em những phẩm chất không thể thiếu của người lao động. Ngoài ra, giải toán về tỉ số phần trăm giúp các em biết vận dụng phương pháp chung để giải các dạng toán tương tự và giúp các em học tốt môn toán ở bậc học tiếp theo.
Trong quá trình giảng dạy lớp 5, tôi thấy khi dạy đến dạng “Giải toán về tỉ số phần trăm” học sinh chưa nắm vững bản chất của từng dạng toán, không phân biệt được các dạng toán. Đặc biệt khi nhận bài thi có phần tỉ số phần trăm có những em làm còn lẫn lộn giữa dạng này với dạng khác. Điều đó đã làm giảm chất lượng dạy học giải toán có lời văn nói chung và dạy học giải toán về tỉ số phần trăm nói riêng.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5, tôi luôn băn khoăn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để giúp các em học tốt phần “Giải toán về tỉ số phần trăm”. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng đại trà môn Toán lớp 5. Qua thực tế giảng dạy với sự đầu tư nghiên cứu của mình, tôi đã đưa ra một số phương án, cách thức tổ chức, hướng dẫn học sinh giải toán về tỉ số phần trăm. Vì vậy, tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp kinh nghiệm nhỏ “Rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5”.
Với đề tài này, tôi chỉ đi sâu nghiên cứu để giúp các em làm chắc các dạng toán về tỉ số phần trăm trong môn Toán lớp 5. Mong rằng sẽ nhận được sự góp ý chân thành của các cấp quản lí và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn chỉnh và áp dụng trong giảng dạy góp phần nâng dần chất lượng học giải toán có lời văn nói riêng và môn Toán nói chung trong nhà trường Tiểu học. Phạm vi nghiên cứu được trải nghiệm trong ba năm học 2014 - 2015; 2015 - 2016; 2016 - 2017. Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 5 - Trường Tiểu học Xuân Phú - Thọ Xuân - Thanh Hóa.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	- Tìm ra những biện pháp giúp học sinh lớp 5 rèn được kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	- Rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
	- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
	- Phương pháp điều tra.
	- Phương pháp giảng giải.
	- Phương pháp luyện tập – thực hành.
	- Phương pháp hỏi – đáp.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
a. Đặc điểm của sách giáo khoa.
Giải toán là mạch kiến thức rất quan trọng trong chương trình toán tiểu học. Thông qua giải toán học sinh tích cực, sáng tạo, suy luận logic và nhạy bén hơn trong mọi vấn đề. Giải toán về tỉ số phần trăm là mảng kiến thức tổng hợp và khá phức tạp ở Tiểu học. Để học được dạng toán này, học sinh phải nắm vững khái niệm và bản chất về tỉ số của hai số.
Ở lớp 4, học sinh học về phân số, học về tỉ số của hai số được viết dưới dạng phép chia hoặc phân số. VD: a : b hay (b khác 0) 
 Đến đầu chương trình lớp 5, học sinh được ôn về phân số (lớp 4), các em đã được làm quen với phân số thập phân. Khi học sinh học xong 4 phép tính cộng, trừ, nhân và chia các số thập phân, các em chuyển sang học giải toán về tỉ số phần trăm. Nội dung tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm được sắp xếp ở chương 2 trong sách Toán 5 với yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng như sau:
+ Nhận biết được tỉ số phần trăm của 2 đại lượng cùng loại.
+ Biết đọc, viết tỉ số phần trăm.
+ Biết viết một phân số thành tỉ số phần trăm và ngược lại biết viết tỉ số phần trăm thành phân số.
 	+ Biết thực hiện phép cộng, trừ các tỉ số phần trăm; nhân tỉ số phần trăm với một số tự nhiên; chia tỉ số phần trăm cho một số tự nhiên khác 0.
	+ Biết giải bài toán về tỉ số phần trăm theo 3 dạng:
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số.
- Tìm một số biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó.
Trong chương trình dạy học về tỉ số phần trăm. Nội dung này chính thức dạy trong 7 tiết. Cụ thể như sau :
	Tiết 1: Khái niệm về tỉ số phần trăm.
	Tiết 2: Giải toán về tỉ số phần trăm.
	Tiết 3: Luyện tập.
	Tiết 4: Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo).
 	Tiết 5: Luyện tập. 
	Tiết 6: Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo).
	Tiết 7: Luyện tập.
	Còn lại là các bài toán phần trăm đơn lẻ nằm rải rác trong cấu trúc của chương trình.
So với các yếu tố khác trong phân môn Toán thì số tiết phân phối giải toán về tỉ số phần trăm chiếm một dung lượng nhỏ. Song đây là lượng kiến thức khá trừu tượng. Tuy nhiên, việc đưa chương trình giải toán về tỉ số phần trăm vào chương trình lớp 5 là hoàn toàn phù hợp vì giúp cho khả năng tư duy của các em phát triển tốt.
b. Bản chất của dạng toán tỉ số phần trăm.
	Thực ra “tỉ số” được biểu thị một cặp 2 số a và b (b khác 0), viết như sau:
a : b hoặc (a và b có thể là số tự nhiên, phân số, hỗn số hoặc số thập phân.)
	Ví dụ : ; 14 : 15 ; .....
Ở Tiểu học thường gặp tỉ số dưới dạng phân số hoặc thương của hai số. Còn tỉ số phần trăm chính là tỉ số thể hiện dưới dạng phân số và có mẫu số là 100. 
Ví dụ: “số cam bằng số quýt” có nghĩa là số cam chiếm 3 phần bằng nhau thì số quýt chiếm 4 phần bằng nhau như thế. 
Cần hiểu rằng đó cũng chính là “số cam bằng 75% số quýt”: số cam chiếm 75 phần thì số quýt chiếm 100 phần như thế (vì = = 75%).
Cũng số quýt đó nhưng thay vì chia thành 4 phần bằng nhau, ta lại chia thành 100 phần. Thì số cam không phải chia thành 3 phần mà chia thành 75 phần nhỏ.
Như vậy, tỉ số phần trăm là sự so sánh giữa hai số: “Số cam bằng 75% số quýt” hay “Tỉ số giữa cam và quýt là 75%” thì số cam được viết trước chiếm số phần trên tử số là 75, còn quýt được viết sau chiếm số phần ở mẫu số là 100 phần. 
Các “Bài toán về tỉ số phần trăm” thực chất là các “Bài toán về tỉ số” được dạy trong chương trình học. Giáo viên cần phải hiểu rõ và phân biệt 3 dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm, đó là: 
Dạng 1: Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
VD: Trường Tiểu học Vạn Thọ có 600 học sinh, trong đó có 315 học sinh nữ. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường. (VD a, trang 75, Toán 5)
Dạng 2: Tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số.
VD: Một trường Tiểu học có 800 học sinh, trong đó số học sinh nữ chiếm 52,5%. Tính số học sinh nữ của trường đó. (VD a, trang 76, Toán 5).
Dạng 3: Tìm một số biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó.
VD: Số học sinh nữ của một trường là 420 em và chiếm 52,5% số học sinh toàn trường. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh ?(VD a, trang 78, Toán 5).
Trong Toán 5, phần tỉ số của hai số là thương của hai số, thương đó thường là số thập phân. Chính vì vậy, phần “Giải toán về tỉ số phần trăm” được học sau khi học sinh nắm vững về phân số, phân số thập phân (lớp 4) và phép chia với số thập phân (lớp 5) là hoàn toàn hợp lí.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
Trong chương trình Toán 5, giải toán về tỉ số phần trăm là dạng toán đa dạng, trừu tượng đối với học sinh và cũng chiếm trọng tâm trong chương trình. Mà thời lượng dành cho dạng toán này còn ít. Để giải tốt dạng toán này, học sinh phải hiểu được bản chất tỉ số của các lớp dưới, nắm chắc và phân biệt được 3 dạng toán giải về tỉ số phần trăm. Song thực tế học sinh đều chưa nhận ra được mối quan hệ giữa dạng toán này với các dạng toán đã học nên học sinh đều cho là mới mẻ. Học sinh chưa nắm chắc được bản chất của từng dạng toán. Chưa nắm vững được khái niệm tỉ số phần trăm, nên sang phần giải toán về tỉ số phần trăm các em còn mơ hồ, lúng túng. Chính vì vậy, nó ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp thu các dạng toán khác trong chương trình học của học sinh.
Vào cuối học kì 1, năm học 2013 – 2014; 2014 – 2015, tôi đã ra đề khảo sát như sau:
Bài 1: Một lớp học có 25 học sinh, trong đó có 12 học sinh nam. Hỏi số học sinh nam chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp học đó?
Bài 2: Lớp 5A có 32 học sinh, trong đó số học sinh thích tập hát chiếm 75%. Tính số học sinh thích tập hát của lớp 5A?
Bài 3: Kiểm tra sản phẩm của một nhà máy, người ta thấy có 44 sản phẩm không đạt chuẩn và chiếm 5,5% tổng số sản phẩm. Tính tổng số sản phẩm?
	Sau đây là kết quả khảo sát:
Bài
Năm học 2013 – 2014
Năm học 2014 - 2015
Số HS làm đúng
Số HS làm sai
Số HS làm đúng
Số HS làm sai
Bài 1
21/30
 9/30
24/31
7/31
Bài 2
20/30
10/30
21/31
10/31
Bài 3
19/30
11/30
23/31
8/31
Qua thực tế dạy ở lớp và qua các bài thi, tôi thấy học sinh thường mắc các lỗi do các nguyên nhân sau:
a. Về phía giáo viên:
- GV chưa chú ý rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh; chưa coi trọng việc khái quát chung cách giải để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
- GV chưa quan tâm đến hết các đối tượng học sinh trong lớp.
- Đôi khi giáo viên chưa kịp thời sửa sai, hoặc sửa sai chưa triệt để lỗi sai của học sinh.
b. Về phía học sinh:
- Học sinh bị rỗng kiến thức cơ bản của lớp dưới.
- Nhiều em chưa biết cách đặt câu lời giải đúng (chủ yếu dạng toán tìm tỉ số phần trăm của hai số).
- Các em chưa nắm vững bản chất và cách giải của 3 dạng toán về tỉ số phần trăm, nhầm lẫn giữa các dạng toán giải (dạng 2 và dạng 3).
- Các em còn nhiều lúng túng và vướng mắc khi đề toán liên quan đến các thuật ngữ: tính tiền vốn, tiền lãi, giá mua; tính tiền lãi, tiền tiết kiệm; vượt kế hoạch, vượt chỉ tiêu.....
Thực tế, qua kết quả bài thi tôi thấy chất lượng bài thi của các em còn thấp, số lượng học sinh chưa đạt chuẩn còn nhiều. Qua nghiên cứu tôi đã đưa ra các giải pháp: 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Giải pháp 1. Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Tự học, tự bồi dưỡng là phương thức tốt nhất giúp người giáo viên tiến bộ, trưởng thành, có đủ phẩm chất năng lực chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đào tạo được giao. Tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho mình, tôi nghĩ không phải là trong một, hai ngày mà là cả một quá trình và nó gắn với cả đời đi dạy của người giáo viên. Ý thức được điều đó, tôi luôn tự học hỏi nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của mình. 
Ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo của BGH, tôi đã xây dựng cho mình kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng một cách khoa học nhất. Trong kế hoạch tôi đã xác định được mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp tự học, tự bồi dưỡng. Với các chuyên đề nhà trường tổ chức, tôi đã tự mình tìm hiểu nội dung chương trình của các lớp, tìm hiểu mục tiêu của các tiết học để cùng tham gia thảo luận đóng góp ý kiến với đồng nghiệp, ý kiến của tôi nêu ra luôn được sự đồng tình nhất trí cao của đồng nghiệp trong các buổi sinh hoạt đó.
 Khi được giao nhiệm vụ dạy lớp 5, tôi đã tìm hiểu sâu về chương trình nói chung và dạy giải toán về tỉ số phần trăm nói riêng, chỗ nào băn khoăn chưa hiểu tôi hỏi ngay đồng nghiệp, chuyên môn để được tháo gỡ. Nắm vững bản chất dạng toán giải về tỉ số phần trăm, tôi nghiên cứu diễn đạt câu từ một cách dễ hiểu nhất để truyền đạt cho các em. 
 Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, dưới sự chỉ đạo của chuyên môn, là khối trưởng, ngay từ đầu năm, tôi đã chỉ đạo cho khối tập trung phân tích chương trình đặc biệt là phần giải toán trong chương trình Toán 5. Tìm cách tháo gỡ những vướng mắc trong việc dạy và sự tiếp thu bài của học sinh. Tôi đã chỉ đạo cho cả khối tập trung thảo luận những vướng mắc, biện pháp khắc phục trong các tiết học tới đặc biệt phần giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
Dưới sự góp ý của Ban giám hiệu qua các tiết dự giờ, kiểm tra của bản thân hay của đồng nghiệp, tôi tiếp thu và chỉnh sửa nghiêm túc. Để làm chủ được từng tiết dạy, ngoài việc chuẩn bị bài chu đáo, tôi luôn tự giải các bài tập của từng buổi học vào một quyển vở để chấm bài cho học sinh. Bản thân tôi đã xung phong dạy mẫu chuyên đề cho cả trường dự giờ và góp ý. (Bài: Giải toán về tỉ số phần trăm- dạng 2,3). Sau tiết dạy, cả trường đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm, chỉ ra những hạn chế thiếu sót trong cách dạy, cách truyền thụ kiến thức, tác phong.... Ngoài ra, tôi luôn học hỏi bạn bè đồng nghiệp trong nhà trường, liên tục tham gia dự giờ đồng nghiệp trong khối để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như khả năng truyền đạt giúp học sinh nắm vững cách làm bài trong mỗi tiết học. 
Qua các việc làm trên, tôi thấy mình vững vàng hơn về kiến thức và phương pháp. Không những thế, tôi đã nắm vững nội dung chương trình ở từng khối lớp và đứng ở vị trí lớp nào tôi cũng có thể dạy được. Trong mỗi tiết dạy, tôi hoàn toàn làm chủ được kiến thức và tự tin đứng trên bục giảng để giảng dạy cho các em học sinh một cách dễ hiểu nhất. 
Như vậy, với ý thức trách nhiệm trong công việc đến nay tôi đã có trình độ chuyên môn vững, liên tục đạt giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện; có nhiều học sinh đạt giải trong các kì thi cấp trường, cấp huyện trong nhiều năm, được đồng nghiệp tín nhiệm cao. Đó là kết quả nghiên cứu tìm tòi, học hỏi thực sự mà tôi tâm đắc. Tôi đã đem kết quả đó vào chương trình dạy cho học sinh lớp 5 trong năm học 2015 – 2016; 2016 - 2017.
Giải pháp 2. Phân loại đối tượng học sinh.
 Trong một lớp học thì lực học của học sinh thường không đồng đều nên viÖc gi¸o viªn n¾m b¾t ®­îc lùc häc cña tõng häc sinh trong líp lµ nhiÖm vô ®Çu tiªn vµ còng hÕt søc quan träng. Từ đó, tôi có những giải pháp giúp các em đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. ChÝnh v× vËy, qua thùc tÕ lùc häc cña líp, t«i chia học sinh thµnh c¸c nhãm sau:
 + Nhóm 1: Học sinh bị rỗng kiến thức ở lớp dưới
 + Nhóm 2: Học sinh thiếu điều kiện học tập do hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ không quan tâm.
 + Nhóm 3: Học sinh không nắm vững bản chất của các dạng toán.
 + Nhóm 4: Học sinh tiếp thu bài tốt, tích cực học bài.
 Sau khi phân loại được đối tượng học sinh, tôi giải thích để học sinh hiểu học sinh còn chưa đạt chuẩn phần kiến thức nào. Sau đó, tôi cho các em tự đăng kí thi đua theo mẫu in sẵn. Tất cả học sinh đều đăng kí đạt chuẩn kiến thức kĩ năng của tất cả các môn học. Đặc biệt, có nhiều em mạnh dạn đăng kí các danh hiệu thi đua cuối năm. Sau đó, tôi lập ngay kế hoạch kèm cặp giúp đỡ và bồi dưỡng học sinh theo từng nhóm:
 + Nhãm 1: Đây là nhóm học sinh tôi quan tâm nhiều nhất. Tôi vừa phải giúp các em nhớ lại kiến thức cũ vừa phải đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng trong từng tiết học. Nên ngay từ khi nhận lớp, tôi đã hệ thống ôn lại các kiến thức liên quan đến tỉ số, bài toán liên quan đến rút về đơn vị, củng cố lại phân số thập phân.... cho các em qua các tiết học ôn của buổi 2.
 + Nhãm 2: Đối với nhóm học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tôi cùng với phụ huynh trưởng đến nhà để tìm hiểu điều kiện hoàn cảnh của học sinh đó; vận động phụ huynh và học sinh trong lớp giúp đỡ về: sách vở, quần áo.Ngoài ra, tôi luôn lắng nghe tâm sự để chia sẻ động viên các em kịp thời. Và tôi luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho nhóm học sinh này.
 + Nhóm 3: Với nhóm học sinh tiếp thu bài chậm, trong quá trình dạy, tôi dạy chậm từng bước, chỗ nào HS chưa hiểu tôi tranh thủ giảng lại hoặc giảng vào giờ ra chơi cho học sinh. Riêng với nhóm HS này, tôi có ra các bài tập cơ bản tương tự để rèn kĩ năng cho các em.
 + Nhóm 4: Là nhóm học sinh ngoan, tiếp thu bài tốt, ngoài những bài tập yêu cầu cần đạt chuẩn, tôi luôn chuẩn bị thêm một số bài tập nâng cao hơn để giúp các em phát huy khả năng của mình.
 Ngoài ra, với học sinh nhóm 1, 2, 3 tôi luôn đánh giá các em theo hướng động viên, khuyến khích còn nhóm 4 đánh giá theo sự sáng tạo. Bên cạnh đó, trong thời gian dạy buổi 2, tôi dành nhiều thời gian để ôn tập củng cố lại các dạng toán liên quan đến tỉ số phần trăm với nhiều hình thức: vấn đáp, làm phiếu bài tập, giải toán liên quan đến tỉ số, với mục đích giúp các em nắm chắc bản chất về tỉ số. 
 Sau thời gian được ôn tập và có hệ thống, học sinh lớp tôi có nhiều chuyển biến tích cực trong học tập: đi học chuyên cần, tích cực tự giác học bài và cơ bản đã nắm được bản chất của tỉ số. Đó là cơ sở để các em học tốt dạng giải toán về tỉ số phần trăm trong chương trình lớp 5.
Giải pháp 3. Củng cố và hệ thống các kiến thức cơ bản ở lớp dưới. 
Để các em nắm được bản chất của dạng “Giải toán về tỉ số phần trăm” đồng thời giúp các em khỏi ngỡ ngàng khi học dạng toán này, điều đầu tiên giáo viên phải củng cố lại các kiến thức cơ bản đã học ở lớp 3, lớp 4 và lớp 5 có liên quan đến dạng: Giải toán về tỉ số phần trăm.
 Vì kiến thức cũ được ví như nền móng của một ngôi nhà, nền móng có vững chắc thì mới xây dựng được những ngôi nhà vững chắc. Nếu học sinh không hiểu gì về tỉ số, phân số thập phân, tỉ số phần trăm thì học sinh không thể giải được dạng toán này. Nguyên nhân là do một số em khả năng nhớ còn hạn chế và các em không được luyện tập, củng cố lại sau 3 tháng nghỉ hè. 
Mà trong mỗi một tuần học, các em chỉ được ôn tập 6 tiết/tuần. Nếu mỗi một buổi dạy, giáo viên chép đề bài lên bảng rồi tổ chức cho học sinh làm và chữa bài thì sẽ mất nhiều thời gian và lượng bài tập làm được rất ít. Nội dung dạy ôn luyện lại chưa có chương trình cụ thể, hoàn toàn do giáo viên trong khối soạn thảo dưới sự kiểm duyệt của phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nên nếu giáo viên không có hệ thống bài tập in sẵn đến cho học sinh để các em vừa ôn, vừa ghi đề thì rất mất thời gian mà hiệu quả lại không cao. Chính vì vậy, khi dạy dạng bài ôn luyện cho học sinh. Tôi đã củng cố lại kiến thức cơ bản cho các em đồng thời chuẩn bị nội dung phiếu ôn luyện cụ thể và đã in đến từng học sinh. 
3.1. Củng cố lại kiến thức cũ:
a. Củng cố về dạng giải toán liên quan đến rút về đơn vị (giúp HS làm tốt bước tìm giá trị 1% của “Giải bài toán về tỉ số phần trăm” - dạng 2, 3).
VD 1: Có 28 kg gạo đựng đều trong 7 bao. Hỏi 5 bao có bao nhiêu ki-lô-gam gạo? (Bài toán liên quan đến rút về đơn vị - Lớp 3 - Trang 128).
- Bước 1: Gọi HS lên tóm tắt và giải 
 Tóm tắt: Bài giải :
7 bao : 28kg Số ki - lô - gam gạo trong mỗi bao là :
5 bao : .....kg ? 28 : 7 = 4 (kg)*
 Số ki - lô - gam gạo trong 5 bao là :
 4 x 5 = 20 (kg)
 Đáp số : 20kg
 - Bước 2: Tôi lưu ý:
	+ Trong 2 bước làm trên bước tìm số ki-lô-gam gạo của mỗi bao là bước rút về đơn vị. (Lấy 28 : 7 = 4 kg)
	+ Tôi khẳng định: Đây là dạng “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”.
Bước này sẽ giúp các em làm tốt bước rút về đơn vị của dạng giải toán về tỉ số phần trăm dạng 2, 3.
b. Củng cố về t

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_giai_toan_ve_ti_so_phan_tr.doc