Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp huấn luyện kỹ thuật đá tống trước môn võ Taekwondo cho học sinh trường Trung học Phổ thông chuyên Lào Cai

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp huấn luyện kỹ thuật đá tống trước môn võ Taekwondo cho học sinh trường Trung học Phổ thông chuyên Lào Cai

1. Cơ sở lý luận của vấn đề:

a .Đòn đá ( Chagi): Đá là sử dụng vũ khí trên bàn chân thông qua chuyển động của chân để tác dụng một lực vào mục tiêu tấn công trên cơ thể đối phương. Trong môn Taekwondo đòn đá được thực hiện bằng lực bật của khớp gối, lực duỗi của chân và lựa xoay than người. Đòn đá được phân loại dựa vào chuyển động của chân, bàn chân và lực tác dụng sẽ thay đổi phụ thuộc vào vũ khí được chọn để thực hiện kỹ thuật. Kỹ thuật đá cũng có thể phân loại theo cách thức thực hiện như đá đơn, đá phối hợp và các đòn đá đắc biệt.

b. Kỹ thuật đá tống trước ( Apchagi):

+ Nâng đầu gối của chân đá lên cao ngang ngực rồi lập tức bật mạnh bàn chân về phía trước và duỗi thẳng chân. Chú ý khi thực hiện kỹ thuật này bàn chân phải hướng thẳng về mục tiêu tấn công.

+ Sử dụng ức bàn chân tấn công vào háng, huyệt Đan điền, mỏ ác, cằm của đối phương.

+ Sau khi thực hiện xong kỹ thuật chân đá được thu về theo đúng đường đá ban đầu. Tuy nhiên trong các trường hợp cụ thể có thể đặt chân ở các vị trí khác tạo điều kiện thuận lợi nhất cho kỹ thuật tiếp theo.

+ Đầu gối của chân trụ không nhất thiết được duỗi thẳng trước hoặc trong khi đang thực hiện đòn đá, bởi vì việc nâng lên cao thân người sẽ làm cho vận động viên có xu hướng ngã về phía trước và làm suy giảm lực tác động của đòn đá.

Trên cơ sở lý luận và khái niệm trên, tôi nhận thấy nghiện cứu và giảng dạy kỹ thuật đá tống trước góp phần giải quyết một phần các khó khăn, mâu thuẫn nêu trong phần đặt vấn đề. Các giải pháp và biện pháp để giải quyết đó là:

 Kỹ thuật đá tống trước là kỹ thuật đá đơn dễ thực hiện, được giảng dạy đầu tiên trong các kỹ thuật chân. Chỉ cần tập luyện tích trong thời gian ngắn từ 2 dến 3 tiết học sinh có thể nắm được và thực hiện được tốt kỹ thuật.

Nếu giáo viên và học sinh chưa có kinh nghiệm có thể thực hiện được vì nó gần giống với đá tự nhiên. Chỉ cần chú ý và chỉnh sửa kỹ thuật thì sẽ thực hiện được kỹ thuật.

Kỹ thuật này cũng được nhiều võ sỹ sử dụng khi thi đấu, tấn công vào phần trước của đối phương có hiệu quả cao. Kỹ thuật được dung trong đối luyện giữa 2 võ sinh, trong tập luyện một mình với đích, với điểm đích là lá cây, một điểm cao do giáo viên chọn .v.v.

Giảng dạy, huấn luyện kỹ thuật đá tống trước không khó, rất dễ phát hiện điểm lỗi của học sinh để sửa sai.

Huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục trang bị cơ sở vật chất cho giảng dạy và huấn luyện môn võ Taekwondo.

Ý niệm của học sinh khi tập võ là vất vả, gian khổ. Vì vậy để các em tập luyện tốt tôi đã thuyết phục học sinh, động viên khuyến khích các em tham gia tập luyện. Khi đã tạo được niềm tin, việc tập luyện của học sinh trở nên tự giác, các em thích thú tập luyện.

 

doc 13 trang cuonglanz2a 7990
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp huấn luyện kỹ thuật đá tống trước môn võ Taekwondo cho học sinh trường Trung học Phổ thông chuyên Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC:
I. Đặt vấn đề:
1. Thực tiễn việc giảng dạy và học tập môn võ Taekwondo tại Lào Cai.
2. Ý nghĩa tác dụng của môn võ Taekwondo
3. Những mâu thuẫn cần giải quyết
4. Khẳng định lý do chọn đề tài
II. Giải quyết vấn đề:
Cơ sở lý luận của vấn đề
Thực trạng vấn đề huấn luyện môn võ
Các biện pháp đã tiến hành để huấn luyện đá tống trước
4 . Hiệu quả áp dụng SKKN 
III. Kết luận:
	1. Ý nghĩa của sáng kiến
2. Nhận định chủ quan về khả năng áp dụng đề tài
3. Bài học kinh nghiệm của bản thân
4. Những kiến nghị
Danh mụ sách tham khảo
Viết tắt:
SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm
HKPĐ: Hội Khỏe Phù Đổng
2
3
3
3
4
4
5
5
8
11
11
11
12
12
13
I. Đặt vấn đề:
1. Thực tiễn việc giảng dạy và học tập môn võ Taekwondo tại Lào Cai.
Taekwondo là một trong số những môn thể thao mũi nhọn đã đem lại vinh quang cho thể thao Việt Nam trên các đấu trường khu vực và trên thế giới. Đặc biệt là Vận động viên Trần Hiếu Ngân đã lần đầu tiên mang về cho Tổ quốc chiếc Huy chương bạc trong Thế vận hội Olympic 2000.
Với đặc điểm phong phú, đa dạng, hấp dẫn không đòi hỏi cao về trang bị dụng cụ sân bãi, Taekwondo nhanh chóng được giới trẻ mến mộ tập luyện và vì vậy môn võ này đã phát triển mạnh ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước nói chung và Lào Cai nói riêng. Trong các Hội khỏe phù đổng ở Lào Cai gần đây, môn võ này đã được đưa vào thi đấu chính thức. Nhiều Vận động viên cấp quốc gia của tỉnh Lào Cai đã được phát hiện và giành thành tích cao về cho Tổ quốc.
Năm 2012, Hội khỏe phù đổng cấp tỉnh được tổ chức, Trường THPT chuyên Lào Cai tham gia tất các các môn thi đấu trong đó có môn võ taekwondo. Đây là môn mang về cho nhà trường nhiều Huy chương nhất với 6 huy chương Vàng, 9 huy chương Bạc và 5 huy chương đồng. 
Mặc dù đã được đưa vào thi đấu HKPĐ cấp tỉnh, nhưng việc huấn luyện và giảng dạy môn võ Taekwondo ở các trường học trong toàn tỉnh chưa thường xuyên hoặc không có, chủ yếu nguồn vận động viên đã tham gia học võ trong dịp hè hoặc đã tham gia học võ tại Trung tâm huấn luyện thể thao tỉnh.
Hiện nay, môn võ Taekwondo chưa được đưa vào giảng dạy chính khóa ở trường THPT chuyên, vì vậy để có nguồn Vận động viên tham gia môn võ Taekwondo HKPĐ cấp tỉnh năm 2015, hiện nay nhà trường tổ chức Câu lạc bộ võ Taekwondo với 16 em học sinh theo học và tập luyện thường xuyên.
2. Ý nghĩa tác dụng của môn võ Taekwondo:
Đối với hệ tim mạch gồm co tim, máu và các mạch máu. Đây là nnhuwngx tổ chức mà chức năng hoạt động của nó chịu nhiều tác động của hoạt động cường độ cao. Taekwondo là một trong các môn hoạt động với cường độ cao và các võ sỹ thường thực hiện các đòn tấn công đối phương bằng sức mạnh bột phát sinh ra trong điều kiện thiếu ôxi. Bình thường trong trạng thái yên tĩnh, tần số mạch đập trung bình của mỗi người khoảng 70 lần/phút, nhưng trong quá trình tập luyện võ Taekwondo với cường độ cao thì tim phải co bóp nhanh hơn, do đó mạch đập cũng nhanh hơn. Tập luyện Taekwondo giúp tăng cường khả năng hoạt động của các tổ chức cơ quan bên trong và bên ngoại cơ thể, đặc biệt tăng cường chức năng hệ tim mạch và củng cố hệ thống cơ tim.
Đối với Hệ hô hấp: Trong một buổi tập với cường độ lớn, hoạt động hô hấp sẽ trở nên đặc biệt khó khăn hơn khi cơ thể đạt đến “cực điểm”. Tuy nhiên nếu vượt qua thời điểm đó thì cơ thể bắt đầu tiết mồ hôi và thải axit lactic ra khỏi hệ thống cơ bắp. Lúc này tần số co bóp của tim tăng lên, hoạt đông hô hấp dễ dàng hơn và các võ sỹ tiếp tục buổi tập. Điều này được gọi là “Hô hấp lần 2”
Đối với Hệ thần kinh: Hoạt đông huấn luyện và thi đấu võ Taekwondo rất căng thẳng, giúp cho Hệ thần kinh tăng cường phản xạ, tạo các mối liên hệ thần kinh mới nhằm giải quyết tình huống trong thời gian ngắn, bột phát chỉ đạo các hành động tấn công hay phòng thủ.
Mối quan hệ giữa võ Taekwondo và các tố chất: Sức mạnh thể chất được cấu tạo bởi nhiều tố chất. Tuy nhiên trong võ Taekwondo chỉ đề cập đến 6 tố chất cơ bản. 
-Sức mạnh được tăng cường thông qua lực của đòn đánh, sức mạnh của nhóm cơ lưng, hông, của các đốt ngón tay, của bàn chân.., sức mạnh của nội lực và sức mạnh trong các động tác kỹ thuật..
- Sức bật và sức rướn được tăng cường thông qua các động tác bật nhảy, chạy nước rút
- Sự nhanh nhẹn được tăng cường thông qua các bài tập phản xạ trong thời gian ngắn.
-Sự thăng bằng được tăng cường thong qua bài tập đứng 1 chân nhắm mắt, đi trên đường thẳng có tiết diện nhỏ.
-Sự khéo léo được tăng cường khi tập các bài tập có độ rướn lớn, làm căng các nhóm cơ
- Sức bền được phát triển qua hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ thống cơ bắp.
Vậy môn võ Taekwondo góp phần tăng cường thể chất, góp phần chung trong giáo dục toàn diện cho học sinh.
3. Những mâu thuẫn cần giải quyết:
- Mâu thuẫn giữa giảng dạy và thi đấu: Môn võ Taekwondo không được đưa vào giảng dạy chính khóa tại các trường nhưng lại là môn thi đấu HKPĐ.
- Mâu thuẫn trong thi đấu: Các võ sỹ được huấn luyện nhiều thi đấu với võ sỹ được huấn luyện ít.
- Mâu thuẫn trình độ của giáo viên: Giữa những người được đào tạo chuyên sâu môn võ với các môn chuyên sâu khác; giữa giáo viên nam và giáo viên nữ.
- Mâu thuẫn giữa thực tiễn thi đấu và cơ sở vật chất trang bị tại các trường.
- Mâu thuẫn về ý niệm và niềm tin của học sinh.
.
4. Khẳng định lý do chọn đề tài:
Từ những lý do nêu trên đòi hỏi môn võ Taekwon phải được đưa vào giảng dạy và huấn luyện thường xuyên trong các nhà trường phổ thong, giúp học sinh phát triển toàn diện.
Tuy nhiên để học tập và đưa ra tất cả những khía cạnh liên quan đến môn võ Taekwondo cần rất nhiều thời gian nghiên cứu và hoàn thiện. Vì vậy trong khuôn khổ sang kiến này tôi chọn một kỹ thuật tiêu biểu, được áp dụng thường xuyên khi giảng dạy và huấn luyện là kỹ thuật đá tống trước (Apchagi). Đây là kỹ thuật căn bản, đầu tiên mà bất kỳ võ sinh nào cũng phải tập trước khi tập sang các kỹ thuật chân khác. Do đó tôi chọn đề tài “Phương pháp huấn luyện kỹ thuật đá tống trước môn võ Taekwondo cho học sinh trường THPT chuyên Lào Cai”
II. Giải quyết vấn đề:
Cơ sở lý luận của vấn đề:
a .Đòn đá ( Chagi): Đá là sử dụng vũ khí trên bàn chân thông qua chuyển động của chân để tác dụng một lực vào mục tiêu tấn công trên cơ thể đối phương. Trong môn Taekwondo đòn đá được thực hiện bằng lực bật của khớp gối, lực duỗi của chân và lựa xoay than người. Đòn đá được phân loại dựa vào chuyển động của chân, bàn chân và lực tác dụng sẽ thay đổi phụ thuộc vào vũ khí được chọn để thực hiện kỹ thuật. Kỹ thuật đá cũng có thể phân loại theo cách thức thực hiện như đá đơn, đá phối hợp và các đòn đá đắc biệt.
b. Kỹ thuật đá tống trước ( Apchagi): 
+ Nâng đầu gối của chân đá lên cao ngang ngực rồi lập tức bật mạnh bàn chân về phía trước và duỗi thẳng chân. Chú ý khi thực hiện kỹ thuật này bàn chân phải hướng thẳng về mục tiêu tấn công.
+ Sử dụng ức bàn chân tấn công vào háng, huyệt Đan điền, mỏ ác, cằm  của đối phương.
+ Sau khi thực hiện xong kỹ thuật chân đá được thu về theo đúng đường đá ban đầu. Tuy nhiên trong các trường hợp cụ thể có thể đặt chân ở các vị trí khác tạo điều kiện thuận lợi nhất cho kỹ thuật tiếp theo.
+ Đầu gối của chân trụ không nhất thiết được duỗi thẳng trước hoặc trong khi đang thực hiện đòn đá, bởi vì việc nâng lên cao thân người sẽ làm cho vận động viên có xu hướng ngã về phía trước và làm suy giảm lực tác động của đòn đá.
Trên cơ sở lý luận và khái niệm trên, tôi nhận thấy nghiện cứu và giảng dạy kỹ thuật đá tống trước góp phần giải quyết một phần các khó khăn, mâu thuẫn nêu trong phần đặt vấn đề. Các giải pháp và biện pháp để giải quyết đó là: 
 Kỹ thuật đá tống trước là kỹ thuật đá đơn dễ thực hiện, được giảng dạy đầu tiên trong các kỹ thuật chân. Chỉ cần tập luyện tích trong thời gian ngắn từ 2 dến 3 tiết học sinh có thể nắm được và thực hiện được tốt kỹ thuật.
Nếu giáo viên và học sinh chưa có kinh nghiệm có thể thực hiện được vì nó gần giống với đá tự nhiên. Chỉ cần chú ý và chỉnh sửa kỹ thuật thì sẽ thực hiện được kỹ thuật.
Kỹ thuật này cũng được nhiều võ sỹ sử dụng khi thi đấu, tấn công vào phần trước của đối phương có hiệu quả cao. Kỹ thuật được dung trong đối luyện giữa 2 võ sinh, trong tập luyện một mình với đích, với điểm đích là lá cây, một điểm cao do giáo viên chọn .v.v.
Giảng dạy, huấn luyện kỹ thuật đá tống trước không khó, rất dễ phát hiện điểm lỗi của học sinh để sửa sai. 
Huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục trang bị cơ sở vật chất cho giảng dạy và huấn luyện môn võ Taekwondo.
Ý niệm của học sinh khi tập võ là vất vả, gian khổ. Vì vậy để các em tập luyện tốt tôi đã thuyết phục học sinh, động viên khuyến khích các em tham gia tập luyện. Khi đã tạo được niềm tin, việc tập luyện của học sinh trở nên tự giác, các em thích thú tập luyện.
Thực trạng vấn đề huấn luyện môn võ:
Thuận lợi: 
Trong quá trình học tập chuyên nghiệp, bản than tôi tham gia tập luyện môn võ theo chương trình phổ tu (30 tiết), tham gia lớp chuyên sâu môn võ Taekwondo khi hoàn thiện đại học.
Nhà trường quan tâm, chỉ đạo hoạt động huấn luyện HKPĐ sát sao trong việc tuyển chọn, huấn luyện và thi đấu của học sinh.
Học sinh tham gia học tập chăm chỉ, có ý chí phấn đấu vươn lên tự khẳng định mình.
Khó khăn: 
Đối tượng học sinh của nhà trường tham gia học tập môn chuyên rất nặng, ngoài ra các em tham gia các lớp học them. Do đó tôi phải đến từng lớp, vận động học sinh tham gia tập võ. Có nhiều em thích nhưng còn ngại, thiếu tự tin hoặc do bị bệnh tôi phải tuyết phục động viên.Ví dụ em Nguyễn Như Phương lớp 11 Văn bị bệnh tim, em Trần Thị Hồng Ngoan lớp 12 Văn đạt giải 3 môn Ngữ văn quốc gia.
Cơ sở vật chất của nhà trường không có. Do vậy tôi đã xin 4 cái đích tay cũ từ trung tâm huấn luyện thể dục thể thao về để giảng dạy và huấn luyện cho học sinh. Huy động các em tự trang bị quần áo môn võ (chủ yếu là quần có đũng rộng) để thực hiện các đòn đá được thoải mái. Tìm vị trí tập luyện là sân Tennis không có bong râm, thầy và trò khắc phục cái nắng nóng, oi bức của buổi chiều.
Để giải quyết khó khăn và các mâu thuẫn nêu trên, trước hết người giáo viên phải có niềm tin vào học sinh, có các kỹ năng sư phạm trong giao tiếp và huấn luyện học sinh. Người giáo viên phải thực yêu nghề, quan tâm tới các đối tượng học sinh, nắm bắt tâm tư tình cảm của học sinh, từ đó có hướng động viên khích lệ các em tham gia tập luyện môn võ. Ngoài ra, người giáo viên cần phaior có mối quan heej tốt với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh, tạo được niềm tin của xã hội. Khi đó có thể huy động các nguồn lực đầu tư cho Giáo dục thể chất nói chung và môn võ Taekwondo nói riêng.
Các biện pháp đã tiến hành để huấn luyện đá tống trước:
 Cấu trúc buổi huấn luyện: 90 phút
a. Phần mở đầu:30 phút
Nhằm tạo sự tập trung, chú ý, tạo ra được môi trường huấn luyện tối ưu và làm cho các học sinh hiểu rõ được mục tiêu cơ bản của giờ tập. Phần này bao gồm các nội dung:
Đội hình nhận lớp
X (GV)
XXXXXXXXXXXXXXXX
XXXXXXXXXXXXXXXX
- Xếp hàng theo thứ tự.
- Kiểm tra lại trang phục.
- Lớp trưởng kiểm tra quân số.
- Làm nghi lễ nhận lớp : Thầy và trò cúi đầu chào
- Kiểm tra tình trạng sức khỏe của từng học sinh.
- Thực hiện bài tập khởi động :
Đây là phần rất vất vả và khó khăn trong khi huấn luyện môn võ, các em phải căng các nhóm cơ mà bình thường ít hoạt động, dễ gây nhàm chán, do vậy người giáo viên phải khuyến khích hứng thú và tinh thần tập luyện của tất cả học sinh. 
Nội dung khởi động bao gồm : Ép dẻo, kéo căng cơ lưng, cơ liên sườn, cơ chân, xoay kỹ các khớp. Các tư thế khởi động : đứng, nằm, bò, xoạc
Thời gian khởi động : từ 25 phút đến 30 phút.
Đội hình khởi động ( So le)
X (GV)
X X X X X X X X X X
 X X X X X X X X X X
Phần cơ bản : 50 phút
Trong buổi huấn luyện có nhiều nội dung, trong khuôn khổ SKKN này tôi chủ yếu làm rõ nội dung huấn luyện kỹ thuật đá tống trước :
Phần giảng dạy kỹ thuật của giáo viên : Cơ sở lý luận : Giáo viên nêu chính xác tên gọi của kỹ thuật đá tống trước và yêu cầu khi thực hiện kỹ thuật, hình thành cho học sinh khái niệm về kỹ thuật và tâm thế chuẩn bị học tập. 
Phương pháp huấn luyện kỹ thuật : Giáo viên làm mẫu 1 lần, làm mẫu có phân tích 1 lần, làm tổng hợp 1 lần.
Đội hình giảng bài mới
X (GV)
XXXXXXXXXXXXXXXXX
XXXXXXXXXXXXXXXXX
( Học sinh ngồi)
Phần thực hành của học sinh :
Cơ sở lý luận : Nhằm thực hiện các kỹ thuật trong đó có học và luyện tập kỹ thuật đá tống trước theo mệnh lệnh của giáo viên. Phần này cần đảm bảo :
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện tập luyện của học sinh.
- Tạo ra sự ăn ý giữa các học sinh.
- Lường trước những vấn đề cơ bản trong tập luyện.
- Quan sát thói quen và mọi hoạt động của học sinh.
- Làm mẫu chính xác các kỹ thuật trong đó có đá tống trước.
- Thay đổi nội dung thường xuyên để phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
	Các bài tập để thực hiện kỹ thuật đá tống trước :
Bài tập 1 : - Đá cao hết sức : Thực hiện kỹ thuật đá tống trước có người làm đích có cùng chiều cao. Yêu cầu đá cao qua đầu người làm đích. 
Tác dụng của bài tập : Học sinh có cảm giác không gian.
Đội hình tập bài tập 1
X X X X X X X X X
X (GV)
X X X X X X X X X
Bài tập 2 : Đá đích cầm tay. Giáo viên cầm đích tay giơ từ thấp đến cao, học sinh lần lượt thực hiện đá tống trước vào đích. Yêu cầu có tiếng nổ của đích.
Tác dụng bài tâp : Học sinh linh hoạt, có cảm giác không gian.
Đội hình tập bài tập 2:
X(GV) XXXXXXXXXXXXXXX
Bài tập 3 : Đá đích treo kết hợp phát lực: Đích treo ( bao đấm) cao hơn đầu học sinh. Học sinh thực hiện kỹ thuật đá tống trước và phát lực. Yêu cầu đích có tiếng nổ, điểm chạm cao từ ngực trở lên, đích văng ra xa. 
Đội hình tập bài tập 3
X(GV) 
*(Đích) XXXXXXXXXXXXXXX
Tác dụng bài tập : Có cảm giác không gian tốt và tăng cường lực.
Bài tập 4 : Huấn luyện thể lực. Tuỳu theo giáo án của từng buổi huấn luyện mà tôi áp dụng một trong các bài tập phát triển thể lực sau :
Nhảy dây : 100 lần/lượt nhảy x 3 lượt
Bật hai chân lên dốc : 10 bước/lượt x 10 lượt
Chạy ngắn 20m tốc độ cao : 5 lần
Đội hình tập thể lực tùy theo nội dung tập và địa hình bố trí sao cho hợp lý.
c. Phần kết thúc :10 phút
Đội hình kết thúc
X(GV)
XXXXXXXXXXXXXXXXXXX
XXXXXXXXXXXXXXXXXXX
Đây là phần cuối của buổi huấn luyện nhằm tổng kết lại những kỹ, chiến thuật đã học, đồng thời đưa ra nhận xét đánh giá về buổi huấn luyện đến từng học sinh, tuyên dương học sinh tập luyện tốt trước lớp. 
Phần này cần đảm bảo các nội dung :
- Bài tập thả lỏng và thư giãn.
- Đánh giá chung về buổi tập.
- Ngồi thiền.
- Những thông báo và công bố cần thiết : khen thưởng, kỷ luật
- Xếp hàng, chỉnh đốn trang phục và thực hiện các nghi lễ của môn võ.
4 . Hiệu quả áp dụng SKKN :
a. Kết quả thực hiện kỹ thuật : 
- Nhóm 1 : 16 học sinh tham gia Hội khỏe phù đổng cấp tỉnh năm 2012.
Thời gian huấn luyện 4 tháng (từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 1 năm 2012).
Mục đích huấn luyện : Các kỹ thuật tấn công và phòng thủ trong thi đấu đối kháng, chủ yếu là các kỹ thuật đá trong đó đá tống trước là chủ đạo. Tất cả các em học sinh đều thực hiện được yêu cầu của giáo viên trong đó thàh thục kỹ thuật đá tống trước. Kết quả qua các em đã đạt được thành tích như sau :
Stt
Họ và tên
Lớp
Nam/nữ
Hạng cân
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập 3
Bài tập 4
1
Nguyễn Duy Tùng Khánh
11A1
Nam
73<
Đ
Đ
Đ
Đ
2
Vũ Văn Thành
10 A1
Nam
68<
Đ
Đ
Đ
Đ
3
Bùi Đức Lâm
12 A1
Nam
63<
Đ
Đ
Đ
Đ
4
Võ Phượng Hoàng
12 A1
Nam
59<
Đ
Đ
Đ
Đ
5
Nguyễn Mạnh Cường
10 Văn
Nam
55<
Đ
Đ
Đ
Đ
6
Trần Xuân Bách
10 Hóa
Nam
48<
Đ
Đ
Đ
Đ
7
Nguyễn Đức Tình
10A1
Nam
51<
Đ
Đ
Đ
Đ
8
Hoàng Văn Công
10 A1
Nam
45<
Đ
Đ
Đ
Đ
9
Lương Thị Hoàn
12 Văn
Nữ
68<
Đ
Đ
Đ
Đ
10
Nguyễn Phương Thảo
10 Toán
Nữ
63<
Đ
Đ
Đ
Đ
11
Lưu Thị Phương Nga
10 Toán
Nữ
59<
Đ
Đ
Đ
Đ
12
Nguyễn Như Phương
11 Văn
Nữ
55<
Đ
Đ
Đ
Đ
13
Vũ Thị Minh Quỳnh
12 Sinh
Nữ
49<
Đ
Đ
Đ
Đ
14
Trần Thu Trang
11 Văn
Nữ
44<
Đ
Đ
Đ
Đ
15
Phạm Thu Hương
11 A1
Nữ
46<
Đ
Đ
Đ
Đ
16
Trần Thị Hồng Ngoan
12 Văn
Nữ
52<
Đ
Đ
Đ
Đ
 Nhóm 2: 16 học sinh tham gia Câu lạc bộ võ tại trường.
Thời gian từ tháng 9 năm 2012 đến 10 tháng 4 năm 2013.
Mục đích huấn luyện: Chuẩn bị cho Hội khỏe phù đổng cấp tỉnh năm 2015. Do thời gian từ nay cho đến Hội khỏe phù đổng cấp tỉnh còn 2 năm, do vậy tôi huấn luyện các em học sinh kết hợp các kỹ thuật và các bài quyền trong môn võ Taekwondo. Các em đã tham gia biểu diễn 3 bài quyền trong buổi Khai mạc Hội thao Giáo dục Quốc phòng – An ninh năm học 2012-2013 của nhà trường.
Kết quả học sinh đạt được như sau:
Stt
Họ và tên
Lớp
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập 3
Bài tập 4
1
Trần Vân Anh
11 A1
KĐ
Đ
KĐ
Đ
2
Vũ Văn Thành 
11 A1
Đ
Đ
Đ
Đ
3
Nguyễn Thị Mai
11 A1
KĐ
Đ
Đ
Đ
4
Đinh Phương Thảo
11 A1
KĐ
KĐ
KĐ
Đ
5
Trần Việt Anh
10 Sinh
KĐ
Đ
Đ
KĐ
6
Tạ Thị Huyền Trang
10 Sinh
Đ
Đ
Đ
Đ
7
Phạm Thị Mai Hồng
10 Sinh
Đ
Đ
Đ
Đ
8
Phạm Thị Loan
10 Sinh
Đ
Đ
Đ
Đ
9
Lê Thị Lan Anh
10 Sinh
KĐ
Đ
KĐ
Đ
10
Phạm Thị Thu Hà
10 Sinh
Đ
KĐ
Đ
Đ
11
Trần Mai Anh
10 Lý
KĐ
KĐ
KĐ
Đ
12
Phạm Bích Ngọc
10 Lý
KĐ
Đ
KĐ
Đ
13
Hoàng Thúy Nga
10 Hóa
Đ
Đ
KĐ
KĐ
14
Hà Thùy Linh
10 Hóa
Đ
Đ
Đ
Đ
15
Vũ Đức Mai Hương
10 Anh
Đ
Đ
Đ
Đ
16
Nông Nhật Quang
10 Anh
KĐ
Đ
Đ
Đ
b. Kết quả thi đấu và biểu diễn võ Teakwondo:
	Nhóm 1 : Thi đấu HKPĐ cấp tỉnh 2012
Stt
Họ và tên
Lớp
Nam/nữ
Hạng cân
Thành tích
1
Nguyễn Duy Tùng Khánh
11A1
Nam
73<
Huy chương bạc
2
Vũ Văn Thành
10 A1
Nam
68<
Huy chương vàng
3
Bùi Đức Lâm
12 A1
Nam
63<
Huy chương bạc
4
Võ Phượng Hoàng
12 A1
Nam
59<
Huy chương vàng
5
Nguyễn Mạnh Cường
10 Văn
Nam
55<
Huy chương bạc
6
Trần Xuân Bách
10 Hóa
Nam
48<
Huy chương đồng
7
Nguyễn Đức Tình
10A1
Nam
51<
Huy chương bạc
8
Hoàng Văn Công
10 A1
Nam
45<
Huy chương đồng
9
Lương Thị Hoàn
12 Văn
Nữ
68<
Huy chương vàng
10
Nguyễn Phương Thảo
10 Toán
Nữ
63<
Huy chương vàng
11
Lưu Thị Phương Nga
10 Toán
Nữ
59<
Huy chương vàng
12
Nguyễn Như Phương
11 Văn
Nữ
55<
Huy chương đồng
13
Vũ Thị Minh Quỳnh
12 Sinh
Nữ
49<
Huy chương đồng
14
Trần Thu Trang
11 Văn
Nữ
44<
Huy chương vàng
15
Phạm Thu Hương
11 A1
Nữ
46<
Huy chương đồng
16
Trần Thị Hồng Ngoan
12 Văn
Nữ
52<
Huy chương vàng
- Nhóm 2: 16 học sinh tham gia Câu lạc bộ võ tại trường. Tham gia biểu diễn 3 bài quyền và đối luyện 3 kỹ thuật tấn công – phòng thủ:
Kết quả học sinh đạt được như sau:
Stt
Họ và tên
Lớp
Kết quả học 3 bài quyền
1
Trần Vân Anh
11 A1
Thuộc 3 bài, thực hiện được
2
Vũ Văn Thành 
11 A1
Thuộc 3 bài , Xuất sắc
3
Nguyễn Thị Mai
11 A1
Thuộc 3 bài, thực hiện được
4
Đinh Phương Thảo
11 A1
Thuộc 3 bài, Xuất sắc
5
Trần Việt Anh
10 Sinh
Thuộc 3 bài, thực hiện được
6
Tạ Thị Huyền Trang
10 Sinh
Thuộc 3 bài, thực hiện được
7
Phạm Thị Mai Hồng
10 Sinh
Thuộc 3 bài, Xuất sắc
8
Phạm Thị Loan
10 Sinh
Thuộc 3 bài, Xuất sắc
9
Lê Thị Lan Anh
10 Sinh
Thuộc 3 bài, Xuất sắc
10
Phạm Thị Thu Hà
10 Sinh
Thuộc 3 bài, thực hiện được
11
Trần Mai Anh
10 Lý
Thuộc 3 bài, thực hiện tốt
12
Phạm Bích Ngọc
10 Lý
Thuộc 3 bài, Xuất sắc
13
Hoàng Thúy Nga
10 Hóa
Thuộc 3 bài, thực hiện được
14
Hà Thùy Linh
10 Hóa
Thuộc 3 bài, thực hiện tốt
15
Vũ Đức Mai Hương
10 Anh
Thuộc 3 bài, Xuất sắc
16
Nông Nhật Quang
10 Anh
Thuộc 3 bài, thực hiện tốt
- Như vậy qua huấn luyện 2 nhóm học sinh tập luyện môn võ Taekwondo, tôi thấy học sinh có niềm đam mê, yêu thích môn võ Taekwondo. Các em hăng say tập luyện, cố gắng vượt qua khó khăn trong quá trình tập và thi đấu. Kết quả đã mang lại thành tích cao cho nhà trường: Nhất môn võ Taekwondo HKPĐ cấp tỉnh, góp phần vào thành tích Nhất toàn đoàn của nhà trường. 
- Sau khi kết thúc HKPĐ, học sinh vẫn có nhu cầu tập luyện môn võ dù chương trình Giáo dục thể chất không phân phối nội dung này.
- Môn Võ Taekwondo góp phần vào phát triển nhân cách của học sinh, góp phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh nhà trường.
III. Kết luận:
	1. Ý nghĩa của sáng kiến:
- Ý nghĩa của sáng kiến với công tác quản lý: Nâng cao hiệu quả giáo dục toàn d

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_huan_luyen_ky_thuat_da_ton.doc