Sáng kiến kinh nghiệm Phối hợp các kỹ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác cho học sinh THPT qua công tác chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Phối hợp các kỹ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác cho học sinh THPT qua công tác chủ nhiệm

Theo Thomas Carlyle “Người không có mục tiêu cũng giống như con tàu không có bánh lái”. Ý nghĩa của câu nói này đề cao tầm quan trọng của việc thiết lập mục tiêu trong cuộc đời của con người. Dù là ai, làm nghề gì, thiết lập mục tiêu giúp bản thân mỗi người nghĩ về tương lai, thúc đẩy họ phải hành động để hiện thực hóa tầm nhìn và ước mơ của mình. Bên cạnh đó, hầu hết trong tất cả các môi trường làm việc hiện nay đều đòi hỏi mỗi thành viên phải có kỹ năng lập kế hoạch cũng như hợp tác, bởi các kỹ năng này không chỉ giúp một tập thể hoàn thành những mục tiêu chung mà còn giúp mỗi thành viên có cơ hội được học hỏi những kiến thức mới, hoàn thiện bản thân hơn.

Bước vào cấp học THPT đặc biệt là những năm cuối cấp, tuổi trẻ học đường đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời với biết bao mơ ước, dự định cho tương lai, trong khi kinh nghiệm và kỹ năng sống của các em chưa đủ độ chín. Một số em đã biết thiết lập mục tiêu rõ ràng cho bản thân như: đậu vào trường đại học mơ ước, lấy được chứng chỉ IELTS, chơi được một loại nhạc cụ,…nhưng lại chưa biết lập kế hoạch hành động, tổ chức thời gian, hợp tác cùng cá nhân khác nên đã gặp không ít khó khăn trong việc hiện thực hóa mục tiêu đó. Cũng có khi, các em thiết lập mục tiêu vượt quá khả năng của bản thân để rồi khi không đạt lại rơi vào bi quan chán nản. Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích to lớn thì cũng không ít những hệ lụy đáng lo ngại. Một trong những hệ lụy đó là tình trạng học sinh nghiện mạng xã hội, chìm đắm trong thế giới ảo, lười phấn đấu, mọi mục tiêu tương lai phó mặc cho gia đình sắp đặt. Hậu quả là các em dễ gặp thất bại trong cuộc sống vì không vượt qua được sức ì, sự trì trệ và thói quen sống hưởng thụ của bản thân.

Dù mang nhiều ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của mỗi người, nhưng kỹ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác vẫn chưa được nhiều giáo viên chủ nhiệm quan tâm đúng mức. Việc tổ chức giáo dục các kỹ năng này phần lớn vẫn nặng tính lý thuyết, hiệu quả chưa cao.

Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp: “đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”, “tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”.

docx 44 trang Thu Kiều 15/09/2024 1750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phối hợp các kỹ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác cho học sinh THPT qua công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHỐI HỢP CÁC KỸ NĂNG THIẾT LẬP MỤC TIÊU, 
 LẬP KẾ HOẠCH VÀ HỢP TÁC CHO HỌC SINH 
 THPT QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
 LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM
 Năm học: 2022 - 2023 3.3. Giải pháp 2: Giáo dục kĩ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác cho 
học sinh qua tổ chức hoạt động trải nghiệm.............................................................18
3.3.1. Hoạt động trải nghiệm 1: Bánh xe sắc màu ...................................................18
3.3.2. Hoạt động trải nghiệm 2: Xây dựng tháp mục tiêu........................................19
3.4. Giải pháp 3: Phát triển kỹ năng thiết lập mục tiêu SMART cho học sinh 21
3.5. Giải pháp 4: Phát triển kỹ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác cho 
học sinh qua hoạt động hợp tác nhóm “CHINH PHỤC KÌ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG 
LỰC”.........................................................................................................................24
3.6. Giải pháp 5: Phối hợp với Đoàn Thanh niên và nhà trường trong giáo dục phát 
triển kỹ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác nhóm cho học sinh 27
3.7. Giải pháp 6: Phối hợp với phụ huynh trong giáo dục kỹ năng thiết lập mục 
tiêu, lập kế hoạch và hợp tác cho học sinh ...............................................................29
3.8. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài .................................................30
3.8.1. Mục đích khảo sát......................................................................................................30
3.8.2. Nội dung và phương pháp khảo sát...........................................................................30
3.8.3 Tổng hợp các đối tượng khảo sát................................................................................31
3.8.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất .........31
3.8.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất...................................................31
3.8.4.2 Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất....................................................32
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.....................................................................................33
4.1. VỀ KỸ NĂNG THIẾT LẬP MỤC TIÊU.........................................................33
4.2. Về kỹ năng lập kế hoạch và hợp tác..................................................................33
4.3. Thành tích của tập thể........................................................................................34
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................35
I. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................35
1.1. Tính mới của đề tài............................................................................................35
1.2. Tính khoa học ....................................................................................................35
1.3. Tính khả thi ứng dụng thực tiễn ........................................................................35
II. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT................................................................................35
2.1. Với học sinh.......................................................................................................35
2.2. Với giáo viên .....................................................................................................35
2.3. Với các cấp quản lý giáo dục.............................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................37
PHỤ LỤC..................................................................................................................38 em những kĩ năng cần thiết nhằm biết cách thiết lập mục tiêu, lập ra kế hoạch chi 
tiết các bước hành động cũng như hợp tác với cá nhân khác để thực hiện mục tiêu 
đó. Đồng thời, giúp các em học sinh biết được điều gì thực sự quan trọng và cần ưu 
tiên, cũng như biết cách sắp xếp thời gian, dễ dàng kiểm soát cuộc sống của chính 
mình. Từ đó mang lại hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện cho học sinh, góp 
phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 - Học sinh THPT.
 - Đề tài tập trung nghiên cứu về ý nghĩa của việc phối hợp các kỹ năng thiết 
lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác cho học sinh THPT, đặc biệt trong công tác 
hướng nghiệp cho các em. Từ đó tìm ra các biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát 
triển cho các em những kỹ năng mềm có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của 
các em ở hiện tại và trong tương lai.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Đề tài đã sử dụng các phương pháp quan sát, đàm thoại, phỏng vấn, phương 
pháp phân tích, tổng hợp, thu thập và xử lý số liệu, thống kê và phương pháp thực 
nghiệm.
IV. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
 - Đề tài đã xác định được các bước thiết lập mục tiêu, nguyên tắc lập kế hoạch 
và hợp tác để hiện thực hóa mục tiêu đề ra.
 - Đề tài đã phân tích, hệ thống cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, chỉ ra được thực 
trạng giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch 
cũng như hợp tác cho học sinh trong nhà trường hiện nay.
 - Hướng dẫn học sinh lập các kế hoạch chi tiết, cụ thể cho các mục tiêu ngắn 
hạn, trung hạn và dài hạn.
 - Tổ chức các hoạt động hợp tác cho học sinh nhằm giáo dục, phát triển các 
kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài.
 - Đề xuất các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh.
 - Trình bày được phương pháp thực nghiệm, kết quả và bài học kinh nghiệm
rút ra từ quá trình thực nghiệm.
 - Đề tài là nguồn tư liệu để các giáo viên có thể tham khảo, đưa vào áp dụng 
trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và thông qua kết quả thực nghiệm có đối 
chứng để kiểm chứng tính khả thi của đề tài.
 2 SMART là viết tắt từ các chữ cái tiếng Anh đầu tiên.
 Specific (Cụ thể)
 Mục tiêu phải rõ ràng, không mơ hồ, không chung chung. Mục tiêu càng cụ 
thể thì việc thực hiện càng trở nên dễ dàng.
 Ví dụ: Thay vì đặt mục tiêu “tôi sẽ đậu đại học”, học sinh phải đặt mục tiêu 
“tôi sẽ đậu ngành X của trường đại học Y”.
 Measurable (Đo lường được)
 Các mục tiêu khi thiết lập cần có các chỉ tiêu đo lường để bạn có thể đánh giá 
được mức độ thành công và tiến độ đạt được mục tiêu.
 Ví dụ: Một học sinh đặt ra mục tiêu “đậu vào trường Đại học Kinh tế Quốc 
dân”, điều đó đồng nghĩa với việc điểm số ba môn xét tuyển phải đạt từ 26 điểm, 
hoặc kết quả bài thi đánh giá năng lực đạt từ 100 điểm trở lên. Việc đưa ra con số 
cụ thể trong đo lường sẽ thúc đẩy sự cố gắng đối với học sinh đó.
 Attainable (Khả năng thực hiện được)
 Mức độ khả thi trong thực hiện kế hoạch cũng là một trong những yếu tố rất 
quan trọng khi đưa ra mục tiêu. Tức là phải nhìn nhận vào khả năng của bản thân 
trước khi đưa ra cho mình một kết quả cần đạt được. Việc đưa ra một kết quả quá 
cao sẽ khiến cá nhân chán nản và dẫn đến tình trạng bỏ cuộc giữa chừng. Nói như 
vậy không có nghĩa là lập cho mình một mục tiêu đơn giản, dễ dàng, vì khi mục 
tiêu quá dễ dàng đạt được sẽ không tạo cảm giác hứng thú.
 Relevant (Tính thực tế)
 Tính thực tế cũng đồng nghĩa với khả năng thực hiện. Vì thế, nên vạch định 
rõ ràng các yếu tố nhằm mục đích tăng tính thực tế cho mục tiêu của mình như: 
nhân lực, thời gian, tiền bạc,
 Time bound (Đặt khung thời gian)
 Bất kỳ một mục tiêu nào dù lớn hay nhỏ cũng cần đặt ra khung giờ để hoàn 
thành nó. Thời gian thực hiện sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của bạn. 
Và nó cũng là đòn bẩy thúc đẩy sự nỗ lực của bản thân. Nếu thời gian đặt ra chưa 
phù hợp với mục tiêu, có thể điều chỉnh nó sao cho hợp lý nhất để có thể đạt được 
mục tiêu nhanh nhất và hiệu quả nhất.
 c) Xác định mối quan hệ có thể phối hợp, giúp đỡ bản thân hoàn thành 
mục tiêu
 Mối quan hệ có thể phối hợp, giúp đỡ bản thân hoàn thành mục tiêu là mối 
quan hệ hợp tác. Quan hệ hợp tác là một mối quan hệ xã hội đôi bên cùng có lợi 
giữa hai hoặc nhiều người hoặc tổ chức, trong đó các bên cùng chia sẻ mục tiêu 
chung và làm việc với nhau để đạt được mục tiêu đó.
 4 1.2.2. Các bước lập kế hoạch
 Bước 1: Xác định mục tiêu cụ thể và rõ ràng
 • Đặt ra mục tiêu cụ thể và định rõ thời hạn để hoàn thành.
 • Hãy đảm bảo mục tiêu đặt ra là đoạn đường có thể đạt được và có 
thể đo lường được.
 Bước 2: Phân tích tình hình hiện tại
 • Phân tích tình hình hiện tại và xác định những điểm mạnh, điểm yếu của bản
thân.
 • Đánh giá các tài nguyên có sẵn để hoàn thành mục tiêu, bao gồm thời gian,
tài chính, kỹ năng, nguồn lực,...
 Bước 3: Xác định các bước cụ thể để đạt được mục tiêu
 • Liệt kê các bước cụ thể cần thực hiện để đạt được mục tiêu, đánh số chúng 
theo thứ tự ưu tiên.
 • Đảm bảo mỗi bước là cụ thể, đo lường được và có thể đạt được.
 Bước 4: Lập lịch và phân bổ thời gian
 • Thiết lập lịch trình cụ thể cho từng bước để đạt được mục tiêu, xác định thời 
gian cần thiết cho mỗi bước.
 • Phân chia thời gian một cách hợp lý để có thể hoàn thành các bước theo lịch 
trình đã đề ra.
 Bước 5: Xác định các nguồn lực cần thiết
 • Xác định các nguồn lực cần thiết để hoàn thành mục tiêu, bao gồm tài chính, 
kỹ năng, nguồn lực,...
 • Tìm cách để có được các nguồn lực này, có thể là thông qua hợp tác với 
người khác, hoặc tìm kiếm các nguồn lực khác.
 Bước 6: Đặt ra các chỉ số đo lường để kiểm tra tiến độ
 • Thiết lập các chỉ số đo lường để đánh giá tiến độ của mục tiêu.
 • Đảm bảo các chỉ số đo lường là cụ thể và đo lường được.
 Bước 7: Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch
 • Theo dõi tiến độ và đánh giá kế hoạch thường xuyên.
 • Nếu cần thiết, điều chỉnh kế hoạch để đảm bảo tiến độ hoàn thành mục tiêu.
1.2.3. Khái niệm kỹ năng hợp tác
 Kỹ năng hợp tác là sự kết nối giữa các cá nhân cùng đóng gớp công sức vào 
một công việc chung, hướng đến mục tiêu chung.
1.2.4. Ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch và hợp tác trong việc hiện thực hóa 
mục tiêu
 - Giúp cá nhân xác định thứ tự ưu tiên của các công việc, việc gì nên làm 
trước, việc gì làm sau.
 - Sắp xếp công việc theo trình tự khoa học, tránh chồng chéo.
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phoi_hop_cac_ky_nang_thiet_lap_muc_tie.docx
  • pdfHoàng Thị Minh Tuấn-Trần Thanh Tâm- Bùi Thị Vân Anh- THPT Nguyễn Sỹ Sách- Chủ Nhiệm.pdf