Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải quyết vấn đề bằng phương pháp dạy học tình huống

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải quyết vấn đề bằng phương pháp dạy học tình huống

Sinh học là một bộ môn khoa học tự nhiên, khám phá về thế giới sống dựa trên cơ sở

khoa học được nghiên cứu và công bố, vì vậy đòi hỏi ở học sinh phải chủ động, tích cực học

tập, khám phá để đáp ứng yêu cầu bộ môn.

 Ngày nay, xu hướng đổi mới toàn diện giáo dục đang trên đà phát triển trong đó việc

đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực, từ đó học sinh có thể vận

dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tế.

 Xác định được yêu cầu trên, Ban lãnh đạo trường THPT Võ Thành Trinh luôn chú

trọng và quan tâm sâu sát đến công tác đổi mới giáo dục sao cho phù hợp với tình hình mới.

Nên đã chỉ đạo các tổ chuyên môn cần phải đẩy mạnh đổi mới triệt để phương pháp giảng dạy

cũng như phương pháp giáo dục, tự xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy theo chủ đề

dạy học thích hợp với đặc điểm tình hình của học sinh.

 Về phía học sinh, đa phần các em đều hưởng ứng một cách tích cực các phương pháp

giảng dạy mới. Các em thực hiện nhiệm vụ học tập khá tốt. Song, ở các em việc ứng dụng các

kiến thức vào thực tế vẫn còn ít và mang hiệu quả chưa cao. Năng lực giải quyết vấn đề của

các em vẫn còn hạn chế.

pdf 41 trang Trần Đại 28/04/2023 8825
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải quyết vấn đề bằng phương pháp dạy học tình huống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƢỜNG THPT VÕ THÀNH TRINH 
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 An Giang, ngày 11 tháng 2 năm 2019 
BÁO CÁO 
Kết quả thực hiện cải tiến giải pháp kỹ thuật 
I- Sơ lƣợc lý lịch tác giả: 
- Họ và tên: NGUYỄN THỊ KIM LOAN Nam, nữ: Nữ 
- Ngày tháng năm sinh: 29/01/1986 
- Nơi thường trú: An Bình – Hòa Bình – Chợ Mới – An Giang 
- Đơn vị công tác: THPT Võ Thành Trinh 
- Chức vụ hiện nay: giáo viên 
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Sinh 
- Lĩnh vực công tác: giáo dục 
II.- Sơ lƣợc đặc điểm tình hình đơn vị: 
Sinh học là một bộ môn khoa học tự nhiên, khám phá về thế giới sống dựa trên cơ sở 
khoa học được nghiên cứu và công bố, vì vậy đòi hỏi ở học sinh phải chủ động, tích cực học 
tập, khám phá để đáp ứng yêu cầu bộ môn. 
 Ngày nay, xu hướng đổi mới toàn diện giáo dục đang trên đà phát triển trong đó việc 
đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực, từ đó học sinh có thể vận 
dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tế. 
 Xác định được yêu cầu trên, Ban lãnh đạo trường THPT Võ Thành Trinh luôn chú 
trọng và quan tâm sâu sát đến công tác đổi mới giáo dục sao cho phù hợp với tình hình mới. 
Nên đã chỉ đạo các tổ chuyên môn cần phải đẩy mạnh đổi mới triệt để phương pháp giảng dạy 
cũng như phương pháp giáo dục, tự xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy theo chủ đề 
dạy học thích hợp với đặc điểm tình hình của học sinh. 
 Về phía học sinh, đa phần các em đều hưởng ứng một cách tích cực các phương pháp 
giảng dạy mới. Các em thực hiện nhiệm vụ học tập khá tốt. Song, ở các em việc ứng dụng các 
kiến thức vào thực tế vẫn còn ít và mang hiệu quả chưa cao. Năng lực giải quyết vấn đề của 
các em vẫn còn hạn chế. 
 Bởi thế, ngay từ đầu năm 2014, tổ chuyên môn Sinh – Công nghệ của trường THPT Võ 
Thành Trinh đã triển khai và đang thực hiện triệt để việc đổi mới phương pháp dạy học, xây 
dựng lại các chủ đề dạy học trong chương trình Sinh học 10 và Sinh học 11 đồng thời tập 
trung phát triển năng lực học sinh, tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm thực tế hoặc tiếp cận 
2 
các tình huống thực tế để nâng cao khả năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình 
huống thực tế trong sản xuất cũng như trong đời sống hàng ngày. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy 
học nói chung, nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng. 
 Được nhận nhiệm vụ giảng dạy Sinh học khối lớp 11, 12 để đáp ứng tất cả các yêu cầu 
trên, tôi xác định cần phải dạy học theo tình huống, giúp học sinh tiếp cận từng bước với các 
tình huống từ đơn giản đến phức tạp, cách vận dụng các kiến thức khoa học để giải quyết 
chúng, kích thích khả năng tư duy phản biện, chủ động phát hiện ra các vấn đề và tìm cách giải 
quyết vấn đề. 
Trên cơ sở đó tôi tiến hành phân tích, thực hiện thực nghiệm ở các lớp khối 11 và dùng 
phiếu thăm dò ý kiến học sinh để có thể rút ra kết luận chính xác về các giả thuyết tôi đặt ra. 
- Tên đề tài: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề bằng phƣơng pháp dạy học tình huống 
- Lĩnh vực: phƣơng pháp giảng dạy 
III. Mục đích yêu cầu của đề tài cải tiến: 
1. Thực trạng ban đầu trƣớc khi áp dụng cải tiến 
 Phần lớn các em học sinh thiếu khả năng tư duy phản biện. Thường chấp nhận các kiến 
thức mà giáo viên truyền đạt. Việc học tập theo lối mòn và hiểu các vấn đề chỉ theo một chiều. 
Nếu lật ngược vấn đề lại các em có phần khá bối rối trong cách giải quyết. 
 Hiểu rõ các nội dung mang tính lý thuyết nhưng chưa biết cách vận dụng các kiến thức 
đã học để áp dụng vào thực tế. Nên chưa thấy được giá trị của các tri thức khoa học. Từ đó 
chưa xác định hướng phát triển nghề nghiệp cho bản thân. Dẫn đến các em chưa thật sự chủ 
động trong nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu. 
 Khi gặp một vấn đề xảy ra, các em thường lúng túng, chậm chạp trong việc phát hiện 
các nguyên nhân của vấn đề, chưa phân tích rõ và sâu sát vấn đề từ đó dẫn đến cách giải quyết 
vấn đề chưa được thỏa đáng và triệt để. 
 Kỹ năng hợp tác nhóm đôi lúc còn lạc điệu, chỉ tập trung vào một số các em học sinh 
trong nhóm mà chưa thật sự vận động tất cả các em cùng tham gia vào việc tạo ra sản phẩm 
học tập. 
2. Sự cần thiết phải áp dụng cải tiến 
 Chính vì thế nên phương pháp dạy học theo tình huống là rất cần thiết. Đặt ra các tình 
huống giả định hoặc một tình huống thực tế sẽ giúp các em hình thành phát triển các thao tác 
tư duy nhạy bén trong đó có tư duy phản biện. Luôn đặt các em trong các tình huống cần phải 
giải quyết điều đó sẽ hình thành được các kỹ năng rất cần thiết, giúp các em có thể ứng biến 
tốt trong các tình huống thực tế. Bên cạnh đó, còn tạo tiền đề cho các em từng bước vận dụng 
các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế. Nói cách khác, phương pháp dạy học 
tình huống sẽ giúp các em phát triển được năng lực giải quyết vấn đề. 
Làm được điều đó, các em sẽ nhận ra giá trị to lớn của tri thức từ đó thôi thúc các em 
chủ động trong học tập, nghiên cứu và sáng tạo. Để các em tự nhận ra giá trị bản thân, xác 
định được mục tiêu của mình. Ngoài ra khi thực hiện các nhiệm vụ học tập do giáo viên 
chuyển giao buộc các em phải hợp tác, phối hợp với nhau trong việc tạo sản phẩm hoàn chỉnh 
của nhóm. Từ đó hình thành kỹ năng làm việc nhóm, biết chấp nhận sự khác biệt của các thành 
3 
viên, biết tập hợp các lợi thế của từng cá nhân, bổ sung những hạn chế cho nhau để cùng phát 
triển toàn diện, nâng cao hiệu quả cũng như hiệu suất công việc. 
3. Nội dung cải tiến 
Tình huống là những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có mâu thuẫn, có vấn đề cần được giải 
quyết. Tình huống "có vấn đề": là trở ngại về trí tuệ của con người, xuất hiện khi ta chưa biết 
cách giải thích hiện tượng, sự việc hay một quá trình nào đó của thực tế. Tình huống dạy học: 
mô tả những sự kiện, hoàn cảnh có thực hoặc hư cấu nhằm đạt những mục tiêu, mục đích dạy 
học. 
Dạy học qua (bằng) nghiên cứu tình huống: dạy học dựa trên tình huống có thật hoặc 
giống như thật, đòi hỏi người học phải tìm hiểu, suy nghĩ, đề ra được quyết định thích hợp 
nhất. 
Nghiên cứu tình huống còn gọi là nghiên cứu trường hợp điển hình (case study) là một 
trong những phương pháp dạy học chủ động, được sử dụng ngày càng phổ biến, nhằm khắc 
phục tình trạng thực tế là trong quá trình học tập, người học không được tự ra các quyết định; 
nên khi ra thực tiễn sẽ lúng túng, thiếu suy nghĩ, cân nhắc, không đề ra được quyết định hợp lý 
khi thực hiện nhiệm vụ theo chức trách đảm nhiệm. 
3.1. Tiến trình thực hiện: 
Việc áp dụng phương pháp dạy học tình huống trong bài dạy cụ thể đòi hỏi giáo viên 
cần phải xây dựng kế hoạch bài học, xác định rõ mục tiêu bài học, biên soạn các tình huống 
dựa trên cơ sở kiến thức của bài học. 
Tôi xin giới thiệu cách thức thực hiện việc vận dụng phương pháp này vào bài học cụ 
thể cũng như cách khảo sát, phân tích, đánh giá cải tiến. 
3.1.1. Xây dựng kế hoạch và thực hiện giảng dạy 
Thực hiện theo quy trình gồm các bước sau: 
Bƣớc 1: Khởi động 
 Khởi động là một bước khá quan trọng trong các tiết dạy, giúp học sinh có một trạng 
thái tinh thần thoải mái hơn, hứng thú nhất nên giáo viên cần thiết kế các trò chơi khởi động 
trong đầu tiết thay vì hoạt động kiểm tra bài cũ thông thường. Trò chơi không nhất thiết phải 
quá phức tạp, bởi lẻ như vậy sẽ chiếm nhiều thời gian, gây khó khăn trong các hoạt động khác 
trong tiết. 
 Một số gợi ý tổ chức trò chơi: 
1. Trò chơi Hiểu ý đồng đội: Giáo viên chọn ra 2 đội chơi. Mỗi đội chơi gồm 2 học 
sinh tham gia, với các từ khóa phù hợp với nội dung các bài trước hoặc chuyên đề, 
yêu cầu 1 trong 2 em, người diễn tả (bằng lời hoặc bằng ngôn ngữ cơ thể), người 
đoán từ khóa. 
2. Trò chơi: Giải đáp ô chữ. Giáo viên thiết kế ô chữ có nội dung liên quan đến kiến 
thức vừa học hoặc có liên quan đến phần kiến thức sắp học, cho học sinh giải ô chữ 
hàng ngang (khoảng 4 ô chữ), đoán ô chữ hàng dọc. 
3. Trò chơi: Ai nhanh hơn. Giáo viên cho 4 đội ứng với 4 tổ trong lớp tham gia trò 
chơi Ai nhanh hơn, nhiệm vụ của các em phải hoàn thành yêu cầu của giáo viên (có 
4 
thể ghép tranh, ghép chữ, tìm điểm khác nhau, giải bài tập,), đội nào hoàn thành 
trước và trong thời gian quy định, đội đó thắng cuộc. 
Giáo viên có thể cho điểm miệng hoặc cộng điểm miệng cho các đội thắng cuộc. 
Bƣớc 2: Hình thành kiến thức mới 
 Tùy theo nội dung cụ thể của từng chuyên đề giáo viên đề ra các phương pháp phù hợp 
để hướng dẫn học sinh khám phá các kiến thức mới. Trong bước này giáo viên có thể sử dụng 
phương pháp dạy học tình huống. Đặt ra các tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết. Cách 
giải quyết có liên quan đến nội dung kiến thức cần hình thành. Giải quyết được tình huống đặt 
ra học sinh sẽ có thể nhớ lâu tri thức cũng như tạo cho bản thân kinh nghiệm để giải quyết các 
tình huống tương tự. Lưu ý, phần kiến thức áp dụng có thể là đặc điểm, quy luật, công thức, 
bài tập, không áp dụng đối với nội dung kiến thức là khái niệm. Thao tác cuối cùng cho mỗi 
kiến thức cần rút ra kết luận. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự đưa ra các kết luận thông 
qua việc giải quyết tình huống. 
Bƣớc 3: Vận dụng 
Sau khi hình thành kiến thức mới. Giáo viên cần đặt ra tình huống thực tiễn từ đơn giản 
đến phức tạp yêu cầu học sinh dựa trên các kiến thức đã học để giải quyết. Các tình huống có 
thể liên quan đến kiến thức vừa học được hoặc hệ thống các kiến thức trong một chủ đề, một 
chương, một phần nào đó. Qua đó, học sinh có thể xâu chuỗi các kiến thức liên quan với nhau 
để giải quyết vấn đề hay nói khác hơn là thực hành kỹ năng tích hợp liên kiến thức để giải 
quyết các tình huống thực tiễn. 
Bƣớc 4: Củng cố, luyện tập 
Củng cố, luyện tập là một bước khá quan trọng nhằm giúp giáo viên đánh giá việc tiếp 
thu của học sinh cũng như giúp học sinh có thể tự đánh giá khả năng học tập của mình. Giáo 
viên nên đa dạng hóa các hình thức củng cố bài để giúp các em học sinh định hướng phát triển 
các năng lực học tập. 
 Giáo viên cần phải xác định rõ việc củng cố bài theo hình thức này là phù hợp với xu 
hướng ngày nay, mới đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong đổi mới toàn diện giáo dục. 
 Nếu đơn thuần ta áp dụng việc củng cố qua loa, đơn điệu phần củng cố như yêu cầu học 
sinh nói lại, trình bày các vấn đề trọng tâm của bài thì học sinh sẽ thiếu các kỹ năng làm bài 
trắc nghiệm trong kỳ kiểm tra thường xuyên và định kỳ cũng như kỹ năng vận dụng để giải 
thích các hiện tượng thực tế hay là tự đề ra các biện pháp áp dụng vào thực tiễn trên cơ sở kiến 
thức đã học. 
Bƣớc 5: Mở rộng và dặn dò 
 Ở bước này, giáo viên cần mở rộng các vấn đề có trong thực tế đời sống và sản xuất ở 
địa phương. Giáo viên có thể giới thiệu các mô hình sản xuất, kinh doanh, mô hình nghiên 
cứu, thiết kế sáng tạo, được nhân dân ứng dụng. Yêu cầu học sinh tìm ra các nguyên lý hoặc 
các kiến thức liên môn nào có trong các mô hình đó. 
 Cuối mỗi tiết, giáo viên cần đặt cho học sinh các tình huống hoặc nhiệm vụ cần thực 
hiện trong các tiết tiếp theo nhằm kích thích sự tò mò, khả năng ham học hỏi, thích khám phá 
5 
của học sinh góp phần tăng tính tự học, chủ động, tích cực học tập trong các tiết sau cho các 
em. 
 Sau đây, tôi xin giới thiệu một số kế hoạch bài học đã thực hiện giảng dạy thành công. 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
CHUYÊN ĐỀ: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT (tiết 1) 
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, HS phải 
1. Kiến thức: 
- Nêu được sự tiến hóa về HTH ở động vật, từ tiêu hóa nội bào đến túi tiêu hóa và ống 
tiêu hóa. 
- Phân biệt được tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào. 
- Trình bày được quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, tiêu 
hóa thức ăn trong túi tiêu hóa và trong ống tiêu hóa. 
2. Kĩ năng : 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. 
- Rèn kĩ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm 
3. Thái độ : 
- Áp dụng kiến thức vào thực tiễn bảo vệ động vật và môi trường sống. 
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên : Giáo án, SGK, tranh vẽ hình 15.1- 15.6, máy chiếu hoặc ti vi. 
2. Học sinh: SGK, đọc trước bài ở nhà. 
III. PHƢƠNG PHÁP: 
- Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ. 
- Vấn đáp tìm tòi, giải thích minh hoạ. 
- Dạy học tình huống, dạy học nêu vấn đề 
IV. THÔNG TIN BỔ SUNG: 
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. ỔN ĐỊNH LỚP: Kiểm tra sĩ số 
6 
2. KIỂM TRA BÀI CŨ : không kiểm tra. 
3. NỘI DUNG BÀI MỚI 
TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung 
5’ Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG 
Mục tiêu: Định hướng nội dung chuyên đề tiêu hóa. 
 Trò chơi: ĐOÁN TRANH CHỦ ĐỀ 
Gv chuẩn bị 4 ô câu hỏi có liên quan về chủ đề tiêu hóa. Hs trả lời đúng câu hỏi ô nào thì 
sẽ mở phần tranh của ô đó để lộ bức tranh chủ đề ẩn phía sau. 
Sau khi lộ tranh chủ đề, HS có thể đoán chủ đề của bức tranh. 
GV dẫn dắt vào bài. 
Tranh: Gv chuẩn bị và thiết kế sẵn trên slide khởi động. 
 Hoạt động 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC 
Mục tiêu: Giúp HS phát triển các năng lực nhận biết, hiểu các kiến thức cơ bản của nội 
dung bài học bao gồm: 
- Khái niệm tiêu hóa ở động vật. 
- Hình thức tiêu hóa. 
- Quá trình tiêu hóa ở các nhóm động vật. 
- Chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa. 
3’ 
GV : Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi : 
- Đánh dấu x cho câu trả lời đúng về khái niệm tiêu 
hóa. (SGK trang 61) 
HS : Nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi. 
GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận. 
GV: Tiêu hóa ở động vật gồm các hình thức tiêu 
hóa nào? 
HS: Tiêu hóa trong không bào tiêu hóa; tiêu hóa bên 
ngoài tế bào (túi tiêu hóa, ống tiêu hóa) 
GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức: 
 tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào 
I. TIÊU HÓA LÀ GÌ ? 
- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các 
chất dinh dưỡng có trong thức ăn 
thành những chất đơn giản mà cơ 
thể hấp thụ được. 
- Tiêu hóa ở động vật gồm: tiêu 
hóa nội bào (không bào tiêu hóa) 
và tiêu hóa ngoại bào (túi tiêu hóa, 
ống tiêu hóa). 
7 
30’ GV: đưa mục tiêu cần đạt được trong phần kiến thức 
này (Bảng so sánh tóm tắt sự tiêu hóa ở các nhóm 
động vật) 
Để đạt mục tiêu kiến thức trên, Gv tổ chức các trò 
chơi kiến thức kết hợp các câu hỏi vấn đáp tìm tòi 
đồng thời ở mỗi phần trò chơi chốt lại kiến thức cần 
lưu ý. 
TRÕ CHƠI: AI NHANH HƠN? 
1. Nhanh tay 
GV cho Hs xem đoạn phim ngắn về sự tiêu hóa nội 
bào ở trùng giày ứng với 3 giai đoạn được đề cập 
đến trong SGK. 
https://www.youtube.com/watch?v=EHQ63M5tU5E 
Yêu cầu nhóm nhanh tay sắp xếp đúng trình tự các 
giai đoạn. 
GV: chuẩn bị giấy A4 phát cho mỗi nhóm. 
Hs: thảo luận, thống nhất ý kiến và viết câu trả lời. 
GV: nhận xét, hoàn chỉnh. 
Gv lần lượt vấn đáp các câu hỏi sau: 
- Vậy hình thức tiêu hóa của động vật đơn bào là gì? 
- Quá trình tiêu hóa thức ăn của trùng giày được 
thực hiện nhờ đâu? 
Hs dựa vào gợi mở của GV trả lời. 
GV: hoàn chỉnh phần nội dung kiến thức tiêu hóa ở 
ĐV chưa có cơ quan tiêu hóa. 
II. TIÊU HÓA Ở CÁC NHÓM 
ĐỘNG VẬT 
Xem bảng phụ lục dưới đây 
8 
2. Nhanh mắt 
GV cho Hs xem ảnh tiêu hóa thức ăn của thủy tức. 
(Hình 15.2. SGK/trang 63) Đưa ra yêu cầu: Mô tả 
nhanh cơ quan tiêu hóa của thủy tức. 
- Có hình dạng và đặc điểm gì? 
Hs xem nhanh và phát hiện cấu tạo cơ quan tiêu hóa 
của thủy tức. 
Gv nhận xét, hoàn chỉnh và đặt các câu hỏi sau: 
- Thức ăn (con rận nước) được thủy tức tiêu hóa như 
thế nào? 
- Vậy hình thức tiêu hóa ở thủy tức là gì? 
GV: hoàn chỉnh phần nội dung kiến thức tiêu hóa ở 
ĐV có túi tiêu hóa. 
3. Nhanh miệng 
GV đưa yêu cầu: 
- Kể tên các bộ phận của ống tiêu hóa ở người. 
- Kể tên các tuyến tiêu hóa trong ống tiêu hóa ở 
người. 
GV chọn 2 nhóm gồm 3 người lên thi đấu. Mỗi lượt 
kể 1 bộ phận. Nhóm nào đến lượt kể không được 
xem như nhóm kia thắng. 
Gv cho xem ảnh hệ tiêu hóa của người (Hình 15.6) 
Gv nhận xét và đặt các câu hỏi sau: 
- Ống tiêu hóa gồm các bộ phận nào? 
- Khi thức ăn đi vào ống tiêu hóa sẽ được biến đổi 
như thế nào? 
Gv yêu cầu Hs hoàn thành bảnh 15/ SGK trang 65. 
Gv kết luận, hoàn chỉnh kiến thức về tiêu hóa ở ĐV 
có ống tiêu hóa. 
4. Nhanh trí 
Gv đặt câu hỏi cho cá nhân mỗi nhóm tư duy. 
- So với ống tiêu hóa của người thì ống tiêu hóa của 
giun đất, châu chấu, chim khác nhau ở bộ phận nào? 
(H.15.3 – H.15.5) 
- Tại sao gà thường ăn sỏi đá? 
- Cho biết chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa ở 
9 
động vật. 
Hs nhanh trí trả lời các câu hỏi trên. 
Gv nhận xét, bổ sung. 
Kết luận chung. 
3’ Hoạt động 3: THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP 
Mục tiêu: Hs trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm củng cố. 
 Câu 1: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào? 
 A. Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hoá nội bào. 
 C. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào. D. Có thể tiêu hóa nội bào hoặc tiêu hoá ngoại 
bào. 
Câu 2: Tiêu hoá là: 
 A. Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể. 
 B. Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. 
 C. Quá trình tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể. 
 D. Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà 
cơ thể có thể hấp thu được. 
Câu 3: Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào? 
 A. Tiêu hoá nội bào  Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào  tiêu hoá ngoại bào. 
 B. Tiêu hoá ngoại bào  Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào  tiêu hoá nội bào. 
 C. Tiêu hoá nội bào  tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào. 
 D. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào  Tiêu hoá nội bào  tiêu hoá ngoại bào. 
Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người? 
 A. Trong ống tiêu hoá của người có ruột non. 
 B. Trong ống tiêu hoá của người có thực quản. 
 C. Trong ống tiêu hoá của người có dạ dày. 
 D. Trong ống tiêu hoá của người có diều. 
3’
Hoạt động 4: VẬN DỤNG, MỞ RỘNG 
Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề mà giáo viên đặt ra liên 
quan đến tư duy biện luận và chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng 
 1. Trò chơi: THỬ TÀI PHÁN ĐOÁN (dành cho hoạt động nhóm) 
GV: cho 3 nhân vật với các thói quen, sinh hoạt khác nhau trong cuộc sống. Yêu cầu Hs 
tìm ra nhân vật có hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhất. Và giải thích biện luận phán đoán của 
10 
mình. 
HS: thảo luận, thống nhất ý kiến đưa ra nhận định cuối cùng. 
Gv tổng kết, kết luận 
2. Liên hệ bản thân 
GV: Vậy theo em, cần phải làm gì để bảo vệ tốt hệ tiêu hóa của bản thân và gia đình? 
HS: liên hệ trả lời. 
4. DẶN DÒ : 1’ 
- Học bài, trả lời các câu hỏi SGK, đọc mục em có biết. 
- Đọc trước bài 16 và trả lời các câu hỏi sau: 
 1. Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của 
thú ăn thịt và thú ăn thực vật. 
 2. Tại sao trâu, bò ăn cỏ nghèo dinh dưỡng nhưng thịt trâu, bò lại có hàm lượng dinh 
dưỡng cao? 
 3. Liên hệ về sự tiêu hóa của con người. 
VI. RÖT KINH NGHIỆM 
PHỤ LỤC: BẢNG 1. TIÊU HÓA Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT 
Đặc điểm so 
sánh 
Tiêu hóa ở động 
vật chƣa có cơ 
quan tiêu hóa 
Tiêu hóa ở động vật có cơ quan tiêu hóa 
Động vật có túi tiêu hóa Động vật có ống tiêu hóa 
Đại diện ĐV đơn bào Ruột khoang, giun dẹp 
ĐV không xương sống và có 
xương sống 
Hình thức 
tiêu hóa 
Nội bào 
Ngoại bào kết hợp nội 
bào 
Ngoại bào 
11 
Cấu tạo cơ 
quan tiêu 
hóa 
không có 
Túi tiêu hóa: Hình túi, 
gồm nhiều tế bào. Có một 
lỗ thông vừa là miệng vừa 
là hậu môn. Trên thành 
túi có nhiều tế bào tuyến 
tiết enzim tiêu hóa. 
Ống tiêu hóa: Cơ quan tiêu 
hóa ( miệng, thực quản, dạ 
dày,ruột non, ruột già và hậu 
môn) và tuyến tiêu hóa 
(tuyến nước bọt, gan, tụy, 
dịch ruột) 
Quá trình 
tiêu hóa 
Thức ăn được 
thực bào và phân 
hủy nhờ enzim 
chứa trong 
lizôxôm 
Thức ăn được tiêu hóa 
ngoại bào (trong lòng túi 
nhờ enzim thủy phân tiết 
ra từ tế bào tuyến tiêu 
hóa trên thành túi) và tiêu 
hóa nội bào 
Thức ăn qua ống tiêu hóa sẽ 
được biến đổi cơ học 
 biến đổi hóa học thành 
những chất dinh dưỡng đơn 
giản và được hấp thụ vào 
máu 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT 
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, HS phải 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_van_de.pdf