Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, tự học của học sinh thông qua hoạt động nhóm

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, tự học của học sinh thông qua hoạt động nhóm

Đối với học sinh Trung tâm GDTX, môn Hóa học là bộ môn tương đối khó vì học sinh của Trung tâm có đầu vào thấp, đa số là học sinh ở trung học cơ sở có học lực trung bình, yếu. Các em có ý thức học tập chưa cao, mất phương hướng, không mạnh dạn xây dựng bài, tiếp thu một cách thụ động vì các em không tự tin cũng như không có ý kiến về những vấn đề cần trao đổi trong học tập.

 Qua thực tế giảng dạy, tôi đã nhận thấy rằng những học sinh tích cực xây dựng bài, góp ý hay nhận xét về kết quả làm việc của bạn thường các em có kết quả học tập tốt, tự tin hơn các học sinh khác. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phát huy tính tích cực, tự học, nhận xét đánh giá kết quả lẫn nhau của học sinh, khắc phục điểm yếu của các em. Bên cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh: về phương pháp học tập, tiếp nhận kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm, biết cách tự đánh giá kết quả học tập, tự giác và tạo hứng thú học tập, nghiên cứu.

 Từ trước tới nay, có nhiều tác giả đưa ra các tài liệu giới thiệu các phương pháp dạy học tích cực. Tuy vậy, thực tế cho thấy việc học môn Hóa học đối với học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên còn yếu, khả năng tiếp thu của học sinh còn hạn chế, nhiều học sinh thụ động, chưa tự tin và chưa tích cực trong việc học. Với mong muốn có thể giúp học sinh hứng thú trong học tập, phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện khả năng tư duy và sự tự tin, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phát huy tính tích cực, tự học của học sinh thông qua hoạt động nhóm”, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên.

 

doc 36 trang haihuy29 14/08/2023 5125
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, tự học của học sinh thông qua hoạt động nhóm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Chương 1: MỞ ĐẦU. 
1.1. Lý do chọn chuyên đề.
	Đối với học sinh Trung tâm GDTX, môn Hóa học là bộ môn tương đối khó vì học sinh của Trung tâm có đầu vào thấp, đa số là học sinh ở trung học cơ sở có học lực trung bình, yếu. Các em có ý thức học tập chưa cao, mất phương hướng, không mạnh dạn xây dựng bài, tiếp thu một cách thụ động vì các em không tự tin cũng như không có ý kiến về những vấn đề cần trao đổi trong học tập. 
	Qua thực tế giảng dạy, tôi đã nhận thấy rằng những học sinh tích cực xây dựng bài, góp ý hay nhận xét về kết quả làm việc của bạn thường các em có kết quả học tập tốt, tự tin hơn các học sinh khác. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phát huy tính tích cực, tự học, nhận xét đánh giá kết quả lẫn nhau của học sinh, khắc phục điểm yếu của các em. Bên cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh: về phương pháp học tập, tiếp nhận kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm, biết cách tự đánh giá kết quả học tập, tự giác và tạo hứng thú học tập, nghiên cứu.
	Từ trước tới nay, có nhiều tác giả đưa ra các tài liệu giới thiệu các phương pháp dạy học tích cực. Tuy vậy, thực tế cho thấy việc học môn Hóa học đối với học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên còn yếu, khả năng tiếp thu của học sinh còn hạn chế, nhiều học sinh thụ động, chưa tự tin và chưa tích cực trong việc học. Với mong muốn có thể giúp học sinh hứng thú trong học tập, phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện khả năng tư duy và sự tự tin, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phát huy tính tích cực, tự học của học sinh thông qua hoạt động nhóm”, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên.
1.2. Đóng góp mới của chuyên đề.
Về phía giáo viên:
	Thiết kế một số bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực, tự học của học sinh thông qua hoạt động nhóm. 
Về phía học sinh:
	+ Nhờ các hoạt động trong nhóm, học sinh phát triển kỹ năng cá nhân (nói, lắng nghe, chia sẻ), tiếp nhận kiến thức qua quá trình làm việc, khám phá của mình và tập thể.
	+ Qua hoạt động học tập, nghiên cứu hầu hết các em đều tham gia vào công việc, hạn chế việc tiếp nhận kiến thức một cách bị động.
	+ Học sinh hình thành và phát triển các năng lực học tập; phát huy tính tích cực, chủ động trong nhận thức, tinh thần làm việc khoa học, kĩ năng hợp tác, từ đó phát triển được khả năng tư duy, sáng tạo của các em.
1.3. Cơ sở đề xuất giải pháp.
	+ Cơ sở lý luận: Phát huy tính tính tích cực, tự học của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên.
	+ Cơ sở thực tiễn: Việc học môn Hóa học của học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên có kết quả chưa cao, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh còn hạn chế, dẫn đến học sinh không yêu thích bộ môn hóa học.
1.4. Phương pháp thực hiện.
+ Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài.
+ Nghiên cứu chương trình hóa học hệ giáo dục thường xuyên và các tài liệu tham khảo.
	+ Phương pháp kiểm tra - đánh giá.
	+ Tham khảo ý kiến của giáo viên cùng chuyên môn.
1.5. Đối tượng và phạm vi áp dụng.
	+ Phạm vi áp dụng: Học sinh khối 10 của Trung tâm.
	+ Đối tượng áp dụng: Học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Chương 2: NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lý luận về hoạt động nhóm.
	a. Nhóm học sinh.
Nhóm học sinh không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều học sinh học tập cùng nhau hoặc học tập dưới sự chỉ đạo của giáo viên mà nhóm còn là một tập hợp những học sinh có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu. Vì thế các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu của nhóm. 
Tất cả các nhóm đều phải xây dựng trên tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Ngoài ra mỗi nhóm trưởng còn phải tạo ra môi trường mà các thành viên trong nhóm cảm thấy tự tin, thoải mái để cùng nhau hoạt động, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Điều quan trọng là phải giúp cho các thành viên trong nhóm tin rằng sự cống hiến của mình cho tập thể được đánh giá đúng đắn, chính xác, không ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi người. Những thành viên trong nhóm phải được xác định rằng thành quả của tập thể có được là từ sự đóng góp tích cực của mỗi người.
b. Hình thành và phát triển nhóm học sinh.
Bước 1: Tạo nhóm học sinh.
Giáo viên phân nhóm học sinh và phân công nhiệm vụ rõ ràng của từng thành viên trong nhóm.
Bước 2: Ổn định sự hoạt động của nhóm.
Giáo viên theo dõi, tìm hiểu sự khó khăn của học sinh và có phương pháp hỗ trợ kịp thời.
Bước 3: Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
+ Giáo viên khuyến khích sự hoạt động của từng cá nhân, sự hợp tác với nhau trong quá trình làm việc.
+ Giáo viên giúp đỡ, hỗ trợ những cá nhân chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. 
Bước 4: Đánh giá quá trình hoạt động của học sinh. 
- Giáo viên cho:
 + Học sinh đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm hoặc cá nhân khác.
+ Học sinh các nhóm phản hồi, rút ra kết luận về sản phẩm của mình.
- Giáo viên nhận xét quá trình làm việc và kết luận về sản phẩm của các nhóm.
c. Kĩ năng làm việc nhóm của học sinh.
Để thực hiện được các nhiệm vụ mà giáo viên giao cho thì mỗi một thành viên trong nhóm cần phải có một số kỹ năng sau đây:
Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất, các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm. 
Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, đưa ra những ý kiến của mình và bảo vệ, thuyết phục các bạn đồng tình với ý kiến của mình. 
Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của nhau. Khi các thành viên trong nhóm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau nghĩa là đang đóng góp sức mình vào sự thành công trong việc tổ chức các hoạt động của nhóm.
Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm, có người mạnh ở kỹ năng này nhưng có thể yếu ở kỹ năng khác. Đây là kỹ năng mà mỗi học sinh cần rèn luyện để sẵn sàng đóng góp vào thành quả chung của nhóm.
Chia sẻ: Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kết quả của mình. Nếu mỗi thành viên trong nhóm đều nhận thức được tầm quan trọng của việc chia sẻ thì không khí làm việc của nhóm sẽ cởi mở và tích cực hơn.
Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí tuệ cùng nhau thực hiện nhiệm vụ của nhóm vì sản phẩm đó là kết quả lao động của cả nhóm.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
a. Ưu điểm.
+ Với cùng một bài giảng, có thể đưa ra nhiều phương án thực hiện vấn đề.
+ Các học sinh trong cùng một nhóm có thể tương tác, hỗ trợ nhau để thực hiện vấn đề một cách hiệu quả.
+ Học sinh được thảo luận và chia sẻ với nhiều ý kiến khác nhau, để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
+ Học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân và đoàn kết hơn sau một thời gian làm việc chung.
b. Hạn chế.
+ Dễ gây mất đoàn kết nếu phân chia công việc không đồng đều.
+ Nhóm càng nhiều thành viên thì sẽ có nhiều ý kiến dẫn đến việc khó thống nhất.
+ Một số thành viên trong nhóm không chú ý đến nhiệm vụ của nhóm.
+ Mất nhiều thời gian để thống nhất ý kiến, đánh giá kết quả lẫn nhau.
c. Thực trạng.
Dạy học theo hoạt động nhóm nhằm phát huy hết những năng lưc của học sinh, các em có cơ hội chia sẻ kiến thức với các bạn một cách tích cực, chủ động. Tuy nhiên với đối tượng là học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn do năng lực của học sinh không cao, các em còn thụ động, chưa tự tin và chưa tích cực trong việc học. 
Bên cạnh đó, do những hạn chế ở trên nên việc dạy học theo hoạt động nhóm ở Trung tâm tương đối khó thực hiện.
2.3. Giải pháp.
	Để thực hiện một bài giảng có tổ chức các hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao.
	a. Đối với giáo viên:
	+ Chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong môn học có sử dụng hoạt động nhóm và xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới phương pháp dạy học.
+ Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. 
+ Chọn lựa phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của trường (cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo...)
+ Hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tự nhận xét kết quả học tập. 
+ Biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
+ Biết tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá, nhận xét của học sinh và đồng nghiệp về phương pháp dạy học và giáo dục của mình.
+ Kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, không tự ty hoặc chủ quan thỏa mãn.
	b. Đối với học sinh:
	+ Biết lắng nghe, quan sát, tiếp nhận thông tin và nhiệm vụ.
	+ Biết phản hồi, đưa ra ý kiến cá nhân.
	+ Biết trao đổi, thảo luận. 
	Tóm lại, phương pháp hoạt động nhóm là phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự học của học sinh vì thế mỗi giáo viên giữ vai trò là người tổ chức, định hướng các hoạt động học tập, còn học sinh thực hiện các nhiệm vụ do giáo viên chuyển giao một cách chủ động, tích cực. Giáo viên theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh và hỗ trợ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nhằm giúp học sinh giải quyết vấn đề học tập một cách hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh.
	c. Giải pháp cụ thể:
+ Tổ chức nhóm và phân công nhiệm vụ.
- Ví dụ: Lớp tôi dạy có 34 học sinh, tôi chia thành 4 nhóm như sau: 2 nhóm có 8 học sinh và 2 nhóm có 9 học sinh. 
- Nhóm trưởng: Quản lý, điều hành hoạt động.
- Thư ký nhóm: Ghi chép diễn biến, nhận xét hoặc điểm số của nhóm mình.
+ Phương pháp để khuyến khích các nhóm hoạt động tích cực.
Để học sinh tích cực hoạt động tôi đưa ra một số biện pháp sau:
- Nhóm hoàn thành nhiệm vụ trước sẽ được cộng điểm theo thứ tự: 3, 2, 1điểm.
- Nhóm xung phong cử đại diện báo cáo trước: + 1 điểm.
- Nhóm báo cáo hay, lý luận tốt: +1 điểm.
- Nhóm có câu hỏi, ý kiến hay: + 1 điểm.
- Trừ 0,5 điểm / học sinh trong nhóm không tích cực làm việc.
- Trừ 0,5 điểm khi học sinh không tham gia thảo luận (khi có yêu cầu).
	- Giáo viên tổng kết, tuyên dương những cá nhân, tập thể nhóm có thành tích tốt. Giáo viên góp ý, khuyến khích các cá nhân, tập thể còn lại cố gắng hơn.
2.4. Thiết kế, tổ chức hoạt động trong bài học cụ thể.
Phần I của bài 17: Phản ứng oxi hóa – khử.
A. Hoạt động: Trải nghiệm, kết nối (5 phút).
a. Mục tiêu hoạt động.
+ Huy động các kiến thức đã được học của học sinh và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của học sinh.
+ Tìm hiểu khái niệm phản ứng oxi hóa - khử, chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử. 
b. Phương thức tổ chức hoạt động.
+ Giáo viên cho học sinh cả lớp quan sát video về các phản ứng: Mg cháy trong khí O2, đốt cháy nhiên liệu (CH4), yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập số 1.
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
2. Cho biết các phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào? 
+ Giáo viên cho hoạt động chung của cả lớp bằng cách: các nhóm đều nộp sản phẩm, mời đại diện 1 nhóm báo cáo; các nhóm khác góp ý, bổ sung.
+ Giáo viên dự kiến một số khó khăn mà học sinh có thể mắc phải và giải pháp hỗ trợ (giáo viên trợ giúp bằng cách gợi ý học sinh các phản ứng trên thuộc loại phản ứng: trao đổi, hóa hợp, oxi hóa – khử).
+ Giáo viên dự kiến câu trả lời của học sinh: Các phản ứng xảy ra:
2Mg + O2 2MgO
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
- Phản ứng 1: Là phản ứng hóa hợp, oxi hóa – khử.
- Phản ứng 2: Là phản ứng oxi hóa – khử.
- Giáo viên giúp học sinh nhớ lại cả 2 phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả học tập.
* Sản phẩm: Học sinh hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
2. Cho biết các phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào? 
Các phản ứng xảy ra:
2Mg + O2 2MgO
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
+ Phản ứng 1: Là phản ứng oxi hóa – khử.
+ Phản ứng 2: Là phản ứng oxi hóa – khử.
* Đánh giá kết quả hoạt động: 
+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác, giáo viên biết được học sinh đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần bổ sung, điều chỉnh ở các hoạt động tiếp theo.
+ Tiêu chí đánh giá: Học sinh tích cực tham gia trao đổi, thảo luận (2,0 đ); trả lời được câu hỏi (1) được 4,0 điểm; trả lời được câu hỏi (2) được 4,0 điểm.
B. Hoạt động : Hình thành kiến thức (40 phút). 
Hoạt động 1. Ví dụ (12 phút).
a. Mục tiêu hoạt động.
+ Học sinh hoàn thành ví dụ trong phiếu học tập số 2, xác định chất khử, chất oxi hóa, xác định số oxi hóa của các nguyên tố và viết các quá trình biến đổi số oxi hóa đó.
+ Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác.
b. Phương thức tổ chức hoạt động.
+ Giáo viên cho học sinh làm việc cặp đôi (nếu dư học sinh trong nhóm thì ghép 3) trong thời gian 3 phút, sau đó trao đổi với nhau trong nhóm của mình trong 2 phút để hoàn thành VD1 trong phiếu học tập số 2. 
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
VD1. Cho Mg cháy trong khí oxi. 
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra?
 Mg + O2 ®  (1)
b. Cho biết, trong phản ứng (1).
Chất khử : .
Chất oxi hóa : ..
c. Xác định số oxi hóa của Magie, Oxi trước và sau trong phản ứng (1) và viết các quá trình biến đổi số oxi hóa đó. 
..
d. Nhận xét. 
Chất khử : electron và có số oxi hóa sau phản ứng.
Chất oxi hóa: electron và có số oxi hóa sau phản ứng.
+ Trong quá trình học sinh làm việc giáo viên quan sát, nhắc nhở , hỗ trợ và giúp đỡ học sinh trong các nhóm. 
+ Giáo viên cho hoạt động chung của cả lớp bằng cách: mời đại diện 1 nhóm báo cáo.
+ Sau báo cáo của 1 nhóm học sinh: 
- Giáo viên cho học sinh các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi với các bạn và giải đáp thắc mắc.
- Giáo viên đặt câu hỏi với học sinh, để nắm bắt được học sinh có hiểu rõ vấn đề không?
VD: + 2e ® đúng hay sai, đây cũng là vấn đề học sinh thường hay nhầm lẫn. 
- Giáo viên chốt lại kiến thức.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả học tập.
* Sản phẩm: Học sinh hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 2.
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
VD1. Cho Mg cháy trong khí oxi. 
a. 2Mg + O2 ® 2MgO (1)
b. Cho biết, trong phản ứng (1).
Chất khử : Mg	Chất oxi hóa : O2
c. Xác định số oxi hóa của Magie, Oxi trước và sau trong phản ứng (1) và viết các quá trình biến đổi số oxi hóa đó. 
Số oxi hóa của Mg trước và sau lần lượt : 0 và + 2.
Số oxi hóa của oxi trước và sau lần lượt : 0 và – 2.
Các quá trình : ® và + 2e ® .
d. Nhận xét. 
Chất khử: nhường electron và có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
Chất oxi hóa: nhận electron và có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
* Đánh giá kết quả học tập:
+ Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày của 1 nhóm, giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
+ Giáo viên khuyến khích học sinh bằng điểm cộng cho cả nhóm: 
- Trả lời đúng các câu: ( a), ( b), (c) được 1điểm cộng/ câu.
- Hoàn thành câu (d): được 2 điểm cộng .
Hoạt động 2. Định nghĩa chất khử, chất oxi hóa, quá trình oxi hóa, quá trình khử (18 phút).
a. Mục tiêu hoạt động.
+ Nêu được các định nghĩa: chất khử, chất oxi hóa, quá trình oxi hóa, quá trình khử.
+ Nắm được cách xác định chất khử, chất oxi hóa.
+ Rèn năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b. Phương thức tổ chức hoạt động.
+ Giáo viên cho học sinh hoàn thành phiếu học tập số 3 bằng hình thức hoạt động cá nhân trong 3 phút, sau đó các thành viên trong nhóm nhận xét lẫn nhau trong 2 phút.
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
VD2. Cho Na tác dụng với Cl2. 
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra?
 Na + Cl2 ®  .(2)
b. Xác định số oxi hóa của Natri, Clo trước và sau trong phản ứng (2) và viết các quá trình biến đổi số oxi hóa đó. 
c. Dựa vào số oxi hóa và so với phản ứng (1), cho biết 
Chất khử : .
Chất oxi hóa : 
d. Nhận xét. 
Chất khử :..electron và có số oxi hóa sau phản ứng.
Chất oxi hóa:  electron và có số oxi hóa sau phản ứng.
+ Giáo viên cử đại diện nhóm mình sang nhóm khác, so sánh kết quả. Nếu có khác biệt ghi chép lại và báo cáo cho giáo viên (2 phút).
+ Giáo viên cho hoạt động chung của cả lớp bằng cách: mời đại diện 1 nhóm báo cáo.
+ Sau báo cáo của 1 nhóm học sinh:
- Giáo viên cho học sinh các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi với các bạn và giải đáp thắc mắc.
- Giáo viên đặt câu hỏi với học sinh, để nắm bắt được học sinh có hiểu rõ vấn đề không? Và cho điểm khuyến khích. 
VD: Dựa vào đâu để biết được chất khử trong 1 phản ứng.
 Học sinh có thể trả lời theo hai cách (chất nhường e, chất có số oxi hóa tăng).
- Giáo viên chốt lại kiến thức.
+ GV. Dẫn dắt học sinh: 
- Quá trình Mg, Na nhường e gọi là quá trình oxi hóa.
- Quá trình O2, Cl2 nhận e gọi là quá trình khử.
+ Giáo viên cho học sinh hoàn thành kiến thức về các định nghĩa: chất khử, chất oxi hóa, quá trình oxi hóa, quá trình khử.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả học tập.
* Sản phẩm: Học sinh hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 3.
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
VD2. Cho Na tác dụng với Cl2. 
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra?
 2Na + Cl2 2NaCl (2)
b. Xác định số oxi hóa của Natri, Clo trước và sau trong phản ứng (2) và viết các quá trình biến đổi số oxi hóa đó. 
Số oxi hóa của Na trước và sau lần lượt : 0 và + 1.
Số oxi hóa của Clo trước và sau lần lượt : 0 và – 1.
Các quá trình : ® và + 1e ® 
c. Dựa vào số oxi hóa và so với phản ứng (1), cho biết
Chất khử : Na	Chất oxi hóa : Cl2
d. Nhận xét . 
Chất khử : nhường electron và có số oxi hóa tăng sau phản ứng
Chất oxi hóa: nhận electron và có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
* Đánh giá kết quả học tập:
+ Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày của 1 nhóm, giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
+ Giáo viên khuyến khích học sinh bằng điểm cộng cho cả nhóm: 
- Trả lời đúng các câu : ( a), ( b), (c) được 1 điểm cộng/ câu.
- Hoàn thành câu (d) : được 2 điểm cộng.
- Phát hiện điểm khác biệt của nhóm khác, giải thích được cho nhóm bạn ( nếu mình đúng) : + 2 điểm.
Hoạt động 3. Hình thành định nghĩa phản ứng oxi hóa – khử (10 phút).
a. Mục tiêu hoạt động.
+ Nêu được định nghĩa: phản ứng oxi hóa – khử.
+ Rèn năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b. Phương thức tổ chức hoạt động.
	+ Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 4.
	+ Giáo viên thông báo sẽ thu phiếu của nhóm làm xong trước, kiểm tra và cho báo cáo (được thưởng 2 điểm).
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
VD3: Cho phản ứng : H2 + Cl2 2HCl (3) 
a. Xác định số oxi hóa của hidro, clo trước và sau phản ứng.
.
b. Cho biết trong phản ứng trên, electron được dịch chuyển hay chuyền hẳn từ nguyên tử nào sang nguyên tử nảo? Số oxi hóa của nguyên tố thay đổi do đâu?
.
c. Dựa vào số oxi hóa, so với phản ứng (1), (2). Kết luận
- Phản ứng ( 3) có phải ứng oxi hóa – khử không? Tại sao ?
Nếu (3) là phản ứng oxi hóa – khử, xác định chất khử và chất oxi hóa?
	+ Giáo viên: Hỗ trợ học sinh các nhóm:
	- Liên kết trong phân tử HCl là liên kết CHT phân cực.
	- Electron bị lệch hay dịch chuyển (không chuyển hẳn) về phía Cl do Cl có độ âm điện lớn hơn H.
	+ Sau khi các nhóm cho kết quả, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận ra được định nghĩa phản ứng oxi hóa – khử và hoàn thành kiến thức.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả học tập.
* Sản phẩm: Học sinh hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 4.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
VD3: Cho phản ứng : H2 + Cl2 2HCl (3) 
a. Xác định số oxi hóa của hidro, clo trước và sau phản ứng.
 + 2
b. Cho biết trong phản ứng trên, electron được dịch chuyển hay chuyền hẳn từ nguyên tử nào sang nguyên tử nảo? Số oxi hóa của nguyên tố thay đổi do đâu?
+ Có sự dịch chuyển e từ H sang Cl.
+ Số oxi hóa của nguyên tố thay đổi do sự chuyển dịch e từ H sang Cl.
c. Dựa vào số oxi hóa, so với phản ứng (1), (2) . Kết luận
Phản ứng ( 3) có phải ứng oxi hóa – khử không? Tại sao?
Phản ứng (3) là phản ứng oxi hóa – khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
Nếu (3) là phản ứng oxi hóa – khử, xác định chất khử và chất oxi hóa?
+ Chất khử: H2.
+ Chất oxi hóa: Cl2.
* Đánh giá kết quả học tập.
+ Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày của nhóm làm xong trước, giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
+ G

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_tu_hoc_cua_hoc.doc
  • pptxBÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ.pptx
  • docBÌA BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ.doc
  • docGIÁO ÁN HỘI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ CỤM.doc
  • pptxGIÁO ÁN HỘI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ.pptx
  • docxPHIẾU HỌC TẬP HỘI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ.docx