Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh qua hoạt động học tập tích cực
Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học.
Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng.
Cần chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của người học, nhất là cần chú ý đến trình độ tư duy của họ. Trong dạy học, không được bắt ép, gò bó một lối suy nghĩ chung cho tất cả mọi người.
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập.
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÍCH THIỆN A CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tích Thiện, ngày 2 tháng 2 năm 2023 BÁO CÁO SÁNG KIẾN 1. Thông tin sơ lược: - Họ và tên: Trịnh Chí Hiếu; Nam/Nữ: Nam - Chức vụ/ Đơn vị công tác: Giáo viên – Trường Tiểu học Tích Thiện A. - Nhiệm vụ được giao: Giáo viên Tin học. - Tên sáng kiến: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh qua hoạt động học tập tích cực. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 2. Nội dung sáng kiến: a. Tóm tắt nội dung sáng kiến. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng. Cần chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của người học, nhất là cần chú ý đến trình độ tư duy của họ. Trong dạy học, không được bắt ép, gò bó một lối suy nghĩ chung cho tất cả mọi người. Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuát hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội. Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh. Trong tiết học, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Để đạt được mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, cần có sự vào cuộc, phối hợp của các nhà quản lý, người dạy và chính bản thân người học. Giáo viên phải kích thích được nhu cầu, khơi gợi hứng thú học tập cho người học thông qua tất cả các giai đoạn của tiết lên lớp. Trong quá trình hình thành và nâng cao năng lực tự học cho người học, vai trò của người thầy là rất quan trọng. Người dạy cần hướng dẫn, tổ chức để người học sinh xác định được động cơ học tập một cách đúng đắn. Tăng cường các hình thức dạy học nhóm, trao đổi thảo luận, nêu lên chính kiến của mình... Điều này sẽ buộc người học phải nghiên cứu tài liệu, phân tích, mổ xẻ các vấn đề trên nhiều khía cạnh khác nhau để có thể tham gia đóng góp hoặc tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình. Giao nhiệm vụ tự học cho người học một cách đầy đủ, rõ ràng với yêu cầu từ dễ đến khó. Khi giao nhiệm vụ học tập, cần hướng dẫn tài liệu học tập cho người học và nêu rõ phần nào cần đọc kỹ, phần nào đọc tham khảo. Tăng cường công tác kiểm tra việc tự học của người học một cách hệ thống, thường xuyên; nên kiểm tra việc tự học của người học hàng ngày, hàng tuần để có thể nhận được thông tin phản hồi từ phía người học, từ đó đề ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng học tập của học sinh. b. Tính mới. - Điểm nổi bật: + Phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế. + Phát huy khả năng tư duy sáng tạo và có logic của học sinh trong tiết học. + Tạo không khí giờ học của các em diễn ra một cách hứng thú, nhẹ nhàng, sinh động, cụ thể nhằm tích cực hoá các hoạt động nhận thức của học sinh. + Phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả giáo viên và học sinh nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho học sinh. - Điểm mới: + Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác,) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội. + Hình thành tư duy sáng tạo, tư duy có hệ thống và kỹ năng làm việc nhóm. - Điểm sáng tạo: + Kích thích khả năng sáng tạo, phát huy trí tưởng tượng ở học sinh. + Học sinh học được tư duy chọn lọc, đưa ra quyết định, thử trải nghiệm điều mới mẻ trong phần mềm. c. Hiệu quả mang lại. - Học sinh được hình thành tư duy sáng tạo, tư duy có hệ thống. - Phát huy khả năng tư duy sáng tạo của học sinh trong tiết học. - Phát huy trí tưởng tượng ở học sinh qua các hoạt động thực hành tạo sản phẩm. - Học sinh được phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất qua các hoạt động học tập. - Chất lượng học tập của học sinh ngày càng được nâng cao. + Kết quả khảo sát đầu năm trước khi áp dụng sáng kiến: Thời điểm Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Đầu năm 268 127 47,4% 140 52,2% 1 0,4% + Kết quả đạt được sau khi áp dụng sáng kiến: Thời điểm Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Học kì 1 268 189 70,5% 79 29,5% 0 0% Học kì 2 268 195 72,8% 73 27,2% 0 0% d. Phạm vi áp dụng: Sáng kiến đã được triển khai trong tổ chuyên môn vào đầu năm học 2022 - 2023, vận dụng hiệu quả tại trường và được nhân rộng sang các trường khác qua lớp học giao lưu trực tuyến giáo viên trong huyện, đã và đang áp dụng đạt hiệu quả cao. 3. Cam kết không sao chép hay vi phạm bản quyền: Trên đây là giải pháp, sáng kiến mà tôi đã thực hiện và đạt được hiệu quả cao trong năm học 2021-2022, tôi xin cam kết đây là kinh nghiệm do tôi tìm tòi nghiên cứu và không sao chép của người khác, nếu có vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./. HIỆU TRƯỞNG Tích Thiện, ngày 2 tháng 6 năm 2022 NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN TRỊNH CHÍ HIẾU UBND HUYỆN TRÀ ÔN TRƯỜNG TH TÍCH THIỆN A CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TỔNG HỢP CÁC SÁNG KIẾN TRONG CÔNG TÁC NĂM HỌC 2021 - 2022 STT HỌ VÀ TÊN - CHỨC VỤ /ĐƠN VỊ CÔNG TÁC GIẢI PHÁP, SÁNG KIẾN 1 Ông Trịnh Chí Hiếu – Giáo viên Trường Tiểu học Tích Thiện A 1. Tên sáng kiến: Phát triển tư duy cho học sinh tiểu học qua ứng dụng lập trình Scratch. 2. Tóm tắt nội dung sáng kiến: - Scratch là ngôn ngữ lập trình được thiết kế riêng dành cho trẻ em từ 8 – 16 tuổi, được phát triển theo hướng trực quan với giao diện đồ họa sống động, tạo ra sản phẩm ngay trong quá trình học nhưng vẫn đảm bảo được tính logic cũng như kiến thức căn bản về lập trình. - Phương pháp dạy lập trình cho học sinh tiểu học đơn giản mà lại mang lại hiệu quả tốt nhất thì phải nói đến Scratch. Đây là một ngôn ngữ lập trình trực quan giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo của mình để tạo ra các sản phẩm học tập. - Các chương trình trong Scratch được xây dựng bằng cách kéo và thả các khối. Ngôn ngữ lập trình Scratch phát triển theo hướng tương tác trực quan, đồ họa sống động, sản phẩm liền tay mà vẫn đảm bảo tính khoa học. - Khi sử dụng Scratch, thay vì phải viết những dòng lệnh phức tạp dễ gặp lỗi thì ở đây bạn chỉ cần kéo và thả các khối lệnh đầy màu sắc có sẵn để lắp ghép thành một “kịch bản” điều khiển các đối tượng của chương trình. - Khác với những ngôn ngữ lập trình thông thường, Scratch mang theo nhiều màu sắc và đơn giản hơn nhiều. Thay vì phải ghi nhớ những dòng code, lỗi code khó. - Các em học sinh đều có thể tiếp xúc và lập trình để tạo lên được sản phẩm cho riêng mình với Scratch. Ví dụ: Tạo thiệp mừng sinh nhật dưới dạng hình ảnh động để gửi cho bạn bè. Dạy học sinh dùng trí tưởng tượng để tạo những câu chuyện hoạt hình như chú mèo bay, những quả bóng bay trên bầu trời đầy sao. Hướng dẫn học sinh cách lập trình chơi các loại nhạc cụ như piano, trống. Tạo những trò chơi như đua thú, hứng quả, bật bóng, nuôi khỉ, trốn tìm,... - Học sinh học được tư duy chọn lọc, đưa ra quyết định, thử trải nghiệm điều mới mẻ trong phần mềm. - Những hoạt động trong phần mềm sẽ dần hoàn thiện và nâng cao kỹ năng giao tiếp của học sinh. Giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng mới mẻ, sáng tạo trong quá trình vừa học vừa chơi phần mềm. - Hình thành thói quen tự giác học tập, giải quyết công việc từ những nội dung thực hành phần mềm. - Hỗ trợ đắc lực cho các em rèn luyện tính kiên trì, tỉ mỉ trong học tập và trong cuộc sống. Bồi dưỡng đam mê học tập trong học sinh từ sớm, nhờ đồ họa, nội dung hấp dẫn với độ tuổi. - Việc tạo ra các trò chơi hứng thú khi học lập trình Scratch có thể thực hiện xuyên suốt trong các tiết học với các hình thức sau đây: + Tạo các trò chơi đơn giản ngay trong tiết học. + Thực hiện các dự án trò chơi. + Tham khảo các trò chơi khác trên Internet. - Từ nền tảng lập trình này, các em hoàn toàn có thể tìm hiểu kỹ hơn trong tương lai. Nhờ đó, các em có thể định hướng được công việc yêu thích của bản thân mình. - Giúp các em hình thành tư duy sáng tạo, tư duy có hệ thống và kỹ năng làm việc nhóm. - Bồi dưỡng niềm đam mê học tập, tìm tòi những cái mới - Giúp các em rèn luyện tính kiên nhẫn, chăm chỉ và kiên trì, cẩn thận - Kích thích khả năng sáng tạo, phát huy trí tưởng tượng ở học sinh. - Trau dồi ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh. - Rèn luyện kỹ năng tư duy, giải quyết và xử lý vấn đề. - Không ngại tìm tòi, thử nghiệm những ý tưởng mới. - Tăng khả năng thuyết trình, làm việc nhóm. - Scratch không chỉ giúp học sinh học lập trình một cách dễ dàng hơn mà chúng còn giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách. 3. Tính mới: - Điểm nổi bật: + Phát huy khả năng tư duy sáng tạo và có logic của học sinh trong tiết học. + Tạo không khí giờ học của các em diễn ra một cách hứng thú, nhẹ nhàng, sinh động, cụ thể nhằm tích cực hoá các hoạt động nhận thức của học sinh. + Phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả giáo viên và học sinh nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho học sinh. - Điểm mới: Hình thành tư duy sáng tạo, tư duy có hệ thống và kỹ năng làm việc nhóm. - Điểm sáng tạo: + Kích thích khả năng sáng tạo, phát huy trí tưởng tượng ở học sinh. + Học sinh học được tư duy chọn lọc, đưa ra quyết định, thử trải nghiệm điều mới mẻ trong phần mềm. 4. Hiệu quả mang lại: - Học sinh được hình thành tư duy sáng tạo, tư duy có hệ thống. - Phát huy khả năng tư duy sáng tạo của học sinh trong tiết học. - Phát huy trí tưởng tượng ở học sinh qua các hoạt động thực hành tạo sản phẩm. - Học sinh được phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất qua các hoạt động học tập. - Chất lượng học tập của học sinh ngày càng được nâng cao. + Kết quả khảo sát đầu năm trước khi áp dụng sáng kiến: Thời điểm Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Đầu năm 268 127 47,4% 140 52,2% 1 0,4% + Kết quả đạt được sau khi áp dụng sáng kiến: Thời điểm Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Học kì 1 268 189 70,5% 79 29,5% 0 0% Học kì 2 268 195 72,8% 73 27,2% 0 0% 5. Phạm vi ứng dụng, triển khai thực hiện: Sáng kiến đã được triển khai trong tổ chuyên môn vào đầu năm học 2021 - 2022, vận dụng hiệu quả tại trường và được nhân rộng sang các trường khác qua lớp học giao lưu trực tuyến giáo viên trong huyện, đã và đang áp dụng đạt hiệu quả cao. Tổng cộng: 01 giải pháp, sáng kiến.
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang_t.docx