Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ thuật chuyền bóng cao tay cho người mới học bằng việc ứng dụng các bài tập bổ trợ

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ thuật chuyền bóng cao tay cho người mới học bằng việc ứng dụng các bài tập bổ trợ

Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế trong tình hình mới Bộ Giáo dục vá Đào tạo đã điều chỉnh bổ sung nội dung, tài liệu, chương trình thể dục trong các trường phổ thông có hệ thống và nâng cao hơn. Trên cơ sở đó giúp các em có điều kiện tiếp cận với nhiều môn thể thao như: Bóng đá, bóng chuyền, bơi lội, điền kinh.v.v.

Trong các môn thể thao trên thì hiện nay môn bóng chuyền được Bộ giáo dục và Đào tạo đưa vào giảng dạy từ cấp trung học cơ sỡ đến các trường Đại học và được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tập luyện. Điều đó cho thấy rằng bóng chuyền là môn thể thao được mọi người yêu thích. Tuy nhiên phong trào tập luyện bóng chuyền trong các trường học trong thời gian vừa qua chưa phát triển lắm. Điều đó thể hiện qua Hội khỏe Phù đổng các cấp chúng ta chưa giành được những thứ hạng cao ở môn bóng chuyền.

Nguyên nhân chúng ta chưa tạo cho các em có được nền tảng cơ bản vững chắc ngay từ đầu, nên khi lưa chọn, tập hợp các em lại thành một đội bóng trong thời gian ngắn để huấn luyện tham gia thi đấu nên hiệu quả chưa cao. Đặc biệt là vị trí chuyền 2 không thành công lắm nên chưa tổ chức được những tình huống tấn công có hiệu quả.

 

doc 22 trang Trần Đại 27/04/2023 5394
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ thuật chuyền bóng cao tay cho người mới học bằng việc ứng dụng các bài tập bổ trợ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 Mã số ( do Thường trực Hội đồng ghi )
1. Tên sáng kiến: Nâng cao kĩ thuật chuyền bóng cao tay cho người mới học bằng việc ứng dụng các bài tập bổ trợ. 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục thể chất.
3. Mô tả bản chất sáng kiến:
 3.1. Tình hình thực trạng của vấn đề:
 - Về thực trạng của vấn đề:
Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế trong tình hình mới Bộ Giáo dục vá Đào tạo đã điều chỉnh bổ sung nội dung, tài liệu, chương trình thể dục trong các trường phổ thông có hệ thống và nâng cao hơn. Trên cơ sở đó giúp các em có điều kiện tiếp cận với nhiều môn thể thao như: Bóng đá, bóng chuyền, bơi lội, điền kinh..v..v.
Trong các môn thể thao trên thì hiện nay môn bóng chuyền được Bộ giáo dục và Đào tạo đưa vào giảng dạy từ cấp trung học cơ sỡ đến các trường Đại học và được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tập luyện. Điều đó cho thấy rằng bóng chuyền là môn thể thao được mọi người yêu thích. Tuy nhiên phong trào tập luyện bóng chuyền trong các trường học trong thời gian vừa qua chưa phát triển lắm. Điều đó thể hiện qua Hội khỏe Phù đổng các cấp chúng ta chưa giành được những thứ hạng cao ở môn bóng chuyền.
Nguyên nhân chúng ta chưa tạo cho các em có được nền tảng cơ bản vững chắc ngay từ đầu, nên khi lưa chọn, tập hợp các em lại thành một đội bóng trong thời gian ngắn để huấn luyện tham gia thi đấu nên hiệu quả chưa cao. Đặc biệt là vị trí chuyền 2 không thành công lắm nên chưa tổ chức được những tình huống tấn công có hiệu quả. 
Để tạo được nền tảng vững chắc đó thì trường học là nơi để các em họa sinh ươm mầm phát triển tài năng. Là giáo viên giảng dạy trong trường học với lòng yêu nghề tôi luôn trăn trở làm thế nào để đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong trường học phát triển trong đó có môn bóng chuyền và đặc biệt là kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay.
Để tìm ra những giải pháp mới có hiệu quả, bản thân tiến hành thăm dò ý kiến quí thầy (cô) đang trực tiếp giảng dạy thể dục ở 20 trường trung học cơ sở ( xem phụ lục 1). Mục đích để có cơ sở khoa học, khách quan nhằm tìm hiểu phong trao tập luyện bóng chuyền trong trường học trong thời gian vừa qua, đặc biệt là kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay. Bản thân đã thu được thu được kết quả từ việc thăm dò ý kiến đồng nghiệp như sau:
+ Thứ nhất, khi đánh giá về việc lựa chọn các môn thể thao tự chọn giảng dạy trong trường học thì có 100% chọn môn bóng chuyền giảng dạy, điều đó cho thấy rằng môn bóng chuyền đang được phát triển trong các trường học ( xem kết quả câu hỏi 1 phần phụ lục 2)
+ Thứ hai, khi đưa môn bóng chuyền vào giảng dạy thì các em học sinh có thái độ học tập như thế nào?, thì kết quả thu được có 90% cho rằng học sinh rất thích thú và 10% cho là bình thường. Như vậy đa số ý kiến cho rằng rất thích thú chỉ có số ít kiến cho rằng bình thường. ( xem kết quả câu hỏi 2 phần phụ lục 2).
+ Thứ ba, về phong trào tập luyện môn bóng chuyền trong các trường trung học cơ sở trong thời gian vừa qua như thế nào? Kết quả thu được có 30% ý kiến cho là phát triển, 60% ý kiến cho là đang phát triển và 10% ý kiến cho rằng chưa phát triền. Như vậy phần lớn ý kiến cho rằng phong trào tập luyện bóng chuyền phát triển và đang phát triển, chỉ có số ít ý kiến cho răng chư phát triển. ( xem kết quả câu hỏi 3 phần phụ lục 2).
+ Thứ tư, khi huấn luyện một đội bóng chuyền thì cầu thủ nào giữ vai trò quan trong không thể thiếu trong đội bóng? thì có 100% ý kiến cho rằng cầu thủ chuyền 2, điếu đó cho thấy rằng việc tập luyện kĩ thuật chuyền bóng cao tay là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. ( xem kết quả câu hỏi 4 phần phụ lục 2).
+ Thứ năm, khi hỏi về việc giảng dạy kĩ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh lớp 6 trong thời gian vừa qua như thế nào? Kết quả thu được có 20% ý kiến cho là thành công và 80% ý kiến cho là chưa thành công lắm. Như vậy phần lớn ý kiến cho rằng việc giảng dạy kĩ thuật chuyền bóng cao tay trong thời gian vừa qua chưa thành công lắm, chỉ số ít ý kiến cho là thành công. ( xem kết quả câu hỏi 5 phần phụ lục 2).
+ Thứ sáu, về nguyên nhân dẫn đến việc giảng dạy kĩ thuật chuyền bóng cao tay không thành công? Kết quả thu được có 25% ý kiến cho rằng kĩ thuật khó, 70% ý kiến cho rằng chưa có hệ thống bài tập bổ trợ phù hợp với học sinh và 5% ý kiến cho rằng thể lực học không đồng đều. Như vậy phần lớn ý kiến cho rằng kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay là một kĩ thuật tương đối khó đòi hỏi phải có một hệ thống bài tập bổ trợ phù hợp với học sinh. ( xem kết quả câu hỏi 6 phần phụ lục 2).
Từ kết quả thăm dò ý kiến của các đồng nghiệp giảng dạy ở 20 trường trung học cơ sở trong huyện Ba Tri. Tôi có đủ điều kiện để khẳng định rằng việc lựa chọn những bài tập bổ trợ giảng dạy kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay là vô cùng cần thiết. Để thực hiện được điều đó, trong quá trình học tập ở trường, tham gia thi đấu nhiều giải, huấn luyện nhiều đội bóng chuyền, và quá trình giảng dạy, bản thân rút kết được một số bài tập bổ giảng dạy kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay. Để khẳng định thêm hiệu quả các bài tập đã được lựa chọn chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các đồng nghiệp trực tiếp giảng dạy môn bóng chuyền ở 20 trường trung học cơ sở trong Huyện Ba Tri. ( xem phụ lục 3).
Sau khi phỏng vấn chúng tôi chọn những bài tập bổ trợ có mức độ rất tốt và tốt từ 60% trở lên đưa vào giảng dạy.( xem kết quả phần phụ lục 4) 
Các bài tập đã được lựa chọn:
 + Bài tập 1: Tập hình tay chuyền bóng và hướng dẫn hình tay chuyền bóng trên quả bóng chuyền.
 + Bài tập 2: Tập động tác chuyền bóng ( không bóng), kết hợp có người hổ trợ cầm bóng giúp người tập tạo cảm giác khi chuyền.
 + Bài tập 3: Người tập tự chuyền bóng cá nhân.
 + Bài tập 4: Người tập chuyền bóng cá nhân tại chổ 1- 2 quả sau đó chuyền sang cho người cùng tập.
 + Bài tập 5: Hai người tập đứng cách nhau 2-3m chuyền bóng qua lai.
 + Bài tập 6: Người tập tập chuyền bóng vào tường.
 + Bài tập 7: Chuyền bóng vào khung qui định.
- Về nguyên nhân thực trạng:
 + Nguyên nhân chủ quan: Trong quá trình giảng dạy một số giáo viên chưa thật sự yêu nghề, khi lên lớp chưa tìm tòi phương pháp, các bài tập giảng dạy có hiệu quả, chủ yếu dạy hết tiết là xong, không tự giác học tập để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu trong tình hình mới, chưa học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiêp, các anh chị đi trước.
 + Nguyên nhân khách quan: Do sân bãi nhỏ hẹp không thể tập luyện đúng phương pháp. Dụng cụ giảng dạy còn hạn chế không đủ đề phục vụ giảng dạy 
 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
 - Mục đích của giải pháp: 
 + Nhằm ứng dụng những bài tập bổ trợ đã được lựa chọn vào giảng dạy kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay.
 + Người tập dể dàng tiếp thu và từng bước thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay. 
 Qua có góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn và phong trào tập luyện bóng chuyền trong trường học ngày càng được nâng cao.
 - Những điểm khác biệt và tính mới của đề tài:
 Đề tài nghiên cứu vấn đề nâng cao kĩ thuật chuyền bóng cao tay cho người mới học. Sự khác biệt và tính mới của đề tài được thể hiện thông qua việc thăm dò ý kiến các đồng nghiệp để làm cơ sở khoa học cho việc đưa ra những giải pháp. Cơ sở khoa học của việc nhiên cứu đề tài được tiến hành cụ thể như sau:
 + Bước 1: Khảo sát thực trạng vấn đề bằng việc thăm dò ý kiến các đồng nghiệp trực tiếp giảng dạy ở 20 trường trung học cơ sở trong huyện Ba Tri.
 + Bước 2: Trên cơ sở tổng hợp các phiếu thăm dò ý kiến để biết được thực trang, nguyên nhân của việc giảng dạy kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trong các trường trung học cơ sở, để đề tài đưa ra những giải pháp mang tính thiết thực, có cơ sở khoa học nâng cao kĩ thuật chuyền bóng cao tay cho người mới học.
 + Bước 3: Để nâng cao kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cho người mới học, bản thân đã đưa ra 11 bài tập bổ trợ và để khẳng định tính hiệu quả của các bài tập này, tôi đã tiến hành làm phiếu phỏng vấn các đồng nghiệp trực tiếp giảng dạy ở 20 trường trung học cơ sở trong huyện Ba Tri nhằm tìm ra những bài tập hiệu quả nhất.
 + Bước 4: Trên cơ sở tổng hợp các phiếu phỏng vấn, chọn ra được 7 bài tập bổ trợ mà các đồng nghiệp cho là hiệu quả nhất. Để kiểm tra hiệu quả của các bài tập bổ trợ đã được lựa chọn. Tôi đã ứng dụng các bài tập này vào giảng dạy kĩ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh khối 6 trường trung học cơ sở Vĩnh Hòa năm học 2013 – 2014. 
 - Nội dung giải pháp:
 + Hiện nay viêc giảng dạy kĩ thuật chuyền bóng cao tay cho các em học sinh lớp 6 ở các trường chưa thành công lắm vì chưa tìm ra một số bài tập bổ trợ, phương pháp phù hợp dẫn đến tiết dạy chưa đạt hiệu quả cao. Nếu học sinh thực hiện sai động tác nhiều lần, hình thành kỹ năng sai thì rất khó sửa và học sinh chán nản vì không thực hiện được.
 + Là một giáo viên thể dục, khi giảng dạy một động tác kỹ thuật, giáo viên cần nghiên cứu kỹ kiến thức chuyên môn và một vấn đề quan trọng không kém đó là đối tượng học sinh mà mình giảng dạy. Nếu không chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy. Kiến thức giáo viên mà không chuẩn, không sâu thì ảnh hưởng nhiều đến việc truyền đạt. Kỹ thuật giáo viên không chuẩn sẽ làm giảm đi lòng tin, mất đi một khuôn mẫu, một thần tượng trong tâm trí học sinh. Còn đối tượng học sinh: Tại sao ta phải tìm hiểu, nghiên cứu đối tượng này? Vì đây là đối tượng chính mà người giáo viên truyền thụ kiến thức, nếu hiểu được đối tượng học sinh của mình thì việc tìm ra những bài tập, những phương pháp trong giảng dạy sẽ tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
 + Trong sáng kiến kinh nghiệm này chúng tôi đưa vào giảng dạy các bài tập bổ trợ kĩ thuật chuyền bóng phù hợp với người tập theo các bước từ dề đến khó đề người tập dể dàng tiếp thu và từng bước thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật động tác. Đây là những bài tập bổ trợ có tính mới như: Xác định hình tay chuyền bóng trên quả bóng chuyền, tình tự các bước thực hiện kĩ thuật chuyền bóng, Khung chuyền bóng mà trong sách giáo viên Bộ giáo dục chưa đưa vào sử dụng.
 Dưới đây là một số bài tập bổ trợ, giảng dạy kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay:
 Bắt đầu dạy động tác kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay, giáo viên phân tích thị phạm toàn bộ kỹ thuật động tác nhằm giúp các em có khái niệm về động tác và mục tiêu cần đạt đến. Trong quá trình tập luyện giáo viên cần nêu các yêu cầu cơ bản của động. Khi tập luyện giáo viên nêu điển hình học sinh thực hiện được động tác để các em lân cận chưa làm được quan sát và làm cho đúng .
Bài tập 1: Tập hình tay chuyền bóng và hướng dẫn hình tay chuyền bóng trên quả bóng chuyền.
 - Người tập cầm bóng, chọn một múi lớn trên quả bóng làm chuẩn, đặt 2 ngón cái lên múi bóng đã chọn, hai đầu ngón tay hướng vào nhau hơi chếch xuống dưới một chút, khoảng cách giữa hai đầu ngón tay khoảng 10 – 20cm. Hai ngón tỏ đặt hướng lên trên và chếch vào nhau tạo thành hình tam giác, các ngón tay còn lại xòe đều ôm tròn theo quả bóng. ( Hình 1A, 1B)
 Hình 1A Hình 1B
 - Người tập đứng ở tư thế chuẩn bị chuyền bóng ( tư thế chuẩn bị trung bình, cao), hai tay cầm bóng đưa lên đặt bóng trên cao cách trán khoảng nửa quả bóng , đầu hơi ngã ra sau, mắt quan sát nhìn bóng. Người hổ trợ đứng đối diện lấy quả bóng ra khỏi tay người tập. Người tập giữ nguyên hình tay, đó là hình tay chuyền bóng. ( Hình 1C,1D)
 Hình 1C Hình 1D
 Bài tập 2: Tập động tác chuyền bóng ( không bóng), kết hợp có người hổ trợ cầm bóng giúp người tập tạo cảm giác khi chuyền.
 - Người tập đứng ở tư thế chuyền bóng, hai tay cầm bóng đặt trước mặt trên cao cách trán nửa quả bóng, đầu hơi ngã ra sau, mắt nhìn theo bóng. Người hổ trợ hai bàn tay xòe đều ôm nửa phần trước, trên của quả bóng hơi nhận nhẹ xuống tạo cảm giác cho người tập. Người tập dùng sức cả mười đầu ngón tay ( từ 1- 2 đốt đầu của các ngón tay) nhưng chủ yếu là các ngón cái, trỏ và giữa để búng bóng đi. Khi chuyền bóng, động tác cần phối hợp nhịp nhàng, chân đạp đất duỗi hết khớp gối, nâng trong tâm cơ thể lên cao , đồng thời duỗi cánh tay rồi bật cổ tay và các ngón tay để đẩy bóng đi, lúc này hai tay gần như thẳng. Người hổ trợ thả lỏng cánh tay, hai tay cầm bóng duy chuyển theo hướng bóng đi, sau đó cầm bóng di chuyển ngược lại tay người tập, người tập tiếp tục thu tay hảm xung bóng về tư thế chuẩn bị và tiếp tục chuyền bóng. Bài tập thực hiện tương tự nhiều lần. ( Hình 2A,2B)
 Lưu ý: Khi tập thường xuyên nhắc nhở người tập vị trí tiếp xúc bóng ở giữa trán và chuyền bóng trên tầm mài.
 Hình 2A Hình 2B
Bài tập 3: Tập chuyền bóng cá nhân:
 - Người tập đứng ở tư thế chuyền bóng, hai tay cầm bóng đặt trước mặt trên cao cách trán nửa quả bóng, đầu hơi ngã ra sau, mắt nhìn theo bóng.
 - Người tập dùng sức cả mười đầu ngón tay ( từ 1- 2 đốt đầu của các ngón tay) nhưng chủ yếu là các ngón cái, trỏ và giữa để búng bóng. Khi chuyền bóng, động tác cần phối hợp nhịp nhàng, chân đạp đất duỗi hết khớp gối, nâng trọng tâm cơ thể lên cao, đồng thời duỗi cánh tay rồi bật cổ tay và các ngón tay để đẩy bóng đi lên cao, lúc này hai tay gần như thẳng, bóng bay lên cao rồi rơi xuống, người tập quan sát di chuyển về vị trí bóng rơi xuống đưa hai tay hãm xung bóng về tư thế chuẩn bị và tiếp tục chuyền bóng. Bài tập được thực hiện liên tục nhiều lần, khi bóng rơi xuống đất thi nhặt bóng lên về vị trí tập kết và tiếp tục chuyền bóng ( Hình 3A, 3B).
 Lưu ý: Khi tập thường xuyên nhắc nhở người tập vị trí tiếp xúc bóng ở giữa trán và chuyền bóng trên tầm mài..
 Hình 3A Hình 3B
Bài tập 4: Tập chuyền bóng tại chổ kết hợp chuyền bóng qua cho người cùng tập:
 - Hai người tập đứng thành 1 cặp cách nhau khoảng 2 – 3m, một trong 2 người cầm 1 quả bóng.
 - Người tập cầm bóng đứng ở tư thế chuẩn bị chuyền bóng, thực hiện động tác chuyền bóng cá nhân tại chổ 1- 2 quả, sau đó chuyền bóng bổng sang cho người cùng tập. Người cùng tập quan sát di chuyển về phía bóng đến đưa hai tay lên cao bắt bóng, sau đó về vị trí tập kết ban đầu, thực động tác chuyền bóng tương tự như bạn cùng tập vừa rồi. Bài tập được thực hiện liên tục nhiều lần. ( Hình 4A, 4B)
 Lưu ý: Khi tập thường xuyên nhắc nhở người tập vị trí tiếp xúc bóng ở giữa trán và chuyền bóng trên tầm mài.
 Hình 4A Hình 4B
Bài tập 5: Tập chuyền bóng qua lại giữa 2 người:	
 - Hai người tập đứng thành 1 cặp cách nhau khoảng 2 – 3m, một trong 2 người cầm 1 quả bóng.
 - Người tập đứng ở tư thế chuẩn bị chuyền bóng, có thể thực hiện động tác chuyền bóng cá nhân tại chổ 1- 2 quả, sau đó chuyền bóng bổng sang cho người cùng tập. Người cùng tập quan sát di chuyển về phía bóng đến đưa hai tay lên cao hãm xung bóng, về tư thế chuẩn bị tiếp tục chuyền bóng. Ở bài tập này nếu quả bóng bạn chuyền đến không tốt người tập có thể điều chỉnh bóng bằng 1 – 2 quả chuyền tại chổ sau đó tiếp tục chuyền sang cho người cùng tập. Bài tập được thực hiện liên tục nhiều lần. ( Hình 6A, 6B)
 Lưu ý: Khi tập thường xuyên nhắc nhở người tập vị trí tiếp xúc bóng ở giữa trán và chuyền bóng trên tầm mài.
 Hình 6A Hình 6B
Bài tập 6: Tập chuyền bóng vào tường:
 - Người tập đứng ở tư thế chuyền bóng, hai tay cầm bóng đặt trước mặt trên cao cách trán nửa quả bóng, đầu hơi ngã ra sau, mắt nhìn theo bóng.
 - Người tập dùng sức cả mười đầu ngón tay ( từ 1- 2 đốt đầu của các ngón tay) nhưng chủ yếu là các ngón cái, trỏ và giữa để búng bóng. Khi chuyền bóng, động tác cần phối hợp nhịp nhàng, chân đạp đất duỗi hết khớp gối, nâng trọng tâm cơ thể lên cao, đồng thời duỗi cánh tay rồi bật cổ tay và các ngón tay để đẩy bóng đi lên tiếp xúc vào tường 1 gốc khoảng 45 độ, lúc này hai tay gần như thẳng, khi bóng chạm vào tường sẽ bật ra, người tập đưa tay hãm xung bóng và tiếp tục chuyền bóng. Bài tập được thực hiện liên tục nhiều lần, khi bóng rơi xuống đất thi nhặt bóng lên về vị trí tập kết và tiếp tục chuyền bóng ( Hình 5A, 5B).
Lưu ý: Khi tập thường xuyên nhắc nhở người tập vị trí tiếp xúc bóng ở giữa trán và chuyền bóng trên tầm mài.
	Hình 5A Hình 5B
Bài tập 7: Tập chuyền bóng vào khung qui định:	
 - Khung chuyền bóng có kích thước 1m vuông đặt xác đường biên dọc mỗi bên của lưới, trở vào trong sân. ( Hình 7A)
 Hình 7A
 - Người chuẩn bị đứng thành một hàng dọc giữa sân sau vạch 3m, mặt hướng vào lưới, người tập tiến lên đứng cách lưới khoảng 0.5m mặt hướng về khung chuyền. Người phục vụ bóng đứng trên vạch 3m và chếch 1 gốc 45 độ so với người chuyền bóng. Người phục vụ bóng đứng sau khung nhặt bóng.
 - Khi bắt đầu thực hiên, người phục vụ tung bóng bổng trước mặt người tập, người tập di chuyền đưa tay hãm xung bóng, về tư thế chuẩn bị chuyền bóng vào khung. Người phục vụ đứng sau khung nhặt bóng di chuyển sang làm người phục vụ tung bóng tiếp theo. Người phục vụ tung bóng xong về đứng ở cuối hàng dọc chuẩn bị đến lượt chuyền bóng. Người chuyền bóng xong di chuyển sang đứng sau khung làm người phục vụ nhặt bóng. Bài tập được thực hiện liên tục theo chiều kim đồng hồ.( Hình 7B, 7C) 
 Lưu ý: Khi tập thường xuyên nhắc nhở người tập vị trí tiếp xúc bóng ở giữa trán và chuyền bóng trên tầm mài.
 Hình 7B Hình 7C	
 - Sau khi đưa những bài tập bồ trợ vào giảng dạy kĩ thuật chuyền bóng cao tay cho các em học sinh lớp 6 trường trung học cơ sỡ vĩnh hòa, điều đầu tiên nhìn thấy là tất cả các em học sinh điều thực hiện cơ bản đúng hình tay chuyền bóng, tư đó các em học sinh tiếp thu rất nhanh và thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật chuyền bóng. 
 - Khi học sinh thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật chuyền bóng, thì các em lại thích thú với bài tập chuyền bóng vào khung, đây là thước đo để các em thi đua với nhau, đồng thời cũng là hình thức kiểm tra có hiệu quả và công bằng giữa các em học sinh. 
 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
 - Các giải pháp nêu trong sáng kiến kinh nghiệm đã áp dụng vào thực tiễn tại trường trung học cơ sỡ Vĩnh Hòa mang lại hiệu quả khá cao trong giảng dạy kĩ thuật chuyền bóng cao tay cho các em học sinh trong nhà trường.
 - Từ sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng giảng dạy rộng rãi trong các trường THCS, THPT, VVtrong Tỉnh Bến Tre.
 - Đối tượng áp dụng cho tất cả mọi người, đặt biệt là những người mới tập bóng chuyền.
 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được, hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
 - Kết quả kiểm tra kĩ thuật chuyển bóng cao tay trong 3 năm học như sau: 
 + Năm học: 2011 – 2012 Khi chưa áp dụng các bài tập bổ trợ.
 + Năm học: 2012 – 2013 Khi chưa áp dụng các bài tập bổ trợ.
 + Năm học: 2013 – 2014 Áp dụng các bài tập bổ trợ đã chọn
 Thành tích kiểm tra kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trong 3 năm học:
 Xếp loại
Năm học
 Loại Đạt
 Loại chưa Đạt 
 SL
 TL %
 SL
 TL%
2011 – 2012
( 105 Học sinh)
 93 HS
 88.6%
 12 HS
 11.4%
2012 – 2013
( 102 Học sinh)
 92HS
 90.2%
 08HS
8%
2013 – 2014
( 104 Học sinh)
 104 HS 
 100%
- Qua bảng kết quả trên, chúng ta nhận thấy rằng khi áp dụng các bài tập bổ trợ vào giảng dạy kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay thì thành tích tăng lên rất rõ rệt. 
3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
- Học sinh lớp 6 năm học 2013 -2014.
3.6. Những thông tin cần được bảo mật: Không
3.7.Các điều kiện cần thiết áp dụng sáng kiến: Không
3.8. Tài liệu kèm theo gồm: Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4.
 Bến tre, ngày 23 tháng 03 năm 2014
Phụ lục 1
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
 Để có được thêm thông tin về việc giảng dạy môn bóng chuyền hiện nay trong các trường trung học cơ sở. Xin quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau đây: 
(Bằng cách khoanh tròn vào những nội dung mà quý thầy (cô) lựa chọn).
Câu 1: Quý thầy (cô), cho biết hiện nay ở trường thực hiện giảng dạy môn tự chọn nào? Nếu quý thầy (cô) chọn câu a, xin quí thầy (cô) cho ý kiến tiếp các câu hỏi còn lại.
Môn bóng chuyền
Môn bóng đá
Môn bơi 
Môn ném bóng
Câu 2: Theo quý thầy (cô),khi chọn môn bóng chuyền vào giảng dạy các em học sinh có thái độ học tập như thế nào?
Rất thích thú
Thích thú
Bình thường
Không thích thú.
Câu 3: Theo quý thầy (cô), phong trào tập luyện môn bóng chuyền trong các trường trung học cơ sở trong thời gian vừa qua như thế nào?
Rất phát triển
Phát triển
Đang phát triển
Chưa 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_ki_thuat_chuyen_bong_cao_tay.doc