Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao giải pháp dạy trẻ “Bảo vệ nước sạch và tiết kiệm nước” đạt hiệu quả cao

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao giải pháp dạy trẻ “Bảo vệ nước sạch và tiết kiệm nước” đạt hiệu quả cao

Nước là nguồn tài nguyên vô giá nhưng không vô tận, chính vì thế việc tiết kiệm nước là rất cần thiết ngay cả ở những nơi có nguồn nước sạch dồi dào. Ngoài việc tiết kiệm chi tiêu trong gia đình, tiết kiệm nước còn giúp ngăn ngừa cạn kiệt nguồn nước ngầm, ngăn ngừa ô nhiễm nước ở các khu vực.

Chúng ta biêt rằng nước sạch rất cần thiết trong đời sống và sinh hoạt của con người, động thực vật. Chúng ta cần một lượng nước nhất định để duy trì sự sống, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, sức khỏe cũng sẽ bị tác động xấu nếu chúng ta sử dụng nguồn nước không sạch, không đảm bảo vệ sinh.

Hiện nay có rất nhiều người trên toàn cầu không được tiếp xúc với điều kiện vệ sinh cơ bản và không được dùng nước sạch. Theo thông kê của Liên Hiêp Quốc cứ 20 giây lại có một trẻ em tử vong vì các bệnh liên quan đến trình trạng thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh không phù hợp. Tình hình thiếu nước sạch hiện nay là một vấn nạn toàn cầu đáng báo động. Liên hiệp quốc đã chọn ngày 22-3 hàng năm là ngày Nước thế giới và được triển khai để thực hiện.

 

doc 12 trang Trần Đại 27/04/2023 11832
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao giải pháp dạy trẻ “Bảo vệ nước sạch và tiết kiệm nước” đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN	
	Mã số: ..
1. Tên sáng kiến: Nâng cao giải pháp dạy trẻ “Bảo vệ nước sạch và tiết kiệm nước” đạt hiệu quả cao. 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Nước là nguồn tài nguyên vô giá nhưng không vô tận, chính vì thế việc tiết kiệm nước là rất cần thiết ngay cả ở những nơi có nguồn nước sạch dồi dào. Ngoài việc tiết kiệm chi tiêu trong gia đình, tiết kiệm nước còn giúp ngăn ngừa cạn kiệt nguồn nước ngầm, ngăn ngừa ô nhiễm nước ở các khu vực. 
Chúng ta biêt rằng nước sạch rất cần thiết trong đời sống và sinh hoạt của con người, động thực vật. Chúng ta cần một lượng nước nhất định để duy trì sự sống, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, sức khỏe cũng sẽ bị tác động xấu nếu chúng ta sử dụng nguồn nước không sạch, không đảm bảo vệ sinh. 
Hiện nay có rất nhiều người trên toàn cầu không được tiếp xúc với điều kiện vệ sinh cơ bản và không được dùng nước sạch. Theo thông kê của Liên Hiêp Quốc cứ 20 giây lại có một trẻ em tử vong vì các bệnh liên quan đến trình trạng thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh không phù hợp. Tình hình thiếu nước sạch hiện nay là một vấn nạn toàn cầu đáng báo động. Liên hiệp quốc đã chọn ngày 22-3 hàng năm là ngày Nước thế giới và được triển khai để thực hiện.
 Ngày nay trên thế giới, bảo vệ nước sạch và vệ sinh môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở các Quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và chất thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân nhận thức rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường phố, cống rãnh, ao hồrất phổ biến. Việc này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước sạch của chúng ta. 
Nhận thức được tầm quan trọng của nước; Nhiệm vụ là một cán bộ quản lý trường mầm non, tôi luôn suy nghỉ làm thế nào để nâng cao ý thức trong việc bảo vệ nguồn nước sạch và biết sử dụng nước tiết kiệm từ bậc học mầm non để góp phần làm cuộc sống chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Do đó tôi chọn đề tài nhằm nghiên cứu : Nâng cao giải pháp dạy trẻ “Bảo vệ nước sạch và tiết kiệm nước” đạt hiệu quả cao.
 * Ưu, khuyết điểm của giải pháp đang áp dụng tại đơn vị:
 * Ưu điểm:
 Giúp mọi người có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên nước sạch đang ngày càng khan hiếm.
 Góp phần chung tay xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp. Làm giảm mạnh tỉ lệ dịch bệnh nguy hiểm đến trẻ.
 Phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ.
 Ít tốn kém nhưng hiệu quả cao.
 Giáo viên đều nhiệt tình và sáng tạo khi tích hợp giáo dục trẻ ý thức tiết kiệm nước.
 * Hạn chế:
Một số phụ huynh chưa quan tâm đến công tác phối hợp giáo dục do đó tác động đến trẻ chưa đồng đều.
Còn rất nhiều người thờ ơ với sự cạn kiệt của nước sạch, nên sử dụng nước sạch rất hoang phí.
Đa số trẻ chưa có ý thức bảo vệ nước sạch và sử dụng nước tiết kiệm
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
 * Mục đích của giải pháp:
Nhằm giải quyết những khó khăn, hạn chế và những tồn tại trong việc dạy trẻ bảo vệ nước sạch và biết tiết kiệm nguồn nước.
Giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng thú thông qua những thí nghiệm về nước. 
 * Mục tiêu của giải pháp:
Rèn luyện cho trẻ kĩ năng giao tiếp, phát triển tư duy và ngôn ngữ, tăng cường vốn hiểu biết cho trẻ
Giúp tôi cùng bạn đồng nghiệp trao dồi thêm kiến thức về môi trường nước, để là một tuyên truyền viên về cách sử dụng nước một cách hợp lí trong nhà trường cũng như với các bậc phụ huynh. 
Hình thành cho trẻ thái độ, hành vi biết bảo vệ nước sạch và vệ sinh môi trường, đồng thời có phản ứng với các hành vi xấu như: vứt rác bừa bải, tiêu tiểu không đúng nơi qui định hay thả xác súc vật chết trên các kênh, rạch, không khóa nước sau khi sử dụng, để tràn nước khi chải răngđể môi trường luôn xanh- sạch- đẹp.
* Nội dung giải pháp:
 *Tính mới của giải pháp:
Giúp trẻ và mọi người luôn ý thức tiết kiệm nước sạch và biết giữ vệ sinh môi trường.
Thông qua quá trình họp chuyên môn, họp tọa đàm với phụ huynh, tổ chức hái hoa dâng chủ, tuyên truyền qua tranh ảnh. Giúp cho trẻ tìm hiểu về nước; đặc biệt trong năm học 2019- 2020 tôi đã triển khai sâu rộng về hình thức lẫn nội dung, để tất cả giáo viên biết tích hợp phù hợp vào các chủ đề theo chương trình giáo dục mầm non thông qua các hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động ngoài trời,một cách nhẹ nhàng từ đó ý thức sử dụng nước hợp lí ở trường có chuyển biến rõ rệt. 
*Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp:
Để giúp trẻ ý thức bảo vệ nguồn nước sạch cũng như biết sử dụng nước tiết kiệm đạt hiệu quả cao trong trường mầm non, chúng tôi đã thực hiện một số giải pháp sau:
 Giải pháp 1:Tạo buổi tọa đàm với phụ huynh: 
Khi tổ chức tọa đàm với phụ huynh, tôi đã tạo ra buổi họp mặt trao đổi kiến thức thật thân thiết, vui tươi và chân tình giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh; cho phụ huynh kết hợp với từng giáo viên chủ nhiệm lớp thành cùng một đội để hái hoa dâng chủ, xem video clip về nước để phụ huynh nhận thấy:
Lợi ích của nước: Nước sạch là sự sống còn đối với con người. Nước dùng để uống, tắm rửa, giặt quần áo, lau nhà, nấu ăn. Con vật, cây xanh cần nước để sống và phát triển, nước giúp điều hòa không khí và tạo vẽ đẹp cho môi trường như: công viên nước, đài phun nước, hồ nước, nước dùng để cứu hỏa và các yêu cầu sản xuấtKhông có nước sạch mọi sinh hoạt của con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không có nước sạch sẽ sinh ra nhiều vấn đề đáng lo ngại cho sự sống của con người. Lúc đó: bệnh tật nảy sinh, môi trường cũng bị ảnh hưởng tầm trọng. 
Nhưng chúng ta thấy rõ, hiện nay nước sạch đang bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân: 
 Ô nhiễm nước do chất thải công nghiệp.
 Ô nhiễm nước do chất thải nông nghiệp.
 Ô nhiễm nước do chất thải sinh hoạt. 
 Ô nhiễm nước do đánh bắt thủy sản bằng chất nổ
Vì vậy, để có thể bảo vệ nguồn tài nguyên nước khỏi bị suy thoái cạn kiệt giúp cho việc quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả, phục vụ cho đô thị, trước hết các địa phương, các ngành không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông qua đó mỗi tổ chức cũng như người dân nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của nước sạch đối với cuộc sống; đồng thời có ý thức đối với hành động, việc làm của mình để không gây thêm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước sạch quý giá mà xã hội đang sử dụng mỗi ngày. Nếu so với điện, thì nước sạch quan trọng hơn rất nhiều. Vì thế ba mẹ cần sử dụng nước cũng như dạy con mình sử dụng nước thật tiết kiệm và thông minh, chẳng hạn:
Khi rửa chén, rửa rau, hay cọ rửa vệ sinh đồ dùng nên tránh sử dụng vòi nước trực tiếp mà nên hứng sẵn một chậu nước sạch. Nước rửa lần cuối có thể dùng cho việc cọ rửa sàn nước. Chỉ rửa trực tiếp dưới vòi nước khi thấy thật cần thiết, trong trường hợp đó, chúng ta nên điều chỉnh vòi vừa đủ dùng.
Nên đặt chai nhựa hoặc phao nổi vào ngăn chứa xả của bồn cầu để ngăn chứa nước xả. 
Khi tắm cho trẻ nên pha nước trong chậu, xô hoặc sử dụng vòi hoa sen tiết kiệm, hiệu quả. Khi ba mẹ xát xà phòng hoặc gội đầu cho bé nên khóa vòi sen; Nên hạn chế tắm bằng bồn nước vì sử dụng bồn tốn rất nhiều nước. 
Nên tắm nhanh, tắm đúng; Nghĩa là khi tắm, nhiều người có thói quen thư giãn với nước xối từ vòi hoa sen từ trên đầu chảy xuống, những thói quen này gây lãng phí quá nhiều nước. Khi bạn gội đầu hay chà xà bông, sữa tắm, chúng ta đừng quên tắt vòi nước. Bạn nên tập thể dục trước khi tắm, vận động sẽ làm cơ thể bạn nóng lên, do vậy bạn sẽ không cần nhiều nước khiến cơ thể làm quen và không cần nước nóng để tắm.
Tránh đổ chất cặn bã, chất ói mửa, xác côn trùng, giấy vụn, tàn thuốc lá vào bồn cầu rồi giật nước, mà hãy bỏ chúng vào thùng rác.
Chỉ tưới cỏ khi cần thiết. Nếu gia đình có trồng cỏ làm trang trí sân, cách tốt nhất để thử cỏ có cần tưới nước hay không là đi trên cỏ; nếu cỏ bật thẳng trở lại khi chúng ta đi khỏi thì lúc này chưa cần phải tưới; nếu cỏ nằm rạp xuống, thì đã đến lúc phải tưới. Cỏ mọc cao hơn cũng giúp tăng cường giữ nước ở trong đất. Tưới nước nên tưới vào buổi sớm và chiều mát, gió lặng, tránh tưới nước khi trời gió vì gió làm thổi tạt tia nước làm tăng quá trình bốc hơi. Nên tận dụng nước mưa và nguồn nước đã sử dụng cho mục đích khác để tưới cây.
Không nên rửa xe, sân nhà bằng vòi nước. Chúng ta sử dụng xô xà phòng để rửa xe và chỉ dùng vòi phun nước khi tráng xe, tốt nhất là dùng hệ thống rửa xe không dùng nước. Khi dọn sân nhà chúng ta nên dùng chổi để quét, tránh dùng vòi xịt nước để giảm lượng nước hoang phí.
Không nên tùy tiện khoan giếng tự do, tràn lan. Việc khoan giếng này không những sẽ làm cho việc khai thác cạn kiệt nguồn nước ngầm mà qua đó nước bẩn lại theo khoan giếng này gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Không được vứt rác bẩn và thải chất bẩn xuống nước, vì như thế sẽ làm nhiễm bẩn môi trường sống, làm cho tình trạng vệ sinh bị sút kém vì dưới tác dụng của vi sinh vật hoại sinh có sẵn trong rác các hợp chất hữu cơ sẽ bị phân hủy và sinh ra những khí hôi thối. Nước phân hủy từ đống rác không những làm bẩn đất nước ngay tại chổ mà còn bị mưa lôi cuốn đi, làm nhiễm bẩn nước bề mặt, nước ngầm phiá xa hơn. Bên cạnh đó, rác và nước thải còn là nguồn chứa mầm bệnh truyền nhiễm đường ruột từ vi khuẩn gây bệnh thông thường như tả, lỵ, thương hàn, đến siêu vi khuẩn đường ruột, đơn bào và nhất là trứng giun sán. 
Khi chải răng, rửa tay, rửa mặt, ba mẹ nên cho trẻ dùng ca hoặc cốc nhỏ để hứng nước, nên khóa vòi nước khi thấm ướt bàn chải đánh răng. Không nên sử dụng vòi nước trực tiếp để vò khăn hay giặt giũ, nên dạy bé hứng nước cùng mẹ để giặt giũ; Nếu nhà sử dụng máy giặt ba mẹ nên sử dụng máy giặt tự động khi có đủ khối lượng theo công suất của máy để tiết kiệm nước một cách tốt nhất. 
 Giải pháp 2: Trang trí sân trường, bảng tin truyên truyền về bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm :
Tôi đã cùng giáo viên tạo cho khu trường một lớp áo mới về nước, để phụ huynh khi đưa và đón trẻ có thể cùng trẻ khám phá hình ảnh về lợi ích của nước sạch và tác hại của nước bẩn; Hình ảnh con người khai thác môi trường nước một cách vô ý thức làm nước trở nên khan hiếm và ô nhiễm, hình ảnh về hành vi tốt xấu khi sử dụng nước với biểu tượng vui, buồn.
 Giải pháp 3: Hằng tháng họp chuyên môn để thảo luận và nhắc nhở giáo viên tích hợp giáo dục trẻ trong hoạt động học, hoạt động chơi và ở mọi lúc mọi nơi với phương pháp giáo dục phù hợp. Sau đó tôi từng bước quan sát trẻ mọi lúc mọi nơi thông qua các hoạt động học, chơicủa trẻ 
Phương pháp giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ nằm trong hệ thống các phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non nói chung. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, tôi đã hướng dẫn giáo viên sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp truyền thống, đồng thời chú ý đến phương pháp đặc trưng trong từng hoạt động cụ thể phù hợp với chủ đề, độ tuổi, khả năng nhận thức và điều kiện thực tế của lớp, địa phương nhằm tận dụng ưu thế của mỗi phương pháp để hướng tới mục tiêu cuối cùng là cung cấp tri thức, hình thành thái độ, kỹ năng hành vi của trẻ trong việc sử dụng nước tiết kiệm và thông minh. tôi nhận thấy rằng bản thân mỗi giáo viên đã chủ động trong việc tạo ra các tình huống và tận dụng các tình huống xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ, các sự kiện xảy ra ở trường, lớp, địa phương để tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm, rèn luyện thói quen, qua đó giáo dục ý thức và hành vi tốt ở trẻ trong vấn đề bảo vệ nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường.
Tôi đã cùng hỗ trợ giáo viên sử dụng những phương pháp sau:
* Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm, gồm: Trò chơi, sử dụng tình huống có vấn đề, thí nghiệm, thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi.
*Phương pháp trò chơi: Khi được tham gia vào trò chơi, trẻ sẽ có hiểu biết sâu sắc hơn về lợi ích của nước, từ đó yêu quý và có ý thức giữ gìn, bảo vệ chúng. Tùy nội dung từng hoạt động, giáo viên có thể lựa chọn và tổ chức những trò chơi phù hợp để lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh môi trường. Ví dụ chơi: tắm em, chơi bán quầy giải khát, chơi xây bãi biển sạch, chơi “Hãy tiết kiệm nước” bằng cách bé sẽ khóa nước khi không sử dụng hoặc đang chảy lãng phí; Hành động này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp tạo ý thức và dần dần trở thành thói quen tránh lãng phí nước cho bé sau này.
*Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề: Nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ, tạo cơ hội để trẻ sử dụng những kinh nghiệm đã có vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống trẻ; Ví dụ: Khi dạo chơi ngoài trời, cô tạo tình huống để sân có nhiều rác, trong hồ có nhiều lá cây, hộp sữa giấy và cá nhựa nổi; giáo viên nên cho trẻ nhận xét môi trường ở sân và trong hồ nước như thế nào? Khuyến khích trẻ tìm cách giải quyết (trẻ tự phân công thu dọn). Sau khi lao động xong, giáo viên cho trẻ nhận xét, so sánh môi trường nước trước và sau khi lao động.
*Phương pháp thí nghiệm/ trải nghiệm: Mục đích giúp trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm qua đó cung cấp hoặc củng cố kiến thức, hình thành kĩ năng.
Với chủ đề “nước- mùa hè” cho trẻ thí nghiệm về nước bị ô nhiễm. Mục đích giúp trẻ hiểu rõ vai trò quan trọng của nước sạch đối với đời sống sinh vật. Đầu tiên ta cho trẻ thả cá vào hồ nước, ta cho trẻ nhận xét: Cá sống khỏe mạnh và bơi lội tung tăng; Tiếp đến ta rút cạn nước, trẻ nhận xét: Cá ngợp, nằm yên và sẽ chết nếu không có nước. Lần 2 ta cho cá khỏe sống trong hồ nước sạch, sau đó ta cho nước bẩn vào, trẻ nhận xét: cá bơi chậm dần, yếu dần rồi cũng chết nếu nước bị ô nhiễm.
Liên hệ: Nếu nước ô nhiễm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người? Cô gợi ý để trẻ nhận thức đúng, giáo dục trẻ không xả rác, xác súc vật, không tiêu tiểu trên sông, ao, hồ làm nước bị ô nhiễm.
Ví dụ khác về thí nghiệm cách uống nước hợp vệ sinh, cách làm: ta chuẩn bị 2 bình nước: một bình nước chưa đun sôi, di chuyển kính phóng đại để quan sát, bé sẽ thấy có rất nhiều vi khuẩn và vi sinh vật nhỏ li ti mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Bình thứ 2 sau khi trẻ vẫn thấy vi khuẩn, vi sinh nhỏ, sau đó cho trẻ ngồi xa ra tạo sự an toàn khi cô bấm vào nút đun sôi, cô bấm nút dừng sôi và để nguội, cô đưa kính phóng đại để trẻ quan sát và nhận xét (khi nước nấu chín, vi khuẩn không còn nữa). Do đó nếu uống nước này sẽ gây hại cho sức khỏe, chúng ta nên uống nước lọc có nhãn hiệu an toàn, tốt cho sức khỏe, hoặc nếu uống nước giếng khoan, nước chứa trong hồ, nước mưachúng ta nên nấu chín kỹ đến khoảng 1000C trong 5 đến 10 phút mới đảm bảo vệ sinh và có thể uống được.
Lưu ý các thí nghiệm trẻ được tham gia phải là thí nghiệm đơn giản và được cô cung cấp kiến thức gần gũi, dễ hiểu.
*Nhóm phương pháp trực quan: Gồm phương pháp quan sát, sử dụng tài liệu trực quan; Phương pháp này giúp trẻ được quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng, phương tiện, hành động mẫu, hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn. Thông qua sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ. Ví dụ giáo viên cho trẻ quan sát hồ bơi, hồ cá - trẻ cảm nhận được hơi mát khi gió bốc hơi, trẻ biết được cá, cua, tôm sen, súng sống được nhờ nước sạch; Trẻ nhìn thấy được những cơn sóng gợn lăn tăn trên mặt hồ do cơn gió nhẹ thoảng quaNgoài ra giáo viên còn cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình về lợi ích của nước, tác hại của nước bẩn, và cách tiết kiệm nước, cách giữ vệ sinh môi trường (Nước dùng để uống, tắm rửa, giặt quần áo, lau nhà, nấu ăn. Con vật, cây xanh cần nước để sống và phát triển, nước giúp điều hòa không khí và tạo vẽ đẹp cho môi trường như: công viên nước, đài phun nước, nước dùng để cứu hỏa và các yêu cầu sản xuất như điện, làm mát). Nước ô nhiễm sẽ gây bệnh, sẽ không còn nước sạch để sử dụngCách tiết kiệm trong trường hay ở gia đình như là bé nên khóa nước sau khi đi vệ sinh, sau khi chảy răng, rửa mặtnên khóa nước khi thấy nước chảy mà không có người sử dụng, nên vặn vòi nước nhỏ khi sử dụng, không nên thả rác, vỏ hộp sữa hay thò tay bẩn vào thùng nước hay hồ cá, hồ bơi của trường và nhắc nhở bạn bè, ba mẹ, người thân tiết kiệm nước như bé).
*Nhóm phương pháp dùng lời nói: gồm phương pháp đàm thoại, trò chuyện, thảo luận, giải thíchnhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói (đây là phương pháp có thể tiến hành trước, trong và sau quá trình hoạt động của trẻ). Trong quá trình đàm thoại nên kích thích trẻ suy nghĩ bằng cách đặt câu hỏi mở.
*Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ: Kết hợp với cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích và động viên trẻ kịp thời nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ khi có thái độ và hành vi tiết kiệm nước cũng như bảo vệ môi trường, đồng thời có sự nhắc nhở những hành vi không tốt của trẻ đối với môi trường và hành động lãng phí nước. Phương pháp này có thể dùng ở mọi lúc mọi nơi từ giờ đón trẻ đến trả trẻgiáo viên khen trẻ ngay lúc đó, đồng thời lúc cắm cờ, cô tuyên dương trẻ trước cả lớp để các trẻ khác học theo bạn.
*Nhóm phương pháp nêu gương – đánh giá: Giáo viên sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chổ trước mỗi hành vi tốt hoặc chưa tốt đối với hành vi sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường.
*Nhóm phương pháp phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội: Giáo dục trẻ có ý thức sử dụng nước tiết kiệm và vệ sinh môi trường là cả một quá trình giáo dục lâu dài, ở mọi lúc mọi nơi và thông qua mọi hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày ở trường mầm non và ở gia đình trẻ. Đặc thù của trẻ mầm non là bắt chước các hành động của người lớn. Các hành vi và thái độ của mọi người xung quanh đối với môi trường sống xung quanh có tác động mạnh mẽ đến nhận thức, thái độ hành vi của trẻ. Vì vậy, để mục tiêu giáo dục này đạt hiệu quả cao. Chúng ta cần phối hợp chặt chẽ với gia đình trẻ và các tổ chức xã hội.
Những hoạt động cụ thể mà trường tôi làm để huy động sự phối hợp của phụ huynh, các tổ chức xã hội trong việc giáo dục trẻ ý thức tiết kiệm nước và vệ sinh môi trường là:
Nhắc nhở phụ huynh luôn là tấm gương tốt cho trẻ về tiết kiệm nước và bảo vệ nước sạch. Khuyến khích trẻ tham gia cùng gia đình những việc làm như: luôn sử dụng nước tiết kiệm, giữ nhà cửa sạch sẽ, trồng nhiều cây xanh quanh nhà, không xả rác bừa bãi, không thả súc vật chết, rác, tiêu tiểutrên ao, hồ, kênh, rạch.
Huy động phụ huynh hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường do địa phương tổ chức, chẳng hạn: Tham gia hội thi, hội diễn về nội dung vệ sinh môi trường, thu dọn đường phố cống rãnh, ao hồ sạch sẽ, ngày hội rửa tay bằng xà phòng và nước sạch; Hưởng ứng tốt ngày 22-3 hằng năm là ngày Nước thế giới.
Tóm lại, việc giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm nước và bảo vệ nước sạch có ý nghĩa thiết thực và hữu ích trong hoạt động dạy học ở trường Mầm non; Nó giúp trẻ phát huy tích tích cực, thu hút trẻ vào các hoạt động học tập, không chỉ thế nó còn có tính giáo dục cao, đặc biệt là giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Những kinh nghiệm trên được đúc kết trong quá trình thực tế, kết quả cho thấy sự thành công bước đầu. Trẻ ý thức tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường nước sạch một cách tự nhiên, trẻ thích hợp tác chia sẻ ý kiến cùng các bạn, cùng cô. Từ đó hoàn thiện nhân cách tốt cho trẻ. Chính vì vậy tôi có thể khẳng định tính hiệu quả của đề tài và tính thực tiễn cao có thể được vận dụng rộng rãi trong việc dạy học ở trường mầm non.
Vận dụng đúng kết hợp với sự sáng tạo của giáo viên sẽ góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy.
3.4. Hiệu quả của sáng kiến.
 Các năm học qua việc thực hiện tiết kiệm nước trong trường có hiệu quả cao, những giờ dạy giáo viên soạn giảng lồng ghép tích hợp vào các tiết học phù hợp với trẻ về nội dung giáo dục tiết kiệm nước, bảo vệ nước sạch, ngoài ra giáo viên còn giáo dục trẻ ở mọi lúc không vứt rác bừa bãi, sử dụng nước tiết kiệm.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị điều có ý thức cao trong việc tiết kiệm nước, cảnh quan môi trường lúc nào thông 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_giai_phap_day_tre_bao_ve_nuoc.doc