Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp rèn kĩ năng viết văn biểu cảm cho học sinh THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp rèn kĩ năng viết văn biểu cảm cho học sinh THCS

a. Khái niệm:

Văn biểu cảm( còn gọi là văn trữ tình) là kiểu bài có nội dung biểu đạt tư tưởng, tình cảm, bộc lộ những cảm xúc của người viết- thường là những ấn tượng thầm kín, sâu sắc về con người, về sự vật, về những kỉ niệm, những hồi ức khó quên trong cuộc đời mỗi con người.Vì vậy văn biểu cảm có khả năng khơi gợi những cảm xúc chân thành nơi người đọc, tạo sự đồng cảm giữa người đọc và người viết. Như vậy văn biểu cảm ra đời là để đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. Khi vui, khi buồn, khi hạnh phúc hay khổ đau, bao giờ con người cũng muốn được thổ lộ, giãi bày, chia sẻ.

So với khái niệm văn phát biểu cảm nghĩ (về tác phẩm văn học, về nhân vật văn học) trước đây thì khái niệm văn biểu cảm rộng hơn nhiều bởi nó gắn liến với toàn bộ đời sống tình cảm vốn rất phong phú và đa dạng của con người. Một bài thơ trữ tình, một trang tùy bút, những cảm xúc khi đọc một tác phẩm văn học hay khi đứng trước một cảnh đẹp thiên nhiên,…đều có thể là những văn bản biểu cảm.

b. Các dạng bài văn biểu cảm thường gặp.

Bài văn biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sống: nghĩa là bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ…của người viết về một con người, một đồ vật, một loài vật, một loài cây, một phong cảnh…Cuộc sống vô cùng phong phú, đa dạng và ẩn chứa trong đó biết bao điều kì diệu; chính điều đó sẽ dánh thức những tình cảm phong phú và vô cùng đa dạng trong tâm hồn chúng ta.

Biểu cảm về một tác phẩm văn học: là trình bày những suy nghĩ, cảm xúc, thái độ, đánh giá của mình về tác phẩm văn học: một bài thơ, một câu chuyện…Những cảm xúc ấy có thể là: cảm xúc về cảnh, về người trong tác phẩm; cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ trong tác phẩm văn học; cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm. Điều cốt yếu đối với việc phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là học sinh phải có ấn tượng tổng thể về tác phẩm, về nhân vật chính hoặc về phong cảnh, tình huống để nói lên ấn tượng ấy, cảm xúc và suy nghĩ trên cơ sở ấn tượng ấy.

doc 15 trang Mai Loan 26/04/2025 130
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp rèn kĩ năng viết văn biểu cảm cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mã số
- Tên sáng kiến: Một vài giải pháp rèn kĩ năng viết văn 
 biểu cảm cho học sinh THCS 
- Lĩnh vực áp dụng: Học sinh lớp 7;
 Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn THCS
 - Họ tên tác giả: VŨ THỊ TUYẾN
 - Đơn vị công tác: Trường THCS Gia khánh
 Gia Khánh, tháng 01/2019 a. Về kiến thức:
 Học sinh hiểu được mục đích của văn biểu cảm, đặc điểm của văn biểu cảm
 Hiểu được ý nghĩa quan trọng của văn biểu cảm trong cuộc sống con người.
 b. Về kĩ năng:
 Biết phân biệt được biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân 
biệt được các yếu tố đó trong văn bản.
 Biết cách tìm ý, lập ý cho bài văn biểu cảm nói chung
 Biết cách tạo lập văn bản biểu cảm về về một đối tượng trong cuộc sống và 
biểu cảm về một tác phẩm văn học 
 Biết cách viết đúng kiểu bài biểu cảm từ đó hướng tới viết hay những bài 
văn biểu cảm trong cuộc sống
 2. Khả năng áp dụng của sáng kiến.
 Sáng kiến được áp dụng cho các giáo vên giảng dạy bộ môn Ngữ văn trường 
THCS và áp dụng cho các đối tượng học sinh lớp 7, các đội tuyển học sinh giỏi 
môn Ngữ văn 8,9; học sinh giỏi môn KHXH lớp 8.
 Trong thời gian thực hiện sáng kiến bản thân tôi đã trực tiếp vận dụng một 
số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao kĩ năg viết văn biểu cảm qua một số dạng bài 
thường gặp như:
 2.1. Giải pháp 1: 
 *Coi trọng giờ dạy lý thuyết
 Trong các giờ dạy lý thuyết về văn biểu cảm tôi đã tập trung khắc sâu kiến 
thức cho học sinh từ việc hình thành khái niệm thế nào là văn biểu cảm, đặc điểm 
văn bản biểu cảm, đề văn biểu cảm, cách làm bài văn biểu cảm, cách lập ý của bài 
văn biểu cảm, các yếu tố tự sự miêu tả trong văn biểu cảm, nắm được cách làm bài 
văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Cách thực hiện rất đa dạng, song nổi bật là sử 
dụng câu hỏi trắc nghiệm buộc học sinh suy nghĩ, động viên học sinh hào hứng trả 
lời, qua đó nắm vững kiến thức. Cách làm này huy động được tất cả học sinh tham 
gia vào quá trình lĩnh hội, củng cố kiến thức, bởi tất cả đều được suy nghĩ, một số 
trả lời, một số khác nhận xét đánh giá bổ sung hoặc sửa chữa.
 Sau đây là một bài tập đã áp dụng khi giảng dạy (đáp án đúng)
 Bài 1: Thế nào là một văn bản biểu cảm?
 A. Kể lại một câu chuyện cảm động
 B. Bàn luận về một câu chuyện cảm động trong cuộc sống
 C. Là những văn bản được viết bằng thơ
 D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật hiện tượng 
 trong đời sống
 Bài 2: Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm:
 A. Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả và tự sự.
 B. Không có lý lẽ, lập luận.
 C. Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp
 D. Cảm xúc có thể được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp nguyện bộc lộ tình cảm của mình không phải do một sự gò ép nào chọn những đề 
bài có độ mở nhất định, tạo cơ hội cho các em lựa chọn đối tượng phù hợp với cảm 
xúc của mình. Sau đây là một vài đề bài theo cách đó.
 Đề 1: Loài hoa em yêu.
 Đề 2: Cảm nghĩ về một mùa trong năm.
 Đề 3: Cảm nghĩ về một chuyện vui hay chuyện buồn trong tuổi ấu thơ của 
em.
 Đề 4: Phát biểu cảm nghĩ về một người thân yêu.
 Đề 5: Cảm nghĩ về một loài cây em yêu.
 Đề 6: Cảm nghĩ về một bài thơ đã học hay chưa học.
 Qua theo dõi tôi thấy các em đều có ý thức lựa chọn đối tượng phù hợp với 
tình cảm cá nhân. Vì vậy chi tiết thể hiện tự nhiên và tình cảm rất chân thật thậm 
chí còn sâu sắc và cảm động. Đó là những trường hợp lựa chọn đối tượng biểu cảm 
người cha đã mất (đề 4 ) hoặc cây đa nơi trường cũ (đề 5).
 Sau khâu ra đề là việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và tìm ý cho bài văn 
sắp viết. Việc này tôi thường tổ chức cho học sinh tự làm và tự nhận xét đánh giá 
bổ sung cho hoàn chỉnh. Việc phân tích đề phải chỉ ra được thể loại bài văn sẽ việt, 
xác định được đối tượng biểu cảm và định hướng biểu cảm cho bài làm. Việc tìm ý 
phải dựa trên cơ sở hình dung rõ về đối tượng trong mọi trường hợp và cảm xúc 
tình cảm của mình trong các trường hợp đó. Cụ thể:
 Bước 1 : Xác định yêu cầu của đề và tìm ý.
 Phải căn cứ vào các từ ngữ và cấu trúc của đề bài để xác định nội dung, tư 
tưởng, tình cảm mà văn bản sẽ viết cần hướng tới. Từ đó đặt câu hỏi để tìm ý (Nội 
dung văn bản sẽ nói về điềi g? Qua đó cần bộc lộ thái độ tình cảm gì?). 
 Bước 2: Lập dàn ý:
 Bố cục của văn bản biểu cảm gồm ba phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài. Tuy 
nhiên, việc sắp xếp ý để tạo thành một bố cục hoàn chỉnh phụ thuộc vào mạch cảm 
xúc của người viết, thầy cô không thể áp đặt học sinh theo một kiểu nào. Nhưng 
giáo viên sẽ định hướng cho học sinh phần Mở bài, Kết bài thường là những câu 
văn nêu cảm nhận chung hoặc nâng lên thành tư tưởng, tình cảm khái quát. Các ý 
lớn nhỏ trong phần thân bài phải được sắp xếp với diễn biến tâm lí của con người 
trước từng sự việc từng đối tượng.
 Bước 3: Hoàn thành bài văn( viết bài).
 Đây là bước quan trọng. Trên cơ sở dàn bài đã xây dựng, học sinh viết thành 
bài văn hoàn chỉnh. Học sinh cần lưu ý trong quá trình viết bài, phải biết kết hợp 
các phương thức biểu đạt khác nhau( miêu tả, tự sự, nghị luận); đồng thời phải biết 
sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, nói 
quá). Câu văn phải biến hóa linh hoạt (có câu cảm, câu câu cầu khiến, câu dài, 
câu ngắn). Lời văn phải có cảm xúc,từ ngữ giàu hình ảnh giàu sức gợi cảm. 
 Khi viết bài học sinh lựa chọn phương thức biểu cảm thích hợp và đúng 
cách. Nếu là biểu cảm trực tiếp cần chú ý ngữ điệu, từ ngữ trực tiếp biểu lộ cảm 
xúc, sử dụng kiểu câu cảm với những từ cảm thán, sử dụng các phép tu từ đã học. b.3. Hướng dẫn học sinh viết kết bài. 
 Phần kết bài của bài văn biểu cảm dòi hỏi học sinh phải khẳng định lại tình 
cảm của mình đối với đối tượng biểu cảm. Phần này có thể lập ý bằng cách hướng 
tới tương lai, thể hiện niềm tin, niềm mong ước
 Mọi thứ tình cảm, cảm xúc được biểu hiện phải có ý nghĩa giáo dục với 
mình, với người. Ví dụ sau đây là một kết bài như thế: “ Mi Mi là một người bạn 
nhỏ dễ thương của tôi. Cảm ơn bố đã đưa Mi Mi đến với tuổi ấu thơ của tôi, dạy 
tôi hiểu biết về Mi Mi và tình yêu thương của tôi cứ lớn dần theo năm tháng.”
 2.3. Giải pháp 3: Hướng dẫn cách làm bài cụ thể đối với bài văn biểu cảm.
 a. Biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sống.
 a.1. Bản chất, mục đích của biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sống: là 
bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ, đánh giácủa mình trước một đối tượng nào đó trong 
cuộc sống. Nếu không yêu, không gắn bó, không trân trọngvới cuộc sống, con 
người, muôn vật thì khó có thể viết được bài văn chứ chưa nói đến bài văn biểu 
cảm hay.
 a.2. Kĩ năng cần đạt: Học sinh biết bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình về 
con người, đồ vật loài vật bằng những đoạn văn, bài văn biểu cảm cụ thể. Biết 
sống sâu sắc hơn với những gì xung quanh, biết trân trọng những giá trị của cuộc 
sống.
 a.3. Các bước làm bài văn biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sống.
 * Tìm ý: Để tìm ý cho một bài văn biểu cảm trước hết học sinh phải định 
hướng tình cảm chủ đạo với đối tượng biểu cảm. Mỗi bài văn biểu cảm biểu đạt 
một tình cảm chủ yếu, điều này sẽ giúp cho bài viết có trọng tâm và sâu sắc.
 Một trong cách tìm ý hiệu quả học sinh phải biết đặt ra và trả lời câu hỏi
 Ví dụ: Đề bài Cảm nghĩ về dòng sông quê hương.
 + Dòng sông quê em có những đặc điểm gì nổi bật? Hình dáng con sông ra 
sao? Màu nước thế nào? Cảnh vật hai bên bờ có gì đẹp? Những đặc điểm đó gợi 
cho em cảm xúc gì?
 + Dòng sông gắn bó như thế nào với em? Trên dòng sông quê hương, em đã 
có những kỉ niệm nào không thể quên với bạn bè?
 + Dòng sông quê hương gợi cho em nghĩ đến hình ảnh những con người nào 
nơi quê hương yêu dấu hay không?
 + Trong tương lai, em nghĩ dòng sông có thay đổi không? Nếu có, em sẽ vui 
hay buồn?
 Mỗi câu hỏi được cụ thể hóa thành những câu hỏi nhỏ hơn để triển khai ý 
cho bài viết sâu sắc và phong phú. 
 Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, 
người viết có thể hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tương 
lai, tưởng tượng ra ngững tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát vừa suy nghẫm 
vừa thể hiện cảm xúc.
 * Lập dàn ý: + Đoạn văn triển khai theo lối tổng- phân- hợp: Câu nêu ý tổng quát đứng ở 
đầu đoạn, các câu tiếp triển khai ý, câu kết đoạn khái quát, nâng cao ý cả đoạn.
 Khi viết văn biểu cảm, học sinh có thể kết hợp các kiểu đoạn với nhau cho 
bài viết phong phú, linh hoạt. 
 b. Biểu cảm về một tác phẩm văn học
 b.1. Bản chất, mục đích của biểu cảm về tác phẩm văn học.
 Cảm nghĩ về tác phẩm văn học là trình bày những suy nghĩ, cảm xúc, thái độ 
đánh giá của mình về tác phẩm văn học – một bài thơ, một câu chuyện Những 
cảm nghĩ ấy có thể là: cảm xúc về cảnh, về cảnh trong tác phẩm; cảm xúc về tâm 
hồn, số phận nhân vật trong tác phẩm văn học; cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ trong 
tác phẩm văn học; cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm. Điều cốt yếu đối với việc 
phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là học sinh phải có ấn tượng tổng thể về 
tác phẩm, về nhân vật chính hoặc về phong cảnh, tình huống để nói lên ấn tượng 
ấy, cảm xúc và suy nghĩ trên cơ sở ấn tượng ấy.
 b.2 Kĩ năng cần đạt:
 Học sinh có thể viết đoạn văn, bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm 
văn học. Ngoài ra, các em cũng có những cảm nhận riêng, hồn nhiên tinh tế về 
cảnh và người, sự việc trong tác phẩm văn học; cái hay về ngôn từ cũng như thông 
điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm văn học. Tất cả đều hướng các em 
tới việc sống nhân văn hơn, sâu sắc hơn đồng thời biết cách diễn đạt được sự cảm 
nhận của mình. Khi lớn lên các em có thể không cần là nhà phê bình văn học , nhà 
nghiên cứu văn học, nhưng các em có thể đọc sách và hiểu về cái hay của sách, 
có thể nêu cảm nghĩ về một bộ phim, một bức tranh,một cách đúng hướng.
 b.3 Các bước làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
 *Trước hết các em phải hiểu kĩ về tác phẩm ấy: 
 Nhớ về nội dung, bố cục, nhân vật, sự kiện( đối với văn xuôi); thuộc một số 
đoạn văn hay, thuộc thơ. Đây là yêu cầu bắt buộc vì không thể biểu cảm cề một tác 
phẩm văn học nếu không biết tác phẩm ấy có nhân vật nào, kể chuyện gì; có những 
ý thơ, hình ảnh gì
 Học sinh nắm chắc, ghi lại những nội dung cơ bản và nghệ thuật của tác 
phẩm để có được ấn tượng tổng thể về tác phẩm. Nhưng không cần biểu cảm tất cả 
về tác phẩm mà cần tìm những chi tiết , từ ngữ, hình ảnhhay làm mình xúc động, 
suy nghĩ, ám ảnh.. Trong thơ chú ý đến các nhãn tự , còn trong văn, đó là những 
chi tiết nhỏ làm lên nhà văn lớn, một giọt nước mà cho ta thấy cả đại dương.
 Ví dụ: Khi biểu cảm về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh không thể 
không chú ý đến âm thanh tiếng suối, hình ảnh ánh trăng chiếu qua các vòm cây và 
hai chữ chưa ngủ. Trong khi đó bài Rằm tháng giêng, những chữ thể hiện cái hồn 
của bài thơ chính là ba chữ xuân, là hình ảnh con thuyền chở đầy trăng ở cuối bài 
thơ
 Qua những điểm sáng thẩm mĩ đó học sinh có thể hiểu được nội dung cũng 
như nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_giai_phap_ren_ki_nang_viet_van.doc