Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hướng dẫn học sinh THCS khắc phục lỗi diễn đạt trong văn bản viết

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hướng dẫn học sinh THCS khắc phục lỗi diễn đạt trong văn bản viết

Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã và đang được đề cập và bình luận sôi nổi. Điều đổi mới quan trọng nhất là trong giờ học, học sinh đóng vai trò chủ động, giáo viên đóng vai trò chủ đạo, có nghĩa là học sinh phải chủ động, tích cực sáng tạo để tự tìm kiếm và nắm bắt kiến thức; giáo viên là người giúp đỡ, hướng dẫn, gợi mở cho học sinh. Để đạt được mục đích hoạt động đổi mới của phương pháp dạy học môn Ngữ văn, bản thân người giáo viên phải tự tìm tòi phương pháp thích hợp nhằm gây hứng thú cho học sinh.

Trong trường THCS việc viết các bài văn có vai trò rất quan trọng. Các bài viết văn không chỉ đánh giá học sinh về mặt điểm số mà còn rèn luyện tính kiên nhẫn, cách nói năng, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh.

 Hiện nay, nhiều học sinh lơ là trong việc rèn luyện kĩ năng làm văn dẫn đến chất lượng bài làm của học sinh ngày càng bị giảm sút. Tình trạng phổ biến là học sinh yếu kĩ năng làm văn. Hầu hết học sinh mắc lỗi trong việc viết văn từ một đoạn văn ngắn cho đến một bài luận dài với rất nhiều kiểu lỗi.

 

docx 14 trang haihuy29 14/08/2023 9057
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hướng dẫn học sinh THCS khắc phục lỗi diễn đạt trong văn bản viết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN CHUYÊN ĐỀ: “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THCS KHĂC PHỤC LỖI DIỄN ĐẠT KHI LÀM VĂN”
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã và đang được đề cập và bình luận sôi nổi. Điều đổi mới quan trọng nhất là trong giờ học, học sinh đóng vai trò chủ động, giáo viên đóng vai trò chủ đạo, có nghĩa là học sinh phải chủ động, tích cực sáng tạo để tự tìm kiếm và nắm bắt kiến thức; giáo viên là người giúp đỡ, hướng dẫn, gợi mở cho học sinh. Để đạt được mục đích hoạt động đổi mới của phương pháp dạy học môn Ngữ văn, bản thân người giáo viên phải tự tìm tòi phương pháp thích hợp nhằm gây hứng thú cho học sinh.
Trong trường THCS việc viết các bài văn có vai trò rất quan trọng. Các bài viết văn không chỉ đánh giá học sinh về mặt điểm số mà còn rèn luyện tính kiên nhẫn, cách nói năng, bồi dưỡng tâm hồn cho học  sinh.
     Hiện nay, nhiều học sinh lơ là trong việc rèn luyện kĩ năng làm văn dẫn đến chất lượng bài làm của học sinh ngày càng bị giảm sút. Tình trạng phổ biến là học sinh yếu kĩ năng làm văn. Hầu hết học sinh mắc lỗi trong việc viết văn từ một đoạn văn  ngắn  cho đến một bài luận dài với rất nhiều kiểu lỗi.
      Giáo viên giảng dạy Ngữ văn trong trường THCS đã có cố gắng trong việc rèn luyện kĩ năng  cho học sinh nhưng kết quả vẫn chưa  được như mong đợi. Vậy làm gì để có thể củng cố, rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh? Thực hiện được vấn đề này quả không đơn giản, nó đòi hỏi mỗi giáo viên dạy văn phải mất nhiều thời gian và công sức tìm tòi sáng tạo cho mỗi giờ lên lớp. Xuất phát từ thực tế trên nên tôi chọn đề tài “Một số phương pháp hướng dẫn học sinh THCS khắc phục lỗi diễn đạt trong văn bản viết” nhằm giúp học sinh rèn luyện, khắc phục các lỗi về dùng từ , đặt câu và viết đoạn là các nhân tố quan trọng để bài văn của các em được hoàn thiện, sau đó, để các em sử dụng văn phong của mình có hiệu quả trong cuộc sống.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 	
Mục đích của chuyên đề :
1.1.    Vai trò của các bài viết văn trong trường THCS
Văn chương vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, là lĩnh vực để con người hóa thân và thăng hoa. Vì thế nó vô cùng tinh vi và phức tạp. Môn Ngữ văn trong nhà trường là môn khoa học nhân văn. Tuy vẫn mang tính phức tạp của đối tượng nghiên cứu song là một môn học thì nó phải đòi hỏi những chuẩn mực khoa học để đánh giá các hoạt động giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Việc đọc hiểu văn bản là những thao tác đầu tiên của hình thức tập dượt nghiên cứu văn học. Nghiên cứu văn học là để hiểu văn học, đối tượng cụ thể là tác phẩm văn học. “Cơ sở và xuất phát điểm của khoa học văn học là sự đối thoại với các văn bản văn học thông qua hoạt động đọc và hiểu chúng”. Đây cũng là vấn đề được tác giả Trần Đình Sử quan tâm, theo đuổi khá lâu. Trong tạp chí Nhà văn, số 6-2002, GS Trần Đình Sử cho rằng: “Về tác phẩm văn học, nhất thiết phải có khái niệm tác phẩm văn học xây dựng trên cơ sở khái niệm văn bản mà lí luận văn học hiện hành còn thiếu. Ở đó văn bản chỉ được coi như cái vỏ ngôn ngữ bên ngoài. Tác phẩm văn học phải được cắt nghĩa theo lí thuyết tiếp nhận hiện đại”. Như vậy, tư tưởng trở về với văn bản là một luận điểm khoa học khá nhất quán trong phương pháp dạy và học văn của GS. Trần Đình Sử. Cùng với các bộ môn khác góp phần hình thành nhân cách học sinh, môn văn trong trường phổ thông có tầm quan trọng đặc biệt, tác động trực tiếp đến phẩm chất, tư tưởng tình cảm học sinh. Một bài thơ hay, một trích đoạn đặc sắc khắc họa sinh động hình tượng nhân vật, vào và đứng được trong tâm hồn học sinh sẽ trở thành thành lũy, là ngọn hải đăng hướng đạo hành vi, thái độ sống cho các em.
Dạy văn là một hoạt động thuộc phạm trù nghệ thuật, khám phá và chuyển tải cái hay, cái đẹp từ tác phẩm đến học sinh. Mỗi tác phẩm, tùy thể loại, được tuyển chọn trong chương trình sách giáo khoa đều toát lên vẻ đẹp riêng.Tác phẩm văn học mang đặc trưng riêng của cấu trúc tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Đó là một chỉnh thể bao gồm các thành tố nhà văn - văn bản - người đọc tương tác với nhau. Nội dung thẩm mĩ của tác phẩm văn học gắn liền với tầm đón nhận của người đọc. Tiếp nhận văn học tức là đọc hiểu để biến văn bản thành một thế giới hình tượng sinh động và nắm bắt được ý nghĩa của nó.
Cùng với quá trình đọc hiểu văn bản, trong trường phổ thông, học sinh còn phải viết các bài làm văn theo quy định. Việc viết bài của học sinh không chỉ kiểm tra xem các em lĩnh hội kiến thức, khả năng cảm nhận văn chương mà còn rèn khả năng ngôn ngữ, cách diễn đạt. Thông qua các bài làm văn khả năng vận dụng và diễn đạt ngôn ngữ của các em được cải thiện rất nhiều. Như vậy, trong trường phổ thông các bài làm văn giữ vị trí hết sức quan trọng.
  	1.2.     Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:  Đề tài “Một số phương pháp hướng dẫn học sinh THCS khắc phục lỗi diễn đạt trong văn bản viết” chọn đối tượng nghiên cứu là các học sinh lớp 6,7 đang học Trường THCS Phước Thắng.
1.3.     Phương pháp nghiên cứu
     Để thực hiện đề tài, tôi đã chọn các phương pháp nghiên cứu sau: nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu lý thuyết, phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận, thống kê
2. Nội dung chuyên đề :  
2.1.Sơ lược về lỗi diễn đạt
      Có thể hiểu lỗi diễn đạt là các lỗi về dùng từ đặt câu và viết đoạn. Lỗi về dùng từ là dùng từ bị sai về nghĩa hoặc sử dụng từ ngữ mà không đúng chức vụ ngữ pháp của từ. Lỗi đặt câu như đặt câu mà chưa đủ các thành phần, câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ (không phải các câu đặc biệt và các câu theo kiểu biến đổi) Lỗi viết đoạn như: viết đoạn văn mà không thống nhất về nội dung, không đảm bảo tính lô - gíc, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng các phương tiện liên kết để liên kết giữa các câu trong đoạn.
2.2.Các lỗi diễn đạt thường gặp
    Về các lỗi diễn đạt thường gặp, tôi sẽ dẫn các ví dụ trong các bài làm của các em học sinh ở các lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học 2018 – 2019 (6.6, 6.9, 7.1 Trường THCS Phước Thắng).
  	 2.2.1.Lỗi dùng từ
    	a. Lỗi lặp từ
     Lặp từ ở đây không phải phép điệp từ với ý nghĩa nhấn mạnh cũng không tạo ra sự hài hoà cho bài văn, không làm tăng tính biểu cảm mà ngược lại, lặp từ lại làm cho câu văn nặng nề. 
Ví dụ: Nhân dịp Ngày thương binh - liệt sĩ 27/7, em được bố mẹ chở đi thăm nghĩa trang Trường Sơn. Ở đây, em  được gặp một sĩ quan cấp cao và em được trò chuyện với  sĩ quan và được sĩ quan dẫn đi tham quan và thắp hương cho các phần mộ.
    Ở ví dụ trên, người viết đã lặp đi, lặp lại quan hệ từ và đến ba lần nhưng không có ý nghĩa nhấn mạnh cũng không tạo ra sự hài hoà về mặt ngữ âm, không làm tăng tính biểu cảm mà ngược lại, lặp từ lại làm cho câu văn trở nên lủng củng.  Ta viết lại cho đúng bằng cách bỏ bớt từ lặp lại không cần thiết. Ngoài ra, câu trên cũng quá dài, lại diễn đạt rất nhiều các ý khác nhau nên ta có thể tách các vế của câu ấy thành các câu đơn độc lập.
 Sửa lại:
     Nhân dịp Ngày thương binh - liệt sĩ 27/7, em được bố mẹ chở đi thăm nghĩa trang Trường Sơn. Ở đây, em gặp một bác sĩ quan cấp cao trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đã nghỉ hưu.  Em trò chuyện với bác ấy về các phần mộ ở nghĩa trang này. Em cùng bác đi tham quan và thắp hương cho các phần mộ. 
     	 b. Lẫn lộn các từ gần âm
     Lẫn lộn các từ gần âm cũng tạo ra lỗi dùng từ. Các em thường dùng lẫn lộn các từ phát âm gần giống nhau nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ 1: “bản” với từ “bảng” (“ bảng hợp đồng”  ( sai) – “bản hợp đồng” (đúng))
Ví dụ 2: Ông em đã giành được quân chương hạng Nhì trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
       Trong câu văn trên, người viết đã lẫn lộn từ quân chương và huân chương vì chúng phát âm gần giống nhau. Trong thực tế chỉ có từ huân chương chứ không có từ quân chương. Và tất nhiên phải thay từ quân chương bằng từ huân chương. Câu đúng trong trường hợp này là:
   Ông em đã giành được Huân chương Hạng Nhì trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
c. Hiểu sai nghĩa của từ
Ví dụ 1: Mẹ tôi nấu ăn rất ngon. Sáng sáng, tôi thức dậy đã ngửi thấy mùi thơm nồng nặc từ dưới bếp bay lên.
 Ở ví dụ trên, ta thấy có sự đối lập về nghĩa giữa hai từ “thơm” và “nồng nặc”. “Nồng nặc” – mùi khó ngửi với nồng độ cao bốc lên mạnh còn thơm – mùi dễ chịu. “Nồng nặc” đóng vai trò làm phụ ngữ bổ nghĩa cho “thơm”, do vậy, nó không thể có nghĩa trái ngược với “thơm” được. Trường hợp này, các em  đã nhầm lẫn và hiểu sai nghĩa của từ “nồng nặc”.  Và để khắc phục, ta chỉ cần thay “nồng nặc” bằng một từ khác hợp lí đúng với chức năng ngữ pháp của chúng như từ “ngào ngạt”(có mùi thơm lan toả rộng và kích thích mạnh vào khứu giác). 
Câu chuẩn sẽ như sau:
       Mẹ tôi nấu ăn rất ngon. Sáng sáng, tôi thức dậy đã ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt từ dưới bếp bay lên.
      Ví dụ 2: Mái tóc của bà tôi đã bạc phơ nhưng vẫn có nhiều những sợi đen bóng.
      Tương tự như ở ví dụ 1, ta cũng thấy sự đối lập giữa từ “bạc phơ” với cụm từ “vẫn có rất nhiều những sợi đen bóng”. “Bạc phơ” là chỉ mái tóc bạc mà không còn một sợi đen nào. Người viết đã không hiểu rõ nghĩa của từ “bạc phơ”.  Ý người viết là miêu tả mái tóc lấm tấm bạc của bà. Ta có thể sửa lại bằng cách thay từ “ bạc phơ” và bỏ hẳn vế sau.
       Như vậy, câu đúng sẽ là:
                               Mái tóc của bà tôi đã lấm tấm bạc.
       Ví dụ 3: Những lời thơ kiên cường, sắt đá nhưng không kém phần vui tươi của bài thơ“ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cứ vang vọng mãi trong tâm trí tôi.
       Trong câu văn trên, người viết đã dùng sai từ kiên cường, sắt đá. Kiên cường, sắt đá là những từ ngữ chỉ phẩm chất người không thể dùng để nói về tính chất của lời thơ. Ta sẽ thay các từ ngữ phù hợp với tính chất lời thơ của bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”  như xúc tích, giản dị.
      Câu chính xác là:
       Những lời thơ xúc tích, giản dị nhưng không kém phần vui tươi của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cứ vang vọng mãi trong tâm trí tôi.
2.2.2. Lỗi đặt câu
     Các em không chỉ dùng từ sai mà còn viết câu chưa chuẩn. Các lỗi thường gặp khi đặt câu như: Ví dụ :
     Nhân dịp được bố mẹ chở đi thăm nghĩa trang liệt sĩ, được gặp một sĩ quan cấp cao và em được trò chuyện thăm hỏi sĩ quan và được sĩ quan dẫn đi quan sát thấy những người nhà đi viếng mộ những anh hùng liệt sĩ
a.     Câu thiếu chủ ngữ:
         Như ta đã biết, chủ ngữ thường trả lời cho những câu hỏi: ai ? con gì? Cái gì? nhưng trong một số trường hợp, chủ ngữ lại không trả lời cho những câu hỏi đó (lưu ý không phải câu rút gọn và câu đặc biệt). Những trường hợp như trên, người viết đã viết câu thiếu thành phần chính chủ ngữ.
     Ví dụ: Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
       Đây là một ví dụ không xác định được chủ ngữ vì (không biết ai cho thấy).
   Ta có thể sửa lại để câu có đầy đủ thành phần bằng các cách:
 Cách 1: Thêm chủ ngữ vào câu :
    Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”, tác giả cho thấy Dế Mèn biết phục thiện..
-         Cách 2 : Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bỏ từ “Qua”
      Ttruyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
b.     Câu thiếu vị ngữ:
     Vị ngữ thường trả lời cho những câu hỏi : Làm sao ? Như thế nào? Tại sao?.. Tuy vậy, ở một số câu lại chưa có thành phần trả lời cho những câu hỏi như vậy.  Đây là những câu thiếu vị ngữ ((lưu ý không phải câu rút gọn và câu đặc biệt).
   Ví dụ: Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
       Đây mới chỉ là một cụm danh từ mà danh từ trung tâm là “hình ảnh Thánh Gióng” và phụ ngữ là cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù .
       Ta có thể khắc phục lỗi sai bằng các cách sau:
-         Cách 1:  Thêm vị ngữ cho câu. Câu trên thiếu câu trả lời cho câu hỏi như thế nào, làm sao? .Ta sẽ thêm các câu trả lời cho những câu hỏi ấy.
        “Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc (em, tôi, chúng ta..)”.
-         Cách 2:  Biến cụm danh từ đã cho thành một bộ phận cụm  chủ -vị:
         “Em rất thích Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù”.
c.      Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
   Ví dụ: Mỗi khi đọc lại văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê.
     Đây là một ví dụ chưa thành câu vì thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ nhưng không phải câu đặc biệt, không phải trường hợp rút gọn câu, cũng không phải là trạng ngữ được tách thành câu riêng mà cụm từ trên chỉ là thành phần trạng ngữ chỉ thời gian do người viết lẫn lộn với đơn vị câu. Ta có thể thêm chủ ngữ và vị ngữ để thành câu hoàn chỉnh.
    “Mỗi khi đọc lại văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tôi lại cảm thấy thương cho hoàn cảnh của hai anh em Thành và Thuỷ”.
d.     Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu
     Ví dụ: Nga đi vào thấy tôi đọc nhật kí của mình tức lắm giành ngay quyển sách từ tay tôi và hét to sao bạn quá đáng thế, đây là bí mật của tớ mà.
         Ta thấy bộ phận trong câu trên sẽ khiến người đọc hiểu lầm rằng đó là miêu tả trạng thái của “tôi” khi đọc nhật kí của Nga (chủ ngữ)  thì “tức lắm”. Nhưng thực ra đó là trạng thái của Nga (chủ ngữ)  khi thấy bạn đã đọc những dòng tâm sự riêng tư của mình. Như vậy, câu sai về mặt ngữ nghĩa.
      Ta có thể sửa lại câu trên cho chính xác để người đọc khỏi hiểu lầm bằng cách thêm các quan hệ từ và các dấu câu cho thích hợp như sau:
       Nga đi vào thấy tôi đọc nhật kí của mình  thì tức lắm liền giành ngay quyển sách từ tay tôi và hét to sao bạn quá đáng thế ! Đây là bí mật của tớ mà.
2.2.3 . Lỗi về sử dụng quan hệ từ
      Trong một số tình huống, các em mắc một số lỗi về quan hệ từ. Các lỗi này sẽ làm cho câu văn lủng củng, ý diễn đạt không rõ ràng. Một số lỗi về sử dụng quan hệ từ như:
a.     Thiếu quan hệ từ
Ví dụ: 	Tôi anh đôi người xa lạ
                    Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
(Chính Hữu)
       Ở câu thơ trên, người viết đã dùng thiếu quan hệ từ chỉ sự tập hợp “với”. Ta chỉ cần thêm quan hệ từ “với” để câu hoàn chỉnh.
                                   Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
(Chính Hữu)
b.     Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
Ví dụ: Mặc dù, các chiến sĩ lái  những chiếc xe không có kính nên “mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” và các anh vẫn không quản ngại, vẫn“tiếp tục lái trăm cây số nữa.
      Ví dụ trên là một trường hợp về dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa bởi lẽ các vế câu có quan hệ tương phản với nhau về mặt ý nghĩa cho nên không thể dùng quan hệ từ “và” nối các vế câu và đặc biệt quan hệ từ mặc dù cũng không thể đi kèm thành cặp với quan hệ từ “và”. Như vậy, ta phải thay từ và bằng từ nhưng hoặc từ tuy vậy để tạo nên sự đối lập giữa các vế câu.
    Câu đúng:
     Mặc dù, các chiến sĩ lái  những chiếc xe không có kính nên “mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” nhưng các anh vẫn không quản ngại, vẫn“tiếp tục lái trăm cây số nữa”.
c.      Thừa quan hệ từ
      Ở trường hợp này, câu bị thừa quan hệ từ đặc biệt là thừa những quan hệ từ đứng ở đầu câu đã dẫn đến một hệ quả là câu sai vì câu không có thành phần chủ ngữ.
  Ví dụ 1: Đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.
 Ví dụ 2:   Như mỗi chúng ta đều rất hạnh phúc vì được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của bố mẹ.
       Các câu đã cho thiếu chủ ngữ vì quan hệ từ Đối với  và Như ở đầu câu đã biến chủ ngữ thành một thành phần khác (trạng ngữ).  Để những câu văn này được hoàn chỉnh, cần bỏ quan hệ từ Đối với và Như đi.
 Câu đúng:    
 Ví dụ 1:     
         Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.
   Ví dụ 2:     
     Mỗi chúng ta đều rất hạnh phúc vì được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của bố mẹ.
d.     Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết:
        Trong bài làm của các em, có một số câu dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. Không có tác dụng liên kết nghĩa là bộ phận kèm theo quan hệ từ đó không liên kết với một bộ phận nào khác.
 Ví dụ: Vì sức khỏe yếu đi nhưng ông vẫn hăng hái trong công tác.
    Như vậy, quan hệ từ Vì ở ví dụ trên không liên kết với các bộ phận khác trong câu. Để câu thực sự có tính liên kết giữa các bộ phận, ta sẽ thay quan hệ từ vì bằng từ tuy hoặc mặc dù.
    Câu đúng
        Mặc dù sức khỏe yếu đi nhưng ông vẫn hăng hái trong công tác.
2.2.4. Lỗi lô-gíc
        Đó là các lỗi có liên quan đến tư duy (lô-gíc) của người nói và người viết.
Ví dụ 1: Phương Định là cô gái xinh đẹp nên rất dũng cảm.
         Trong câu này, nên là môt quan hệ từ nối các vế có mối quan hệ nhân- quả. Giữa Phương Định xinh đẹp với  rất dũng cảm không có mối quan hệ đó.
 Sửa lại bằng cách thay quan hệ từ nên bằng quan hệ từ và. Hoặc thêm cặp quan hệ từ có tính chất đối lập không những – mà còn tạo thành câu ghép có quan hệ tương phản.
 Câu đúng:
-          Phương Định là cô gái xinh đẹp và rất dũng cảm.
-         Phương Định không những là cô gái xinh đẹp mà cô ấy còn rất dũng cảm.
Ví dụ 2: Nguyễn Khuyến, Lưu Trọng Lư, Hữu Thỉnh và Sang thu đều viết về mùa thu và đều để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.
     Đây là mẫu câu có kiểu kết hợp “ A, B và C”(các yếu tố có mối quan hệ đẳng lập với nhau) thì A, B, C phải là những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng.  Nguyễn Khuyến, Lưu Trọng Lư, Hữu Thỉnh và Sang thu không cùng trường từ vựng. Nguyễn Khuyến, Lưu Trọng Lư, Hữu Thỉnh là tác giả còn Sang thu là tác phẩm. Vì thế, các ý ở câu ở trên đã không quan hệ lô –gic với nhau. Cách sửa như sau: Bỏ từ Sang thu.
Câu đúng:  Nguyễn Khuyến, Lưu Trọng Lư, Hữu Thỉnh đều là tác giả của những bài thơ thu làm nức lòng độc giả.
2.2.5. Lỗi viết đoạn
        Một đoạn văn được xây dựng theo đúng quy tắc phải đạt được các yêu cầu như tập chung diễn đạt một nội dung, có câu chủ đề ,có thể trình bày theo một trong các cách diễn dịch, qui nạp hoặc song hànhTuy vậy, một số em vẫn chưa biết cách trình bày đoạn văn, tức là các em trình bày đoạn văn mà không đảm bảo các yêu cầu trên.
Ví dụ 1: Nhân dịp được bố mẹ chở đi thăm nghĩa trang liệt sĩ, được gặp một sĩ quan cấp cao và em được trò chuyện thăm hỏi sĩ quan và được sĩ quan dẫn đi quan sát thấy những người nhà đi viếng mộ những anh hùng liệt sĩ. Khi ấy, em gặp được một người đồng đội của một chiến sĩ nào đó đang đứng trước mộ của đồng đội thắp hương và đọc bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. khi đó, em đã rất ngạc nhiên và rất muốn được nói chuyện với bác ấy và em chạy đến và hỏi chuyện bác.
     Đoạn văn trên mắc rất nhiều lỗi. Câu thứ nhất, em đã không sử dụng từ ngữ xưng hô trong cụm từ “được sĩ quan dẫn đi”, đặc biệt hơn, em còn thiếu cả phụ ngữ cho động từ “đi”. Trong trường hợp này, phải viết“được bác sĩ quan dẫn đi xem”.  Em cũng viết thiếu cả quan hệ từ “và” . Câu 2, em lại bị thừa quan hệ từ và ; từ và cũng bị lặp lại ba lần mà không có ý nhấn mạnh. Bên cạnh đó, đoạn văn còn sử dụng dấu câu không hợp lí. Tất cả những lỗi trên đã tạo cho một đoạn văn rời rạc.
    Ta khắc phục các lỗi trên bằng cách thêm một số từ ngữ để dẫn dắt tạo sự liên kết, sử dụng các dấu câu cho phù hợp, bỏ bớt các từ ngữ không cần thiết. Sau đây là đoạn văn được sửa lại hoàn chỉnh.
      Nhân dịp Ngày thương binh, liệt sĩ 27/7, em được bố mẹ chở đi thăm nghĩa trang Trường Sơn. Ở đây, em gặp một bác sĩ quan cấp cao trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đã nghỉ hưu.  Em trò chuyện với bác ấy về các phần mộ ở nghĩa trang này. Em cùng bác đi tham quan và thắp hương cho các phần mộ.  Từ phía xa, em nhìn thấy một bác lính già chắc cũng đã nghỉ hưu đang đứng thắp hương cho đồng đội mình. Đến gần một chút, em nghe thấy bác đang đọc bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. khi đó, em rất ngạc nhiên nên đã chạy đến gần và xin phép  được hỏi chuyện bác. Qua câu chuyên, em biết được bác là một trong những người lính lái xe được nói tới trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Ví dụ 2:
        Mẹ là người quan tâm nhất đến tôi và cũng là người tôi yêu thương nhất, mang ơn nhất trên đời, mẹ tôi có khuôn mặt đẹp, có làn da trắng, có khuôn mặt tròn, phúc hậu, đôi mắt long lanh và những nếp

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_huong_dan_hoc_sinh.docx