Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5
Trong nhà trường tiểu học, môn Tiếng Việt giữ vị trí là môn học trung tâm, môn học công cụ. Môn Tiếng Việt giúp học sinh phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc,viết) trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về Tiếng việt, tạo cho các em năng lực sử dụng Tiếng việt một cách có hiệu quả. Thông qua hoạt động dạy Tiếng việt, rèn cho các khả năng tư duy và những phẩm chất đạo đức cần thiết. Đọc là kĩ năng cơ bản và cần thiết đối với những người đi học. Đọc tốt giúp học sinh chiếm lĩnh được ngôn ngữ để làm công cụ giao tiếp, học tập và tư duy. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Tập đọc còn giúp học sinh hình thành thói quen và phương pháp làm việc với sách, làm giàu vốn tri thức về ngôn ngữ, văn học và đời sống của mình. Biết đọc là con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần. Từ đây, họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Đặc biệt, khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy được năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm hồn.
Tuy phân môn tập đọc có vị trí quan trọng như vậy nhưng thực tế giảng dạy ở Tiểu học hiện nay vẫn còn có nhiều hạn chế. Giờ học thường đơn điệu, khô khan; Về phía học sinh thì một số em cũng chưa đạt được yêu cầu như: đọc sai âm đầu, vần, sai dấu thanh, đọc tự do chưa thể hiện được giọng điệu, ngữ điệu phù hợp với nội dung văn bản, chưa yêu thích môn Tiếng Việt nói chung, phân môn tập đọc nói riêng và chưa ham đọc sách. Về phía giáo viên phần lớn còn một số khó khăn khi dạy Tập đọc: giáo viên chưa biết làm thế nào để các em đọc đúng, đọc diễn cảm; làm thế nào để các em yêu thích giờ tập đọc và yêu thích sách, ham đọc sách.Vậy cần dạy bài tập đọc với giọng như thế nào cho hay, làm thế nào để sửa lỗi phát âm cho học sinh, làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, hay hơn, làm thế nào để các em hiểu văn bản đọc . Đó chính là những băn khoăn, thắc mắc của giáo viên Tiểu học nói chung và bản thân tôi dạy lớp 5 nói riêng. Với lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5" để học sinh đọc tốt, nắm vững nội dung bài, yêu thích phân môn tập đọc, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học .
MỤC LỤC Mục Nội dung Trang Phần I Mở đầu 2 1 Lí do chọn đề tài 2 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Phương pháp nghiên cứu 3 Phần II Nội dung 3 1 Cơ sở lí luận 3 2 Thực trạng 5 3 Các giải pháp thực hiện 7 4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 15 Phần III Kết luận, kiến nghị 16 1 Kết luận 16 2 Kiến nghị 17 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong nhà trường tiểu học, môn Tiếng Việt giữ vị trí là môn học trung tâm, môn học công cụ. Môn Tiếng Việt giúp học sinh phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc,viết) trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về Tiếng việt, tạo cho các em năng lực sử dụng Tiếng việt một cách có hiệu quả. Thông qua hoạt động dạy Tiếng việt, rèn cho các khả năng tư duy và những phẩm chất đạo đức cần thiết. Đọc là kĩ năng cơ bản và cần thiết đối với những người đi học. Đọc tốt giúp học sinh chiếm lĩnh được ngôn ngữ để làm công cụ giao tiếp, học tập và tư duy. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Tập đọc còn giúp học sinh hình thành thói quen và phương pháp làm việc với sách, làm giàu vốn tri thức về ngôn ngữ, văn học và đời sống của mình. Biết đọc là con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần. Từ đây, họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Đặc biệt, khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy được năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm hồn. Tuy phân môn tập đọc có vị trí quan trọng như vậy nhưng thực tế giảng dạy ở Tiểu học hiện nay vẫn còn có nhiều hạn chế. Giờ học thường đơn điệu, khô khan; Về phía học sinh thì một số em cũng chưa đạt được yêu cầu như: đọc sai âm đầu, vần, sai dấu thanh, đọc tự do chưa thể hiện được giọng điệu, ngữ điệu phù hợp với nội dung văn bản, chưa yêu thích môn Tiếng Việt nói chung, phân môn tập đọc nói riêng và chưa ham đọc sách. Về phía giáo viên phần lớn còn một số khó khăn khi dạy Tập đọc: giáo viên chưa biết làm thế nào để các em đọc đúng, đọc diễn cảm; làm thế nào để các em yêu thích giờ tập đọc và yêu thích sách, ham đọc sách...Vậy cần dạy bài tập đọc với giọng như thế nào cho hay, làm thế nào để sửa lỗi phát âm cho học sinh, làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, hay hơn, làm thế nào để các em hiểu văn bản đọc ... Đó chính là những băn khoăn, thắc mắc của giáo viên Tiểu học nói chung và bản thân tôi dạy lớp 5 nói riêng. Với lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5" để học sinh đọc tốt, nắm vững nội dung bài, yêu thích phân môn tập đọc, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học . 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu thực trạng về việc dạy học Tiếng Việt lớp 5 phân môn tập đọc. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi dạy và học Tiếng Việt ở lớp 5 phân môn Tập đọc . Tìm ra một số giải pháp đạt hiệu quả cao phù hợp với từng đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 5. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu chương trình phân môn tập đọc lớp 5. - Nghiên cứu về một số giải pháp và cách phụ đạo học sinh đọc yếu để rèn kĩ năng đọc cho học sinh. - Tổng kết, rút ra một số bài học sinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu đề tài để giúp các đồng chí giáo viên có kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy phân môn Tập đọc. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tài liệu qua các đầu sách tham khảo, trên mạng Internet. Tài liệu sách, báo. Tạp chí giáo dục tiểu học. - Phương pháp nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận: Điều tra tình hình thực tế học sinh trong nhà trường. Thông qua dự giờ, thăm lớp, trao đổi với đồng nghiệm về những thuận lợi, khó khăn khi dạy Tập đọc. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tổng hợp điều tra mức độ học sinh đọc bài trong các giờ học. Kiểm tra việc học tập của học sinh để phân loại học lực của học sinh. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng bảng biểu đối chiếu, xử lý số liệu, so sánh số liệu. PHẦN II. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Tập đọc là phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông. Phương pháp dạy tập đọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học. Nó liên quan mật thiết với một số vấn đề của ngôn ngữ học như chính âm, chính tả, chữ viết, ngữ điệu, vấn đề nghĩa của từ, của câu, đoạn, bài...Có nhiều định nghĩa về đọc và mỗi định nghĩa thường nhấn mạnh những khía cạnh khác nhau của đọc, trong đó có một định nghĩa rất phù hợp với học sinh tiểu học, đó là: Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng hình thức chữ viết sang lời nói có âm thanh thông hiểu. Ứng với hình thức đọc thành tiếng là quá trình chuyển trực tiếp chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm). Đây là một định nghĩa rất phù hợp với việc giảng dạy bộ môn tập đọc ở bậc Tiểu học. Muốn dạy cho học sinh có kĩ năng đọc tốt, người giáo viên tiểu học phải xác định được yêu cầu và nhiệm vụ quan trọng của môn phân môn Tập đọc. Nhiệm vụ quan trọng nhất là phải hình thành năng lực đọc của học sinh, đó là: 1. Đọc đúng. 2. Đọc nhanh (Đọc lưu loát, trôi chảy). 3. Đọc có ý thức (Thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu). 4. Đọc diễn cảm. Qua việc dạy phân môn Tập đọc còn giáo dục học sinh lòng ham mê đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách, làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. Tập đọc ở tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ tập đọc học thuộc lòng, học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thú và để lại một vốn văn học đáng kể cho các em. Cũng thông qua các bài văn học sinh học được hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc. Phân môn tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mỹ cảm, học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước các đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương. Môn này có thể rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng và cả tư duy logic. Giờ tập đọc, ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho học sinh tìm đại ý để phát triển óc tổng hợp, tìm bố cục để phát triển óc phân tích. Ngoài ra, học sinh còn được rèn luyện óc tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ. Muốn thực hiện tốt những điều trên, mỗi giáo viên cần nắm vững phương pháp dạy cũng như quy trình cơ bản để dạy tốt phân môn Tập đọc. *Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm: - Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (Nghe- nói- đọc- viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy . - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. - Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. * Mục tiêu cụ thể của phân môn Tập đọc lớp 5: - Học sinh phát âm đúng - Đọc ngắt nghỉ hợp lí - Biết đọc nhấn giọng các từ ngữ quan trọng trong câu (từ ngữ gợi tả, gợi cảm, từ ngữ “chìa khóa” làm nổi bật ý chính, ...). - Biết thể hiện ngữ điệu (thay đổi về tốc độ đọc, về cao độ, cường độ, trường độ, ...) phù hợp với từng loại câu ( câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến). - Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả với lời nhân vật. -Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong văn bản hay thái độ, cảm xúc của tác giả (vui, buồn, trang nghiêm, giận dữ, ...). - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong văn cảnh, nắm được nội dung các câu, ý chính của đoạn và nội dung bài. - Có khả năng trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung từng đoạn hay toàn bài đọc, phát biểu ý kiến về một nhân vật hay một vấn đề trong bài tập đọc. - Làm giàu và tích cực hóa vốn từ, vốn diễn đạt. - Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, cung cấp mẫu để hình thành một số kĩ năng phục vụ đời sống và học tập của bản thân. - Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản. - Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn và trách nhiệm đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, lòng vị tha nhân hậu. - Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu. - Hình thành lòng ham đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của Tiếng Việt và tình yêu Tiếng Việt. 2. THỰC TRẠNG: Trong chương trình Tập đọc lớp 5: một tuần là hai tiết tập đọc, trong các tiết tập đọc đều gắn liền với chủ điểm của tuần, mỗi bài là một nội dung cụ thể giáo dục học sinh về cách hiểu cách sống qua từng nhân vật hay lời dạy của bài đọc. Sách giáo viên đã hướng dẫn cho giáo viên mục đích yêu cầu chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy đặc biệt là đưa ra một phương án dạy học với đầy đủ quy trình, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học cho giáo viên tham khảo tuy nhiên chỉ ở mức độ chung nhất. Vì vậy để dạy tiết tập đọc phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của từng lớp đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên và học sinh. a. Về giáo viên: Có đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, tất cả các giáo viên luôn nhận thức đúng về vị trí, vai trò của phân môn Tập đọc lớp 5. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có năng lực và kinh nghiệm dạy học. Ban giám hiệu luôn quan tâm chỉ đạo sát sao công tác chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học, bài học nào cũng được các cô truyền đạt đầy đủ, chính xác. Tuy nhiên nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến phân môn Tập đọc, việc giáo viên vận dụng đổi mới phương pháp vào dạy học Tập đọc còn chậm, còn mang tính máy móc, áp dụng biện pháp đặc thù để gợi mở chưa đạt hiệu quả do: - Công tác chuẩn bị của giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo viên, chưa đầu tư đúng mức vào việc chuẩn bị bài dạy trên lớp. Các đồng chí thường bỏ qua công tác chuẩn bị đồ dùng dạy học và các phương tiện hỗ trợ để tiết Tập đọc thêm sinh động. - Tiến trình giảng dạy trên lớp của giáo viên chỉ là giải quyết các bài tập theo các hình thức tổ chức đã được hướng dẫn trong sách giáo viên chứ chưa có sự tìm tòi sáng tạo và vận dung linh hoạt, nên chưa sát với đối tượng học sinh. Việc giới thiệu tên bài để tạo hứng thú học tập cho học sinh chưa được giáo viên coi trọng. Quá trình hướng dẫn cho học sinh đọc giáo viên chưa quán xuyến đến tất cả các đối tượng vì hầu như trong giờ học chỉ có những học sinh khá, giỏi được làm việc tích cực, những học sinh yếu và trung bình ít được chú ý nên các em càng trở nên rụt rè, nhút nhát. - Giáo viên thường hay lướt qua kĩ năng đọc của học sinh, thường giáo viên hay nhận xét thay cho học sinh. - Giọng đọc của giáo viên: Đôi khi giáo viên vẫn chưa quan tâm đến giọng đọc của mình, đọc vẫn chưa hay đối với bài văn, chưa diễn cảm đối với bài thơ. b. Đối với học sinh: Qua dự nhiều giờ tập đọc, tôi quan sát thấy tư thế ngồi học, cách cầm sách đọc của nhiều em không đúng. Có em ngồi cúi sát mắt xuống sách, có em khi đứng dậy đọc thì lúng túng, cầm quyển sách che hết khuôn mặt. Khả năng đọc diễn cảm của học sinh còn rất hạn chế, mỗi lớp chỉ có rất ít số học sinh có thể đọc diễn cảm tốt. Các em chưa phân biệt cách đọc các loại hình văn bản nghệ thuật (thơ, văn miêu tả, kịch), văn bản phi nghệ thuật (bản tin, thông báo). Việc hiểu nghĩa từ, nắm nội dung bài đọc của học sinh cũng rất hạn chế. Trong việc tìm ý của đoạn hoặc ý của bài học sinh cũng rất lúng túng nhiều khi học sinh chỉ biết đọc lại nguyên văn bản mà không biết diễn đạt theo ý hiểu của mình. Từ thực tế giảng dạy và tìm hiểu tôi rút ra được một số nguyên nhân dẫn đến học sinh đọc yếu như sau: - Do cách phát âm theo phương ngữ, thường phát âm lệch chuẩn, cụ thể các em thường mắc lỗi sau: + Các lỗi phụ âm đầu: s/x. Ví dụ: bổ sung / bổ xung; tr / ch .Ví dụ : chiến tranh / chiến chanh... + Các lỗi về thanh: Các em đọc còn nhầm lẫn giữa thanh ngã và thanh sắc. Ví dụ: suy nghĩ/ suy nghỉ; dễ dàng / dể dàng... + Do các em chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu, chưa biết nhấn giọng, lên giọng hạ giọng những từ cần thiết. + Do các em lười đọc sách không chịu khó rèn đọc. + Do vốn từ ngữ của các em còn quá ít ỏi, chưa hiểu hết nghĩa của các từ, cụm từ trong bài đọc, chưa nắm được nội dung bài đọc nên khi đọc các em chưa bộc lộ được cảm xúc của bài đọc qua giọng đọc. * Những năm gần đây tôi được nhà trường liên tục phân công phụ trách lớp 5. Trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm hiểu và ghi lại những lỗi phổ biến, lỗi sai cơ bản của học sinh khi đọc bài. Từ chỗ các em học sinh đọc sai văn bản dẫn đến các em hiểu sai nội dung văn bản. Thời điểm giữa học kì II năm học 2017-2018 tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát kĩ năng đọc của tất cả các em học sinh trong lớp 5B trường tiểu học Hà Ninh. Kết quả khảo sát như sau: Kết quả Sĩ số Đọc diễn cảm tốt Đọc trơn tốt Đọc chưa trôi chảy Đọc nhỏ, phát âm sai (s/x; tr/ch) SL % SL % SL % SL % 36 8 22,2 19 52,9 6 16,6 3 8,3 Qua kết quả khảo sát ta thấy tỉ lệ học sinh đọc diễn cảm tốt còn thấp, trong khi vẫn còn 8,3% học sinh phát âm sai. Đối với lớp 5 thì chất lượng đọc văn bản như vậy chưa tốt. Xuất phát từ lí do trên, với sự băn khoăn trăn trở làm thế nào để góp phần nâng cao chất lượng đọc cho các em, làm thế nào để học sinh đọc đúng, nhanh hơn, diễn cảm hơn, những gì các em đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em tôi đã tìm ra các nguyên nhân để từ đó đề ra các giải pháp góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập ở học sinh. III.CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Giải pháp 1: Giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình phân môn tập đọc lớp 5. Phải nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa, người giáo viên mới xác định đúng mục tiêu dạy học, nội dung và phương pháp dạy từng bài cụ thể. Chương trình đối với phân môn Tập đọc lớp 5 như sau: Thời gian học: Học kì 1: 18 tuần Học kì 2: 17 tuần Phân môn tập đọc gồm 62 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 46 bài văn xuôi (4 bài là trích đoạn kịch), 18 bài thơ (có 4 bài ca dao ngắn được dạy trong cùng một tiết), phân môn tập đọc ở lớp 5 tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm là kĩ năng bắt đầu được rèn luyện từ lớp 4. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 được xây dựng theo hai trục là chủ điểm và kĩ năng, trong đó chủ điểm được lấy làm khung cho cả cuốn sách, còn kĩ năng được lấy làm khung cho từng tuần, từng đơn vị học. Tiếng Việt 5 gồm 10 đơn vị học, mỗi đơn vị học ứng với một chủ điểm, học trong 3 tuần (trừ chủ điểm Vì hạnh phúc con người học trong 4 tuần). Các chủ điểm gần gũi với thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh các em. Khi đã xác định được nội dung cần dạy là gì; kết quả sau mỗi tiết dạy học sinh cần đạt được những gì? thì giáo viên sẽ xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của lớp và phải đảm bảo được mục tiêu của tiết dạy. Đối với giáo viên cần dành nhiều thời gian, tâm huyết cho việc chuẩn bị giờ dạy trên lớp, nghiên cứu thật sâu bài dạy, chuẩn bị đồ dùng dạy chu đáo, đầy đủ trước khi lên lớp. - Dự kiến cách đọc (Tình huống xảy ra). - Cần tham khảo tài liệu về chương trình Tiểu học. - Không ngừng tự bồi dưỡng tích luỹ vốn tri thức kinh nghiệm giảng dạy. - Cần sáng tạo vận dụng hình thức trong dạy học. - Rèn luyện nhiều kỹ năng (nghe- nói- đọc- viết). + Tìm hiểu đối tượng ngay từ ngày đầu nhận lớp để có biện pháp cụ thể cho từng em học sinh. 2. Giải pháp2: Giáo viên cần có kĩ năng đọc đúng, đọc hay. Kĩ năng đọc là mục đích cuối cùng chúng ta muốn có ở học sinh sau mỗi giờ học. Những kĩ năng này trước hết phải có ở giáo viên. Để khắc phục được lỗi do phát âm sai, trước hết là người giáo viên, tôi luôn luyện phát âm, luyện giọng đọc của mình thật chuẩn để học sinh phát âm theo bởi lẽ giọng đọc của giáo viên trong giờ tập đọc là rất quan trọng trong việc thành công của tiết dạy. Hằng ngày, tôi luyện đọc bằng cách đọc các bài tập đọc thật kĩ, thậm chí đọc cho đến thuộc bài tập đọc để có được cách đọc hợp lí nhất. Khi đọc mẫu các bài văn, bài thơ, tôi luôn phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải tạo điều kiện cho học sinh lưu ý đến những từ ngữ mà các em dễ đọc sai. Ở lớp 5, đọc mẫu của giáo viên cần được cân nhắc kĩ nhằm phát huy sự sáng tạo về cách đọc của học sinh. Để học sinh đọc diễn cảm được một văn bản, trước hết giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. Muốn vậy, giáo viên cần đọc mẫu bằng cách: + Đọc từ, cụm từ: Việc đọc đúng từ, cụm từ nhằm sửa phát âm sai, điều chỉnh cách đọc cho đúng, cách ngắt, nghỉ hơi cho hợp lí. Giáo viên thường gợi ý cho học sinh tự sửa hoặc nhờ bạn bè sửa giúp, nhưng học sinh cũng cần được giáo viên hướng dẫn cụ thể, được nghe giáo viên đọc mẫu thật chính xác để học sinh học đọc một cách trực quan và sinh động nhất (nhất là với những học sinh còn đọc chậm, yếu). Ví dụ: Bài " Chú đi tuần" (TV 5 Tập 2 trang 51) Gió hun hút/ lạnh lùng Trong đêm khuya/ phố vắng Súng trong tay im lặng Chú đi tuần/ đêm nay + Đọc câu, đoạn: - Khi hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm, đôi lúc giáo viên cũng cần đọc mẫu câu, đoạn để học sinh học đọc qua cảm nhận bằng tai. kết hợp đọc mẫu với biện pháp gợi mở, "nêu vấn đề", giáo viên sẽ kích thích được tư duy sáng tạo và tích cực hóa hoạt động của học sinh trong qua trình luyện đọc. Bài : Phong cảnh Đền Hùng (TV 5 Tập 2 trang 68) Trước đền,/ dòng chữ vàng/ Nam quốc sơn hà/ uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.// Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững/ chắn ngang bên phải/ đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.// + Đọc toàn bài: Giáo viên chỉ đọc mẫu toàn bài sau khi học sinh đã đọc đúng và rõ ràng, tạo hứng thú để học sinh tìm hiểu bài và đọc diễn cảm, từ đó phát huy khả năng đọc của từng học sinh. Tóm lại: Muốn đọc đúng, đọc hay bản thân tôi luôn phải tìm tòi qua các loại sách báo, các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên nắm vững phần ngữ âm để dạy cho học sinh bởi tôi hiểu muốn rèn cho học sinh đọc đúng đọc hay thì điều đầu tiên là giáo viên phải đọc đúng, có sức hấp dẫn với học sinh. 3. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng. 3.1. Đọc đúng từ, cụm từ: Khi dạy Tập đọc, tôi nhận thấy nhiều học sinh còn đọc sai từ, cụm từ. Vì vậy, việc đầu tiên của đọc đúng là tìm ra những từ, cụm từ mà học sinh dễ sai bằng cách cho học sinh phát hiện từ, cụm từ, giáo viên ghi bảng rồi hướng dẫn học sinh luyện đọc. Giáo viên nghe học sinh đọc, sau đó nhận xét, gợi ý, hướng dẫn học sinh về cách phát âm, giúp học sinh hiểu nghĩa của từ để đọc cho đúng. Ví dụ: Bài: “Kì diệu rừng xanh " (TV 5 Tập 1/ 75) - loanh quanh, lúp xúp, gọn ghẽ (luyện đọc đúng âm đầu, vần). - Kiến trúc tân kì, vương quốc những người tí hon, giang sơn vàng rợi (luyện đọc đúng cụm từ). Bài: "Đất Cà Mau" (TV 5 Tập 1/ 89) - gió, dông, san sát (luyện đọc đúng phụ âm đầu). - rạn nứt, phập phều, thẳng đuột (luyện đọc đúng vần). - quây quần thành chòm, mũi đất cuối cùng, đất nẻ chân chim (luyện đọc đúng cụm từ). 3.2. Đọc đúng câu, đoạn: Khi hướng dẫn học sinh đọc một văn bản, thông thường giáo viên hướng dẫn, gợi ý hoặc “tạo tình huống” để học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc đúng, đọc diễn cảm. Khi học sinh đã đọc đúng từ ngữ, giáo viên hướng dẫn cho học sinh luyện đọc câu, đoạn bằng cách để các em tự phát hiện chỗ cần ngắt hơi, nghỉ hơi trong câu (câu dài và cả những câu ngắn). Việc làm này không những giúp các em dễ dàng tìm ra cách đọc đúng câu, đoạn, biết c
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ren_ky_nang_doc_cho.doc