Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy bài “đây thôn vĩ dạ” từ lý thuyết kí hiệu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy bài “đây thôn vĩ dạ” từ lý thuyết kí hiệu học

Mục tiêu, đặc trưng của một nền giáo dục tiên tiến là bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói chung, dạy đọc Văn nói riêng theo hướng phát huy chủ thể sáng tạo của bạn đọc – học sinh vì vậy là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Tác phẩm văn học là một hệ thống các kí hiệu, biểu tượng được sáng tạo bởi nhà văn. Kí hiệu học là một trong những chìa khóa cơ bản để tiếp cận và giải mã tác phẩm văn học. Trong giờ đọc Văn, ngoài hướng tiếp cận thi pháp học, những hướng dẫn, gợi ý về cách đọc của giáo viên từ góc độ kí hiệu học sẽ giúp học sinh có những công cụ, phương tiện quan trọng để tiếp cận và giải mã sâu sắc hơn về tác phẩm.

Các văn bản thơ Hàn Mặc Tử chiếm một thời lượng đáng kể. Việc vận dụng các lí thuyết nghiên cứu, phê bình văn học vào việc cắt nghĩa, tiếp nhận thơ ca nói chung, hình thành năng lực đọc thơ cho HS nói riêng chưa được chú ý đúng mức.

Chọn và nghiên cứu đề tài Một số kinh nghiệm dạy bài “Đây thôn Vĩ Dạ” từ lý thuyết kí hiệu học người viết mong muốn đề xuất được cách thức vận dụng lí thuyết kí hiệu học và các biện pháp, cách thức hướng dẫn học sinh THPT đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ từ góc độ kí hiệu học nhằm góp phần nâng cao năng lực đọc thơ của học sinh nói riêng, hiệu quả dạy học Văn ở nhà trường phổ thông Việt Nam nói chung.

 

docx 18 trang thuychi01 9645
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy bài “đây thôn vĩ dạ” từ lý thuyết kí hiệu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY BÀI “ĐÂY THÔN VĨ DẠ”
TỪ LÝ THUYẾT KÍ HIỆU HỌC.
 Người thực hiện	: Ngô Thị Trang 
 Chức vụ	: Giáo viên 
 Đơn vị công tác	: Trường THPT Quảng Xương I 
 SKKN môn	: Ngữ văn 
THANH HÓA, NĂM 2019MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU
1
2
1.1. Lí do chọn đề tài
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
6
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1
7
2.1. Cơ sở lí luận
2
8
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2
9
2.2.1. Thực trạng
2
10
2.2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng
3
11
2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
4
12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
11
13
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
12
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài	
Mục tiêu, đặc trưng của một nền giáo dục tiên tiến là bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói chung, dạy đọc Văn nói riêng theo hướng phát huy chủ thể sáng tạo của bạn đọc – học sinh vì vậy là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Tác phẩm văn học là một hệ thống các kí hiệu, biểu tượng được sáng tạo bởi nhà văn. Kí hiệu học là một trong những chìa khóa cơ bản để tiếp cận và giải mã tác phẩm văn học. Trong giờ đọc Văn, ngoài hướng tiếp cận thi pháp học, những hướng dẫn, gợi ý về cách đọc của giáo viên từ góc độ kí hiệu học sẽ giúp học sinh có những công cụ, phương tiện quan trọng để tiếp cận và giải mã sâu sắc hơn về tác phẩm.
Các văn bản thơ Hàn Mặc Tử chiếm một thời lượng đáng kể. Việc vận dụng các lí thuyết nghiên cứu, phê bình văn học vào việc cắt nghĩa, tiếp nhận thơ ca nói chung, hình thành năng lực đọc thơ cho HS nói riêng chưa được chú ý đúng mức.
Chọn và nghiên cứu đề tài Một số kinh nghiệm dạy bài “Đây thôn Vĩ Dạ” từ lý thuyết kí hiệu học người viết mong muốn đề xuất được cách thức vận dụng lí thuyết kí hiệu học và các biện pháp, cách thức hướng dẫn học sinh THPT đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ từ góc độ kí hiệu học nhằm góp phần nâng cao năng lực đọc thơ của học sinh nói riêng, hiệu quả dạy học Văn ở nhà trường phổ thông Việt Nam nói chung.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đề xuất cách thức hướng dẫn học sinh THPT đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ từ góc độ kí hiệu học nhằm góp phần nâng cao năng lực đọc hiểu thơ cho học sinh THPT và hiệu quả dạy học Văn ở nhà trường phổ thông Việt Nam.
- Khảo sát chương trình Sách giáo khoa, thực trạng dạy và học thơ Hàn Mặc Tử từ góc độ lí thuyết kí hiệu học.
- Thực nghiệm thiết kế giáo án và tổ chức dạy học Đây thôn Vĩ Dạ trong chương trình Ngữ văn THPT theo các lí thuyết đã đề xuất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tổ chức, hướng dẫn học sinh THPT đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ từ góc độ kí hiệu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết 
- Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các vấn đề lí luận về kí hiệu học.
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra, khảo sát, phỏng vấn, dự giờ đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ.
- Thống kê, phân loại, đánh giá thực trạng; phân loại thống kê, đánh giá kết quả thực nghiệm.
- Thực nghiệm sư phạm: thiết kế, tổ chức dạy học một giờ học Đây thôn Vĩ Dạ từ lí thuyết kí hiệu học.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận.
Trên thế giới 
 Ký hiệu học (Semiology hay Semiotics) là một khoa học nghiên cứu về bản chất, chức năng, cơ chế hoạt động của ký hiệu và hệ thống ký hiệu. Khoa học về các ký hiệu ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XIX và được định hình rõ nét vào khoảng đầu thế kỉ XX. Trong quá trình phát triển, ký hiệu học đã tạo nên những trường phái khác nhau như: trường phái ký hiệu học châu Âu mà đại diện là Ferdinand de Saussure; trường phái ký hiệu học Mỹ - đại diện là Charles Sander Peirce; và trường phái ký hiệu học Moscow - với đại diện là Iuri Mikhailovic Lotman (1922-1993). 
 Ở Việt Nam
	Vào những thập niên cuối của thế kỷ XX ký hiệu học bắt đầu được nghiên cứu với các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Văn Trung, Trần Thiện Đạo trong cuốn Tìm hiểu thuyết cấu trúc, Hoàng Trinh với nhiều công trình như Ký hiệu, nghĩa và phê bình văn học, Từ ký hiệu học đến thi pháp học. Lã Nguyên với bản dịch Kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ trong Cấu trúc văn bản nghệ thuật của Lotman, Phùng Văn Tửu dịch Những huyền thoại của Barthes (2008), Hà Hữu Nga dịch Ký hiệu học văn hóa của Roland Posner, Đinh Hồng Hải dịch Khoa học về các ký hiệu của Terence Hawkes. Các bài tiểu luận như TS. Mai Thị Hồng Tuyết với các bài: Văn học dưới góc nhìn ký hiệu học, Mấy vấn đề tiếp nhận và vận dụng ký hiệu học ở Việt Nam.
Tóm lại, Kí hiệu học ở Việt Nam đã có nửa thế kỉ nghiên cứu với nhiều học giả từ đó vận dụng lí thuyết kí hiệu học vào thực tiễn văn học. Song nhiều vấn đề của kí hiệu học chưa được triển khai nghiên cứu đầy đủ chưa được xem như một bộ môn độc lập. Tuy nhiên, lí thuyết kí hiệu học là những định hướng hết sức quan trọng và bổ ích giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tình hình nghiên cứu về Đây thôn Vĩ Dạ
Ở nước ta, thơ Hàn Mặc Tử là mảng trữ tình luôn được giới nghiên cứu, phê bình quan tâm.Vì thế đã có nhiều bài viết, công trình đề cập đến thơ Hàn Mặc Tử tiêu biểu như Hoài Thanh, Hoài Chân với công trình Thi nhân Việt Nam, Vũ Ngọc Phan với Nhà văn hiện đại (1942), Chu Văn Sơn với Ba đỉnh cao thơ mới...
Việc nghiên cứu về thơ Hàn Mặc Tử đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình là những cách đánh giá, tiếp cận khá đầy đủ, hệ thống về thành tựu, đặc trưng thi pháp. Đây cũng là nền tảng lí luận, tiền đề quan trọng cho tôi trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này. Nhìn chung các bài viết, các công trình của các nhà nghiên cứu tên tuổi trong nước đã tìm hiểu một cách sâu sắc về thành tựu của thơ Hàn Mặc Tử nhưng chưa có những định hướng cụ thể về phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh THPT. Tuy nhiên, đây cũng là những tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên trong quá trình thiết kế giảng dạy thơ ở trường phổ thông.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng
Nhìn chung các bài viết, các công trình của các nhà nghiên cứu tên tuổi trong nước đã tìm hiểu một cách sâu sắc về thành tựu của Đây thôn Vĩ Dạ chung và bài Đây thôn Vĩ Dạ nhưng chưa có những định hướng cụ thể về phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh THPT. Tuy nhiên, đây cũng là những tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên trong quá trình thiết kế giảng dạy thơ ở trường phổ thông.
2.2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng
Tìm hiểu thực trạng dạy học tác phẩm thơ Hàn Mặc Tử ở nhà trường THPT.
+ Đối tượng khảo sát:
- 90 HS ở trường THPT Trường THPT Quảng Xương 1, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
- 5 Giáo viên Ngữ văn ở các trường THPT Quảng Xương 1.
+ Phương pháp khảo sát:
Khảo sát sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu dạy học thơ Hàn Mặc Tử ở lớp 11, học kỳ 2.
- Dự giờ, quan sát; nghiên cứu giáo án của giáo viên.
- Dùng phiếu thăm dò thông tin.
- Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với GV, HS.
+ Phiếu khảo sát thực trạng.
Kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng
	Về tài liệu dạy học, qua khảo sát Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Tài liệu tham khảo dạy học phần thơ ca cho thấy, không có tài liệu nào bổ sung tri thức đọc hiểu thơ từ góc độ kí hiệu học; Sách giáo khoa, Sách giáo viên không có các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh đọc thơ từ góc độ kí hiệu học. Các câu hỏi thường là theo lối mòn kinh nghiệm cảm thụ, phân tích thông thường, lí thuyết kí hiệu học là những gì hoàn toàn xa lạ với học sinh thậm chí giáo viên. Mặc dù Đây thôn Vĩ Dạ được tuyển chọn trong chương trình SGK lớp 11, Sách tham khảo viết riêng về phương pháp dạy đọc hiểu thơ rất ít, chỉ là một phần nhỏ trong Sách hướng dẫn giáo viên. Đặc biệt, chưa có một cuốn sách cụ thể nào viết về việc vận dụng lí thuyết kí hiệu học để đọc hiểu thơ ca.
Về thực trạng dạy học
	* Những thuận lợi khi dạy thơ Hàn Mặc Tử từ góc độ kí hiệu học:
	Thứ nhất, chương trình môn Ngữ văn ở THPT có độ mở tương đối, tác phẩm văn học nói chung thơ ca Mới nói riêng là một hệ thống kí hiệu, biểu tượng được sáng tạo bởi nhà văn. Điều đó có thể mở ra trước mắt người học cả một chân trời tri thức và khả năng liên tưởng so sánh, cảm nhận, thẩm bình đánh giá tác phẩm một cách sâu sắc.
	Thứ hai, việc nghiên cứu về lí thuyết kí hiệu học đã có nhiều thành tựu và việc đổi mới kiểm tra, đánh giá của bộ môn Ngữ văn những năm gần đây đã ít nhiều làm sống dậy khả năng phát hiện, bình giá các biểu tượng trong tác phẩm văn học của học sinh.
Thứ ba, thơ Hàn Mặc Tử có nhiều hình ảnh mới lạ, ảnh hưởng thơ siêu thực, thơ tượng trưng.
	* Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, việc dạy học thơ nói chung, việc vận dụng lí thuyết kí hiệu học vào dạy học thơ Hàn Mặc Tử nói riêng còn nhiều bất cập:
- Về hứng thú dạy và học bài Đây thôn Vĩ Dạ của GV và HS:
Qua điều tra, phỏng vấn 5 giáo viên và 90 HS ở trường THPT Quảng Xương 1, THPT Quảng Xương 2; dự 5 giờ dạy học thơ và từ thực tế dạy học thơ Hàn Mặc Tử của tôi ở trường THPT Quảng Xương 1, có thể khái quát một số bất cập trong dạy học thơ Hàn Mặc Tử như sau:
Khi được hỏi: “ Các yếu tố đặc trưng của thơ là gì?”, phần lớn học sinh (chiếm 67,54%) không hiểu đúng đặc trưng của thơ, GV không có điều kiện cho học sinh tiếp cận sát với đặc trưng của thơ trữ tình, đặc biệt là những đặc điểm của cái tôi trữ tình thơ Mới, lí giải những vần thơ nhảy cóc của Hàn Mặc Tử.
 Trong các tiết dạy hầu như giáo viên chỉ chú ý truyền đạt kiến thức nội dung, chủ đề và nghệ thuật cơ bản của mỗi tác phẩm mà chưa coi trọng việc bổ sung, hướng dẫn khai thác kiến thức lí thuyết thơ, lí thuyết kí hiệu học để học sinh vận dụng phân tích và cảm thụ tác phẩm. 
- Hiểu biết về lí thuyết kí hiệu học và khả năng vận dụng lí thuyết kí hiệu học vào việc dạy học thơ Hàn Mặc Tử nói chung và bài Đây thôn Vĩ Dạ nói riêng:
Với câu hỏi: “ Khi phải cắt nghĩa, phân tích một hình ảnh, biểu tượng thơ, em thường làm theo cách nào?” có tới 58,34% học sinh trả lời không biết cắt nghĩa. 
Đó là với học sinh. Với giáo viên, khi được hỏi: “Kí hiệu học là gì? Thầy/cô đã từng vận dụng lí thuyết kí hiệu học vào việc dạy đọc thơ ở nhà trường THPT chưa?”, 55,66% giáo viên khẳng định là chưa chú trọng hướng dẫn phương pháp đọc thơ cho học sinh, chỉ dạy nội dung từng văn bản cụ thể từ kí hiệu học là một vấn đề còn khá xa lạ về lí thuyết kí hiệu học. Trong thực tế dạy học giáo viên hiếm khi sử dụng câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện các kí hiệu, lựa chọn các kí hiệu đặc sắc trong văn bản thơ. Tóm lại, lí thuyết kí hiệu học ở GV hầu như chưa có, việc bồi dưỡng năng lực phát hiện các tín hiệu, kí hiệu thẩm mĩ trong văn bản thơ cho học sinh, vì vậy chưa được người dạy chú ý. 
2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Đọc và phát hiện các loại tín hiệu, biểu tượng và cấp độ tín hiệu trong văn bản thơ
Bất cứ một văn bản nào cũng có nhiều loại tín hiệu. Đọc và phát hiện các loại tín hiệu, biểu tượng và các cấp độ tín hiệu thơ là bước đầu tiên của “diễn giải” giúp học sinh có căn cứ khoa học trong việc phân tích, cảm thụ văn bản thơ. Ví dụ: Khi đọc hiểu đoạn thơ:“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?/ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên/Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền” (“Đây thôn Vĩ Dạ”, Hàn Mặc Tử), GV có thể gợi ý: “Trong nhan đề và bài thơ, hình ảnh và chi tiết nào tiêu biểu cho cảnh đẹp thôn Vĩ?
	Sức gợi của thơ nằm ở các hình ảnh, tín hiệu đặc sắc. Một người có năng lực đọc thơ trước hết phải có khả năng đọc và phát hiện các loại tín hiệu, biểu tượng và cấp độ tín hiệu trong tác phẩm. Đây cũng là một vấn đề có tính nguyên tắc giúp cho việc cắt nghĩa, lí giải sâu sắc thuyết phục hơn ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.
2.3.2. Tìm hệ quy chiếu của cái biểu đạt, biểu tượng
Tác phẩm văn học là con đẻ của tác giả, phản ánh đời sống khách quan trong mối quan hệ với hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa. Do vậy, kí hiệu trong tác phẩm có cội nguồn đa dạng, gợi người đọc liên tưởng đến nhiều mối quan hệ phong phú đa chiều. Các kí hiệu trong tác phẩm văn học như những tia hồi quang phản ánh các hệ quy chiếu đa dạng.
2.3.2.1. Tìm hệ quy chiếu từ người sáng tạo
Văn bản là con đẻ tinh thần của nhà thơ - luôn để lại nhiều dấu ấn trên văn bản tác phẩm cũng như trong việc sử dụng các kí hiệu. Để cắt nghĩa, lí giải các tín hiệu, biểu tượng trong văn bản thơ cần phải đi tìm ẩn số từ chính con người tác giả. Chẳng hạn, hình ảnh “mặt chữ điền”, trong “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử là một tín hiệu thẩm mĩ. Tìm đọc về cuộc đời Hàn Mặc Tử, chúng ta thấy ông yêu thầm cô gái xứ Huế Hoàng Thị Kim Cúc. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trao đổi thảo luận theo từng cặp: “Tại sao lại là “mặt chữ điền” mà không phải là “mặt trái xoan”?
	Tóm lại, thơ lại thơ là tiếng lòng của nhà thơ, người thơ ăn vận như thơ ấy”. Để hiểu được thơ phải hiểu người sáng tạo ra thơ. Vì vậy tìm hiểu các yếu tố về phong cách nghệ thuật nhà thơ, đi tìm hệ quy chiếu từ người sáng tạo là việc làm cần thiết phù hợp với quy luật sáng tác và tiếp nhận văn học. Phải tìm hiểu người đã sản sinh ra nó, dựa vào đó để cắt nghĩa, giải mã nó.
2.3.2.2.Tìm hệ quy chiếu từ truyền thống văn hoá, ký ức văn hoá tập thể 
	Truyền thống văn hóa, ký ức văn hóa tập thể là những giá trị tốt đẹp tiêu biểu cho một nền văn hóa, tạo nên bản sắc văn hóa của một dân tộc, được chắt lọc, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong suốt chiều dài lịch sử. Chính không gian văn hóa này chi phối cách lựa chọn đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, thủ pháp nghệ thuật của tác giả cũng như chi phối tới sự cảm thụ, thưởng thức và đánh giá tác phẩm của người đọc. Chẳng hạn, hình ảnh “trăng” trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử không phải là một hình ảnh hoàn toàn mới mà là Hàn Mặc Tử đã kế thừa được hình ảnh trăng trong ca dao, dân ca và thơ văn trước đó. Như vậy, không thể cắt nghĩa thấu đáo hình tượng, tác phẩm văn học nếu không đi tìm về cội nguồn văn hóa của hình tượng, tác phẩm và sự kế thừa nghệ thuật sáng tạo của những người đi trước. Khi lí giải hình ảnh trăng trong bài thơ này của Hàn Mặc Tử, giáo viên có thể dẫn dắt học sinh: “Hình ảnh trăng trong câu thơ gợi em liên tưởng đến câu thơ, bài thơ nào? Cũng viết về trăng nhưng nhà thơ Hàn Mặc Tử đã có sáng tạo như thế nào khi viết về trăng?”. Để giúp học sinh đi tìm các lớp ý nghĩa tín hiệu cần tìm hệ quy chiếu từ truyền thống văn hóa, kí ức tập thể; phải giải nghĩa văn bản. GV có thể yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP( các tín hiệu nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa của chúng) 
Trong khi HS điền vào phiếu, GV có thể gợi ý, dẫn dắt, chẳng hạn:
Các lớp ý nghĩa
Tín hiệu
Nghĩa quy chiếu từ hiện thực đời sống và truyền thống văn hóa.
Nghĩa liên văn bản
Ý thơ của Hàn Mặc Tử
Trăng
- Là hình ảnh thực.
- Là một hình ảnh quen thuộc trong ca dao, thơ, chỉ sự thơ mộng và đẹp.
- Trăng là hình ảnh gắn với sự đau đớn; là sự cô đơn, tuyệt vọng.
Mặt chữ điền
- Theo nhân tướng học là gương mặt phúc hậu.
- Là hình ảnh quen thuộc trong thơ, văn và dân ca quan họ Bắc Ninh.
-Trong thơ Hàn “mặt chữ điền” chỉ vẻ đẹp con người xứ Huế.
Chú ý đi tìm hệ quy chiếu từ truyền thống văn hóa, ký ức tập thể và thông qua một hệ thống câu hỏi nêu vấn đề, gợi mở là một thao tác khoa học để cắt nghĩa lí giải tác phẩm văn chương một cách có căn cứ.
2.3.2.3. Tìm hệ quy chiếu từ chính cấu trúc nội tại của văn bản – “một tổ chức trí tuệ độc lập” 
Cấu trúc văn bản nghệ thuật như Iru. Mikhailovic. Lotman đã nói, là một hiện tượng phức tạp, nhiều yếu tố, nhiều quan hệ, đa nghĩa, nhiều mã; được sắp xếp theo một cấu trúc nhất định để phục vụ một ý đồ nghệ thuật nhất định. Do vậy, để cắt nghĩa một yếu tố, chi tiết, kí hiệu nghệ thuật, người đọc phải đặt yếu tố, kí hiệu đó vào trong chỉnh thể; cắt nghĩa nó trong mối quan hệ với các yếu tố, tín hiệu nghệ thuật khác. Chẳng hạn, nếu tách tín hiệu “bến sông trăng”/ “chở trăng” ra khỏi văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” có thể khiến người đọc hiểu đó là hình ảnh thơ mộng của trăng, nhưng đặt trong chỉnh thể nghệ thuật của văn bản này có nghĩa là trăng là biểu thị cho nỗi đau khổ tận cùng của thi nhân, là hình ảnh siêu thoát bên ngoài mà con người không thể vươn tới, thi nhân đang nghe được hơi thở của trăng, bước đi của trăng.
Như vậy, từ sự phân tích ví dụ trên cho thấy, việc tìm hệ quy chiếu từ chính cấu trúc nội tại của văn bản là điều hết sức cần thiết. Diễn giải trong chỉnh thể không chỉ giúp học sinh có cái nhìn khái quát mà còn tạo cho các em biết cách vận dụng để hiểu đầy đủ hơn về văn bản, cắt nghĩa văn bản một cách có cơ sở khoa học.
2.3.2.4. Tìm hệ quy chiếu từ vốn sống, vốn trải nghiệm của bản thân người đọc 
Mỗi tác phẩm nghệ thuật luôn là kết tinh của vốn sống, sự trải nghiệm của cá nhân nhà văn. Đến lượt mình, người đọc cũng phải huy động vốn sống, sự trải nghiệm của mình để “lấy hồn tôi hiểu hồn người”. Khi đọc một văn bản văn học, giáo viên hướng dẫn học sinh liên tưởng với những gì đã xảy ra trong quá khứ của bản thân mình có liên quan đến bài thơ hoặc được bài thơ gợi ý; từ đó giúp việc cảm và hiểu ý thơ tốt hơn, sâu hơn. Chẳng hạn, khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” có đoạn thể hiện cảnh vật phiêu tán chia lìa của cảnh vật để nói lên mặc cảm chia lìa của chính thi nhân Hàn Mặc Tử, chia lìa giữa thế giới trong này với ngoài kia... Để khơi gợi ở học sinh vốn sống, vốn trải nghiệm cá nhân để từ đó mà hiểu sâu sắc hơn ý thơ, giáo viên có thể dẫn dắt qua các câu hỏi: “Hình ảnh gió và mây ngược dòng gợi liên tưởng đến điều gì? Vì sao?”, “Em đã từng bắt gặp hình ảnh này ở đâu?”
Như vậy, đọc văn trong nhà trường phổ thông một phần là hoạt động giáo viên hướng dẫn học sinh liên tưởng với những gì đã xảy ra trong quá khứ của bản thân mình có liên quan đến bài thơ, bằng vốn trải nghiệm đó để giải mã, hiểu và yêu thích tác phẩm văn học hơn.
2.3.3. Kết nối các kí hiệu và kiến tạo nghĩa của hình tượng, văn bản
	 Mỗi văn bản nghệ thuật bao giờ cũng là một chỉnh thể thống nhất cùng tập trung thể hiện những chủ đề tư tưởng nghệ thuật nhất định. Ở đó, mỗi yếu tố, chi tiết đều có một nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể nhằm tạo nên một cấu trúc nghệ thuật thống nhất, chặt chẽ. Vì vậy, không thể không kết nối các kí hiệu để kiến tạo nên ý nghĩa của hình tượng thơ. Chẳng hạn, khi đọc hiểu bài “Đây thôn Vĩ Dạ”, học sinh cần phải kết nối các hình ảnh từ: “thôn Vĩ”, “mặt chữ điền”, “vườn ai”, “thuyền ai ”, “bến sông trăng”, “sương khói”...
	Như vậy, kết nối các kí hiệu và kiến tạo nghĩa của hình tượng, văn bản là khâu hoàn thiện cuối cùng của một quá trình đọc và dạy đọc hiểu tác phẩm thơ nói chung và thơ Hàn Mặc Tử nói riêng. Thao tác này giúp HS đưa ra kết luận có tính khái quát cho hình tượng nghệ thật và đánh giá giá trị tác phẩm. Trong thực tế dạy học, bước này cũng được giáo viên lưu tâm. Điểm mới của tôi ở đây là dựa vào lí thuyết kí hiệu học để mô tả quá trình dẫn dắt học sinh khái quát ý nghĩa của hình tượng, văn bản thơ một cách có căn cứ từ đọc sát các kí hiệu ngôn ngữ trong văn bản tác phẩm.
* Đề xuất giáo án dạy “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) theo tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy. 
Đối chiếu, kiểm nghiệm hiệu quả của các biện pháp, quy trình hướng dẫn HS đọc thơ Hàn Mặc Tử từ góc độ ký hiệu học ở nhà trường THPT trên cơ sở hệ thống lí thuyết đã đề xuất ở trên nhằm góp phần bổ sung, điều chỉnh lí luận về phương pháp dạy học thơ ở nhà trường Trung học.
 TIẾT 84 - 85. ĐÂY THÔN VĨ DẠ. 
 ( Hàn Mặc Tử )
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 - Giới thiệu tác giả - một giọng thơ “lạ” trong phong trào Thơ mới.
 - Cảm nhận giá trị độc đáo của bài thơ qua phân tích nội dung, nghệ thuật.
 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, cảm thụ và bước đầu phân tích thơ trữ tình.
 B. CHUÂN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 - Sách giáo khoa văn 11
 - Thiết kế bài học. 
 C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
 1. Kiểm tra bài cũ: - Thuộc lòng bài thơ Tràng giang (Huy Cận)
 - Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.
 2.Tổ chức các hoạt động dạy và học Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt.
* Hoạt động 1.
HS đọc tiểu dẫn SGK
Tóm tắt nội dung chính
GV c

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_bai_day_thon_vi.docx