Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
Chữ viết là một phát minh quan trọng của xã hội loài người. Sáng tạo ra chữ viết, loài người có thêm một phương tiện để giao tiếp. Nếu không biết viết và không sáng tạo ra chữ viết đúng chuẩn sẽ làm cho hoạt động giao tiếp bị hạn chế. Vì vậy, trẻ em đến tuổi đi học thường bắt đầu quá trình học tập bằng học đọc, học viết. Nếu như học vần, tập đọc giúp cho trẻ đọc thông thì tập viết giúp cho trẻ viết thạo. Đọc thông mở đường cho viết thạo, viết thạo sẽ giúp cho trẻ ghi nhanh, ghi rõ ràng những điều thầy giảng và cả những điều trẻ nghĩ.
Tập viết là một trong những nội dung có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học, nhất là đối với lớp 1. Tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái Tiếng Việt những yêu cầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp. Với ý nghĩa này, tập viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việt học Tiếng Việt trong nhà trường – kỹ năng viết chữ. Nếu chữ viết đúng mẫu, rõ ràng tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn.
Học vần, tập đọc giúp cho việc rèn năng lực đọc thông, tập viết giúp cho việc rèn năng lực viết thạo. Để làm chủ một tiếng nói về mặt văn tự, người học phải rèn luyện cho mình năng lực đọc thông, viết thạo văn tự đó. Hai năng lực này có quan hệ mật thiết với nhau. Học sinh học Tiếng Việt phải đọc thông, viết thạo chữ quốc ngữ. Đây chính là điểm khác biệt giữa người học và không học
Tiếng Việt .
Khả năng biết viết, biết đọc và sử dụng chữ viết được hình thành ở lớp 1 giúp học sinh có được một công cụ giao tiếp hết sức quan trọng .
Ngoài ra, tập viết còn góp phần vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và khiếu thẩm mỹ. Đúng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình ”.
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 1, tôi luôn băn khoăn về vấn đề chữ viết của các em. Làm thế nào để giúp các em viết đúng, viết đẹp? Các bậc cha mẹ sẽ hạnh phúc và sung sướng biết bao khi nhìn vào trang vở Tập viết của con em mình với những dòng chữ ngay ngắn đều tăm tắp, đúng và đẹp: Những trang vở không bị giây mực, không bị quăn mép. Chính vì vậy mà tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài . “ Một số giải pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 ” .
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 1. MỞ ĐẦU - Lý do chọn đề tài - Mục đích nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Thực trạng rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học Đông Vệ 1 2.1.1.1. Thực trạng của giáo viên 2.1.1.2. Thực trạng của học sinh 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Giải pháp 1: Chuẩn bị bước đầu 2.3.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn bằng phương pháp trực quan 2.3.3. Giải pháp 3: Rèn luyện qua thực hành viết chữ 2.3.4. Giải pháp 4: Đánh giá bài viết của học sinh theo hướng tích cực khuyến khích rèn luyện chữ viết đẹp 2.3.5. Giải pháp 5: Kết hợp chặt chẽ với gia đình trong rèn chữ viết của học sinh 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ - Kết luận - Kiến nghị 02 02 03 03 03 04 04 04 04 05 05 06 07 11 11 11 12 12 1. MỞ ĐẦU: - Lý do chọn đề tài: Chữ viết là một phát minh quan trọng của xã hội loài người. Sáng tạo ra chữ viết, loài người có thêm một phương tiện để giao tiếp. Nếu không biết viết và không sáng tạo ra chữ viết đúng chuẩn sẽ làm cho hoạt động giao tiếp bị hạn chế. Vì vậy, trẻ em đến tuổi đi học thường bắt đầu quá trình học tập bằng học đọc, học viết. Nếu như học vần, tập đọc giúp cho trẻ đọc thông thì tập viết giúp cho trẻ viết thạo. Đọc thông mở đường cho viết thạo, viết thạo sẽ giúp cho trẻ ghi nhanh, ghi rõ ràng những điều thầy giảng và cả những điều trẻ nghĩ. Tập viết là một trong những nội dung có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học, nhất là đối với lớp 1. Tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái Tiếng Việt những yêu cầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp. Với ý nghĩa này, tập viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việt học Tiếng Việt trong nhà trường – kỹ năng viết chữ. Nếu chữ viết đúng mẫu, rõ ràng tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Học vần, tập đọc giúp cho việc rèn năng lực đọc thông, tập viết giúp cho việc rèn năng lực viết thạo. Để làm chủ một tiếng nói về mặt văn tự, người học phải rèn luyện cho mình năng lực đọc thông, viết thạo văn tự đó. Hai năng lực này có quan hệ mật thiết với nhau. Học sinh học Tiếng Việt phải đọc thông, viết thạo chữ quốc ngữ. Đây chính là điểm khác biệt giữa người học và không học Tiếng Việt . Khả năng biết viết, biết đọc và sử dụng chữ viết được hình thành ở lớp 1 giúp học sinh có được một công cụ giao tiếp hết sức quan trọng . Ngoài ra, tập viết còn góp phần vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và khiếu thẩm mỹ. Đúng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình ”. Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 1, tôi luôn băn khoăn về vấn đề chữ viết của các em. Làm thế nào để giúp các em viết đúng, viết đẹp? Các bậc cha mẹ sẽ hạnh phúc và sung sướng biết bao khi nhìn vào trang vở Tập viết của con em mình với những dòng chữ ngay ngắn đều tăm tắp, đúng và đẹp: Những trang vở không bị giây mực, không bị quăn mép. Chính vì vậy mà tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài . “ Một số giải pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 ” . - Mục đích nghiên cứu : Đề tài nhằm giới thiệu những biện pháp tích cực trong việc dạy chữ viết Tiếng Việt, góp phần giúp học sinh lớp 1 viết đúng và đẹp. Thông qua các giải pháp này tôi có thể nâng cao kiến thức của bản thân và ý thức được việc nghiên cứu, tìm tòi phương pháp giảng dạy là một nhu cầu cũng như nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, đề tài còn giải quyết những khó khăn trong giảng dạy cũng như trong công tác chủ nhiệm. - Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những giải pháp góp phần rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học hiện nay nói chung và học sinh lớp 1B trường Tiểu học Đông Vệ 1 nói riêng. - Phương pháp nghiên cứu : Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là các phương pháp sau : - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận: Tôi thường xuyên đọc tài liệu liên quan đến việc dạy tập viết cho học sinh tiểu học, sách giáo viên Tiếng Việt lớp 1 - Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu: Tôi ra đề, khảo sát chất lượng chữ viết của đối tượng học sinh trong khối 1 kết hợp quan sát dự giờ đồng nghiệp để thấy được thực trạng vấn đề chữ viết của giáo viên và học sinh lớp 1. - Dạy thực nghiệm: Tiến hành dạy thử các tiết Tập viết ở lớp 1. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trao đổi, tọa đàm với đồng nghiệp. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1.Cơ sở lý luận: Chữ viết là sáng tạo kỳ diệu của con người. Sự xuất hiện của chữ viết đánh dấu một giai đoạn phát triển về chất của ngôn ngữ. Chữ viết và dạy chữ viết được mọi người quan tâm. Việc rèn kĩ năng chữ viết cho học sinh Tiểu học đã được nhiều nhiều thế hệ, cô giáo quan tâm, trăn trở, góp nhiều công sức cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy chữ viết. Dạy chữ viết là dạy học sinh có những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo các chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ cái Từ đó hình thành cho các em những biểu tượng về hình dáng, đường nét các con chữ, độ rộng, độ cao sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết . Cùng với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết là một công cụ, phương tiện rất quan trọng cần thiết trong đời sống của con người. Để tư duy con người cần có chữ viết. Để trao đổi thông tin con người cũng cần có chữ viết. Để truyền lại các bài học kinh nghiệm, những tri thức, tinh hoa văn hoá hay chỉ đơn giản ghi lại những điều cần nhớ người ta dùng chữ viết để ghi lại trên giấy. Như vậy ngôn ngữ không những giúp quá trình tư duy của con người tốt hơn mà còn đóng vai trò như một cầu nối giữa người với người, giữa thế hệ này với thế hệ khác. Trong xã hội ngày nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, ngôn ngữ viết không còn là phương tiện trao đổi thông tin chiếm ưu thế như trước kia. Nhưng không vì thế mà ta phủ nhận vai trò của chữ viết. Nói như vậy để thấy rằng ngôn ngữ viết hay chữ viết không vì bất cứ lí do gì mà ngừng phát triển, nó luôn phát triển tương xứng với sự phát triển của xã hội. Nhận thấy tầm quan trọng của chữ viết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa vào chương trình giáo dục ở tiểu học phân môn Tập viết, phân môn Chính tả trong môn Tiếng Việt. Bên cạnh đó các phòng Giáo dục và Đào tạo còn chỉ đạo cho chuyên môn các trường tập trung rèn chữ cho học sinh vào các buổi tăng buổi. Để hỗ trợ cho việc rèn chữ cho học sinh, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành bộ mẫu chữ theo quyết định 31 giáo viên đã có thêm công cụ để hướng dẫn và rèn chữ cho học sinh. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 2.2.1. Thực trạng rèn chữ viết cho HS lớp 1 ở trường Tiểu học Đông Vệ 1 2.1.1.1 Thực trạng của giáo viên: Trường Tiểu học Đông Vệ 1 có đội ngũ giáo viên nhiệt tình với nghề, có nhiều kinh nghiệm về luyện chữ cho học sinh, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn. Ban giám hiệu nhà trường luôn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên như: tổ chức thao giảng, dự giờ hàng tháng, tổ chức các tiết hội giảng để thảo luận về chuyên môn Từ đó rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy. Tuy nhiên bên cạnh đó, giáo viên vẫn còn có những hạn chế: - Chữ viết chưa đáp ứng yêu cầu trực quan trong việc giảng dạy, chỉ thấy một số ít giáo viên chữ viết chân phương đẹp mắt. - Ít chú trọng trong việc rèn luyện chữ viết cho học sinh, chẳng qua chỉ lưu ý trong giờ tập viết, còn lại các tiết học khác hầu như bỏ ngỏ, thiếu nhắc nhở, uốn nắn các con chữ chưa đẹp. - Chưa có biện pháp rèn chữ viết cụ thể. - Chưa giúp học sinh nắm được các nét cơ bản, cấu tạo con chữ, dòng kẻ, kĩ thuật viết... - Hướng dẫn rèn chữ viết chưa theo đối tượng học sinh. - Trong quá trình dạy viết chữ chưa chú ý đánh dấu thanh đúng cách. - Giáo viên còn thiếu nghiêm khắc đối với bản thân trong việc luyện chữ viết của mình, thiếu đầu tư nghiên cứu mẫu chữ hiện hành và chưa có phương pháp rèn luyện phù hợp đối với học sinh lớp 1. - Chưa chú trọng đến đồ dùng dạy học trong tiết dạy. 2.1.1.2. Thực trạng của học sinh: Qua quá trình giảng dạy, qua dự giờ thăm lớp đồng nghiệp để quan sát hoạt động tập viết của học sinh, tôi nhận thấy: khi dạy tập viết cho học sinh, bên cạnh những thuận lợi còn gặp không ít những khó khăn, đó là: - Ở giai đoạn đầu lớp 1, đa số học sinh chưa biết cách cầm bút và chưa ngồi học đúng tư thế. - Đại đa số học sinh không có thói quen rèn chữ viết, không có ý thức trong việc rèn chữ viết, thậm chí không quan tâm đến chữ viết xấu hay đẹp. - Hầu như đa số học sinh chữ viết không đúng mẫu chữ ban hành (QĐ31) chữ viết nguệch ngoạc thiếu thẩm mỹ. - Nhưng nguyên nhân chủ yếu là học sinh chưa nắm được các nét cơ bản, cấu tạo con chữ, dòng kẻ, kĩ thuật viết... - Một số học sinh đồ dùng học tập còn thiếu, tập rèn chữ viết chưa đúng mẫu học sinh chỉ sử dụng một quyển tập viết. - Một số học sinh mắc bệnh về mắt. - Ngoài ra còn có một số học sinh chưa ý thức được việc giữ gìn sức khoẻ, đồ dùng học tập, bên cạnh còn có một số em hay ra mồ hôi tay. - Học sinh mẫu giáo không được dạy chữ. Từ thực trạng trên, tôi đã tìm ra giải pháp để khắc phục nhằm giúp học sinh viết chữ đẹp.Với nhiều năm dạy lớp 1 tôi theo dõi và nhìn thấy chữ viết của các em còn quá xấu. Trong hai năm học gần đây tôi thống kê chữ viết của học sinh ở học kì I theo 3 nhóm sau : + Nhóm 1: n, m, i, u , ư , v, r, t (8 chữ cái ) + Nhóm 2: l, b, h, k, p, y, g (7 chữ cái ) + Nhóm 3: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ , q, p, c, x, e, ê, s, (15 chữ cái ) Kết quả thu được như sau: Năm học Sĩ số học sinh Viết đúng mẫu, cỡ (viết đẹp) Viết chưa đúng mẫu, cỡ ở nhóm1 Viết chưa đúng mẫu, cỡ ở nhóm2 Viết chưa đúng mẫu, cỡ ở nhóm3 SL % SL % SL % SL % 2015-2016 40 10 25 10 25 9 22,5 11 27,5 2016-2017 40 15 37,5 10 25 8 20 7 17,5 Những số liệu trên cho thấy năm học 2015 - 2016 học sinh viết chữ chưa đúng mẫu, cỡ ở cả 3 nhóm chiếm 50%; năm học 2016 - 2017 học sinh viết chữ chưa đúng mẫu, cỡ cả 3 nhóm chiếm 37,5% 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Với mục đích đề tài được đặt ra cùng với những nguyên nhân nêu trên nên bản thân tôi đã có những giải pháp và việc làm cụ thể để góp phần giúp học sinh viết chữ đẹp như sau: *Chuẩn bị của giáo viên và học sinh đầu năm. *Hướng dẫn HS nắm cấu tạo, độ cao các con chữ, d? r? ng?.... *Hướng dẫn rèn chữ viết phân chia theo đối tượng. *Kết hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục. 2.3.1. Giải pháp 1: Chuẩn bị bước đầu: Ngay sau khi ổn định lớp tôi tổ chức họp phụ huynh học sinh riêng cho lớp1 tôi phổ biến một số vấn đề về nội quy, quy định của trường của lớp rồi hướng dẫn phụ huynh mua dụng cụ học tập... Trước đây học sinh viết bảng con nào cũng được nhưng do chữ viết ở lớp 1 có đặc thù riêng vì có chữ cao 2 ô li, 3 ô li, 4 ô li, 5 ô li nên tôi thống nhất cùng dùng chung một loại bảng là mic đang bán trên thị trường; mỗi em phải có hai quyển tập trắng dành riêng cho rèn chữ viết và mỗi em phải có 2 cây bút chì loại 2B chứ không dùng loại bút chì nào khác. Còn đối với vở tập viết có in sẵn chữ mẫu cho mỗi bài học trong bộ sách chỉ có một quyển nay tôi đề nghị mua thêm một quyển nữa để về nhà rèn thêm.Với quyển này tôi theo dõi nhận xét mỗi bài và chỉnh sửa cụ thể từng nét. Bảng lớp: Bảng lớp là công cụ trực quan hằng ngày, ở bảng lớp giúp học sinh thấy được chữ viết của giáo viên và giáo viên dùng để viết mẫu cho học sinh xem. Nhưng nhìn chung tấm bảng lớp chưa được bố trí dòng kẻ nên giáo viên chỉ viết nhấm chừng làm học sinh không thấy rõ độ cao các con chữ nên dẫn đến học sinh dễ viết sai. Để thuận lợi hơn cho giáo viên và học sinh trong việc học thì tôi tự kẻ lại trên bảng từng dòng li rõ ràng giống y hệt như trong vở tập viết (mỗi ô li cao 3cm).Với tấm bảng này tôi sử dụng cho năm học này và sử dụng lâu dài thậm chí được cho các lớp trên. Sau khi kẻ bảng có dòng li như thế thì giáo viên không còn viết chấm chừng nữa và học sinh bắt đầu nhìn theo đó mà luyện viết. Kết quả : 100% học sinh đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập, mỗi em có 2 quyển tập viết và 2 quyển tập ô li như yêu cầu. 2.3.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn bằng phương pháp trực quan: Với Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1 phương pháp trực quan luôn là phương pháp tối ưu vì vậy tôi chọn giải pháp nhỏ đầu tiên trong nhóm giải pháp này là: * Hướng dẫn trực quan nắm chắc cấu tạo, độ cao các con chữ: Đọc, viết là hai kỹ năng song song với nhau. Do vậy dạy tập viết cần phối hợp nhịp nhàng với dạy học vần. Học sinh luyện tập viết chữ dưới hai hình thức chủ yếu: luyện tập viết chữ trong các tiết học âm với luyện tập viết theo yêu cầu kĩ thuật trong các tiết dạy phân môn tập viết. Sau khi học xong phần âm tôi củng cố lại độ cao các con chữ cao 2 ô li, 3 ô li, 4 ô li, 5 ô li dưới hình thức đọc viết nhìn viết (học sinh yếu ), thi nhau viết (học sinh khá giỏi ) Ví dụ : + Kể các con chữ cao 2 ô li: o, a, e, ê, n, m, u, ư,(18 con chữ) + Có mấy con chữ cao 3 ô li? ( có một đó là con chữ t), có thể tổ chức theo hình thức trắc nghiệm. + Có những con chữ nào cao 4 ô li? (có 4 con chữ: p, q, d, đ) + Những con chữ nào cao 5 ô li? (6 con chữ: l, h, b, k, g, y) Lưu ý các em: âm pờ (p) và âm bờ (b) khi đọc và khi viết gọi là con chữ pờ (p), con chữ bờ (b). Khi viết các em dễ dàng phân biệt được sự khác nhau giữa hai con chữ này như sau: con chữ p cao 4 ô li dưới gọi là pờ dưới; còn con chữ b cao 5 ô li trên gọi là bờ trên. Nếu sau này học sinh có viết nhầm thì các em nhớ lại điều cô nói “bờ trên và pờ dưới’’. Bảng con: học sinh tuy viết đúng chữ nhưng các em muốn viết chỗ nào cũng được, hay viết sai điểm đặt phấn trong bảng con, cũng như điểm đặt bút khi viết trong vở nhất là học sinh viết chậm và yếu.Vậy để khắc sâu cho học sinh viết chính xác các con chữ cao 5 ô li và 3 ô li như: l, b, h, k, t. Tôi chỉ định điểm đặt phấn là trên dòng kẻ đậm một ô. Trên bảng con những em viết chậm và yếu như em Công Minh, Đạt, Vũ Minh, Quỳnh tôi cầm tay cho học đếm từ đâu đến đâu là một ô li, độ rộng của các ô li; những con chữ cao 2 ô li các em phải viết vào khung; những con chữ cao 5 ô li; cao 4 ô li; cao 3 ô li đều hướng dẫn cầm tay. Kết quả: Nhờ kinh nghiệm nhỏ của tôi mà giờ này các em nói trên đã viết được và tiến bộ nhiều, bây giờ tôi không cầm tay nữa. * Hướng dẫn trực quan nét viết của từng con chữ: Trong giai đoạn giáo dục chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì đây là giải pháp mà tôi tâm đắc nhất. Vì trẻ nhỏ chỉ thật sự hứng thú trước hình ảnh trực quan sinh động, nhiều màu sắc. Nếu chỉ nhìn cô giáo viết và thuyết trình từng nét viết đôi khi làm các em rối chưa nói đến việc cô giáo đang đứng viết trên bảng sẽ ít nhiều che chắn tầm nhìn của một số học sinh theo góc nhìn do chỗ ngồi của các em trong lớp. Nếu không vận dụng giải pháp này thì ít nhiều hướng dẫn các em trực quan nét viết của từng con chữ sẽ bị hạn chế. Tôi đã tiến hành như sau: Tôi đã vận dụng phần mềm Microsoft office PowerPoint để soạn trình chiếu nét viết của từng con chữ ở mỗi nội dung bài dạy bằng việc tạo một line nhỏ rồi liên kết hiệu ứng ở Custom Animation chọn hướng di chuyển hiệu ứng sang left hay right và bottom hay top và tốc độ hiệu ứng timing speed phù hợp với mỗi đoạn viết của một phần con chữ. Cứ như thế với nhiều đoạn line kết hợp lại tôi có được một trình chiếu cách viết đúng, đẹp của một con chữ với một kích thước to, rõ, có màu sắc hấp dẫn học sinh háo hức quan sát. Mỗi lần trình chiếu chữ mới tôi đã để các em quan sát thật nhiều lần, đến khi các em thuộc như một quy trình viết đúng. Khi đã nắm nét viết qua quan sát rồi thì các em vận dụng viết vào bảng con của chính mình. Đa số các em viết rất đúng nét viết và thường rất đạt vì đây là hoạt động tái diễn lại những gì mà các em đã trực quan mà nắm bắt một cách chủ động. 2.3. 3. Giải pháp 3: Rèn luyện qua thực hành viết chữ: * Hướng dẫn luyện viết - Vở tập viết quyển: với hai tuần đầu học sinh viết rất lộn xộn, không viết đúng li, các em viết chưa đúng độ cao đang còn chờm li như em Nguyễn Văn Đạt, Vũ Hoàng Anh Dũng, Phạm Hiền, Vì vậy ở vở tập viết từ bài 4 (vì từ bài 1 đến bài 3 học sinh tô lại chữ ) tôi chưa thu vở để nhận xét mà bắt đầu từ bài 4 trở đi khi dạy tập viết tôi yêu cầu học sinh quan sát kỹ điểm đặt bút đầu tiên vì vở tập viết đã chấm sẵn điểm đặt bút. Sau khi hướng dẫn xong tôi cho cả lớp viết bài. Với kinh nghiệm trên thì lần 1 thu hết lớp 40 em tiến bộ 15 em; lần 2 thu 12 em chưa tiến bộ thực hiện như trên tiến bộ 8 em; lần 3 thu 8 em còn lại ( Đạt, Chiến, Hiền, Vũ Minh, ) tiến bộ 6em; lần 4 còn lại em Tiến; Công Minh vì tôi xuyên suốt theo dõi và cầm tay nên em Tiến cũng tiến bộ hẳn ra. Đến giữa học kỳ I các em đều biết điểm đặt bút và khoảng cách giữa các chữ trong vở tập viết, trình bày rất đẹp mắt. Vì vậy học sinh viết yếu nhất mà cũng biết chỗ viết . - Vở tập viết quyển 2: yêu cầu về nhà rèn viết thêm ở quyển 2 đúng và đẹp và quyển này tôi nhận xét theo dõi. * Viết mẫu trong vở ô li - Giáo viên viết mẫu lên bảng có kẻ ô vuông. - Chữ mẫu của giáo viên phải chuẩn, đẹp (đây là yếu tố cần thiết quyết định sự thành công trong việc rèn chữ viết cho học sinh ). - Giáo viên theo dõi cầm tay giúp đỡ học sinh yếu. - Hướng dẫn học sinh viết vào vở nhắc nhở cách ngồi, cách cầm bút. - Theo dõi, sữa chữa uốn nắn từng nét cho học sinh ngay từ những nét cơ bản đầu tiên. - Trong bài viết có nhiều lỗi sai, giáo viên chỉ nên hướng dẫn sửa một lỗi để các em sửa từng lỗi sai một, từng ngày và từng ngày các em sẽ dần tiến bộ. Trước đây hễ học sinh sai bao nhiêu lỗi thì lấy ra sửa hết bấy nhiêu làm như thế không mang hiệu quả nhiều. - Những học sinh hoàn thành tốt tôi rèn luyện bằng cách chép lại các âm, vần, từ, câu ứng dụng của bài học vần mỗi ngày. Ví dụ “bài 18 :x - ch ’’sách Tiếng việt 1 tập I trang 38, 39 tôi cho học sinh rèn như sau: + Học sinh yếu tôi viết mẫu trong vở ô li. x ch xe chó +Học sinh hoàn thành tốt tôi không viết mẫu mà tôi phát huy nhìn vào sách giáo khoa ở cuối mỗi bài có hướng dẫn viết, cho các em tự ghi vào vở số dòng giống như tôi viết mẫu, rồi thực hiện rèn chữ viết. Kết quả: với cách rèn chữ viết trên mà những em viết chậm và xấu như em Nguyễn Văn Đạt, Phạm Công Minh, Nguyễn Văn Tiến nay viết tiến bộ nhanh hơn và đúng mẫu. Còn các em Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Hồng Nhung, Trịnh Tuyết Nhung, Nguyễn Thị Hằng,các em rất thành thạo tự viết mẫu rồi viết thậm chí tôi phát huy những em này bằng cách tập chép thêm các từ ngữ ứng dụng và câu ứng dụng trong bài vừa học vào vở thì các em viết rất tốt và các em có vẻ thích viết lắm Học vần bài 24: q-qu, gi học sinh viết thêm từ: quả thị, qua đò, giỏ cá, giã giò, bài này có câu ứng dụng là: chú Tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá. Tôi khuyến khích học sinh viết tốt viết nội dung này vào vở. Với quyển này tôi nhận xét liên tục để theo dõi chữ viết các em. Từ việc làm đơn giản trên nhưng đã góp phần vào việc viết chữ đẹp cho học sinh. * Chia chữ ra từng loại và rèn luyện dứt điểm (đây là biện pháp trọng tâm ) Nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng và đẹp ngay là điều không thực tế khó có thể thực hiện được. Do vậy tôi định ra mỗi tuần rèn một loại chữ nhất định. Rèn viết đúng loại chữ này mới chuyển sang rèn loại chữ khác.Tôi đặt kế hoạch rèn chữ viết hàng tuần, hàng tháng một cách cụ thể. Cứ như thế, loại này viết đẹp mới chuyển sang rèn loại chữ khác nên học sinh phấn khởi và say mê rèn luyện. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ cái tôi chia ra các nhóm như sau: * Chữ thường (3 nhóm ) + Nhóm 1: n, m, i, u , ư , v, r, t (8 chữ cái ) - Trọng tâm rèn luyện là
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_chu_viet_cho_hoc.doc