Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác sử dụng đồ dùng dạy học để dạy số tự nhiên ở Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác sử dụng đồ dùng dạy học để dạy số tự nhiên ở Lớp 1

Cơ sở lí luận:

Do những đặc điểm về phát triển tư duy của lứa tuổi tiểu học, dạy và học Toán ở Tiểu học phải là sự giáo dục toán học mang lại tri thức toán học sơ đẳng, cần thiết cho cuộc sống và phát triển phù hợp với lứa tuổi tiểu học đồng thời là giai đoạn chuẩn bị quan trọng cho thực hiện quá trình giáo dục toán học

tiếp theo.

Môn Toán ở lớp 1 là cơ sở ban đầu cho việc học tập của học sinh trong cả quá trình học tập sau này của các em. Ở học sinh lớp 1 các em đang chuyển dần từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học, nhận thức của các em còn mang tính trừu tượng và khái quát cao nên việc sử dụng trực quan sẽ giúp cho học sinh có chỗ dựa cho hoạt động tư duy, bổ sung vốn hiểu biết để học sinh nắm được kiến thức và phát huy năng lực tư duy cho các em .

Việc dạy học cho học sinh vềsố tự nhiên và các phép phép tính là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng trong chương trình Toán 1. Đó cũng chính là cơ sở ban đầu giúp các em học tính toán ở các lớp học sau.

 

docx 8 trang hoathepmc36 26/02/2022 7661
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác sử dụng đồ dùng dạy học để dạy số tự nhiên ở Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đặt vấn đề:
Cơ sở lí luận:
Do những đặc điểm về phát triển tư duy của lứa tuổi tiểu học, dạy và học Toán ở Tiểu học phải là sự giáo dục toán học mang lại tri thức toán học sơ đẳng, cần thiết cho cuộc sống và phát triển phù hợp với lứa tuổi tiểu học đồng thời là giai đoạn chuẩn bị quan trọng cho thực hiện quá trình giáo dục toán học tiếp theo.
Môn Toán ở lớp 1 là cơ sở ban đầu cho việc học tập của học sinh trong cả quá trình học tập sau này của các em. Ở học sinh lớp 1 các em đang chuyển dần từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học, nhận thức của các em còn mang tính trừu tượng và khái quát cao nên việc sử dụng trực quan sẽ giúp cho học sinh có chỗ dựa cho hoạt động tư duy, bổ sung vốn hiểu biết để học sinh nắm được kiến thức và phát huy năng lực tư duy cho các em .
Việc dạy học cho học sinh vềsố tự nhiên và các phép phép tính là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng trong chương trình Toán 1. Đó cũng chính là cơ sở ban đầu giúp các em học tính toán ở các lớp học sau.
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
1. Thực trạng đề tài:
	Qua kiểm tra đánh giá chất lượng sử dụng đồ dùng dạy học ở năm học vùa qua, tôi thấy dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng thông qua việc sử dụng đồ dùng dạy học để dạy số tự nhiên của môn Toán đạt kết quả như sau:
Tổng số học sinh
Kết quả đạt được
28
Thành thạo tốt
Thành thạo
Chưa thành thạo
a. Thuận lợi: 
- Sách giáo khoa mới có các kênh hình rất đẹp, sinh động gần gũi với đời sống của trẻ( ước tính kênh hình nhiều gấp đôi kênh chữ và số)
- Trường đã có 01 bộ máy chiếu.
- Nhà trường tạo điều kiện mua sắm đồ dùng cần thiết cho giảng dạy.
- Học sinh được trang bị mỗi em 01 bộ đồ dùng học Toán.
b. Khó khăn: 
+ Do nội dung dạy Toán mang tính trừu tượng. 
+ Do sự nhận thức của học sinh lớp Một không đồng đều. 
+ Một số giáo viên chưa ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng trực quan hoặc còn ngại sử dụng đồ dùng.
*. Những nguyên nhân tồn tại:
Do nhiều nguyên nhân, việc khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học Toán của nhiều giáo viên chưa đồng bộ, do chưa đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để, chưa coi trọng hoạt động học tập của học sinh là trung tâm của quá trình dạy học cho nên các trang thiết bị ít khi phát huy được tác dụng. Hầu như, học sinh ít sử dụng các thiết bị học Toán để chiếm lĩnh kiến thức mới. Bên cạnh đó, không ít giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học chưa đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ của nội dung bài học, nhiều khi lại quá lạm dụng. Còn một số đã biết sử dụng lại khai thác chưa sâu, chưa triệt để các đồ dùng dạy học đó.
	Chính từ những thực tế trên tôi thấy sử dụng đồ dùng dạy học Toán ở Tiểu học nói chung và lớp Một nói riêng nó có vị trí quan trọng vì nhận thức của học sinh 6 tuổi còn mang đậm tính cụ thể, gắn với hình tượng cụ thể. Trong khi đó kiến thức toán lại mang tính trừu tượng và khái quát cao. Sử dụng đồ dùng dạy học sẽ giúp học sinh có chỗ dựa cho hoạt động tư duy, bổ sung vốn hiểu biết để nắm được các kiến thức trừu tượng.
	Từ các nguyên nhân trên nên tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm khai thác sử dụng đồ dùng dạy học để dạy số tự nhiên ở lớp Một”
2. Nội dung cần giải quyết:
	Trước đây, việc giảng dạy môn Toán cho học sinh chưa được chúng ta quan tâm đến nhiều khi khai thác sử dụng đồ dùng dạy học. Khi dạy môn này việc sử dụng và khai thác đồ dùng dạy học Toán của nhiều giáo viên còn hạn chế, thậm chí có trường hợp giáo viên còn “dạy chay” ở một số tiết. Giáo viên không tìm hiểu, cập nhật vì thế chưa biết cách sử dụng khai thác nên họ chỉ trình bày mơ hồ, không khả thi trên lớp.Để khắc phục tình hình nêu trên:
-Đối với bản thân giáo viên.
- Nghiên cứu sử dụng đồ dùng dạy học mới.
- Việc tổ chức cải tiến và tự làm đồ dùng.
- Sử dụng đồ dùng dạy học phải phù hợp nội dung và yêu cầu của bài học.
- Nguyên tắc sử dụng đồ dùng dạy học.
3. Biện pháp giải quyết:
Việc sử dụng các thiết bị - đồ dùng dạy học trong quá trình giảng dạy là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Để góp phần sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học khi dạy Toán ở Tiểu học nói chung và đồ dùng dạy học Toán lớp Một nói riêng, bản thân tôi có một số biện pháp sau:
	a.Đối với bản thân giáo viên:
	 Trước hết giáo viên phải hiểu được: Hướng dạy học hiện nay là tác động vào người học, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Dạy học theo hướng tổ chức các “hoạt động dạy học”, chừng nào học sinh đã có “hoạt động học” thì quá trình dạy học mới có hiệu quả. Việc đưa đồ dùng, thiết bị học Toán đến từng học sinh, các em tự thao tác, tự thảo luận, tự suy nghĩ trên mỗi đồ dùng học tập, tức là đã tạo ra “môi trường học Toán” tốt, tạo cơ hội để các em được “hoạt động học tập”, tạo ra sự hợp tác giữa trò và trò, giữa thầy và trò, việc học như thế sẽ lôi cuốn, hấp dẫn các em vào chương trình học một cách tự giác, tự nhiên và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học.
	Trong quá trình dạy học giáo viên phải sử dụng triệt để các đồ dùng dạy học có sẵn để nâng cao chất lượng dạy và học.
	Đồ dùng dạy học có phát huy tác dụng hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc giáo viên sử dụng nó thế nào. Để đạt hiệu quả cao trong quá trình sử dụng đồ dùng dạy học Toán cần:
 - Mỗi giáo viên cần nắm vững danh mục đồ dùng môn Toán lớp Một có trong thiết bị được cấp.
 - Trong công tác chuẩn bị bài, soạn bài bao giờ giáo viên cũng phải nghiên cứu kĩ nội dung tiết học để xác định rõ đồ dùng dạy học nào cần phải sử dụng, với mục đích gì?
 - Xác định thời điểm thích hợp, độ dài thời gian sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết học để tránh lạm dụng nó.
 - Tìm biện pháp, cách thức thích hợp, chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh thực hành, quan sát đồ dùng theo đúng mục đích sử dụng.
 Ví dụ 1: Dạy bài số 8 (SGK Chân trời sáng tạo/ t42)
 - Chuẩn bị:
 + Các hình tròn, vuông.
 - Cách sử dụng:
 + Cho học sinh lấy 7 hình tròn.
 + Cho học sinh lấy thêm 1 hình tròn.
 + 7 hình tròn, thêm 1 hình tròn, tất cả là bao nhiêu hình tròn?
 + Vậy 7 thêm 1 là mấy?
 + Hướng dẫn tương tự đối với hình vuông.
 + Các nhóm đều có số lượng là bao nhiêu?
 + Để chỉ số lượng là tám, người ta dùng số tám – Viết là 8.
 + Cho học sinh đọc lại số vừa có.
 + Hướng dẫn viết số 8 vào bảng.
 Ví dụ 2: Dạy bài “ Chục – Đơn vị” (SGK / 102)
 - Chuẩn bị: Các bó chục que tính.
 - Cách sử dụng:
+ Giáo viên cho học sinh lấy bó chục que tính và hỏiem có bao nhiêu que tính
 + Hướng dẫn học sinh viết số vào bảng con và đọc lại.
 + Hướng dẫn học sinh làm các bài tập để củng cố các kiến thức đã học.
- Chú ý sử dụng ngôn ngữ trong quá trình sử dụng đồ dùng dạy học. Khi sử dụng giáo viên nên tránh tình trạng giải thích dài dòng vì làm thế sẽ mất thời gian không cần thiết, vừa làm rối vấn đề. Tuy nhiên giáo viên cũng cần phải xác định lời nói cũng là phương tiện trực quan ngôn ngữ.
 - Để tránh tình trạng lúng túng, mất thời gian trong việc sử dụng đồ dùng dạy học, giáo viên cần thực hành trước các thao tác khi đến lớp.
- Tổ chức cho học sinh làm quen với các dạng biểu diễn trực quan khác nhau khi biểu thị các đối tượng Toán học hoặc dấu hiệu bản chất của đối tượng Toán học.
	Chẳng hạn, để diễn tả khái niệm số tự nhiên, có thể cho học sinh làm quen với các dạng biểu diễn khác nhau, thông qua việc sử dụng mô hình, hình ảnh minh họa các đối tượng vật chất (vật thật) cụ thể khác nhau.
	Ví dụ: Số 23 có thể biểu diễn dưới các dạng:
	 - Khuyến khích học sinh sử dụng các biểu diễn trực quan nhằm cụ thể, giải thích những suy nghĩ “trong đầu” về các đối tượng Toán học trừu tượng.
	Các hoạt động tô màu, vẽ, cắt, dán,có thể hỗ trợ cho học sinh thể hiện cách hiểu của các em về một khái niệm hoặc quan hệ Toán học nào đó. 
	Ví dụ: Mỗi học sinh sử dụng khối hình lập phương tách – gộp các số để biết được cấu tạo của số.
6
5
1
6
4
2
6
3
3
	 - Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ các biểu diễn trực quan. Máy tính cung cấp nhiều dạng biểu diễn Toán học phong phú, hấp dẫn giúp giáo viên và học sinh dễ dàng khai thác sử dụng. Và cũng cho phép người dùng có thể chuyển đổi giữa các dạng biểu diễn trực quan để hiểu khái niệm hơn.
- Cuối cùng giáo viên cần nắm vững phương châm sử dụng và khai thác đồ dùng dạy học Toán lớp Một như sau:
 + Tất cả các thao tác mà học sinh thực hiện được, yêu cầu học sinh tự làm.
 + Tất cả các thao tác học sinh thực hiện sai giáo viên phải chỉ rõ, hướng dẫn thực hiện lại kịp thời để học sinh tự tin vào kết quả thực hành.
 + Chỉ khi học sinh không thể thực hiện thao tác trên đồ dùng thì giáo viên mới thực hiện mẫu và hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để học sinh tiến hành thao tác.
+ Các yêu cầu giáo viên đặt ra phải rõ ràng, theo trình tự, theo các bước một cách lôgic.
 +Tất cả các thao tác của giáo viên phải chính xác, lời nói và hành động phải kết hợp nhịp nhàng, gây hứng thú cho học sinh để từ đó học sinh đặt lòng tin vào giáo viên.
	b. Nghiên cứu sử dụng đồ dùng dạy học mới:
	Vấn đề đổi mới thiết bị đồ dùng dạy học được đặt ra đồng bộ với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa các môn học. Chính vì vậy, sau mỗi đợt tập huấn về thay sách, tổ chuyên môn ở trường chúng tôi thường dành thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng, tìm hiểu chi tiết về bộ đồ dùng dạy học để từ đó lĩnh hội đầy đủ về cấu tạo và phạm vi sử dụng đồ dùng dạy học. Còn một số bất hợp lý trong bộ đồ dùng dạy học mà chỉ khi lên lớp giáo viên mới nhận ra. Chính vì vậy, chúng tôi chọn bài dạy thích hợp để thực hành trực tiếp vào một số đồ dùng dạy học. Các giáo viên khác sẽ góp ý vào thao tác thực hành trên đồ dùng dạy học và từ đó cũng thấy rõ những gì cần hoàn thiện ở đồ dùng dạy học.
	c. Việc tổ chức cải tiến và tự làm đồ dùng:
	Xuất phát từ thực tế khi nghiên cứu kỹ các bộ đồ dùng, thấy được một số hạn chế và những bất hợp lý còn tồn tại ở đó. Hơn nữa hiện nay việc nâng cao chất lượng giáo dục cần đòi hỏi nhà trường phải có đầy đủ đồ dùng thiết bị dạy học và các thiết bị đồ dùng đó phải đảm bảo phù hợp, có tác dụng tích cực trong việc dạy và học. Trong mấy năm gần đây, trường tôi tổ chức nhiều phong trào thi đua trong đó có phong trào “Tự làm và cải tiến đồ dùng, thiết bị dạy học” là phong trào mà tôi tâm đắc bởi vì tôi thấy:
 - Thiết bị đồ dùng dạy học tự làm, tự cải tiến thường sát với nội dung bài học.
- Hình thành được thói quen tiết kiệm cho giáo viên và học sinh.
 - Góp phần làm phong phú thiết bị dạy học.
d. Sử dụng đồ dùng của học sinh:
Nói đến thiết bị đồ dùng dạy học ta không chỉ quan tâm đến thiết bị đồ dùng của người thầy mà đồ dùng học tập của trò cũng giữ một vị trí quan trọng trong việc hình thành kiến thức kỹ năng cho chính bản thân các em. Bởi vì dạy học là tổ chức hoạt động học tập để học sinh tự hình thành kiến thức.Như vậy đồ dùng học tập của học sinh cũng là phương tiện, là điều kiện vật chất để đổi mới phương pháp dạy học. Nói cách khác đổi mới phương pháp dạy học là phải đổi mới cách sử dụng đồ dùng học tập cho học sinh. Nhận thức được tầm quan trọng của đồ dùng dạy học của học sinh. Ngay từ đầu năm học trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, chúng tôi đã giành thời gian thảo luận các vấn đề này.
	Ví dụ: Vớihọc sinh lớp Một đồ dùng học Toán của học sinh bao gồm: Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học Toán thực hành, bảng con, vở bài tập, trong đó chúng tôi xác định bộ đồ dùng học Toán thực hành của học sinh là cần thiết và quan trọng nhất.
	e. Nguyên tắc sử dụng đồ dùng dạy học:
	Một điều cuối cùng muốn nói ở đây đó là muốn khai thác sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học tôi phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:
 - Gắn với nội dung của sách giáo khoa.
 - Phù hợp với hình thức dạy học bộ môn.
 - Phù hợp với kế hoạch bài học.
 - Đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ.
 - Tự làm và cải tiến đồ dùng dạy học phải phù hợp với điều kiện kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo được tính chính xác, khoa học, thẩm mỹ.
	Ví dụ: Khi dạy bài các số tự nhiên tôi chỉ dùng thiết bị dạy học giới thiệu vật mẫu, tranh ảnh,  để học sinh quan sát, phân tích, nắm vững khái niệm về số tự nhiên khi chuẩn bị thực hành. Sau khi chia nhóm, học sinh có thể thảo luận nhóm, thực hành hoàn thành một bài. 
 Đồ dùng dạy học Toán có yếu tố quan trọng trong dạy học ở Tiểu học nói chung và lớp Một nói riêng. Nó không chỉ thực hiện chức năng minh họa mà còn là nguồn tri thức để học sinh khám phá và phát huy tính tích cực trong học tập.
	Giáo viên chỉ biết cách khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học không chưa đủ mà phải biết làm đồ dùng dạy học bằng vật liệu có sẵn ở địa phương để tạo ra đồ dùng dạy học đơn giản,tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung của các bài học, vì trong giáo dục Tiểu học hiện nay, ngành giáo dục không thể cung cấp cho giáo viên đầy đủ các thiết bị dạy học cho từng môn, từng bài. Việc tự làm đồ dùng dạy học có ý nghĩa rất quan trọng vì:
 - Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng tốt hơn, có cơ hội khám phá môi trường xung quanh.
- Đồ dùng dạy học tự làm thường sát với nội dung bài học.
- Hình thành thói quen tiết kiệm cho giáo viên.
- Giúp học sinh khéo léo hơn và được giáo dục nhiều mặt thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn, rẻ tiền để tự làm.
III. KẾT LUẬN
Tóm lược giải pháp
	Dựa trên những giải pháp mà tôi đưa ra thực hiện ở lớp Một/1. Tôi nhận thấy kết quả đạt được ở mức độ khá cao theo mục đích đề ra và tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:
- Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình dạy Toán ở Tiểu học nói chung và lớp Một nói riêng là phù hợp với con đường nhận thức của học sinh, với đặc thù môn học, bậc học. Tuy nhiên việc sử dụng sao cho đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ và đối tượng học sinh luôn là “bài toán mở” đối với mọi giáo viên đứng lớp.
 - Qua thực hiện thực tế đề tài, tôi thấy cùng một bộ đồ dùng, cùng một tiết dạy, cùng một gợi ý của sách giáo khoa và sách giáo viên nhưng việc thực hiện ý tưởng dạy học của mỗi giáo viên lại mang tính sáng tạo, đa dạng, phong phú ở mức độ nhất định. Điều đó đã mang lại các kết quả khác nhau cho tiết học mà không có tài liệu nào nói đủ. Có thể nói “Khai thác và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học” là quá trình thể hiện nhuần nhuyễn các yếu tố: Trình độ chuyên môn của giáo viên với những thao tác thực hành khéo léo, ngôn ngữ giảng giải ngắn gọn, rõ ràng. Tất cả những điều này không thể hình thành ngày một ngày hai mà phải có quá trình tích lũy lâu dài, liên tục. Đây là vấn đề đặt ra mà tôi tiếp tục suy nghĩ và ngày càng hoàn thiện hơn trong những năm học tiếp theo.
	Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, bản thân người giáo viên cần nâng cao trình độ chuyên môn của mình, trong đó có kĩ năng khai thác và sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học. Không những thế, người giáo viên cần có tâm huyết với nghề nghiệp, không ngừng tìm tòi, sáng tạo, tự làm thêm đồ dùng để khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất.
	 Đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời phải đổi mới đồ dùng thiết bị và cách sử dụng khai thác chúng trong dạy học, mục tiêu của chúng tôi là sẽ làm cho đồ dùng, thiết bị dạy học trở thành người bạn đồng minh trung thành với mỗi giáo viên và học sinh trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Song hiệu quả của việc khai thác sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học lại phụ thuộc rất nhiều vào sự đầu tư công sức và trí tuệ của mỗi giáo viên.

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_khai_thac_su_dung_do_dung_day_hoc_de_d.docx