Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Lê Hồng Phong

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Lê Hồng Phong

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế”, và “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”. Hội nghị lần thứ Tám BCH Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW chính là hiện thực hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục và đào tạo, nhằm thống nhất nhận thức và hành động; phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân; huy động các nguồn lực đầu tư, sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành và các tổ chức xã hội cho sự nghiệp giáo dục.Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2022-2023 của Ngành Giáo dục -Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người giáo viên ở các trường phổ thông là công tác giáo viên chủ nhiệm lớp. Đây là hoạt động có chức năng kép: chức năng quản lý xã hội đối với một nhóm người (học sinh) theo chức trách, quyền hạn được quy định trong quy chế, điều lệ của nhà trường phổ thông do nhà nước ban hành; chức năng giáo dục do mục đích giáo dục, mục tiêu cấp học nhằm đạt tới sự phát triển toàn diện nhân cách học sinh.

Theo quan điểm “Một thầy giáo giỏi hơn một cuốn sách hay”, “Người thầy giáo nếu không là ngọn đuốc làm sao mồi được lửa”, thì vai trò của người thầy, mà đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp vô cùng to lớn. Trong quá trình giáo dục học sinh, muốn có chất lượng giáo dục tốt thì phải xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm giỏi, bởi vì, người giáo viên chủ nhiệm lớp như một “Hiệu trưởng con” của nhà trường.

Công tác giáo viên chủ nhiệm đòi hỏi ở người giáo viên không chỉ có tấm lòng nhân ái, nhiệt tình với thế hệ trẻ, mà điều cần thiết là phải có được sự vững vàng về năng lực sư phạm, các kỹ năng giáo dục, nghệ thuật ứng xử sư phạm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của học sinh.

Chính vì thế, vào những năm đầu khi mới bước chân vào nghề dạy học, không ít giáo viên đã gặp nhiều khó khăn trong công tác chủ nhiệm lớp, bởi họ chưa được chuẩn bị kỹ càng về mặt lý luận và đặc biệt là về mặt thực tiễn đối với hoạt động này. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên dù đã lớn tuổi, đã có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, nhưng nếu không thật sự chuyên tâm, không có tinh thần trách nhiệm, không có nghệ thuật làm giáo viên chủ nhiệm lớp thì hiệu quả công việc mà họ đảm nhận cũng không cao.

docx 59 trang Thu Kiều 23/09/2024 1660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM 
 NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ
NHIỆM LỚP TẠI TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG 
 PHONG
 LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG .....................................................................................6
I. CƠ SỞ KHOA HỌC......................................................................................6
1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................6
2. Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................6
II. Thực trạng về việc quản lý, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và việc thực hiện 
công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lê Hồng Phong..................................6
1. Khái quát đặc điểm nhà trường .....................................................................6
2. Thực trạng về công tác quản lý, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và việc thực 
hiện công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Lê Hồng Phong........................8
3. Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân.......................................................................9
III. Một số giải pháp quản lý nhằm giúp công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả 
cao tại trường THPT Lê Hồng Phong .............................................................10
1. Xác định rõ công tác quản lí, chỉ đạo GVCN và thực hiện công tác chủ 
nhiệm trường học là nội dung trọng tâm, quan trọng trong nhiệm vụ của nhà 
trường ..............................................................................................................10
2. Xây dựng kế hoạch về công tác chủ nhiệm của nhà trường và việc chỉ đạo 
giáo viên chủ nhiệm xây dựng, thực hiện kế hoạch cá nhân ...........................11
3. Bố trí giáo viên chủ nhiệm lớp ....................................................................14
4. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác chủ nhiệm cho giáo viên 
chủ nhiệm lớp..................................................................................................15
5. Tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực 
lượng giáo dục trong nhà trường .....................................................................29
6. Tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực 
lượng xã hội. Thường xuyên phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong giáo 
dục đạo đức học sinh .......................................................................................32
7. Chỉ đạo công tác giáo viên chủ nhiệm gắn với chỉ đạo hoạt động giáo dục 
ngoài giờ lên lớp. Tăng cường quản lí, giáo dục học sinh bằng hoạt động trải 
nghiệm, hướng nghiệp, kĩ năng sống, giá trị sống. Tăng cường CSVC 34
8. Tăng cường hoạt động kiểm tra đối với công tác chủ nhiệm; BGH cần chú 
trọng hơn nữa việc kiểm tra công tác giáo viên chủ nhiệm.............................36
9. Lấy ý kiến học sinh .....................................................................................37
 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Đọc là
THPT Trung học phổ thông
ANTT An ninh trật tự
CSGD Cơ sở giáo dục
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
HS Học sinh
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
CBGVNV Cán bộ giáo viên nhân viên
GDNGLL Giáo dục ngoài giờ lên lớp
BGH Ban giám hiệu
GV Giáo viên
 3 cao, coi trọng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và luôn học hỏi, tìm tòi để có 
được những biện pháp quản lý tốt nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ 
nhiệm. Qua hai năm ứng dụng các biện pháp quản lý này, chúng tôi thấy rõ 
hiệu quả tích cực của nó đối với sự phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục 
của nhà trường. Vì thế, Tôi chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý nhằm 
nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Lê Hồng 
Phong”để chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp.
 Một góc khuôn viên trường THPT Lê Hồng Phong
 Đ/C Nguyễn Xuân Thắng UVBCT- CT HĐLLTW đánh trống khai giảng năm học mới
 5 hiệu quả quản trị trường học. Chủ động phòng chống và ứng phó hiệu quả 
với thiên tai, dịch bệnh. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; 
Cam kết nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong bối cảnh đó, Trường 
THPT Lê Hồng Phong có biên chế 24 lớp, với tổng số 992 học sinh, 60 
CB,GV,NV. Nhà trường tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo 
của Sở Giáo dục và Đào tạo, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; sự phối hợp 
của các cơ quan, ban, ngành cấp huyện; sự quan tâm của cha mẹ học sinh. 
Tiếp tục kế thừa những thành quả đạt được, khắc phục khó khăn, tồn tại, nhà 
trường đã thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp, dành đđược những 
kết quả đáng khích lệ:
 1.1. Về giáo viên:
 - Nhà trường hiện có 60 CB, GV, NV trong biên chế, trong đó : BGH có 
03 người; Giáo viên có 52 người; Nhân viên hành chính có 05 người. Ngoài 
ra có 02 bảo vệ và 01 lao công; Có 04 tổ chuyên môn; có 42 đảng viên trong 
chi bộ.
 - Trường có 34 thạc sỹ chiếm 61,8%; 24 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh 
chiếm 48,9%.100% giáo viên đạt chuẩn, 24 GV dạy giỏi cấp tỉnh, tỷ lệ trên 
chuẩn đào tạo được nâng lên. Việc tổ chức đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo 
viên theo chuẩn nghề nghiệp được triển khai dân chủ.Thực hiện tốt Công tác 
Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên: xếp loại giỏi: 24 đ/c, loại khá27 đ/c;34 
giáo viên giỏi cấp trường. 55/55 cán bộ, giáo viên, nhân viên có sáng kiến 
kinh nghiệm (trong đó được công nhận SKKNcấp ngành: 3, cấp trường: 22, 
cấp tổ: 30). Xếp loại CBQL,GV cuối năm học 2021 - 2022: Xuất sắc: 26, 
khá:28, TB: 0. Xếp loại nhân viên: HTTNV: 4 NV, xuất sắc 1. Xếp loại 
CBQL: Xuất sắc: 1.
 - Danh hiệu thi đua cuối năm học 2021-2022: Lao động tiến tiến: 59, 
CSTĐCS: 3 đ/c; Giấy khen của Giám đốc Sở: 1;Giấy khen CĐNGDNA: 6; 
Bằng khen của Liên đoàn lao động Tỉnh: 1. Trường xếp loại chất lượng xuất 
sắc, được Bộ GD&ĐT tặng bằng khen. Trường được công nhận đạt chuẩn 
Quốc gia giai đoạn 2 và đánh giá ngoài mức độ 2
 1.2. Về học sinh:
 - Tham gia và giành kết quả cao trong các kỳ thi, cuộc thi:
 + Có 110 học sinh lớp 10,11 đươc công nhận HSG cấp trường;13 em 
đạt HSG cấp tỉnh khối 12, trong đó:01 thủ khoa môn GDCD,03 giải Nhì, 04 
giải Ba, 05 giải khuyến khích;03 học sinh được tặng giấy khen của Chủ tịch 
hội Hóa học Nghệ An trong kì thi Olimpic Hóa học 19/5: Nguyễn Thị Linh 
Chi, Hoàng Quốc Bảo, Hoàng Thị Thúy
 + Kết quả Thi THPT quốc gia:Xếp thứ 15/109 trường, có 01 học sinh 
đạt điểm bài thi KHXH cao được UBND tỉnh tuyên dương, khen thưởng.
 7 Như vậy, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp là vô cùng quan trọng, 
không có những giáo viên chủ nhiệm giỏi thì không thể tổ chức được những 
lớp học tốt và mang lại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục.
 Nhận thức được vai trò quan trọng như thế của giáo viên chủ nhiệm, 
song ở nhiều trường học cũng như ở trường tôi trong những năm học trước đây, 
Ban giám hiệu mới chỉ dừng lại ở việc phân công nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá 
công tác chủ nhiệm của các giáo viên mà chưa đầu tư đúng mức, chưa hoạch 
định sẵn một kế hoạch cụ thể cho việc quản lý, chỉ đạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo 
viên chủ nhiệm như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất trong điều kiện có 
thể, cũng chưa có chế độ động viên, khen thưởng thoả đáng, kịp thời.
 Bên cạnh đó, nhiều giáo viên trẻ cũng rất lúng túng trong công tác chủ 
nhiệm lớp mà không biết hỏi ai, tự mình học hỏi, mò mẫm có thể sẽ thành 
công nhưng con đường đi đến thành công của những con người ấy có thể mất 
rất nhiều thời gian so với việc được lãnh đạo nhà trưởng quan tâm tổ chức các 
lớp tập huấn,bồi dưỡng, chỉ bảo một cách bài bản.
 3. Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân
 Căn cứ vào kết quả của bảng thống kê chúng ta thấy được, phần lớn kết 
quả xếp loại học lực còn thấp, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của trường 
chuẩn quốc gia.Nếu cứ để cho thực trạng ấy tiếp diễn thì mạnh ai người ấy 
được, công tác chủ nhiệm lớp sẽ được tiến hành theo kiểu tự phát nhiều hơn, 
như vậy hiệu quảgiáo dục sẽ không cao.
 Vì công tác chủ nhiệm là một công việc vừa “khó” lại vừa “khổ” nên 
nhiều giáo viên dù đã được phân công làm chủ nhiệm nhiều năm nhưng vẫn 
không thậtsự chuyên tâm, học hỏi, làm việc thụ động, thiếu linh hoạt, ngại 
khó, ngại khổ, ngại thay đổi, ngại va chạmnên chưa hiệu quả.
 Thực tế các nhà trường hiện naynói chung và tại trường THPT Lê 
Hồng Phong nói riêng, bên cạnh những GVCN lớp nhiệt tình, tâm huyết với 
nghề, vẫn còn không ít GVCN coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp. Do vậy, hiệu 
quả giáo dục nói chung và hiệu quả chất lượng giáo dục của lớp đối với một 
số đồng chí GVCN còn chưa cao, chưa đạt yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
 Về phía quản lý: Sự chỉ đạo theo kiểu lối mòn - Chỉ đạo GV dạy và làm 
đúng theo kế hoạch đã xây dựng;Triển khai đúng theo sự chỉ đạo củaSở 
GD&ĐT; Triển khai và tập huấn đúng theo các công văn, đợt tập huấn mà 
SGD & ĐT yêu cầu; Việc phân công chuyên môn gần như cố định, không 
luân chuyển.
 Về phía giáo viên: Làm công tác chủ nhiệm thông qua kinh nghiệm 
bản thân, học lỏm bạn bè đồng nghiệp; Việc thay đổitư duy, tự làm tươi mới 
bản thân, mạnh dạn, sáng tạo thông qua việc đổi mới phương pháp, hình thức 
tổ chức dạy học, tự tìm tòi học hỏi của đội ngũ GV. Nhiềugiáo viên chủ
 9 một lớp. Do đó, việc lựa chọn giáo viên chủ nhiệm lớp cần cân nhắc phân 
công sao cho phù hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục.
 Công tác chủ nhiệm lớp được đánh giá là một công tác hết sức quan 
trọng ở các trường học và GVCN là cầu nối các mối quan hệ trong nhà trường 
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong các trường 
THPT nói chung trường THPT Lê Hồng Phong nói riêng. Ngoài GV bộ môn 
ra thì người quản lý cần phải quan tâm tới giáo viên chủ nhiệm lớp. Đây là lực 
lượng chủ đạo trong công tác giáo dục của nhà trường. Xây dựng đội ngũ 
GVCN giỏi làm lực lượng nòng cốt là công tác có ý nghĩa quyết định trong 
việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở nhà trường. Việc quản lí, chỉ đạo giáo viên 
chủ nhiệm được BGH nhà trường xác định là một nội dung trọng tâm, là việc 
làm hết sức quan trọng trong quản trị trường học nhằm hoàn thành tốt nhiệm 
vụ năm học của nhà trường.
 2. Xây dựng kế hoạch về công tác chủ nhiệm của nhà trường và 
việc chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng, thực hiện kế hoạch cá nhân
 2.1. Xây dựng kế hoạch về công tác chủ nhiệm của nhà trường
 Kế hoạch về công tác chủ nhiệm là một bộ phận của kế hoạch năm học, 
phải được xác định các mục tiêu, hoạt động và biện pháp một cách đầy đủ, rõ 
ràng. Để xây dựng kế hoạch này, trường chúng tôi bắt đầu bằng việc họp Cấp 
ủy, họp Chi bộ, họp lãnh đạo mở rộng để trình bày chủ trương, xin ý kiến góp 
ý và góp nhặt những ý kiến đề xuất hợp lý của các cán bộ, giáo viên trong nhà 
trường, từ đó xây dựng kế hoạch về công tác chủ nhiệm cho năm học.
 Kế hoạch công tác chủ nhiệm phải được xây dựng căn cứ trên tình hình 
thực tế của nhà trường, lớp, đặc điểm đội ngũ của nhà trường và đặc điểm học 
sinh của địa phương, trong kế hoạch có phần phân công nhiệm vụ cụ thể cho 
từng cá nhân.
 2.2.Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân
 Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp là điều kiện tiên quyết để tổ chức 
thành công quá trình giáo dục học sinh. Thế nhưng, một trong những tồn tại 
nổi bật của giáo viên chủ nhiệm là ở khâu lập kế hoạch chủ nhiệm cho cả năm 
học, phần lớn giáo viên chủ nhiệm mới có kế hoạch cho từng tuần một. Đó là 
cách làm việc thiếu kế hoạch dài hơi, không có tính chiến lược, dễ rơi vào 
tình trạng bị động, khó đạt được hiệu quả cao.
 Vào đầu năm học, sau khi tổ chức bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế 
hoạch và đã xây dựng xong kế hoạch của nhà trường, các kế hoạch đó phải 
được công bố và phát đến tận các tổ chức liên quan, các cá nhân được phân 
công làm chủ nhiệm trong năm học.
 Dựa trên kế hoạch chủ nhiệm chung của nhà trường, kế hoạch của 
Đoàn thanh niên, kế hoạch của Hội cha mẹ học sinh, Ban giám hiệu chỉ đạo
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_quan_ly_nham_nang_cao.docx
  • pdfNguyễn Thị Thanh Thuỷ_Trường THPT Lê Hồng Phong_Chủ nhiệm.pdf