Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường Trung học Phổ thông
1. Cơ sở lý luận.
Sự nghiệp giáo dục đào tạo ngay từ khi ra đời: Bác Hồ - vị lãnh tụ, nhà giáo mẫu mực của chúng ta đã đặt nền móng cho sự nghiệp phát triển giáo dục với phương châm: "Dân tộc - Khoa học - Đại chúng". Chủ trương trong việc giáo dục là phải chú trọng: "Đạo đức cách mạng, giác ngộ XHCH, giáo dục văn hoá, kỹ thuật và lao động sản xuất".
Qua các giai đoạn phát triển khác nhau, tư tưởng giáo dục toàn diện của Hồ Chí Minh và của Đảng ta đã chính thức là kim chỉ nam cho hành động phát triển giáo dục. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời chiến hay thời bình, thời kỳ giáo dục khó khăn nhất hay hưng thịnh nhất thì sự nghiệp phát triển giáo dục vẫn luôn phải chú trọng đến giáo dục toàn diện cho học sinh. Những tư tưởng đó được thể hiện rõ ràng trong nguyên lý: “ Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội”. Đặc biệt trong giai đoạn đổi mới hiện nay, tư tưởng giáo dục toàn diện cũng được thể hiện qua việc ở các mặt: Đức – Trí – Thể – Mỹ- Lao động. Nhằm hoàn thành và phát triễn nhân cách học sinh.
2. Cơ sở pháp lý.
Dựa trên cơ sở luật giáo dục, điều lệ trường THPT, chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 của Đảng và Nhà nước Việt Nam, chỉ thị năm học 2005 - 2006, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2005 – 2006 của Bộ và Sở GD - ĐT ban hành để làm căn cứ tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nhằm giáo dục học sinh trong trường THPT phát triển toàn diện.
3. Nhận thức chung về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
3.1. Khái niệm.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục được thực hiện, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo học sinh đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội.
Hoạt động này do nhà trường quản lý, tiến hành ngoài giờ học trên lớp. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội được diễn ra trong suốt năm học và trong cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể thực hiện được ở mọi nơi, mọi lúc.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ 2 TP LÀO CAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐĂNG KÍ CẤP: NGÀNH TÊN SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGLL TRONG TRƯỜNG THPT Tên tác giả : Phạm Hồng Lan Chức vụ : Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường THPT Số 2 TP Lào Cai Lào Cai, Tháng 4 - Năm 2014 PHẦN MỞ ĐẦU I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Đất nước ta đang trên đường đổi mới, sự nghiệp GD&ĐT đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đúng mức và đạt được những thành tựu to lớn. Cùng với sự nghiệp phát triển chung của đất nước thì sự nghiệp Giáo dục và đào tạo cũng không ngừng phát triển để đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, đào tạo ra những con người toàn diện để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nghị quyết TƯ IV khoáVII (1/1993) đã nhấn mạnh: “ Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả đào tạo con người lao động tự chủ năng động sáng tạo” Nghị quyết TƯ II Khoá VIII cũng xác định: “ Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của Giáo dục và Đào tạo là nhằm xây dựng con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc, và XHCN. Có đạo đức trong sáng, có ý trí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tiến lên Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy hiệu quả giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân. Làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng XHCN vừa hồng vừa chuyên như lời Bác dặn” Trong luật giáo dục của Nhà nước XHCN Việt Nam trong chương I điều 2 cũng chỉ rõ: “ Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là phát triển con người toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nhiệp trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách cho học sinh phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Trong chiến lược giáo dục đào tạo 2001 – 2010 cũng chỉ rõ: “ Mục tiêu và nhiệm vụ của GD và ĐT là đào tạo con người đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Con người là nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu giáo dục và đào tạo là thực hiện giáo dục toàn diện: Đức – Trí – Thể – Mỹ, cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và hướng nghiệp cho học sinh. Giúp học sinh tiếp cận với trình độ của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập tích cực, sáng tạo, lòng ham học hỏi, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống". Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chính là sự tiếp cận nối tiếp hoạt động văn hoá bằng các hình thức sinh hoạt hấp dẫn, nội dung phong phú góp phần củng cố khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng bồi dưỡng tình cảm, xây dựng ý thức độc lập, tinh thần tự chủ phát triển tình đoàn kết của học sinh. Hoạt động ngoài giờ lên lớp còn là một hoạt động phù hợp với yêu cầu của con người như: Vui chơi giải trí, văn hoá văn nghệ, TDTTnhất là các em học sinh trong độ tuổi vị thành niên, hiếu động, hăng say với mọi hoạt động. Hoạt động giáo dục ngoài lên lớp phong phú đa dạng, không có tài liệu hướng dẫn cụ thể và theo một nội quy nhất định nào. Để tổ chức tốt hoạt động này đòi hỏi người tổ chức phải năng động, sáng tạo, chủ động trong công việc. Hiện nay, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động rất được coi trọng, được triển khai và thực hiện trong tất cả các trường phổ thông trung học trong toàn quốc. Nhưng do những lý do khác nhau, hoạt động này vẫn chưa được tổ chức theo đúng nghĩa giáo dục. Đôi khi tổ chức còn tản mạn, chưa thống nhất. Đặc biệt là tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm của năm học. Là một cán bộ quản lý đảm đương nhiệm vụ này, tôi có nhiều băn khoăn, trăn trở là làm thế nào để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức thực hiện vừa đúng mục đích, ý nghĩa vừa phát huy tính tích cực, lòng hăng say, nhiệt tình của giáo viên và học sinh, các lực lượng ngoài nhà trường. Chính vì vậy, nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động ngoài gio lên lớp có hiệu quả ở trường THPT số 2 TP Lào Cai ”. Thông qua đề tài này, tôi không có tham vọng gì lớn chỉ mong tìm ra được cơ sở lý luận để áp dụng vào thực tiễn, rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân, từ đó đưa những biện pháp được nghiên cứu vào hoạt động trong trường THPT số 2 TP Lào Cai có hiệu quả. II. Mục đích nghiên cứu. Thông qua đề tài nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động ngoài giờ lên lớp. Một số hoạt động bổ ích bổ trợ cho các hoạt động giáo dục trên lớp và rèn luyện đạo đức học sinh trong nhà trường. III. Nhiệm vụ nghiên cứu. Thông qua đề tài nghiên cứu xác định cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Xác định vai trò, vị trí, nhiệm vụ và tác dụng giáo dục ngoài giờ lên lớp của THPT số 2 TP Lào Cai. Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và áp dụng vào thực tiễn nhà trường để có hiệu quả trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. IV. Đối tượng nghiên cứu. Tập trung nghên cứu vào công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. V. Phạm vi nghiên cứu. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT . VI. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản , tài liệu, sách báo, giáo trình quản lý giáo dục và đào tạo. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Từ thực tiễn đã tổ chức trong các năm học 2011- 2012, 2012-2013, học kỳ I năm học 2013- 2014. Tổng hợp kinh nghiệm cho hoạt động ở cơ sở cho các năm học tiếp theo. Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ, phương pháp tổng kết. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN Cơ sở lý luận. Sự nghiệp giáo dục đào tạo ngay từ khi ra đời: Bác Hồ - vị lãnh tụ, nhà giáo mẫu mực của chúng ta đã đặt nền móng cho sự nghiệp phát triển giáo dục với phương châm: "Dân tộc - Khoa học - Đại chúng". Chủ trương trong việc giáo dục là phải chú trọng: "Đạo đức cách mạng, giác ngộ XHCH, giáo dục văn hoá, kỹ thuật và lao động sản xuất". Qua các giai đoạn phát triển khác nhau, tư tưởng giáo dục toàn diện của Hồ Chí Minh và của Đảng ta đã chính thức là kim chỉ nam cho hành động phát triển giáo dục. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời chiến hay thời bình, thời kỳ giáo dục khó khăn nhất hay hưng thịnh nhất thì sự nghiệp phát triển giáo dục vẫn luôn phải chú trọng đến giáo dục toàn diện cho học sinh. Những tư tưởng đó được thể hiện rõ ràng trong nguyên lý: “ Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội”. Đặc biệt trong giai đoạn đổi mới hiện nay, tư tưởng giáo dục toàn diện cũng được thể hiện qua việc ở các mặt: Đức – Trí – Thể – Mỹ- Lao động. Nhằm hoàn thành và phát triễn nhân cách học sinh. Cơ sở pháp lý. Dựa trên cơ sở luật giáo dục, điều lệ trường THPT, chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 của Đảng và Nhà nước Việt Nam, chỉ thị năm học 2005 - 2006, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2005 – 2006 của Bộ và Sở GD - ĐT ban hành để làm căn cứ tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nhằm giáo dục học sinh trong trường THPT phát triển toàn diện. Nhận thức chung về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 3.1. Khái niệm. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục được thực hiện, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo học sinh đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Hoạt động này do nhà trường quản lý, tiến hành ngoài giờ học trên lớp. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội được diễn ra trong suốt năm học và trong cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể thực hiện được ở mọi nơi, mọi lúc. Vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận cấu thành trong hoạt động giáo dục. Ngày nay người ta phân chia hoạt động giáo dục trong nhà trường ra làm 2 bộ phận: - Hoạt động dạy học trên lớp. - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Cả 2 bộ phận ấy đều nhằm mục đích là giáo dục nhân cách của học sinh. Mỗi hoạt động đều có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu giáo dục. Nó thực sự là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường với xã hội. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhà trường có điều kiện phát huy vai trò tích cực của mình với cuộc sống xã hội. Ở mỗi địa phương Quận, Huyện, Thị xã đều có một hoặc nhiều trường THPT. Nhà trường thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như lao động xã hội, văn hoá , văn nghệ, lao động sản xuấtđể phục vụ cuộc sống xã hội, gắn nhà trường với địa phương. Mặt khác, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện, phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng cả về vật chất lẫn tinh thần nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhà trường và sự nghiệp giáo dục nói chung. Chức năng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Củng cố, bổ sung kiến thức các môn văn hoá, khoa học. Trong trường THPT, việc dạy học trên lớp được tiến hành theo chương trình kế hoạch của Bộ GD - ĐT ban hành. Vì thế trong khuôn khổ thời gian có hạn, việc mở rộng, khắc sâu kiến thức gặp nhiều khó khăn. Nhưng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như: Sinh hoạt tổ, nhóm, học tập, dạ hội, câu lạc bộsẽ góp phần củng cố, mở rộng những kiến thức đã học trên lớp. - Trực tiếp rèn luyện phẩm chất, nhân cách, tài năng và thiên hướng nghề nghiệp cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con người và đời sống xã hội, thiên nhiên và môi trường sống. - Thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tạo điều kiện cho học sinh hoà nhập vào đời sống xã hội. - Phát huy tác dụng của nhà trường đối với đời sống, tạo điều kiện để huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường học và phát huy tác dụng trong công tác giáo dục. Tính chất hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Bình diện hoạt động rộng. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động phong phú đa dạng. Nó diễn ra trong nhà trường với những hoạt động: Hoạt động vệ sinh hàng ngày, hàng tuần trong nhà trường, hoạt động của đội cờ đỏ theo dõi hoạt động của mỗi lớp, hoạt động thể dục giữa giờ giúp các em thư giãn cơ bắp, thay đổi hoạt động, tư thế, trạng thái để các em có tâm thế tiếp thu kiến thức các môn học tốt hơn. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng có thể diễn ra ngoài nhà trường như sinh hoạt câu lạc bộ, nhà văn hoá, hoạt động các lễ hội, tham quan các loại hình nghệ thuật, vệ sinh đường phố, lao động công íchnhằm giúp học sinh củng cố, khắc sâu, mở rộng tri thức có điều kiện giao lưu, hoà nhập với đời sống xã hội, gắn “ Học đi đôi với hành”. Mặt khác, thời gian cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khá phong phú cho nên phải sử dụng thời gian sao cho hợp lý. Các cán bộ quản lý nên nắm đặc điểm này để hướng dẫn cho các em có nhiều hoạt động bổ ích. Mang tính quy luật đặc thù của quá trình giáo dục học sinh. Giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động xã hội đặc biệt của con người nó là một quá trình biến đổi phức tạp bên trong tâm lý và tính cách học sinh. Nhà trường, hoạt động giáo dục phải được tiến hành ở mọi nơi, mọi lúc. Thông qua giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua các hoạt động vui chơi, thông qua việc hướng nghiệp. Tức là phải thống nhất giữa Trí - Đức; giữa tình cảm và lý trí; giữa nhận thức và hành động. Muốn hình thành và phát triển nhân cách học sinh không chỉ đơn thuần trong những giờ lên lớp mà còn phải thông qua các hoạt động đa dạng như hoạt động xã hội, lao động sản xuất, hoạt động văn nghệ - thể dục thể thao, văn hoá thẩm mỹ, vui chơi, thăm quan, du lịch... Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có khả năng to lớn làm nảy sinh các năng lực, phẩm chất, tình cảm mới của học sinh. Thông qua việc luyện tập, học sinh không chỉ hiểu mà còn biết làm, biết tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội. Ví dụ : Tổ chức hoạt động ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng11 hàng năm. - Sẽ giúp cho học sinh hiểu về ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam. - Lòng tôn sư trọng đạo, "Uống nước nhớ nguồn". - Thể hiện tình cảm của mình với các thầy cô giáo... Tổ chức lễ kỷ niệm " Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12" và "Ngày Quốc phòng toàn dân" sẽ giúp học sinh hiểu được : - Ý nghĩa to lớn của ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 và ngày Quốc phòng toàn dân. - Học tập tác phong, noi gương phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ. - Bồi đắp lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. - Lòng biết ơn những người đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Ý thức trách nhiệm của người học sinh đối với việc đền ơn đáp nghĩa những người đã có công với cách mạng. - Hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể như: Xây dựng ý tưởng, kế hoạch, triển khai công việc, tự đánh giá kết quả công việc ... - Giúp các em hiểu nhau, thông cảm cho nhau, xây dựng và gắn bó tình đoàn kết trong tập thể... 3.4.3 Tính năng động của chương trình kế hoạch. Tính năng động của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải xuất phát từ: - Mục tiêu cấp học. - Tình hình cụ thể của địa phương. - Nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn. - Tâm lý, đặc điểm của học sinh địa phương. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, có sự liên kết chặt chẽ giữa các đoàn thể trong nhà trường. Đồng thời biết tranh thủ sự ủng hộ, đóng góp ý kiến của Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn. 3.4.4Tính phong phú đa dạng của nội dung và hình thức, tính phức tạp của của việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp . Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mang tính tự giác, tự quản cao, không áp đặt.Vì thế, người cán bộ quản lý phải chú ý đến nguyện vọng, sở trường, hứng thú của các em học sinh. Hướng các em vào những hoạt động có tính sáng tạo, hướng dẫn cách làm để nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức. Muốn đạt được mục đích đề ra của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì nội dung hoạt động phải phong phú, đa dạng, các hoạt động phải phù hợp với điều kiện thực tế, phát huy được tính nội lực, óc sáng tạo của bản thân học sinh. Dựa trên cơ sở đó cần học hỏi thêm kinh nhiệm trường bạn, có sự sáng tạo các loại hình hoạt động mới tránh rập khuôn máy móc để thu hút sự hứng thú của học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Việc đánh giá kết quả hoạt động của học sinh đòi hỏi sự chính xác, công bằng và tế nhị. Đây là một việc làm phức tạp, tuy nhiên mỗi hoạt động trong trường khi đã tổ chức thì phải có kiểm tra đánh giá, có khen thưởng, có phê bình. Có như vậy mới kích thích sự hứng thú của học sinh, mới tạo đà cho các hoạt động tiếp theo. Đồng thời có hướng phát huy những mặt tốt và điều chỉnh những mặt chưa tốt cho các hoạt động sau đạt kết quả. Trong quá trình đánh giá có thể bàn định những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hoặc cũng có thể đánh giá ở từng khâu, từng hoạt động ở từng giai đoạn khác nhau sau đó tổng hợp kết quả vào cuối đợt thi đua hoặc cuối học kỳ, cuối năm học để rút kinh nghiệm và tiến hành khen thưởng. 3.5. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 3.5.1. Đảm bảo tính mục đích, tính tổ chức, tính kế hoạch. - Tính mục đích: Bất kỳ hoạt động nào cũng đều có mục tiêu nhất định. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng vậy, người cán bộ quản lý phải đề ra những mục đích, yêu cầu cho từng hoạt động, từng thời điểm, học kỳ, năm học cụ thể. - Tính tổ chức: Cần kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường theo một sự thống nhất cụ thể để đem lại hiệu quả. - Tính kế hoạch: Mọi hoạt động nên có kế hoạch cụ thể, tránh tuỳ tiện. Công tác kế hoạch sẽ giúp các nhà quản lý chủ động trong việc chỉ đạo. 3.5.2. Đảm bảo tính tự quản, tự giác. Nếu hoat động trên lớp là bắt buộc thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một dạng hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác. Có hoạt động tự nguyện, tự giác thì mới pháp huy được sở trường, khả năng sáng tạo của học sinh. Trên thực tế, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất đa dạng và phong phú, học sinh nào có sở thích - sở trường về lĩnh vực nào thì tham gia vào lĩnh vực ấy. Từ đó duy trì hứng thú, phát huy tính tự quản của các em. 3.5.3. Đảm bảo tính tập thể. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tuy là hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác theo sở thích, sở trường nhưng không phải là kiểu hoạt động đơn lẻ cá nhân mà phải đảm bảo tính tập thể theo một mục đích chung. Bởi lẽ, kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sản phẩm của sự phối hợp tập thể, nó đòi hỏi sự cộng tác tích cực của các thành viên trong tập thể. Nhà trường còn tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trở thành phong trào thi đua sôi nổi, thu hút sự tham gia nhiệt tình của tất cả học sinh một cách hợp lý, cân đối giữa các hoạt động. 3.5.4. Đảm bảo tính đa dạng phong phú. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đa dạng phong phú như cuộc sống. Vì thế, một mặt nhà trường nên tìm những hoạt động hấp dẫn để học sinh phát huy năng lực của bản thân. Mặt khác, nhà trường nên để các em tự hoạt động theo sáng kiến phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Người cán bộ quản lý phải biết tổ chức các hoạt động với nhiều hình thức khác nhau thật phong phú, thật đa dạng mới đem lại hiệu quả giáo dục. Ví dụ: Các em muốn hoạt động một buổi lao động giúp đỡ gia đình một bạn có hoàn cảnh khó khăn, nhà neo người để động viên gíup đỡ bạn bè lớp mình có điều kiện để học tập, tạo tình đoàn kết trong tập thể. Khi lớp xin ý kiến của giáo viên chủ nhiệm, Bí thư Đoàn trường. Ban giám hiệu nhà trường nên biểu dương tinh thần giúp đỡ nhau trong học, trong lao động trước toàn trường để từ đó nhân rộng hoạt động đầy tình thương yêu này trong lớp, giữa các khối lớp và trong toàn trường tạo tình đoàn kết, tương thân tương ái trong nhà trường. Hoạt động này thực chất mang tính nhân văn - nhân đạo sâu sắc. 3.5.5. Đảm bảo tính hiệu quả. Trước khi tiến hành một công việc gì đó, người ta cần tính đến hiệu quả của nó. Hiệu quả ấy có thể mang lại lợi ích xã hội hoặc lợi ích giáo dục. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ góp phần tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, chính sách của địa phương, hoặc giáo dục đạo đức, củng cố kiến thức khoa học đã được học trong nhà trường.Vì vậy, có thể khẳng định: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là con đường thứ hai để hình thành và phát triển nhân cách học sinh, củng cố kiến thức cho học sinh. Việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề, qua thực tế đã dẫn dắt các em từng bước tiếp thu, lĩnh hội nền văn hoá- xã hội của dân tộc và nền văn minh chung của nhân loại. Từ các hoạt động đó, giúp các em có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, học tập những cái hay, cái đẹp mà cả nước, cả thế giới đã để lại cho thế hệ sau, các em có tinh thần tự phấn đấu, rèn luyện mình để trở thành người có ích cho đất nước. 3. Cơ sở thực tiễn. Hiện nay, tại trường THPT số 2 TP Lào Cai là một đơn vị trường tương đối lớn trong Tỉnh Lào Cai. Mục tiêu của nhà trường là thu hút các em đến với trường, yêu trường, tích cực tham gia vào các hoạt động lành mạnh, giảm tỷ lệ tiêu cực cho xã hội. Đây là một vấn đề nan giải, không ít khó khăn khi nền kinh tế thị trường đang tác động vào cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi cá nhân học sinh. - Về nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên và của nhân dân địa phương còn chưa đầy đủ, đúng nghĩa của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Thiếu về cơ sở vật chất: + Sân chơi, bãi tập các thiết bị cần thiết để phục vụ cho hoạt động giáo dục nói chung v
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc
- Đơn-BCTom tắt SKKN-Lan.doc