SKKN Tích hợp kiến thức liên môn Ngữ Văn, Địa Lý trong dạy học Lịch Sử 10, 11, 12 ở trường Trung tâm GDNN - GDTX Đông Sơn

SKKN Tích hợp kiến thức liên môn Ngữ Văn, Địa Lý trong dạy học Lịch Sử 10, 11, 12 ở trường Trung tâm GDNN - GDTX Đông Sơn

Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò tác động đến con người không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng, tình cảm. Bên cạnh đó, còn góp phần xây dựng con người phát triển hoàn thiện về: “ĐỨC-TRÍ-THỂ-MĨ”. Ở những mức độ khác nhau. Nếu Văn học giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong thơ ca để càng yêu quý hơn con người, dân tộc Việt nam thì thông qua Lịch sử, các em không chỉ thấy được quá trình phát triển của đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là cả một xã hội loài người. Ngoài ra nó còn góp phần quan trọng trong việc hình thành, bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. Như vậy, so với các môn học khác thì môn Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đối với thế hệ trẻ. Những kiến thức Lịch sử không chỉ đơn thuần dạy cho các em biết yêu, ghét trong đấu tranh giai cấp, biết yêu quý lao động mà còn góp phần định hình cho học sinh cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Bởi “ Bắt nguồn từ một sự thực là trong khoa học Lịch sử có những yếu tố nghệ thuật”.

 Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ, nhưng hiện nay, việc dạy học Lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình và một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn Lịch sử, xem nhẹ môn Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống. Vì đa phần các em cho rằng học Lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan, Lịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ là cái đã qua không thể thay đổi nên chỉ học cho qua chứ không có gì vận dụng vào thực tế.

 

doc 21 trang thuychi01 4371
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp kiến thức liên môn Ngữ Văn, Địa Lý trong dạy học Lịch Sử 10, 11, 12 ở trường Trung tâm GDNN - GDTX Đông Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò tác động đến con người không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng, tình cảm. Bên cạnh đó, còn góp phần xây dựng con người phát triển hoàn thiện về: “ĐỨC-TRÍ-THỂ-MĨ”. Ở những mức độ khác nhau. Nếu Văn học giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong thơ ca để càng yêu quý hơn con người, dân tộc Việt nam thì thông qua Lịch sử, các em không chỉ thấy được quá trình phát triển của đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là cả một xã hội loài người. Ngoài ra nó còn góp phần quan trọng trong việc hình thành, bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. Như vậy, so với các môn học khác thì môn Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đối với thế hệ trẻ. Những kiến thức Lịch sử không chỉ đơn thuần dạy cho các em biết yêu, ghét trong đấu tranh giai cấp, biết yêu quý lao động mà còn góp phần định hình cho học sinh cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Bởi “ Bắt nguồn từ một sự thực là trong khoa học Lịch sử có những yếu tố nghệ thuật”.
	Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ, nhưng hiện nay, việc dạy học Lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình và một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn Lịch sử, xem nhẹ môn Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống. Vì đa phần các em cho rằng học Lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan, Lịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ là cái đã qua không thể thay đổi nên chỉ học cho qua chứ không có gì vận dụng vào thực tế.
	Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên song cơ bản không phải do bản thân môn Lịch sử mà do quan niệm, phương pháp dạy học chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu môn học đề ra. Giáo viên dạy Lịch sử chưa phát huy được thế mạnh của bộ môn, chưa chỉ ra cho các em nhận thức được đây là bộ môn khoa học, cần phải só sự học tập, nghiên cứu nghiêm túc. Giáo viên chưa thể hiện được không khí của lịch sử trong giờ học nên để học sinh rơi vào tình trạng thụ động, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh làm cho không khí học tập mệt mỏi, làm cho giờ học trở nên khô khan, nặng nề.
Từ thực trạng của vấn đề trên, tôi đã lựa chọn sáng kiến “Tích hợp kiến thức liên môn Ngữ Văn, Địa Lý trong dạy học Lịch Sử 10, 11, 12 ở trường Trung tâm GDNN-GDTX Đông Sơn” để nhằm giúp giáo viên lịch sử có thể áp dụng vào giảng dạy một cách sinh động, giúp cho học sinh hứng thú hơn với bộ môn lịch sử trong chương trình lịch sử cấp THPT.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
	Mục đích của việc thực hiện sáng kiến là giúp học sinh hình thành phương pháp liên môn để nhận thức tốt vấn đề lịch sử, đồng thời có thể áp dụng được các kĩ năng trong từng tình huống cụ thể. Giúp học sinh ghi nhớ, và áp dụng nhanh chóng, hiệu quả phương pháp liên môn trong học tập môn Lịch Sử, từ đó giúp học sinh củng cố khắc sâu và mở rộng kiến thức không chỉ là Lịch sử nói riêng mà cả kiến thức về Văn học cũng như Địa lý nói chung.
 	 Giáo viên kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong một bài học sẽ làm thay đổi tâm lý, tạo sự bất ngờ, không làm cho học sinh nhàm chán. Kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống khi áp dụng dạy học liên môn Văn-Sử-Địa ở trường Trung tâm GDNN-GDTX Đông Sơn là một minh chứng làm tăng thêm hiệu quả dạy học Lịch sử.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Đề tài này, tập trung nghiên cứu về thực trạng học tập môn Lịch sử của học sinh khối 10, 11, 12 tại Trung tâm GDNN- GDTX Đông Sơn, đồng thời tìm hiểu những giải pháp, cách thức giúp học sinh yêu thích bộ môn này và có hiệu quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng kiến thức liên môn văn học, địa lí khắc sâu và lý giải các sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử:
- Mở rộng, lý giải, bình luận, đánh giá các sự kiện lịch sử trong nước từ thời cổ đại đến thời cận đại, hiện đại.
- Mở rộng, lý giải, bình luận, đánh giá các sự kiện lịch sử thế giới từ thời cổ đại đến thời cận đại, hiện đại, từ đó liên hệ tình hình trong nước.
	Liên hệ, so sánh, hướng dẫn, phân loại các hiện tượng, vấn đề lịch sử để có thể giải quyết các câu hỏi, tình huống khó.
 	2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
          Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Trong dạy học (DH) các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống.
Dạy học tích hợp trong nhà trường sẽ giúp học sinh học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng, phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại.
Dạy học liên môn Văn-Sử-Địa là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Lịch Sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
	Từ năm học 2012 – 2013, Bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên đây là một hình thức dạy học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn còn gặp nhiều khó khăn lúng túng. 
2.2. Thực trạng của vấn đề 
2.2.1. Thuận lợi:
 Vận dụng hình thức liên môn trong dạy học nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, không bị gò bó trong cách học thụ động, tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong giờ học lịch sử không chỉ đối với giáo viên mà cả học sinh.
 Trung tâm GDNN-GDTX Đông Sơn hiện nay có cơ sở vật chất khá đảm bảo cho việc dạy và học, có phòng kết nối Internet tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học viên khai thác thông tin, tri thức được cập nhật phục vụ cho việc dạy và học. 
2.2.2. Khó khăn:
Môn lịch sử là bộ môn có vai trò quan trọng, qua đó học sinh có thể hiểu biết về lịch sử dân tộc và thế giới, từ đó hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên, thực trạng của việc dạy và học lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện còn những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan với nhiều sự kiện lịch sử nặng về chiến tranh cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chưa xen kẽ với văn học, khoa họcnên chưa tạo được sự hứng thú học sử đối với học sinh. Học sinh còn hiểu một cách rời rạc, không nắm được mối quan hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn. 
Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt cho giáo viên lịch sử nhiệm vụ: làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, kích thích sự hứng thú học sử cho học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên dạy sử không chỉ có kiến thức vững vàng về bộ môn lịch sử mà còn phải có những hiểu biết vững chắc về các bộ môn địa lý, văn học, nghệ thuật, khoa họcđể vận dụng vào bài giảng lịch sử làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
 2.3.1. Với chương trình lịch sử lớp 10
	Bài 5: “Trung Quốc thời phong kiến”. Ở bài này, kiến thức địa lí được vận dụng để xác định lược đồ, bản đồ Trung Quốc thời phong kiến, về Vạn lí trường thành thời Tần ...Từ đó học sinh hiểu được tình trạng cát cứ của Trung Quốc trước thời Tần và tại sao nhà Tần xây dựng Vạn lí trường thành. 
Vạn lí trường thành của Trung Quốc
Kiến thức văn học sẽ hỗ trợ học sinh mở rộng và khắc sâu hơn về sự phát triển của Trung Quốc thời Đường. Ví dụ: Thơ Đường phát triển rực rỡ. Học sinh có thể liên hệ các bài thơ nổi tiếng của Lí Bạch (“Xa ngắm thác núi Lư”), Đỗ Phủ (“Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”), Bạch Cư Dị (“Tì bà hành”). Hoặc liên hệ kiến thức liên môn, học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử Trung Quốc thông qua nhận thức thành tựu văn hóa Trung Quốc thời Minh-Thanh. Các bộ tiểu thuyết nổi tiếng, như: Tam quốc diễn nghĩa miêu tả cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị phức tạp giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô, liên hệ trong văn học với đoạn trích “Hồi trống cổ thành”; Tác phẩm Thủy hử tường thuật cuộc khởi nghĩa nông dân do Tống Giang lãnh đạo chống chế độ phong kiến của nông dân Trung Quốc...
Tam quốc diễn nghĩa- La quán Trung
Thủy Hử- Thi Nại Am
	Bài 11: “Tây Âu thời hậu kì trung đại”. Ở bài này, kiến thức địa lí được vận dụng dùng lược đồ để xác định các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới.
	Về văn học, có thể liên hệ cho học sinh cả ba thể loại thơ, kịch, tiểu thuyết của nền văn hóa phục hưng, với các tác giả nổi tiếng như Miguel de Cervantes (1547-1616, Tây Ban Nha), tác phẩm nổi tiếng là Đôn Kihôtê, Wiliam Shakespeare (1564-1616, Anh) với các tác phẩm như: Romeo và Juliet, Hamlet, Othello, Đêm thứ mười hai,
	Bài 15: “Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc”. Ở bài này, kiến thức địa lí được vận dụng dùng lược đồ để xác định địa bàn cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
Kiến thức văn học sẽ hỗ trợ học sinh về tinh thần yêu nước, khí thế của cuộc khởi nghĩa: "Bà trưng quê ở châu phong, Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên, Chị em nặng một lời nguyền, Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân, Ngàn tây nổi áng phong trần, Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên, Hồng quần nhẹ bước chinh yên, Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành, Đô kì đóng cõi Mê Linh, Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta ..." (trích Đại Nam quốc sử diễn ca).
	Bài 19: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong các thế kỉ X – XV”. Ở bài này, việc ứng dụng CNTT được thể hiện qua việc sử dụng nguồn tài liệu trên các trang web, chủ yếu là trang wikipedia, với các thuật ngữ khó hiểu: như “tiên phát chế nhân”, “vườn không nhà trống”,  các hình ảnh về các trận đánh trong bài học.
	Kiến thức địa lý được vận dụng dùng lược đồ, bản đồ để xác định các trận quyết chiến chiến lược, hướng tiến công của ta và của địch của địch
	Kiến thức văn học sẽ hỗ trợ nhằm hiểu rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta cùng với chiến lược đánh giặc của các vị tướng. Ví dụ, phần cuộc kháng chiến chống Tống thời Lí, Lí Thường Kiệt đã sử dụng chiến thuật chiến tranh tâm lí, đọc bài thơ “Nam quốc sơn hà” để khích lệ quân ta đánh giặc và làm nao núng tinh thần quân giặc; hoặc trong kháng chiến chống Mông – Nguyên, bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện rõ tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của tướng sĩ và quân dân Đại Việt ta đương thời.
 Nam quốc sơn hà Hịch tướng sĩ
	Bài 25: “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII”. Ở bài này, kiến thức địa lí được vận dụng dùng lược đồ để xác định về công cuộc thống nhất đất nước cuối thế kỉ XVIII, các trận quyết chiến chiến lược, hướng tiến công của ta và của địch
Kiến thức văn học sẽ hỗ trợ học sinh hiểu rõ công lao của Quang Trung – Nguyễn Huệ qua một số vần thơ, như “Anh hùng áo vải, Đánh bại quan Thanh, Lên ngôi hoàng đế”, “Một trận rồng lửa giặc tan tành, Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh, Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến, Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh...”.
Chân dung anh hùng áo vải Nguyễn Huệ
	2.3.2. Với chương trình lịch sử lớp 11
 	 Bài 5: «Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX». Ở bài này, kiến thức địa lí được vận dụng dùng lược đồ để xác định toàn cảnh các nước Đông Nam Á, đặc biệt cần xác định Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, nên dễ bị nhòm ngó và trở thành mục tiêu xâm lược của thực dân phương Tây. 
 Bài 7: « Những thành tựu văn hóa thời cận đại ». Ở bài này, kiến thức văn học được vận dụng linh hoạt, giúp học sinh liên hệ nhiều chiều, hiểu sâu và rộng nội dung bài học. Ví dụ: Thành tựu văn học buổi đầu thời cận đại, liên hệ nhà văn La Phông ten (Pháp) với những câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng (“Con cáo và chùm nho”, “Chó sói và cừu”...). Thành tựu văn học cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX cần liên hệ nhà văn Víchto Huygô (Pháp) với bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ”, Lép Tônxtôi (Nga) với “Chiến tranh và hòa bình”, Lỗ Tấn (Trung Quốc) với “AQ chính truyện”...
 Bài 9: « Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917... ». Ở bài này, kiến thức địa lý được vận dụng dùng lược đồ xác định toàn cảnh nước Nga, một đất nước rộng lớn vắt qua 2 châu lục Á-Âu, nơi diễn ra cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
 	 Kiến thức văn học được vận dụng giúp học sinh hiểu hơn về ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam, như nhà văn Chu Hà đã viết: “Trong bão táp theo tay Người vẫn gọi, Dẫu Đảng ta còn trong bóng tối, Mà phong trào đã sôi nổi công khai, Phấn khởi thay niềm hi vọng tương lai”, hay nhà thơ Chế Lan Viên cũng có những vần thơ kiệt tác “...Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông,  Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt,  Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc, Sao vàng bay theo liềm búa công nông, Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc, Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin,  Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp, Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin...”. Những tư tưởng vĩ đại của Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam.
Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga
 Bài 21: « Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX ». Ở bài này, kiến thức địa lý được vận dụng dùng lược đồ để xác định phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX. Qua lược đồ, học sinh có thể khai thác nơi diễn ra vụ biến Kinh thành Huế, nơi ban chiếu Cần vương, toàn cảnh diễn biến phong trào Cần vương, nơi có cuộc khởi nghĩa tiêu biểu,...
Lược đồ khởi nghĩa phong trào Cần Vương
 	 Kiến thức văn học được vận dụng giúp học sinh hiểu hơn về lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (Phan Đình Phùng): “Cần vương xuống hịch ruổi sao, Phải lấy máu đào đền đáp giang sơn, Mười lăm quân thứ rõ ràng, Suốt từ Thanh Hóa đi sang Quảng Bình, Trong tay mấy vạn tinh binh, Đã trừ quân đạo lại bình quân Tây”.
 Bài 23: « Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) ». Kiến thức văn học được vận dụng giúp học sinh hiểu hơn về hai nhân vật yêu nước kiệt xuất đầu thế kỉ XX (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh). Chẳng hạn, Phan Bội Châu có bài thơ Chúc Tết Thanh Niên: “Dậy! Dậy! Dậy! Bên án một tiếng gà vừa gáy, Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng, Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng? Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng...”. Phan Châu Trinh có bài “Đập đá ở Côn Lôn”: “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non, Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn, Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, Mưa nắng chi sờn dạ sắt son, Những kẻ vá trời khi lỡ bước, Gian nan nào xá sự con con”.
 2.3.3. Với chương trình lịch sử lớp 12
 Bài 1: « Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ 2 »
Bản đồ Thế giới năm 1962 với các phe liên kết
 Ở bài này, kiến thức địa lý được vận dụng dùng bản đồ để xác định cục diện toàn thế giới với đặc trưng nổi bật phân chia 2 cực Đông-Tây (sẽ sử dụng CNTT, máy chiếu - chiếu rõ các màu nổi bật của mỗi phe). Học sinh sẽ được tìm hiểu về trật tự thế giới, sự phân chia 2 cực Ianta, thế giới trong tình trạng Chiến tranh lạnh. Qua lược đồ, học sinh có thể khai thác những nơi chịu ảnh hưởng của Liên Xô, những nơi chịu ảnh hưởng của Mĩ, xác định các nước trung lập. Học sinh cũng có thể xác định được rằng sự phân chia Đông-Tây không đơn thuần theo mặt địalí, mà chủ yếu theo yếu tố chính trị. Học sinh có thể liên hệ tới ngày nay và rút ra rằng quan hệ quốc tế không phải là thứ bất biến, nhưng xu thế trong quan hệ quốc tế là hòa bình, hợp tác, cùng phát triển, một trật tự thế giới đa cực đang hình thành, trong đó mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều có vai trò và trách nhiệm trước những vấn đề toàn cầu đang nảy sinh.
 	 Bài 12: «Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919-1925)». Ở bài này, kiến thức địa lý được vận dụng dùng bản đồ toàn thế giới xác định hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành từ 6/1911 đến 01/1941. Khi sử dụng công nghệ thông tin, máy chiếu sẽ chiếu rõ hành trình 30 năm ra đi tìm đường cứu nước của Bác, qua khắp Âu – Á – Mĩ - Phi.
 Kiến thức văn học được vận dụng giúp học sinh hiểu sâu hơn tại sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm đường cứu nước, ví như “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi, Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác, Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre. Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ? Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương! Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở, Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương...” (trích “Người đi tìm hình của nước” – Chế Lan Viên). Kiến thức văn học cũng được vận dụng khi Bác đọc được Luận cương Lê nin, tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam “Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc, Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin. Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp, Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin...” (trích “Tiếng hát con tàu” – Chế Lan Viên). Học sinh sẽ có cách nhìn toàn diện hơn về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
 Bài 16: «Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945)». Ở bài này, kiến thức địa lí được vận dụng dùng lược đồ để xác định Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Khai thác lược đồ, học sinh xác định được Tổng khởi nghĩa tháng Tám diễn ra đồng loạt trên cả nước và ở từng địa phương, xác định được Khu giải phóng Việt Bắc... về Cách mạng tháng Tám ở Thủ đô Hà Nội, Huế, Sài Gòn, học sinh hình dung ra khí thế cách mạng sôi sục của dân tộc.
 Kiến thức văn học được vận dụng giúp học sinh khắc sâu sự kiện Bác Hồ về nước ngày 28/01/1941 bằng câu thơ Tố Hữu: “Ôi sáng xuân nay, Xuân 41, Trắng rừng biên giới nở hoa mơ, Bác về, im lặng, con chim hót, Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ...”. Ngoài ra, tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” trong chương trình Văn học 12 cũng được vận dụng để học sinh khắc sâu sự kiện Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 02-9-1945: “Hỡi đồng bào cả nước, Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"...
 Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 có thể sử dụng đa dạng kiến thức liên môn. Ở các Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1935, Bài 15: Phong trào dân chủ 1936- 1939, Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939- 1945), kiến thức các môn có liên quan có thể sử dụng trong những trường hợp dạy học cụ thể. Kiến thức về Văn học: Nhiều nhà văn hiện thực phê phán như Tú Mỡ, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố đả kích, châm biếm các tệ nạn xã hội, bọn quan lại cường hào phong kiến sâu mọt. Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Trăng sáng”, “Đời thừa” của Nam Cao, thơ ca trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu, “Tức cảnh Pắc Bó”, “Cảnh rừng Pắc Bó”, “Nhật kí trong tù”, “Diễn ca Mười chính sách của Việt Minh” của Hồ Chí Minh... Kiến thức về Địa lí: Sử dụng lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ kết hợp với lược đồ phong trào trào Xô viết Nghệ - Tĩnh để xác định địa điểm xảy ra các cuộc đấu tranh và lí giải điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng, tác động đến phong trào đấu tranh như thế nào. Lược đồ phong trào dân chủ 1936 – 1939 để tìm hiểu những nơi xảy ra các cuộc đấu tranh lớn. Lược đồ khu giải phóng Việt Bắc, lược đồ Cách mạng tháng Tám năm 1945 để tìm hiểu nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa. Kiến thức về Chính trị: Luận cương chính trị, Cương lĩnh chính trị, sách lược cách mạng, chiến lược cách mạng, thời cơ, vai trò của quần chúng, sự lãnh đạo của Đảng, lí luận Mác - Lênin, Nghị quyết chính trị, Điề

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_ngu_van_dia_ly_trong_day_ho.doc
  • docbia skkn 2019 th_y.doc