Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Nam Đàn 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Nam Đàn 2

Chất lượng giáo dục là vấn đề luôn được xã hội quan tâm vì tầm quan trọng của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng. Chất lượng giáo dục cao mới đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, góp phần đảm bảo nguồn nhân lực tốt cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) nhấn mạnh: chất lượng giáo dục được thể hiện trong bốn trụ cột “Học để biết; học để làm; học để chung sống và học để tồn tại”. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục vừa là danh dự, vừa là lẽ sống của nhà trường các cấp trong xu thế quốc tế hội nhập hiện nay.

Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và luôn là nội dung quan trọng trong văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng. Đặc biệt, trong các Nghị quyết của Đảng từ khi Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới đến nay, quan điểm giáo dục của Đảng luôn thể hiện rõ tính nhất quán, phát triển, xem giáo dục là “quốc sách hàng đầu” nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Trong hơn 30 năm đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế – xã hội và văn hóa – giáo dục. Tuy nhiên, kết quả đổi mới về giáo dục vẫn chậm hơn nhiều so với kinh tế, chất lượng giáo dục phổ thông nói chung và phổ thông trung học nói riêng còn thấp, quản lý giáo dục còn lỏng lẻo, thiếu khoa học, nhiều giáo viên vẫn chưa theo kịp bước tiến của công cuộc đổi mới, chưa vận dụng tốt các phương pháp dạy học mới, còn có lỗ hổng về kiến thức, chất lượng học tập của học sinh chưa thực chất, điểm số còn chạy theo thành tích, số học sinh chây lười trong học tập, không trung thực trong học tập còn nhiều, việc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường chưa hiệu quả, cơ sở vật chất cũng chưa đáp ứng được yêu cầu dạy – học của giáo viên và học sinh, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, tính xã hội hóa của trường học chưa cao, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến trường học

 

doc 92 trang thanh tú 22 07/10/2022 6481
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Nam Đàn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài 
Chất lượng giáo dục là vấn đề luôn được xã hội quan tâm vì tầm quan trọng của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng. Chất lượng giáo dục cao mới đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, góp phần đảm bảo nguồn nhân lực tốt cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) nhấn mạnh: chất lượng giáo dục được thể hiện trong bốn trụ cột “Học để biết; học để làm; học để chung sống và học để tồn tại”.  Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục vừa là danh dự, vừa là lẽ sống của nhà trường các cấp trong xu thế quốc tế hội nhập hiện nay.
Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và luôn là nội dung quan trọng trong văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng. Đặc biệt, trong các Nghị quyết của Đảng từ khi Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới đến nay, quan điểm giáo dục của Đảng luôn thể hiện rõ tính nhất quán, phát triển, xem giáo dục là “quốc sách hàng đầu” nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. 
Trong hơn 30 năm đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế – xã hội và văn hóa – giáo dục. Tuy nhiên, kết quả đổi mới về giáo dục vẫn chậm hơn nhiều so với kinh tế, chất lượng giáo dục phổ thông nói chung và phổ thông trung học nói riêng còn thấp, quản lý giáo dục còn lỏng lẻo, thiếu khoa học, nhiều giáo viên vẫn chưa theo kịp bước tiến của công cuộc đổi mới, chưa vận dụng tốt các phương pháp dạy học mới, còn có lỗ hổng về kiến thức, chất lượng học tập của học sinh chưa thực chất, điểm số còn chạy theo thành tích, số học sinh chây lười trong học tập, không trung thực trong học tập còn nhiều, việc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường chưa hiệu quả, cơ sở vật chất cũng chưa đáp ứng được yêu cầu dạy – học của giáo viên và học sinh, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, tính xã hội hóa của trường học chưa cao, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến trường học
Trường THPT Nam Đàn 2 cũng nằm trong bối cảnh chung đó, kể từ khi thành lập đến năm 2015, nhà trường đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mà trọng tâm là chất lượng dạy và học. Bên cạnh đó nhà trường vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục về công tác quản lý, về chất lượng đội ngũ giáo viên, về chất lượng học sinh giỏi, chất lượng học sinh đại trà, về cơ sở vật chất, về việc thực hiện xã hội hóa giáo dục, công tác an ninh trường học và bảo vệ môi trường Trong những năm gần đây, trên cơ sở đúc rút những việc làm được và chưa làm được của nhà trường và học tập kinh nghiệm từ các trường bạn, Ban giám hiệu Trường THPT Nam Đàn 2 đã mạnh dạn đề ra và thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạt được những kết quả đáng mừng, đem lại niềm phấn khởi cho giáo viên, học sinh và phụ huynh, làm tăng uy tín của nhà trường trong nhân dân cũng như trong hệ thống các trường THPT trên địa bàn Nghệ An. 
Xuất phát từ những lý do trên, với tinh thần, trách nhiệm của một cán bộ quản lý, từ những thành quả mà nhà trường đạt được trong những năm qua, tôi quyết định viết đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Nam Đàn 2”, qua đó chia sẻ kinh nghiệm của nhà trường với đồng nghiệp và các trường bạn, đồng thời tiếp tục hoàn chỉnh các giải pháp đó, góp phần đẩy mạnh hơn nữa chất lượng giáo dục để Trường THPT Nam Đàn 2 xứng đáng là địa chỉ tin cậy của học sinh và phụ huynh tỉnh nhà. 
Các giải pháp trong đề tài được thực hiện tại trường THPT Nam Đàn 2 từ năm học 2015-2016 đến nay. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của đồng nghiệp và các nhà quản lí để đề tài được hoàn thiện hơn và có thể được áp dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông các cấp.
2. Mục đích nghiên cứu
 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong Trường THPT Nam Đàn 2 nói riêng và các trường phổ thông nói chung. 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của mục tiêu, nhiệm vụ “nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THPT”.
 Phân tích thực trạng chất lượng giáo dục trước và sau khi thực hiện các giải pháp để thấy được tính khả thi và hiệu quả của những giải pháp đề ra.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lí luận: Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về mục tiêu, nhiệm vụ “nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THPT”.
 - Phương pháp thực tiễn: Quan sát, điều tra, thực nghiệm, tổng hợp kinh nghiệm nhằm “nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THPT”.
5. Điểm mới của đề tài
- Giải pháp cũ thường thực hiện một cách máy móc, rập khuôn chung theo chủ trương của Bộ, của Sở Giáo dục – Đào tạo nên hiệu quả chưa cao. Giải pháp mới thể hiện rõ tính khoa học và thực tiễn, vận dụng sáng tạo chủ trương, biện pháp của cấp trên vào hoàn cảnh, đặc điểm riêng của nhà trường nhờ đó đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường THPT Nam Đàn 2 trong những năm qua.
- Giải pháp cũ tập trung chủ yếu ở nhiệm vụ dạy và học trên lớp, chưa coi trọng giáo dục toàn diện. Giải pháp mới mang tính toàn diện, đồng bộ gồm đổi mới về lãnh đạo, quản lí, bồi dưỡng đội ngũ, đổi mới phương pháp dạy và học, giáo dục đạo đức, lối sống, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, học sinh, xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo về môi trường, an ninh, xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong nhà trường, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng xã hội. 
- Những giải pháp đưa ra trong đề tài được thực hiện và điều chỉnh qua từng năm học đã hình thành nề nếp giảng dạy, học tập, sinh hoạt tích cực trong Trường THPT Nam Đàn 2, giúp giáo viên, học sinh ngày càng gắn bó, tin yêu nhà trường và nhận được sự ủng hộ của các lực lượng xã hội nhất là phụ huynh, cựu học sinh. 
- Giải pháp trong đề tài có thể áp dụng dễ dàng ở các trường phổ thông và đem lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
6. Cấu trúc của đề tài
Phần một: Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Điểm mới của đề tài
Phần hai: Nội dung
1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn.
2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường THPT Nam Đàn 2 và kết quả đạt được 
Phần ba: Kết luận
1. Hiệu quả của đề tài.
2. Nhận định về áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở rộng đề tài.
3. Bài học kinh nghiệm và đề xuất. 
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. 1. Cơ sở lý luận
1.1.1 . Xuất phát từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay
Đại hội XI của Đảng (2011) chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có sức mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”. 
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám (2013), Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân; giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả; xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. 
Đại hội Đảng lần thứ XII (2016) tiếp tục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội”. 
Luật giáo dục Việt Nam (6/2019) cũng ghi rõ: “Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 
Chỉ thị số 2919/CT–BGDDT của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục trung học trong năm học 2018 – 2019 như sau: “Nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và thực hiện tốt vệ sinh trường học; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục”. 
Quyết định số 06/2013/ QĐUBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Nghệ An giai đoạn 2012 – 2020 đã xác định rõ mục tiêu chung là: “Phát triển giáo dục và đào tạo một cách mạnh mẽ và toàn diện. Xây dựng Nghệ An trở thành Trung tâm giáo dục và đào tạo của vùng Bắc Trung bộ và cả nước. Gắn giáo dục – đào tạo với phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, khu vực và cả nước; chủ động hội nhập quốc tế”.
1.1.2. Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về “chất lượng giáo dục” và mục tiêu, nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông
Từ trước đến nay có nhiều cách hiểu về “chất lượng giáo dục” nhưng còn mang tính phiến diện, chủ yếu đồng nghĩa “chất lượng giáo dục” với kết quả học tập của học sinh qua điểm số, qua xếp loại học lực, tỷ lệ lên lớp hay lưu ban, xem “chất lượng giáo dục” là chất lượng con người được đào tạo từ hoạt động dạy học là chủ yếu. 
Theo quan niệm khoa học và hiện đại, chất lượng giáo dục phải bảo đảm hai thuộc tính cơ bản, đó là tính toàn diện và tính phát triển. Tại Khoản 1, Điều 2, Thông tư 61/2012/TT – BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ rõ: “Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục, đáp ứng các yêu cầu của Luật giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và cả nước”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội”.
Xuất phát từ quan điểm trên chúng ta có thể khẳng định “chất lượng giáo dục” không chỉ biểu hiện qua điểm số của học sinh, mà là kết quả tổng hợp của mọi hoạt động trong trường học, từ cách thức tổ chức và quản lí, chất lượng đội ngũ giáo viên, thái độ và kết quả học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện của học sinh đến cơ sở vật chất, cảnh quan, môi trường, an ninh, quan hệ giữa nhà trường với phụ huynh, nhà trường với xã hội 
Mọi hoạt động giáo dục đều hướng tới mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng một nền giáo dục toàn diện, hiện đại. “Nâng cao chất lượng giáo dục” là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của trường học, là danh dự và uy tín của mỗi nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1. 2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Xuất phát từ thực trạng chất lượng giáo dục ở trường THPT trong những năm đất nước đổi mới
Sau hơn 30 năm đất nước đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội, công tác giáo dục, nhất là giáo dục phổ thông đã đạt được những thành tựu đáng kể, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao, công tác quản lý giáo dục chặt chẽ và khoa học hơn trước, phần lớn giáo viên có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm, nhiều giáo viên tận tụy với nghề, tự giác học tập và trau dồi trình độ chuyên môn, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, có trách nhiệm và thương yêu học sinh; đa số học sinh có ý thức trong học tập và rèn luyện, một số học sinh đạt thành tích cao trong học tập, chất lượng học sinh đại trà có sự tiến bộ; cơ sở vật chất của các nhà trường từng bước được nâng cao, trang bị thêm các phương tiện phục vụ công tác giảng dạy và học tập như máy tính, máy chiếu, dụng cụ thí nghiệm, sách và tài liệu; các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, tham quan học tập đạt hiệu quả thực chất, hỗ trợ tích cực cho học tập; xây dựng nhà trường xanh- sạch- đẹp, đảm bảo công tác an ninh trường học, các vụ việc bạo lực học đường giảm bớt; mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường, nhà trường và địa phương có sự gắn kết, hỗ trợ nhau; công tác thi đua, khen thưởng, kiểm tra, đánh giá có sự chuyển biến tích cực
Bên cạnh thành tựu đạt được, giáo dục THPT vẫn có một số hạn chế, yếu kém, chất lượng giáo dục còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội như: công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, lỏng lẻo, mang tính rập khuôn, chưa xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường và địa phương; một bộ phận trong giáo viên chưa coi trọng nghề, chưa chịu khó trau dồi chuyên môn, chưa tận tụy với học sinh, kỹ năng sư phạm còn hạn chế, đổi mới dạy học còn mang tính đối phó khi có thanh tra, kiểm tra, còn chạy theo thành tích, số ít giáo viên còn vi phạm tác phong, lối sống nhà giáo, làm mất uy tín trước học sinh và phụ huynh; các phong trào thi đua còn mang tính hình thức; một bộ phận học sinh chây lười trong học tập, trốn học, bỏ giờ, chơi điện tử, không học bài và làm bài, gây gổ, đánh nhau; mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường chưa chặt chẽ, nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến con em, phó mặc cho giáo viên chủ nhiệm và nhà trường; cơ sở vật chất nhiều trường còn thiếu thốn, môi trường vệ sinh và an ninh chưa đảm bảo; công tác kiểm tra, đánh giá còn thiếu khách quan, thiếu thực chất và chưa công bằng,
1.2.2. Xuất phát từ thực trạng chất lượng giáo dục ở Trường THPT Nam Đàn 2 trong những năm qua 
- Thuận lợi cơ bản
Trường cấp 3 Nam Đàn 2, nay là trường THPT Nam Đàn 2 được thành lập tháng 8-1965 trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng, hiếu học, khoa bảng, nhiều nhân tài. Việc ra đời của ngôi trường ngày đó đã mang lại một luồng sinh khí mới, sự phát triển mới trên nhiều lĩnh vực cho 9 xã thuộc vùng khó khăn của huyện Nam Đàn và một số xã của huyện Đức Thọ- Hà Tĩnh.
Hiện nay, trường THPT Nam Đàn 2 có quy mô 30 lớp, với 1200 học sinh. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có 79 người, trong đó 73 cán bộ, giáo viên, 33 người có trình độ thạc sỹ, chi bộ có 50 đảng viên, 01 đ/c có trình độ cao cấp chính trị, 06 đ/c có trình độ trung cấp chính trị. 
Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường hàng năm đã đề ra phương hướng, kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, khuyến khích giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu dạy và học. Nhiều giáo viên có ý thức trong việc trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, bước đầu đổi mới phương pháp dạy học, quan tâm và thương yêu học sinh, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Học sinh của nhà trường chủ yếu xuất thân từ các gia đình thuần nông, đa số các em chăm ngoan, hiền lành, có ý thức trong học tập và rèn luyện. Một số học sinh đã cố gắng vươn lên trong học tập đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp trường.
Trải qua hơn nửa thế kỉ xây dựng và phát triển, nhà trường đã đạt được những thành tích đáng kể trong công tác dạy và học, giáo dục, rèn luyện đạo đức lối sống cho học sinh, các phong trào thi đua ngày càng thực chất và hiệu quả hơn, cơ sở vật chất được tăng cường. 
- Khó khăn, yếu kém
 Trường đóng trên địa bàn xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, một vùng quê thuần nông bên hữu ngạn sông Lam thường xuyên bị lũ lụt, giao thông cách trở, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nhiều cha mẹ phải đi làm ăn xa nhà nên việc giáo dục, nhắc nhở con cái học hành rất hạn chế.
 Công tác quản lý còn lỏng lẻo, sự phân công, phân nhiệm trong Ban giám hiệu chưa rõ ràng, công tác kiểm tra giám sát chưa cụ thể, chưa thường xuyên.
Đội ngũ giáo viên chất lượng chưa cao và chưa đồng đều, giáo viên đa phần còn trẻ ( dưới 40 tuổi), chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, số giáo viên giỏi tỉnh, giáo viên cốt cán còn ít, nhiều môn chưa có giáo viên giỏi cấp tỉnh (có 7/73 giáo viên giỏi cấp tỉnh, trong đó có 2 giáo viên Toán, 2 giáo viên Hóa, 2 giáo viên Văn, 1 giáo viên Sử). Nhiều giáo viên còn hay xin nghỉ dạy, nghỉ họp vì việc riêng, sinh hoạt chuyên môn còn mang tính hình thức, chưa có chiều sâu. Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, đổi mới phương pháp dạy học chỉ mang tính chất đối phó.
Chất lượng học sinh đại trà thấp, điểm đầu vào của học sinh lớp 10 luôn thấp hơn nhiều so với các trường trong huyện, trong tỉnh, điều kiện học tập của học sinh ở nhà còn rất khó khăn, đa số các em vừa đi học, vừa phải phụ giúp gia đình làm công việc đồng áng, nhiều em thiếu hụt kiến thức cơ bản ở các bậc học dưới. 
Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn, năm 2015 phòng học bộ môn diện tích chưa đảm bảo, phòng truyền thống chưa có nhiều tư liệu, phòng y tế chật hẹp, nhà vệ sinh của giáo viên và học sinh còn tạm bợ, xuống cấp; sân chơi bãi tập còn lồi lõm, sân trường nhiều chỗ chưa được lát gạch, bàn ghế học sinh và giáo viên đã cũ kỹ, hệ thống đường điện chắp nối nên thường xuyên chập, cháy và nguồn điện cung cấp cho các hoạt động không đảm bảo. Công tác vệ sinh trường lớp ít được quan tâm. An ninh trường học còn nhiều hạn chế, học sinh hay gây gỗ đánh nhau, trốn tiết, bỏ học chơi game, nợ quán lên đến cả tiền triệu, một số em vì bị xiết nợ nên phải bỏ học giữa chừng.
- Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, yếu kém trên
Ban giám hiệu nhà trường chưa cụ thể hóa và làm cho cán bộ giáo viên nhận thức sâu sắc và hiểu rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT; việc đề ra kế hoạch phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn, từng năm học còn chung chung; kế hoạch phát triển nhà trường chưa có sự gắn kết chặt chẽ với kế hoạch phát triển của địa phương.
Nhà trường và cán bộ, giáo viên chưa nhận thức đầy đủ mục tiêu giáo dục toàn diện, chủ yếu chỉ tập trung vào công tác dạy và học, chưa coi trọng việc rèn luyện, giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, nhà trường, giáo viên và phụ huynh, học sinh còn chạy theo bệnh thành tích. 
Công tác kiểm tra, đánh giá cả trong giáo viên và học sinh còn mang tính hình thức, thiếu khách quan, chưa sâu sát nên không có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua giảng dạy và học tập theo hướng thực chất. 
Đời sống của nhân dân trong vùng phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, phụ huynh học sinh không có nhiều điều kiện để quan tâm đến sự phát triển của trường học, do đó việc huy động các nguồn lực xã hội, nhất là từ phụ huynh học sinh để đầu tư cho giáo dục gặp nhiều khó khăn.
- Một số kết quả trong những năm học 2013 – 2014; 2014 – 2015 của Trường THPT Nam Đàn 2:
+ Về đội ngũ giáo viên: 
Năm học 
2013-2014
Năm học
 2014-2015
Tổng số GV
77
77
Tổng số GV dạy giỏi cấp trường
 21
25 
Tổng số GVDG cấp tỉnh 
7
7
GV có trình độ thạc sỹ
29
30
+ Vê học sinh:
Năm học
 2013-2014
Năm học 
2014-2015
Tổng số
1285
1241
Lưu ban
2
9
Bỏ học
25
19

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc