Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 chậm tiến vươn lên trong học tập

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 chậm tiến vươn lên trong học tập

Như chúng ta đã biết thời đại công nghệ phát triển cũng rất cần những con người năng động tích cực và sáng tạo trong mọi công việc, những con người đủ đức, đủ tài Hơn nữa học sinh tiểu học là lứa tuổi bắt đầu tiếp cận môi trường giao tiếp, học tập, tổ chức các buổi sinh hoạt liên hoan tập thể nhất là giai đoạn cuối cấp như lớp 5. Các em thích bắt chước, thích chứng minh khả năng, vai trò của bản thân trước người khác, Nhưng thực tế trong lớp học các em chưa có môi trường, chưa được sự quan tâm thúc đẩy để các em được thể hiện những khả năng cũng như môi trường để học tập rèn luyện. Từ đó còn một số học cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ là những học sinh còn rụt rè, thụ động ngại giao tiếp, nói nhỏ, đặc biệt là còn một số em chậm tiến bộ trong học tập.

Đầu năm học tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5B1 sĩ số học sinh 23 em trong đó đa số các em thụ động trong học tập nhưng điều cần quan tâm là có khoảng một phần ba em chậm tiến bộ trong học tập.

docx 7 trang Phúc Hảo 04/04/2024 7426
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 chậm tiến vươn lên trong học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHỤNG HIỆP TRƯỜNG TH PHƯƠNG PHÚ 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phương Phú, ngày 23 tháng 11 năm 2022
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
- Họ tên: NGUYỄN THANH LONG 	
- Sinh ngày 10/9/1983	Giới tính: Nam
 - Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy lớp 5
 - Trình độ chuyên môn: Cử nhân Tiểu học	
 - Tên biện pháp: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 chậm tiến vươn lên trong học tập.
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết thời đại công nghệ phát triển cũng rất cần những con người năng động tích cực và sáng tạo trong mọi công việc, những con người đủ đức, đủ tài Hơn nữa học sinh tiểu học là lứa tuổi bắt đầu tiếp cận môi trường giao tiếp, học tập, tổ chức các buổi sinh hoạt liên hoan tập thể nhất là giai đoạn cuối cấp như lớp 5. Các em thích bắt chước, thích chứng minh khả năng, vai trò của bản thân trước người khác, Nhưng thực tế trong lớp học các em chưa có môi trường, chưa được sự quan tâm thúc đẩy để các em được thể hiện những khả năng cũng như môi trường để học tập rèn luyện. Từ đó còn một số học cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ là những học sinh còn rụt rè, thụ động ngại giao tiếp, nói nhỏ, đặc biệt là còn một số em chậm tiến bộ trong học tập.
Đầu năm học tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5B1 sĩ số học sinh 23 em trong đó đa số các em thụ động trong học tập nhưng điều cần quan tâm là có khoảng một phần ba em chậm tiến bộ trong học tập.
Từ những vấn đề trên tôi trăn trở và tìm ra những giải pháp giúp học sinh chậm tiến vươn lên trong trong học tập.
II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lý luận
Theo tính chất và nguyên lý giáo dục: “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội." 
Bên cạnh đó Nghị quyết 29 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI có đề ra 9 nhiệm vụ giải pháp trong đó có Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng
Hơn nữa trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, được cả xã hội quan tâm vì vậy mà chúng ta không để một học sinh nào bị bỏ lại phía sau, không được học hành.
2. Cơ sở thực tiễn
* Thuận lợi:
- Các em đều là học sinh được lên lớp, các em đều có tinh thần cầu tiến, năng động, thích tham gia các hoạt động giáo dục.
- Được Ban Giám hiệu quan tâm tạo điều kiện, phòng lớp khang trang, thoáng mát.
- Được quý phụ huynh đồng tình hỗ trợ trong giảng dạy và giáo dục học sinh. 
 * Khó khăn:
- Đa số các em chưa được rèn luyện những kĩ năng tổ chức, nên các em còn thụ động. 
- Còn một phần ba số học sinh chậm tiến do nhiều nguyên nhân đặc biệt là do ảnh hưởng dịch Covid.
-Các em chưa có thói quen chuẩn bị bài ở nhà, nếu có cũng chỉ qua loa chưa đạt yêu cầu.
- Một số em phải ở với ông bà do cha mẹ đi làm ăn xa.
3. Giải pháp thực hiện
 3.1 Thu thập thông tin về học sinh 
- Dựa trên thông tin giáo viên lớp 4B1 khi nhận bàn giao lớp
- Dựa vào tình hình thực của lớp đồng thời thu thập thông tin từ những giáo viên bộ môn và giáo viên tổng phụ trách Đội
- Đến nhà tìm hiểu hoàn cảnh gia đình cũng như quan sát góc học tập của học sinh
Từ đó xác định được nguyên nhân: 
+ Thiếu góc học tập
+ Các em còn ham chơi, thời gian chơi điện thoại nhiều hơn thời gian học tập.
+ Các em chưa có động lực học do mất kiến thức cơ bản
..
3.2 Xây dựng nề nếp lớp học
Xây dựng Hình thức tổ chức lớp học
- Xây dựng theo mô hình trường học mới VNEN
- Thành lập các ban, các nhóm có quy chế hoạt động và nhiệm vụ của từng ban
3.2.2. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
- Sử dụng công nghệ thông tin
- Phương pháp học nhóm
- Phương pháp dạy học tích cực
3.2.3. Truy bài đầu giờ
Hằng ngày trước buổi học 10-15 phút cho nhóm trưởng truy bài đầu giờ nhằm kiểm tra việc chuẩn bị của các em khi đến lớp và các nhóm trưởng báo cáo giáo viên (lưu ý đến học sinh chậm tiến)
3.2.4. Xếp hàng vào lớp và ra lớp.
Hằng ngày khi vào lớp và ra về các em đều xếp hàng ngay ngắn và được ôn lại 1 quy tắc hay nội dung thuộc lòng để hình thành nề nếp và khắc sau kiến thức đã học bên cạnh đó còn giúp cho những bạn chấm tiến được nghe đi nghe lại nhiều lần và cũng được khắc sâu.
3.3. Lập kế hoạch Phụ đạo học sinh chậm tiến
- Kế hoạch dài hạn: Xây dựng kế hoạch phụ đạo cho cả năm
- Kế hoạch trung hạn: Xây dựng kế hoạch phụ đạo cho từng học kỳ
- Kế hoạch ngắn hạn: Kế hoạch phụ đạo trong tháng và chia ra từng tuần thậm chí từng ngày: Hằng ngày giáo viên thường xuyên chú ý giúp đỡ những học sinh chậm tiến; phân công bạn hỗ trợ, giải thích từ ngữ, dành nhiều thời gian hơn, bổ sung kiến thức cơ bản,... nhằm giúp học sinh tiếp cận dần và phục hồi được kiến thức theo kịp bạn bè và vươn lên trong học tập.
3.4 Sử dụng những kĩ năng mềm trong ứng xử với học sinh
- Gần gũi thân mật chia sẻ những kỉ niệm tuổi thơ với các em
- Xếp chỗ ngồi phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của các em
- Động viên kích lệ các em trong học tập và rèn luyện
- Phối hợp Ban văn nghệ của lớp tổ chức các buổi sinh hoạt đặc biệt là tổ chức sinh nhật cho các bạn trong lớp tạo bầu khí thân thiện như một gia đình để phù hợp với câu khẩu hiệu trong lớp: “ Trường là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em”
3.5. Thực hiện tốt công tác phối hợp
 - Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh: Sinh hoạt những quy tắc ứng xử tích cực, đồng thời quan tâm đến các em học sinh của lớp, hỗ trợ giúp đỡ bằng cách kết nối với tất cả các phụ huynh của lớp thuận tiên trao đổi, phối hợp.
 - Phối hợp trực tiếp với cha mẹ học sinh: Lập thời gian biểu cho học sinh thực hiện ở nhà dưới sự quan sát của phụ huynh và trao đổi thông tin 2 chiều giữa giáo viên và phụ huynh qua điện thoại zalo hoặc trực tiếp
 - Phối hợp với giáo viên bộ môn: sau tiết học giáo viên chủ nhiệm nắm thông tin về việc học tập của các em, chia sẻ phương pháp cũng như sự tiến bộ của học sinh
 - Giáo viên tổng phụ trách: Ngoài việc đánh giá chung của tiết sinh hoạt dưới cờ, tôi còn gặp gỡ trao đổi riêng về việc tham gia các hoạt động tập thể hoạt động ngoại khóa của học sinh lớp mình phụ trách để kịp thời động viên khích lệ, giúp đỡ các em.
3.6 Kiểm tra đánh giá
 Theo thông tư 22 của Bộ Giáo dục và đào tạo: “Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.” ...
4. Kết quả đạt được
 Qua quá trình theo dõi, nghiên cứu và đưa ra những giải pháp trên và tôi đã áp dụng với lớp 5B1 tôi chủ nhiệm đã đạt được những kết quả như sau:
Năm học 2021-2022
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
GHI CHÚ
Tốt
Hoàn thành
Chưa Hoàn thành
SL
TL (%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
12
36,4
21
63,6
NĂNG LỰC
Tổng số 33 em
Tốt
Đạt
Cần Cố gắng
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
12
36,4
21
63,6
PHẨM CHẤT
Tốt
Đạt
Cần Cố gắng
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
20
60,6
13
39,4
Hoàn thành chương trình tiểu học 33/33 em đạt 100%
Năm học 2022-2023, đến thời điểm giữa kỳ 1
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
GHI CHÚ
Tốt
Hoàn thành
Chưa Hoàn thành
SL
TL (%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
3
13,1
19
82,6
1
4,3
NĂNG LỰC
Tổng số 23 em
Tốt
Đạt
Cần Cố gắng
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
9
39,2
13
56,5
1
4,3
PHẨM CHẤT
Tốt
Đạt
Cần Cố gắng
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
10
43,5
13
56,5
Song song đó còn có 
Hơn 90% học sinh đi học chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.
Học sinh phấn khởi hơn khi đến trường.
Được phụ huynh đồng thuận và khích lệ.
Tuy kết quả chưa được cao nhưng tôi tin rằng với những tâm huyết và những giải pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao trong thời điểm cuối kỳ 1 và tiến dần đến cuối năm đảm bảo 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học.
 III. BÀI HỌC KINH NGIỆM
	Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng tôi nhận thấy để giúp học sinh chậm tiến bộ vươn lên trong học tập giáo viên cần:
 - Tất cả mọi hoạt động đều phải xây dựng kế hoạch thực hiện và kiểm tra giám sát
 - Giáo viên luôn thân thiện, gần gũi vừa là người thầy - người mẹ - người bạn thân thiết của học sinh.
	- Học sinh tiểu học cần được quan tâm nhất là theo từng thời điểm phát triển của các em hơn nữa mọi người đều có tiềm năng vì vậy nhà giáo dục cần tránh gán nhãn người khác. 
	- Giáo viên là nhà giáo vừa là nhà quản lý và học sinh là đối tượng quản lý. vì thế Chủ thể quản lý tác động lên lên đối tượng quản lý bằng nhiếu hình thức và phương pháp công cụ hỗ trợ thì đối tượng quản lý sẽ thay đổi theo hướng tích cực.
	- Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội."
 IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
 1. Đối với Ban Giám hiệu: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp giáo viên phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo để việc giảng dạy học sinh đạt hiệu quả cao và đồng thời hỗ trợ
công cụ phương tiện dạy học, hỗ trợ việc trang trí phòng lớp.
 2. Đối với giáo viên: Việc tạo động lực và hứng thú trong học tập không phải chỉ riêng của giáo viên chủ nhiệm mà là cần sự quan tâm của các nhà giáo dục nói chung và là của từng giáo viên bộ nói riêng và việc phối hợp với phụ huynh học sinh là rất cần thiết. Vì vậy tôi đề nghị những thầy cô là giáo viên bộ môn, thầy cô là giáo viên Tổng phụ trách quan tâm giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập. 
 3. Đối với phụ huynh học sinh: Cần quan tâm hơn việc học của con em và nên nắm bắt được tầm quan trọng của việc học tập trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Từ đó sẽ góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện hơn. 
	 Phương Phú, ngày 23 tháng 11 năm 2022
	BGH DUYỆT	 NGƯỜI VIẾT
 Nguyễn Thanh Long
Rút kinh nghiệm:
Cơ sở lý luận: nhẹ lại, mục tiêu giáo dục
Cần nhấn mạnh giải pháp 3 Cốt lỗi ( Từng môn cần làm gì...)
BGK hỏi: làm gì với những nguyên nhân rút ra từ giải pháp 1
Ngoài ra
Những khó khăn, nguyên nhân...
Cần làm rõ hơn giải pháp để giải quyết.

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_c.docx