Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh trong công tác chủ nhiệm lớp 10C9 ở trường THPT Trung An, năm học 2017 – 2018
Thực trạng xây dựng tập thể lớp vững mạnh của giáo viên chủ nhiệm nói chung và GVCN của trường THPT Trung An nói riêng còn những vấn đề đáng quan tâm.
- Hiện nay công tác chủ nhiệm mặc dù được chú ý đến nhưng chưa có nhiều biện pháp hiệu quả, nhiều giáo viên chỉ chú tâm vào bồi dưỡng chuyên môn mà xem nhẹ công tác chủ nhiệm.
- Giáo viên chủ nhiệm chưa thấy hết được vai trò, vị trí và chức năng của mình đối với lớp chủ nhiệm.
- Các giáo viên chủ nhiệm chưa có phương pháp tối ưu, hoặc có dùng một số phương pháp trong công tác chủ nhiệm nhưng không hiệu quả. Nhất là đối với các giáo viên trẻ mới ra trường.
- Trong công tác chủ nhiệm chỉ chú tâm vào việc rèn luyện, không chú ý đến việc xây dựng tập thể lớp vững mạnh. Do vậy một số lớp mặc dù là lớp tiên tiến, được xếp thứ hạng cao trong trường nhưng lại không phải là một tập thể lớp vững mạnh, chưa phát huy hết vai trò của tập thể.
Với những thực tế trên đã dẫn đến ở các trường hiện nay đạo đức học sinh đang đi xuống, tác phong không đúng, lời nói cử chỉ chưa phù hợp với lứa tuổi của mình. Lực học bị sa sút, các thành viên trong lớp không có tinh thần tập thể.
Mẫu 02 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục TP. Cần Thơ. 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh trong công tác chủ nhiệm lớp 10C9 ở trường THPT Trung An, năm học 2017 – 2018” 2. Quyết định công nhận sáng kiến của cơ sở nơi sáng kiến được công nhận (số ..... ngày.... tháng .... năm .......) (Quyết định công nhận của trường (trung tâm). 3. Tác giả sáng kiến: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Chức vụ, đơn vị công tác Trình độ chuyên môn 1 Võ Thanh Phong 04/02/1978 Giáo viên trường THPT Trung An Đại học sư phạm Ngữ văn 4. Thời điểm sáng kiến được áp dụng: Đầu năm học 2017 – 2018. 5. Nội dung sáng kiến: Thực trạng xây dựng tập thể lớp vững mạnh của giáo viên chủ nhiệm nói chung và GVCN của trường THPT Trung An nói riêng còn những vấn đề đáng quan tâm. - Hiện nay công tác chủ nhiệm mặc dù được chú ý đến nhưng chưa có nhiều biện pháp hiệu quả, nhiều giáo viên chỉ chú tâm vào bồi dưỡng chuyên môn mà xem nhẹ công tác chủ nhiệm. - Giáo viên chủ nhiệm chưa thấy hết được vai trò, vị trí và chức năng của mình đối với lớp chủ nhiệm. - Các giáo viên chủ nhiệm chưa có phương pháp tối ưu, hoặc có dùng một số phương pháp trong công tác chủ nhiệm nhưng không hiệu quả. Nhất là đối với các giáo viên trẻ mới ra trường. - Trong công tác chủ nhiệm chỉ chú tâm vào việc rèn luyện, không chú ý đến việc xây dựng tập thể lớp vững mạnh. Do vậy một số lớp mặc dù là lớp tiên tiến, được xếp thứ hạng cao trong trường nhưng lại không phải là một tập thể lớp vững mạnh, chưa phát huy hết vai trò của tập thể. Với những thực tế trên đã dẫn đến ở các trường hiện nay đạo đức học sinh đang đi xuống, tác phong không đúng, lời nói cử chỉ chưa phù hợp với lứa tuổi của mình. Lực học bị sa sút, các thành viên trong lớp không có tinh thần tập thể. Đối với trường THPT Trung An, công tác chủ nhiệm (nhất là đối với giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm chưa nhiều, chưa có phương pháp đúng đắn...) cũng là nguyên nhân học sinh càng học lên các lớp trên ý thức đạo đức càng đi xuống, từ chỗ đi xuống về đạo đức đã làm ảnh hưởng đến lực học của các em. Là một giáo viên đã và đang trực tiếp giảng dạy bộ môn và tham gia làm công tác chủ nhiệm, với mong muốn luôn làm tốt công tác chủ nhiệm và có thêm những kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực này. Cùng với những trăn trở về thực trạng học sinh hiện nay, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về: “Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh trong công tác chủ nhiệm lớp 10C9 trường THPT Trung An, năm học 2017 - 2018” để cùng đồng nghiệp trao đổi, học hỏi thêm kinh nghiệm và Ban giám hiệu tham khảo góp ý kiến cho tôi. Thực tiễn hiện nay ở trường THPT Trung An, công tác chủ nhiệm được Ban giám hiệu chú trọng và quan tâm, nhưng chưa thành lập riêng một tổ chủ nhiệm, để hàng tháng sinh hoạt và có thể họp đột xuất nếu cần thiết, mục đích là cùng nhau tháo gỡ khó khăn của lớp, chia sẻ kinh nghiệm, tạo nên sự dân chủ. Đối với giáo viên vừa mới ra trường được phân công làm GVCN thì chắc hẳn họ sẽ rất lúng túng, trăn trở, thậm chí có những tình huống sư phạm không biết xử lí như thế nào cho hợp lí. Để làm tốt vai trò, vị trí làm cầu nối giữa học sinh, phụ huynh, nhà trường quả không phải là dễ. Đối với học sinh THPT vừa phải giáo dục tư tưởng, đạo đức, ý thức học tập, hướng nghiệp, kể cả việc tham gia TDTT, văn hóa, vui chơi, giải trí... Bước vào môi trường mới, các em cần sự quan tâm của GVCN để giáo dục và hướng dẫn cho các em ý thức học tập và rèn luyện sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giáo dục cho các em ý thức xây dựng tập thể đoàn kết. Cần thời gian để giúp các em ở các lớp khác nhau hòa nhập cộng đồng trường học, tạo sự gắn kết cho một tập thể mới. Tuyên truyền cho các em hiểu biết về truyền thống của nhà trường, gương người tốt việc tốt của nhà trường để các em có tinh thần nổ lực phấn đấu, làm tốt nhiệm vụ của người học sinh. Sau khi thực hiện những biện pháp áp dụng thực tiễn trong công tác chủ nhiệm ở lớp 10C9 trường THPT Trung An đã đem lại những kết quả như sau: - Kết quả của việc tìm hiểu học sinh Việc tìm hiểu lí lịch, hồ sơ học sinh đã giúp GVCN và học sinh hiểu về nhau hơn, GVCN dễ dàng hơn trong lập kế hoạch, trong lập ban cán sự lớp và lập sơ đồ lớp học, có thể tham mưu với GVBM, với đoàn thể về học lực hay ý thức tự giác rèn luyện của học sinh. Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng với các chức danh khác nhau cho ban cán sự lớp, có hiệu quả trong việc quản lý nề nếp (kết quả thi đua lớp xếp loại tiên tiến học kỳ I), tạo khả năng nói trước đám đông, tự tin, dám nói, chịu trách nhiệm với việc được giao và tự khẳng định mình trước tập thể. Việc lập sơ đồ lớp học, GVBM dễ quản lí, học sinh có thể giúp đỡ nhau học tốt hơn. Việc lập kế hoạch cụ thể giúp tôi làm việc đúng hướng, có mục đích. - Kết quả của phối hợp giữa nhà trường, đoàn thể, GVCN với CMHS Việc phối hợp chặt chẽ với CMHS qua các kì họp, qua điện thoại, qua trao đổi trực tiếp, việc phối hợp với đoàn thể, GVBM, BGH, có hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh yếu kém, học sinh chưa ngoan, loại bỏ được nguy cơ bỏ học giữa chừng, có những em tưởng chừng như là muốn nghỉ học hẳn tôi đã cảm hoá được các em tiến bộ hơn và không bỏ học giữa chừng. Không có học sinh nào vi phạm pháp luật. Phong trào đoàn thể tham gia tích cực và đạt được các giải cao, 10 học sinh được giới thiệu cho đoàn kết nạp vào đoàn TNCS Hồ Chí Minh. - Các thành tích khác của lớp: + 14 lần về nhất thi đua tuần (nhiều nhất toàn trường). + Là 1 trong 5 lớp hoàn thành bảo hiểm y tế sớm nhất. + Là lớp duy nhất hoàn thành tốt “Tuần lễ học tốt” chào mừng 20/11. + Tính đến hiện tại lớp duy trì sĩ số 100%. + Có số lượt vi phạm nội qui ít nhất ở học kỳ I (5 lượt). 6. Tính hiệu quả: * Lợi ích xã hội: Nhìn lại kết quả nêu trên tôi so sánh với công tác chủ nhiệm năm học trước thì kết quả năm học này lớp chủ nhiệm đạt thành tích cao hơn hẳn. Có được thành công đó là nhờ tôi áp dụng một số biện pháp để xây dựng tập thể lớp vững mạnh cho lớp tôi chủ nhiệm. Bản thân tôi rất vui mừng vì mình đã hoàn thành nhiệm vụ đối với nhà trường và hoàn thành sứ mệnh của người thầy với học trò. Đối với học sinh: Đã tạo niềm tin nơi các em, em nào cũng ham thích học tập, gắn bó với trường, lớp hơn. Đối với trường, ngành: Góp phần cùng cấp trên làm phong phú thêm kinh nghiệm công tác, phổ biến cho các khối áp dụng thì thiết nghĩ sẽ giúp cho công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả hơn. 7. Phạm vi ảnh hưởng: Đề tài sáng kiến có khả năng áp dụng ở trường đang công tác và các trường THPT trên địa bàn thành phố Cần Thơ. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Trung An, ngày 28 tháng 3 năm 2018 Người mô tả sáng kiến (Ký và ghi rõ họ tên)
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_tap_the_lop.docx