Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp vận dụng kiến thức thơ – văn trong dạy học Lịch Sử ở trường Trung học Cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp vận dụng kiến thức thơ – văn trong dạy học Lịch Sử ở trường Trung học Cơ sở

Dân tộc Việt Nam có lịch sử từ lâu đời, với quá trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Nhân dân ta không chỉ có truyền thống dân tộc anh hùng mà còn có kinh nghiệm phong phú, quý báu về việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ, về việc rút bài học quá khứ cho cuộc đấu tranh và lao động trong hiện tại. Kiến thức Lịch Sử góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, trở thành vũ khí sắc bén trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ngày nay, (theo nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười) “Cùng với quá trình quốc tế hóa ngày càng mở rộng thì trở về nguồn cũng là một trong những xu thế chung của các dân tộc trên thế giới. Với chúng ta, đó chính là sự tìm tòi, phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm của xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp, hướng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.

 Qua nhiều năm giảng dạy bản thân tôi nhận thấy giữa môn Lịch Sử và môn Ngữ Văn có liên quan với nhau, trong tiết dạy Lịch Sử giáo viên có thể dùng thơ – văn để đưa vào những sự kiện có liên quan đến bài học còn khi dạy Văn thì giáo viên cũng có thể nêu những sự kiện minh họa cho tác giả, tác phẩm của mình đang dạy. Khi áp dụng kiến thức thơ – văn vào giảng dạy Lịch Sử sẽ tạo được sự hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài học, những tiết học như vậy sẽ sinh động hẳn và những sự kiện trong bài học Lịch Sử sẽ lưu lại trong kí ức các em sâu hơn, lâu hơn. Trong chương trình Lịch Sử cấp Trung học cơ sở có rất nhiều bài vận dụng được phương pháp này vì văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, phản ánh công cuộc dựng nước, giữ nước của cha ông ta. Vì vậy giáo viên muốn truyền thụ tốt kiến thức Lịch Sử thì phải hiểu được văn học, sự nghiệp văn học của các nhân vật Lịch Sử để minh họa cho tiết dạy sinh động hơn.

 

doc 11 trang hoathepmc36 26/02/2022 5890
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp vận dụng kiến thức thơ – văn trong dạy học Lịch Sử ở trường Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm
	Trong những năm gần đây, tình trạng sút kém về chất lượng giáo dục ở trường Trung học cơ sở nói chung, trong đó môn Lịch Sử nói riêng đang được báo động. Có nhiều nguyên nhân, thứ nhất do nhận thức của học sinh và phụ huynh, các em cũng như gia đình chỉ chú tâm đầu tư vào học các môn tự nhiên để sau cùng thi vào các trường Đại học, Cao Đẳng các em xem nhẹ môn Lịch Sử. Đến lớp chỉ học qua loa, học một cách máy móc, trả bài cho giáo viên là ngày mai quên hết, nặng về tính chất đối phó. Thứ hai ngay bây giờ bản thân một số giáo viên dạy Lịch Sử xem nhẹ môn học của mình cho là môn phụ không cần đầu tư, nghiên cứu, tham khảo tài liệu giảng dạy, đến lớp chỉ truyền thụ những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa, với phương pháp “Thầy đọc, trò chép” học Lịch Sử một cách thuộc lòng...dẫn đến tiết học Lịch Sử khô khan, thụ động, chỉ thông báo các sự kiện, số liệu một cách cứng nhắc, không gây được hứng thú học tập cho học sinh, từ đó học sinh chán học môn Lịch Sử.
	Lịch Sử là môn học có vị trí rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Lịch Sử không chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học về Lịch Sử để các em học sinh nhận thức được những nét khái quát về Lịch Sử, mà còn giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc về những thành tựu Lịch Sử văn hóa dân tộc. Phần Lịch Sử thế giới giúp cho học sinh có cái nhìn tổng thể về văn minh nhân loại, về những sự kiện lớn của thế giới...để từ đó các em soi rọi vào Lịch Sử nước nhà, hiểu được quá trình phát triển của đất nước nằm trong quá trình đi lên của thế giới. Trên cơ sở đó giáo dục lòng trân trọng, biết ơn tổ tiên và những anh hùng dân tộc, ý thức trách nhiệm của bản thân trong học tập và định hướng tư tưởng cho học sinh. Mỗi giáo viên chúng ta cần hiểu rằng việc dạy học là việc làm đầy sáng tạo, Lịch Sử chính là cuộc sống, trong Lịch Sử chúng ta thấy được gương mặt của quá khứ, thấy được công cuộc dựng nước, giữ nước của cha ông ta, thấy được hiện thực cuộc sống, định hướng cho tương lai.
	Vì vậy để nâng cao chất lượng môn Lịch Sử thì mỗi giáo viên cần phải 
trau dồi kiến thức, học trên mọi phương tiện thông tin đại chúng...để có đầy đủ kiến thức phục vụ cho dạy học. Theo bản thân tôi nghĩ mỗi giáo viên muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học của mình phải có kiến thức rộng, biết vận dụng những kiến thức của các môn học khác vào dạy học Lịch Sử có như thế mới gây được hứng thú học tập cho học sinh. Trong các môn học khác việc vận dụng kiến thức thơ – văn vào dạy học Lịch Sử sẽ gây được hứng thú học tập cho học sinh, khi giảng dạy đến sự kiện, biến cố lịch sử, nhân vật lịch sử nào thì dù muốn hay không, chúng ta cũng thường liên tưởng đến những câu thơ, câu văn có liên quan đến bài học sẽ làm cho tiết học sinh động thêm, học sinh sẽ có hứng thú hơn khi học bộ môn Lịch Sử. Vì văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, phản ánh công cuộc dựng nước, giữ nước của ông cha ta, do đó giáo viên muốn truyền thụ tốt kiến thức Lịch Sử phải hiểu được văn học, sự nghiệp văn học của các nhân vật lịch sử để minh họa cho tiết dạy sinh động hơn.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch Sử ở Trường TH THCS Lang Sơn
học sinh của trường phần lớn là con em gia đình nông dân, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, học sinh ít được tiếp cận với các vấn đề lịch sử, văn hóa chuyên sâu từ các kiến thức thơ - văn. Băng khoăn trước thực trạng đó, tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức và phương pháp giảng dạy của bộ môn mình để gây hứng thú học tập môn Lịch Sử cho học sinh, nhất là thông qua các kiến thức thơ - văn nói về các sự kiện lịch sử để tạo cho học sinh có nhiều hứng thú trong học tập. Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, nên tôi đã lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu là “Một số biện pháp vận dụng kiến thức thơ – văn trong dạy học Lịch Sử ở trường Trung học cơ sở”. 
II. Cơ sở lí luận
Dân tộc Việt Nam có lịch sử từ lâu đời, với quá trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Nhân dân ta không chỉ có truyền thống dân tộc anh hùng mà còn có kinh nghiệm phong phú, quý báu về việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ, về việc rút bài học quá khứ cho cuộc đấu tranh và lao động trong hiện tại. Kiến thức Lịch Sử góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, trở thành vũ khí sắc bén trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ngày nay, (theo nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười) “Cùng với quá trình quốc tế hóa ngày càng mở rộng thì trở về nguồn cũng là một trong những xu thế chung của các dân tộc trên thế giới. Với chúng ta, đó chính là sự tìm tòi, phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm của xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp, hướng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
 	Qua nhiều năm giảng dạy bản thân tôi nhận thấy giữa môn Lịch Sử và môn Ngữ Văn có liên quan với nhau, trong tiết dạy Lịch Sử giáo viên có thể dùng thơ – văn để đưa vào những sự kiện có liên quan đến bài học còn khi dạy Văn thì giáo viên cũng có thể nêu những sự kiện minh họa cho tác giả, tác phẩm của mình đang dạy. Khi áp dụng kiến thức thơ – văn vào giảng dạy Lịch Sử sẽ tạo được sự hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài học, những tiết học như vậy sẽ sinh động hẳn và những sự kiện trong bài học Lịch Sử sẽ lưu lại trong kí ức các em sâu hơn, lâu hơn. Trong chương trình Lịch Sử cấp Trung học cơ sở có rất nhiều bài vận dụng được phương pháp này vì văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, phản ánh công cuộc dựng nước, giữ nước của cha ông ta. Vì vậy giáo viên muốn truyền thụ tốt kiến thức Lịch Sử thì phải hiểu được văn học, sự nghiệp văn học của các nhân vật Lịch Sử để minh họa cho tiết dạy sinh động hơn. 
B. NỘI DUNG
I. Thực trạng của vấn đề
	Giáo viên dạy Lịch Sử là những người mang trọng trách trong sự nghiệp giáo dục tư tưởng, giáo dục truyền thống và định hướng nhận thức cho học sinh. Hầu hết giáo viên dạy môn Lịch Sử đều có tư tưởng ổn định, tin tưởng tuyệt đối vào những chủ trương, chính sách, đường lối và quan điểm của Đảng và Nhà nước. Do đó họ đã giáo dục và gợi ra trong suy nghĩ của học sinh về nhiệm vụ học tập trong hiện tại và nhiệm vụ của người công dân trong tương lai. Tâm huyết nghề nghiệp đã giúp cho đội ngũ giáo viên dạy Lịch Sử trở thành những người đáng tin cậy, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho học sinh.
	Đối với công việc dạy học việc chuẩn bị ở nhà của giáo viên là vô cùng cần thiết, giáo án như bản thiết kế cho tiết học, ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, chuẩn bị cho các tài liệu có liên quan tới bài dạy, dự định các phương pháp sử dụng trong tiết dạy. Người giáo viên cần dự định kiến thức cho bài dạy, đối với những bài nào có liên quan tới kiến thức văn học thì giáo viên phải sưu tầm, dự kiến sẽ áp dụng vào mục nào, thời gian trong bài học... Tuyệt đối giáo viên chỉ dùng kiến thức văn học bổ sung cho tiết học sinh động thêm chứ không biến tiết học Lịch Sử thành tiết Ngữ Văn. Chỉ dùng kiến thức văn học để minh họa chứ không phân tích nghệ thuật dẫn tới sa đà mất thời gian, biến giờ Lịch Sử thành tiết kể chuyện hoặc tóm tắt tác phẩm văn học... 
II. Các biện pháp thực hiện	
	Các tác phẩm văn học với những hình tượng cụ thể có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, nó giúp học sinh tiếp nhận kiến thức và khắc sâu nó một cách dễ dàng. Để thực hiện hiệu quả viện vận dụng kiến thức thơ – văn trong dạy học Lịch Sử có thể áp dụng các biện pháp sau: 
Thứ nhất: Đưa vào bài một đoạn thơ, một đoạn văn ngắn hay tóm tắt một truyện ngắn để minh họa những sự kiện đang học nhằm làm nội dung bài học phong phú và giờ học thêm sinh động
Thứ hai: Dùng một đoạn trích để cụ thể hóa sự kiện nêu ra một kết luận 
khái quát nhằm giúp học sinh hiểu sâu hơn về một thời kì, một sự kiện lịch sử.
Thứ ba: Tài liệu thơ – văn có sử liệu được sử dụng để tổ chức những buổi ngoại khóa như: theo dòng lịch sử, trò chơi lịch sử...
Khi đưa thơ – văn có sử liệu vào bài dạy lịch sử giáo viên cần lưu ý nên đưa vào thời điểm nào cho hợp lí nhất? Giáo viên có thể sử dụng một số giải pháp sau: Dùng thơ – văn để giới thiệu bài mới; dùng thơ – văn để kết thúc bài; dùng để đánh giá lịch sử; thời điểm sự kiện lớn có trong bài học.
Đối với việc sử dụng kiến thức thơ – văn vào dạy Lịch Sử áp dụng được với tất cả chương trình Lịch Sử ở các khối lớp của bậc Trung học cơ sở bởi vì mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi sự kiện lịch sử đều liên quan đến văn học, đến sự nhận định của các danh nhân, nhân vật lịch sử trong nước. Dưới đây là một số nội dung thực hiện việc vận dụng kiến thức thơ – văn trong dạy học Lịch Sử:
	Khi dạy bài 11 (Lịch Sử 7). “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)”. Để tuyên truyền, vận động, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, tăng sức mạnh quyết chiến, chiến thắng cho quân ta. Giáo viên có thể dẫn chứng cho học sinh qua bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt:
“Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
Qua bài thơ giáo viên cho học sinh hiểu được nước Nam ta là một nước có chủ quyền, có bờ cõi riêng thì không một nước nào có thể xâm chiếm được, nếu như nước nào xâm chiếm thì sẽ bị đánh cho tan tác.
	Ở mục II bài 14 (Lịch Sử 7): “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)”. Sau khi thất bại trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất thì quân Mông Cổ không từ bỏ mộng xâm lược nước ta và đến năm 1285 thì quân Nguyên tiến vào xâm lược nước ta lần hai và trong cuộc kháng chiến này để khơi dậy lòng yêu nước thiết tha và khích lệ quân sĩ xông lên giết giặc, cứu nước bảo vệ quê hương. Giáo viên có thể đọc đoạn viết trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn: “Huống chi ta cùng các ngươi, sinh ra vào lúc rối ren, lớn lên vào buổi hoạn nạn, thấy sứ giả của giặc qua lại dọc ngang ngoài đường, khua tất lưỡi cú vọ mà khinh rẽ triều đình, đem các thân dê, chó mà ngạo mạn tể tướng... Ta thường đến bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gói, nước mắt giàn giụa, lòng dạ như dầu, vẫn căm giận muốn ăn thịt nằm da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm”. Từ đó giáo dục cho học sinh lòng căm thù giặc ngoại xâm, niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn tổ tiên đã kiên cường, mưu trí bảo vệ chủ quyền đất nước.
	Khi dạy mục IV bài 25 (Lịch Sử 7): “Phong trào Tây Sơn”. Nói về việc vua Quang Trung tiếp tục tuyển thêm quân và làm lễ tuyên thệ, trong lời dụ tướng sĩ, Quang Trung đã thể hiện rõ quyết tâm đánh tan quân ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
Qua bài thơ này giáo viên giúp cho học sinh hiểu được ý chí đánh tan quân xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc, giữ gìn nền văn hóa và những phong tục tập quán lâu đời của nhân dân, ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc khiến cho quân thù mảnh giáp không còn, không một chiếc xe nào trở về, đánh cho chúng biết rằng nước Nam anh hùng là có chủ.
Hoặc khi tiến quân vào nước ta Tôn Sĩ Nghị đã nhận định quân Tây Sơn “Đối với việc đánh quân Tây Sơn giống như lấy đồ vật trong túi, đến sớm lấy sớm, đến muộn lấy muộn” để cho học sinh thấy được tính chủ quan của Tôn Sĩ Nghị. Khi nói về cuộc kháng chiến chống quân Thanh thắng lợi Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa tiếng reo hò phấn khởi của nhân dân:
“Ba quân đội ngũ chỉnh tề đến
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh
Mây tạnh, mù tan trời lại sáng
Đầy thành, già trẻ mặt như hoa
Chung vui, sát cánh cùng nhau nói
	Cố đô vẫn thuộc núi sông ta”	
 Khi dạy bài 24 (Lịch Sử 8) :“Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873”. Mô tả về hoàn cảnh nước ta khi thực dân Pháp xâm lược, lên án trách nhiệm của nhà Nguyễn và nêu cao tinh thần chiến đấu của nhân dân Nam Kì, chúng ta có thể trích dẫn thơ của Nguyễn Đình Chiểu trong bài “Chạy Tây” :
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dao dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng.
Nỡ để dân đen mất nạn này?
 (Chạy Tây – Nguyễn Đìng Chiểu)
 Khi dạy bài 14 (Lịch Sử 9):“Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất”. Thực dân pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam trên các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tài chính và cả thuế...Thuế là một trong những chính sách khai thác của thực dân Pháp hết sức khắc nghiệt đối với nhân dân ta. Giáo viên giúp học sinh biết được hàng trăm thứ thuế được chúng sử dụng qua đoạn thơ:
“...Thuế đến cả phấn son phường phố
Thuế môn bài, thuế đuốc, thuế đèn
Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền
Thuế rừng tre gỗ, thuế tiền bán buôn...
Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt
Thắt chặt dần như thắt chỉ xe...”
Nhằm khắc họa tội ác của thực dân Pháp xâm lược cũng như nỗi thống khổ của nhân dân ta do chính sách bóc lột bằng cách mở các đồn điền hết sức tàn bạo, giáo viên cung cấp đoạn thơ sau và qua đó yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ của bản thân mình về thân phận của người nông dân Việt Nam trong thời kì này:
“Nửa đêm thuế thúc trống dồn
Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy.
Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ
Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu
Bán thân đổi mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tần!”
 (Ba mươi năm đời ta có Đảng – Tố Hữu)
 Khi dạy bài 16 (Lịch Sử 9): “Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925”. Khi giới thiệu sự kiện năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, giáo viên cung cấp để học sinh hiểu được niềm vui sướng của Người bằng những câu thơ:
“Luận cương đến và Người đã khóc
Nước mắt Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin”
 Khi dạy bài 23 (Lịch Sử 9): “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”. Khi giáo viên đọc đoạn trích sau chắc chắn học sinh sẽ nhớ rõ ràng về trình tự cuộc khởi nghĩa và giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945:
“Tổng khởi nghĩa! Lệnh truyền năm trước
Sáng quân ra giải phóng Thái Nguyên
Hà Nội, Huế, Sài Gòn, cả nước
Đứng lên ta giành hết chính quyền!”
 (Theo chân Bác – Tố Hữu)
Chỉ một đoạn thơ ngắn nhưng học sinh sẽ biết được giờ phút thiêng liêng khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 và niềm vui sướng của hàng triệu trái tim con người Việt Nam:
“Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa vàng, nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ...chim vẫn nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
Người đứng trên đài, lặng phút giây
Cao cao vầng trán, ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới tới đây”
 (Theo chân Bác – Tố Hữu)
 Khi dạy bài 24 (Lịch Sử 9): “Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân 1945 – 1946”. Giáo viên có thể tóm tắt trích đoạn cảnh chị Dậu bán con trong tác phẩm “Tắc Đèn” của Ngô Tất Tố: Chị Dậu cùng đinh nhất hạng đinh đang lâm vào tình cảnh bức bách của sưu thuế. Chồng đang ốm lại bị đánh đập khổ sở, một thân, một mình chị Dậu chạy dạy ngược xuôi để lo cho anh Dậu. Đường cùng chị phải đứt ruột, gạt nước mắt bán con cho Nghị Quế. Một đứa con lên bảy, một ổ chó cộng với mấy hào bán khoai mới đủ tiền nộp sưu để chồng được tha về...Sau khi đọc cho học sinh nghe trích đoạn giáo viên cần khắc họa tình cảnh của người nông dân trước cách mạng tháng Tám – hậu quả của nạn đói do Pháp gây ra.
 Qua việc trích dẫn kiến thức văn học để minh họa, làm rõ các sự kiện Lịch Sử như thế làm cho tiết học sinh động thêm, bớt tính chất khô khan, căng thẳng của giờ học Lịch Sử làm cho các em khắc sâu nội dung kiến thức của bài và liên hệ nhiều môn học để học Lịch Sử tốt hơn. 
III. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong năm học 2015 - 2016 tôi đã áp dụng nhiều biện pháp vận dụng kiến thức thơ - văn trong dạy học Lịch Sử cấp trung học cơ sở đặc biệt là các khối lớp 7, 8, 9 nhờ vào đó mà kết quả đạt được tương đối cao. 	
Lớp
Sỉ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
90
15
18.3
42
51.2
25
30.5
0
0
0
0
7
85
12
19.4
30
48.4
20
32.2
0
0
0
0
8
65
15
27.2
20
36.4
20
36.4
0
0
0
0
Việc vận dụng kiến thức thơ – văn trong dạy học môn Lịch Sử góp phần tạo ra sự yêu thích, sinh động giúp các em dễ dàng nắm bắt kiến thức, hiểu sâu kiến thức, xoá bỏ cảm giác khô khan trong các giờ học Lịch Sử để môn học này trở nên gần gũi với các em hơn. Qua kết quả thực tế cho thấy đa số các em học sinh đều tỏ ra hứng thú với phương pháp này, tạo ra sự tập trung chú ý cao độ, từ đó giúp các em khắc sâu biểu tượng về sự kiện hiện tượng lịch sử, từ đó các em có thể thuộc bài ngay tại lớp.
IV. Khả năng ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Việc giảng dạy bộ môn Lịch Sử ở Trường TH THCS Lang Sơn
khi tôi áp dụng các biện pháp vận dụng kiến thức thơ – văn trong giảng dạy cho thấy đa số các em học sinh đều tỏ ra hứng thú với phương pháp này.
	Trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này cho thấy hiệu quả của giờ học có tiến bộ hơn, có áp dụng phương pháp này thì kết quả học tập của học sinh sẽ cao hơn hẳn và có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các phương pháp truyền thống mà trước đây nhiều giáo viên giảng dạy môn Lịch Sử vẫn sử dụng trong giờ dạy của mình.
C. KẾT LUẬN 
	Đối với việc dạy môn Lịch Sử việc vận dụng kiến thức văn học là vô cùng cần thiết, giáo viên phải thuộc những câu ca dao, tục ngữ, phong tục tập quán, giáo viên phải nghiên cứu sự nghiệp văn chương của các nhà cách mạng, các nhân vật lịch sử, khi dạy đến mục nào, bài nào liên quan đến nhân vật lịch sử thì giáo viên phải hiểu rõ sự nghiệp văn học của nhân vật đó. Tóm lại đối với mỗi bài dạy giáo viên cần phải chuẩn bị kiến thức phù hợp, vận dụng vào bài một cách linh động nên áp dụng vào mục nào, thời gian bao lâu tránh sa đà biến tiết Lịch Sử thành tiết dạy Ngữ Văn, tiết kể chuyện Lịch Sử học sinh sẽ không tập trung vào mục đích chính của bài không đáp ứng được yêu cầu của bài dạy. 
	Thực hiện theo chủ trương đổi mới phương pháp dạy học nên việc vận dụng kiến thức thơ – văn vào dạy học là một yêu cầu cần thiết trong việc ứng dụng dạy học kiến thức liên môn trong dạy học. Trước đây ta thường quan niệm truyền đạt hết nội dung kiến thức trong bài dạy học Lịch Sử là đủ đáp ứng được yêu cầu. Ngày nay ngoài chức năng, tác dụng đó, người ta còn đặc biệt nhấn mạnh việc vận dụng kiến thức văn học vào dạy Lịch Sử đó là một trong những nguồn nhận thức quan trọng của việc truyền bá và nhận thức lịch sử. Học sinh có điều kiện chủ động tích cực trong học tập tham gia vào quá trình tự nhận thức lịch sử một cách tốt nhất và có hứng thú học tập tốt hơn ở bộ môn Lịch Sử.
Với khuôn khổ bài viết có giới hạn tôi không thể nêu lên hết từng nội dung, từng bài cụ thể theo hướng đổi mới phương pháp dạy học mà bản thân tôi rút ra được trong những năm qua rất mong sự trao đổi, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để tìm ra nhiều biện pháp tốt hơn trong việc vận dụng kiến thức thơ – văn trong dạy học môn Lịch Sử ở Trường trung học cơ sở.
 Trường TH THCS Lang Sơn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_van_dung_kien_thuc_th.doc