Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường Trung học Cơ sở Lê Quý Đôn
Cơ sở lý luận
Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về Giáo dục và Đào tạo, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang tích cực từng bước đổi mới nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục nâng cao chất lượng quản lý, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhằm hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Thực hiện kế hoạch hàng năm của Phòng Giáo dục và Đào tạo về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thì chất lượng mũi nhọn hay chất lượng học sinh giỏi phải được đầu tư một cách thỏa đáng và là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm vụ của một năm học.
Hàng năm nhà trường luôn xây dựng kế hoạch về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi một cách cụ thể, triển khai đến tất cả giáo viên để thực hiện. Đều thể hiện muốn nâng cao chất lượng đại trà thì một trong yếu tố quan trọng là nâng cao chất lượng mũi nhọn, công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và chỉ đạo phải được thực hiện thường xuyên.
I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đòi hỏi cần có những con người vừa hồng, vừa chuyên đó chính là nhân tố quyết định tới vận mệnh tương lai của đất nước vì vậy ngành giáo dục đóng góp vai trò hết sức quan trọng, việc đổi mới giáo dục phổ thông, thay sách giáo khoa các cấp học nhằm đáp ứng phù hợp với thực tiễn đặt ra. Chất lượng và hiệu quả giáo dục vừa là mục tiêu phấn đấu vừa là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động. Một vấn đề đặt ra trong công tác quản lý là làm thế nào để nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cho những người làm công tác quản lý để đảm bảo cho đổi mới giáo dục thành công. Chính vì thế ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà thì tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh giỏi hiện nay là công việc hết sức quan trọng đặt ra đối với các nhà trường, nhằm khẳng định vị trí của nhà trường đối với ngành giáo dục đào tạo. Do nhận thức và xác định rõ vai trò, nhiệm vụ công tác quản lý trong nhà trường nên bản thân tôi đã chú trọng đổi mới, cải cách công tác quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi từ khâu xây dựng kế hoạch đến thực hiện kế hoạch. Mặc dù trường THCS Lê Quý Đôn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đóng trên địa bàn là một địa phương kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đội ngũ giáo viên tay nghề không đồng đều, nhưng trong những năm gần đây do thực hiện tốt công tác cải tiến quản lý, nâng cao chất lượng học sinh giỏi nên nhà trường đã thu được một số thành công nhất định. Số lượng học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh tăng lên. Xuất phát từ những nguyên nhân trên bản thân đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục tiêu của đề tài Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay ở nhà trường người làm công tác quản lí có trách nhiệm, thường xuyên lo toan, trăn trở như làm thế nào để kết quả của các kì thi học sinh giỏi ngày càng tăng, giáo viên bồi dưỡng luôn có tinh thần trách nhiệm cao nhất ? Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho bản thân tôi khi được phân công nhiệm vụ quản lí công tác chuyên môn tại trường THCS Lê Quý Đôn. Như vậy đề tài mà tôi nghiên cứu với mục tiêu tìm ra những biện pháp, giải pháp tốt nhất để nâng cao được chất lượng học sinh giỏi của nhà trường. Thay đổi cách suy nghĩ của giáo viên về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp giáo viên được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức phấn đấu để đạt được kết quả nhất định trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài Với đề tài “Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn”, nhiệm vụ chủ yếu là giúp cho chất lượng học sinh giỏi của nhà trường hàng năm tăng lên, thúc đẩy chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là biện pháp để tổ chức, chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 4.Giới hạn của đề tài Trong đề tài này tôi chỉ tập trung vào cách tổ chức và chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong khuôn khổ trường THCS Lê Quý Đôn. Đề tài này đã được áp dụng có hiệu quả trong các năm học 2015 - 2016; 2016 - 2017; 2017 - 2018. Đối tượng khảo sát học sinh và giáo viên trường THCS Lê Quý Đôn. Thời gian nghiên cứu từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2017 - 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này tôi đã chọn các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp điều tra: Điều tra, khảo sát những khó khăn, vướng mắc mà giáo viên đã gặp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. + Phương pháp thống kê thực tiễn: Thống kê những khó khăn vướng mắc của giáo viên. + Phương pháp tổng kết giáo dục: Đánh giá kết quả học sinh giỏi và mức độ khó khăn vướng mắc của giáo viên sau khi áp dụng đề tài này trong nhà trường. + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các tài liệu, văn bản chỉ đạo của các cấp, nguồn Internet. + Phương pháp trò chuyện, đàm thoại: Quan sát thái độ của giáo viên thông qua trò chuyện. II. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về Giáo dục và Đào tạo, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang tích cực từng bước đổi mới nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục nâng cao chất lượng quản lý, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhằm hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Thực hiện kế hoạch hàng năm của Phòng Giáo dục và Đào tạo về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thì chất lượng mũi nhọn hay chất lượng học sinh giỏi phải được đầu tư một cách thỏa đáng và là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm vụ của một năm học. Hàng năm nhà trường luôn xây dựng kế hoạch về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi một cách cụ thể, triển khai đến tất cả giáo viên để thực hiện. Đều thể hiện muốn nâng cao chất lượng đại trà thì một trong yếu tố quan trọng là nâng cao chất lượng mũi nhọn, công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và chỉ đạo phải được thực hiện thường xuyên. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Nhà trường đóng trên địa bàn rộng, có học sinh phải đi trên 10km mới đến trường, số lượng học sinh dân tộc chiếm tỉ lệ khá cao trên 40%. Trình độ dân trí thấp, rất nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. Nguồn học sinh để chọn vào đội tuyển thấp hơn rất nhiều so với những trường khác trên địa bàn huyện Krông Ana nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học sinh giỏi. Một thực trạng đáng quan tâm trong nền giáo dục của nhà trường hiện nay là sự không đồng đều về chất lượng giáo dục so với những vùng có điều kiện tốt hơn của huyện. Tỉ lệ học sinh khá giỏi chỉ thường tập trung ở những khu vực đông dân với nền kinh tế - xã hội phát triển. Trong kỳ thi chọn học sinh giỏi môn văn hóa cấp huyện, học sinh đạt giải của nhà trường chiếm tỉ lệ thấp. Nguyên nhân thực trạng đó xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà quản lý giáo dục như: Cơ sở vật chất nhà trường, điều kiện kinh tế - xã hội, nhận thức của nhân dân địa phương về công tác giáo dục... và các yếu tố chủ quan chưa có biện pháp đồng bộ để khắc phục như: Cơ cấu giáo viên, chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng đầu vào, trang thiết bị dạy học. Từ những năm học trước đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Lê Quý Đôn, từ công tác tuyển chọn học sinh ở các môn bồi dưỡng, xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng, quy trình bồi dưỡng giảng dạy, tài liệu bồi dưỡng, công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng, sử dụng kết quả kiểm định... đều chưa được quan tâm chỉ đạo thống nhất giữa cán bộ quản lí nhà trường và đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì vậy kết quả chất lượng học sinh giỏi còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Bên cạnh đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi nhiệt tình có trách nhiệm, song không ít giáo viên kinh nghiệm còn hạn chế, lúng túng trong việc chọn nội dung và phương pháp bồi dưỡng. Mặc dù có sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, nhưng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường còn chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính chất bắt buộc, tùy vào khả năng, kinh nghiệm của từng giáo viên bồi dưỡng, chưa có kế hoạch cụ thể về chỉ đạo thống nhất trong nhà trường, đặc biệt chưa đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất đúng mức cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Đa số các giáo viên không muốn tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi với các lý do như không có tài liệu, sức ép phải có học sinh giỏi luôn đè nặng trên vai và tâm trí của người Thầy khi tham gia dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, sự đầu tư chuyên môn và công sức bỏ ra rất tốn kém thời gian và trí lực. Bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc Trung học cơ sở là một quá trình mang tính khoa học nghiêm túc, không thể giao khoán cho giáo viên dạy bồi dưỡng, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ một vài tháng làm được có kết quả, mà phải có tính chiến lược trong suốt cả bốn năm học ở bậc THCS. Vì vậy phải có sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường. Trước những thực trạng trên, kết quả học sinh giỏi cấp huyện của nhà trường năm học 2014 - 2015 rất thấp. Cụ thể: Học sinh giỏi VH cấp huyện: 09 học sinh (02 KK; 07 công nhận) IOE cấp huyện: 08 học sinh (01 KK; 07 công nhận) Violympic Toán cấp huyện: 13 học sinh (01 giải ba; 03 KK; 03 công nhận) Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả của học sinh giỏi thấp, trong cuộc họp chuyên môn đầu năm học, vào tháng 9 năm học 2015 – 2016. Tôi đã phát phiếu thăm dò đến 17 giáo viên được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2015 – 2016, để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của giáo viên về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. PHIẾU THĂM DÒ Câu hỏi Trả lời 1. Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Đ/c có gặp khó khăn, vướng mắc gì không? 2. Đồng chí mong muốn gì đối với Ban giám hiệu về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi? Qua kết quả thăm dò, tôi nhận thấy 13/17 giáo viên chưa tiếp cận được chương trình chuyên sâu bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp, các giáo viên còn lại chưa thật sự nắm chắc các chuyên đề chuyên sâu. Tài liệu cho giáo viên nghiên cứu, học sinh tự học, tự bồi dưỡng quá ít, một số học sinh chưa tin vào khả năng đạt giải nên không an tâm tham gia lớp bồi dưỡng. Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu, không có phòng để bồi dưỡng, kinh phí hỗ trợ cho giáo viên chưa thỏa đáng. Giáo viên chưa biết cách tổ chức hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi như thế nào, chưa được sự quan tâm nhiều của nhà trường. Qua những tâm tư nguyện vọng của giáo viên, tôi luôn trăn trở để tìm ra biện pháp giúp giáo viên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Như vậy để nhà trường nâng cao chất lượng học sinh giỏi là nhiệm vụ vô cùng khó khăn không đơn giản như tôi nghĩ, vì vậy với trăn trở đó tôi đã suy nghĩ tìm ra những biện pháp phù hợp nhất để giúp giáo viên lấy lại sự tự tin, giải quyết những vướng mắc mà giáo viên thắc mắc để rồi an tâm vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp Mục tiêu của giải pháp là giúp giáo viên trong quá trình tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, phát triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ cao, phù hợp với khả năng trí tuệ của học sinh, bồi dưỡng sự lao động, làm việc sáng tạo, phát triển các kĩ năng, phương pháp và thái độ tự học suốt đời. Nâng cao ý thức và khát vọng của học sinh về sự tự chịu trách nhiệm, khuyến khích sự phát triển về lương tâm và ý thức trách nhiệm trong đóng góp xã hội. Nâng cao chất lượng học sinh giỏi của nhà trường đồng thời chỉ đạo tốt các tổ, các thành viên được phân công trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. 3.2.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và triển khai tới các giáo viên Vào đầu năm học, trên cơ sở nhiệm vụ, kế hoạch chung của toàn ngành về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong kế hoạch cần xây dựng cụ thể, chi tiết về lựa chọn giáo viên bồi dưỡng, kế hoạch bồi dưỡng, xây dựng chương trình, quy trình bồi dưỡng và triển khai sớm cho toàn thể giáo viên trong nhà trường: - Chỉ đạo công tác lựa chọn giáo viên bồi dưỡng Để chuẩn bị tốt cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cho năm học mới, tôi đã chỉ đạo các tổ chuyên môn nghiên cứu kết quả học sinh giỏi của năm học vừa qua, đồng thời đánh giá chung về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để rút ra những kinh nghiệm quý báu trong quá trình bồi dưỡng, các tổ phải nhận xét đưa ra những ưu điểm và tồn tại của các thành viên được phân công bồi dưỡng. Trên cơ sơ đó lập danh sách dự kiến nhân sự cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi năm tới trên tinh thần có sự lựa chọn và tự nguyện nộp vào cuối năm học. Dựa vào danh sách dự kiến của các tổ đưa lên, tôi đã phân công chuyên môn một cách hợp lý, tương đối phù hợp với danh sách đăng kí, mục đích của việc phân công như vậy giúp cho giáo viện có tinh thần thoải mái, tự tin, khi giao công việc mà phù hợp giáo viên thì chắc chắn chất lượng sẽ cao hơn. Tuy nhiên phải có sự lựa chọn giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng ổn định để phát huy kinh nghiệm của giáo viên nếu danh sách dự kiến của các tổ chưa phù hợp. Đây là vấn đề cốt lõi sẽ đem lại thành công hay thất bại của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của cả năm học. Bên cạnh chúng ta cũng phải đặc biệt quan tâm đến đội ngũ giáo viên trẻ với nền tảng kiến thức tốt, tôi đã mạnh dạn phân công một số giáo viên trẻ của nhà trường tham gia vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cùng với giáo viên có nhiều kinh nghiệm để kèm cặp và phát huy hết khả năng cống hiến của tuổi trẻ, với sự mạnh dạn đó thì những năm vừa qua giáo viên trẻ cũng đã gặt hái được nhiều thành công trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi các cấp của nhà trường. - Chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn. Chỉ đạo các thành viên được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải xây dựng kế hoạch, thời khóa biểu với sự xác nhận của tổ chuyên môn để nhà trường theo dõi và kiểm tra. Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, xây dựng những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng học sinh giỏi của tổ chuyên môn, đồng thời chỉ đạo các tổ thường xuyên tổ chức các chuyên đề về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để giáo viên có cơ hội tham gia trao đổi với nhau, tìm ra những kinh nghiệm, những phương pháp tốt nhất cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp với đặc điểm của học sinh trường THCS Lê Quý Đôn. Tham mưu với nhà trường thành lập ban chỉ đạo hoạt động công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để thường xuyên theo dõi, kiểm tra về thời gian bồi dưỡng, các vấn đề liên quan để có biện pháp xử lí kịp thời những vướng mắc. Chuyên môn tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia tập huấn các chuyên đề do các cấp tổ chức. - Công tác chỉ đạo xây dựng chương trình, quy trình bồi dưỡng, chế độ kiểm tra, số lần và thời gian kiểm định chất lượng, sử dụng kết quả kiểm tra, kiểm định chất lượng. Để đạt hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên bồi dưỡng phải tuân thủ các quy định chung sau: Ngay từ đầu năm giáo viên bồi dưỡng phải biên soạn chương trình bồi dưỡng của mình và được duyệt của tổ trưởng chuyên môn, nhưng chương trình bồi dưỡng không nhất thiết phải cứng nhắc mà có thể thay đổi sao cho phù hợp với đối tượng học sinh chứ không phải xây dựng như thế nào là làm y như vậy là không phù hợp. Phải tiến hành phân loại đối tượng học sinh trong quá trình bồi dưỡng thông qua các bài kiểm tra với độ khó tăng dần, để tìm ra những em nào có tố chất thật sự để tiếp tục xây dựng phương pháp bồi dưỡng phù hợp có hiệu quả hơn. Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phân hóa đối tượng học sinh. Dạy những kiến thức học sinh cần phù hợp theo năng lực, khả năng tư duy của từng đối tượng học sinh, chứ không phải dạy cái thầy có. Trong suốt quá trình bồi dưỡng ngoài kì thi học sinh giỏi cấp trường do nhà trường tổ chức thì giáo viên có thể tổ chức kiểm tra nhiều lần để cho học sinh có kinh nghiệm làm bài, thể hiện tốt hơn về cách trình bày đồng thời tạo áp lực cho học sinh, để học sinh thấy được phải có sự cố gắng thì mới được tham gia các kì thi khác. Sự lựa chọn nhân sự cho đội tuyển tham gia kì thi là yếu tố quan trọng nếu không có sự cân nhắc kĩ lưỡng, không có những bài kiểm tra thì kết quả sẽ không cao. 3.2.2.Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của giáo viên về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Nâng cao nhận thức của giáo viên về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong những năm học vừa qua tôi đã tham mưu cùng với nhà trường chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên như: Chú trọng giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cụ thể bằng các tiêu chí cụ thể hàng tháng, phối hợp với Công đoàn giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh đến giáo viên. Quán triệt tất cả các văn bản chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đến giáo viên một các đầy đủ và nghiêm túc. Làm một giáo viên cần phải hiểu và thấy được uy tín của người giáo viên được khẳng định trước nhân dân, đồng nghiệp một phần là chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhận biết được việc bồi dưỡng học sinh giỏi là trách nhiệm mà nhà trường giao cho, từ đó giáo viên sẽ có ý thức về trách nhiệm của mình để có những kế hoạch và cách bồi dưỡng tốt nhất. Đồng thời tôi tham mưu với Hội đồng thi đua khen thưởng đưa kết quả học sinh giỏi vào một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá thi đua của giáo viên cuối năm để giáo viên thấy được rằng sự cống hiến của mình đã và đang được Ban giám hiệu quan tâm và chia sẻ. Hội đồng thi đua sẽ xét duyệt phân loại giáo viên cuối năm khi hai giáo viên có trình độ chuyên môn như nhau tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường thì giáo viên nào có thêm học sinh giỏi các cấp thì sẽ xét trước để tạo sự công bằng trong thi đua, đồng thời để thúc đẩy những giáo viên khác phát huy hết khả năng của mình tạo ra sự thi đua trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, có như vậy mới thúc đẩy được chất lượng của nhà trường ngày càng đi lên. - Về đội ngũ giáo viên: Trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhà trường phải chọn ra đội ngũ giáo viên có tâm huyết, say sưa với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tận tụy với học sinh, có trình độ chuyên môn để tham gia giảng dạy. Kiến thức để bồi dưỡng học sinh giỏi có tính chuyên sâu, độ khó cao, tính bao quát rộng, rất tốn kém thời gian nên phải có sự tham gia chỉ đạo, động viên kịp thời của lãnh đạo nhà trường cả về vật chất lẫn tinh thần cho đội ngũ giáo viên, để giảng dạy có chất lượng. Giáo viên dạy học sinh giỏi phải tham khảo nhiều tài liệu một cách thường xuyên để cập nhật, bổ sung, phát triển chuyên đề (phải ứng dụng công nghệ thông tin một cách khoa học có hiệu quả nhất), giáo viên chủ động đi trước học sinh một bước, hướng dẫn và cùng tham gia giải bài tập với học sinh kể cả bài đã biết (có lời giải) lẫn chưa biết (chưa có lời giải). Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, nhiệm vụ quan trọng của người thầy là phải dạy cho các em tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên, chủ động và sáng tạo, cụ thể là dạy cho các em cách tìm đến kiến thức, cách khai thác và vận dụng kiến thức, cách làm bài tập, cách đọc sách và tìm tài liệu, cách mở rộng kiến thức, cách chế tác và tổng quát hóa một bài tập, cách ôn tập cho một kỳ thi Người thầy phải luôn thắp sáng ngọn lửa mê say môn học mà học sinh đang theo đuổi, phải dạy cho các em biến ước mơ thành hiện thực, biết chấp nhận khó khăn để cố gắng vượt qua, biết rút kinh nghiệm sau những thất bại hay thành công trong từng giai đoạn mà mình phấn đấu, tự tin vào kiến thức mà mình đã có... Học sinh khi học bồi dưỡng, tham gia vào các đội tuyển phải chịu khá nhiều áp lực, do đó giáo viên khi giảng dạy phải lưu ý những điều như không được nhồi nhét kiến thức cho các em một cách thụ động mà dạy những kiến thức các em cần phù hợp theo từng đối tượng. Đừng hiểu nhầm học sinh giỏi, cái gì các em cũng biết, cái gì các em cũng dễ dàng tiếp thu, vì vậy giáo viên bồi dưỡng không nên giao cho các em những nhiệm vụ bất khả thi mà giao bài tập hay nhiệm vụ phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, để tạo niềm tin, say sưa, đam mê, hứng thú trong học tập cho các em. 3.2.3. Chỉ đạo giáo viên tổ chức giảng dạy và hướng dẫn học tập cho học sinh. - Chỉ đạo giáo viên tổ chức giảng dạy Chúng ta lựa chọn đội tuyển ngay sau khi kết thúc năm học thông qua việc trao đổi với giáo viên giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp. Lên kế hoạch bồi dưỡng ngay từ trong hè, qua đó lọc dần qua các cuộc thi cấp trường. Thông qua giáo viên chủ nhiệm định hướng, sự thỏa thuận của giáo viên bồi dưỡng ở các đội tuyển để tránh
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_chi_dao_nang.doc