Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt phong trào xây dựng lớp học tự quản ở trường THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt phong trào xây dựng lớp học tự quản ở trường THPT

Trong những năm gần đây, đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và có xu hướng mang tính toàn cầu để các quốc gia nâng cao nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Trước tình hình đó, Đảng, Quốc hội nước ta đã đề ra mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trách nhiệm, có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục hiện nay là hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện? Chúng tôi nghĩ rằng, khâu quan trọng nhất là vấn đề giáo dục ý thức tự quản cho học sinh ngay từ khi vào lớp 10 ở trường THPT. Bởi các lý do sau:

Một là, học sinh THPT là lứa tuổi đang và muốn tự khẳng định mình trước mọi người, lứa tuổi mà ở đó đặc điểm sinh lí khá phát triển, trí tuệ biến đổi cả về chất và lượng. Các em biết quan sát nhạy bén và cảm nhận tinh tế, tư duy trừu tượng ở mức cao nhưng lại rất dễ thay đổi tính nết, dễ sa ngã và bị lôi kéo.

Hai là, trongtrong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, học sinh THPT cần được trau dồi tư tưởng vững vàng, có nghị lực vượt khó trong học tập và đời sống, bản thân các em không thể là những con người thụ động, ngoan ngoãn, chỉ biết vâng lời rập khuôn một cách máy móc mà thực sự phải biết làm chủ bản thân, ý thức được việc mình làm, làm việc chủ động, sáng tạo để có hiệu quả phù hợp nhất với lợi ích của cộng đồng. Để làm được điều đó chúng ta phải tạo ra cơ hội để các em tập duyệt, rèn luyện tính tự giác, tự quản, năng động, tự sáng tạo ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường, tránh trường hợp nảy sinh tâm lý ỷ lại, thụ động.

Ba là, thực chất của việc giáo dục ý thức tự quản của học sinh là quá trình từng bước chuyển hóa tâm huyết, nhiệt tình của thầy cô thành ý thức tự giác đầy trách nhiệm và hứng thú của học sinh, biến lớp học của những cá nhân thành tập thể học sinh biết tự quản.

docx 69 trang Thu Kiều 26/09/2024 1101
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt phong trào xây dựng lớp học tự quản ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM
 Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT PHONG 
 TRÀO XÂY DỰNG LỚP HỌC TỰ QUẢN Ở
 TRƯỜNG THPT
 Người thực hiện:
 1. PHẠM THỊ HẰNG
 Chức vụ: Giáo viên chủ nhiệm
 Đơn vị: Trường THPT Diễn Châu 3 
 Điện thoại: 0973729015
 Email: hangpt.c3dc3@nghean.edu.vn
 2. PHAN TRỌNG ĐÔNG 
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 Đơn vị: Trường THPT Diễn Châu 3 
 Điện thoại: 0915249666
 Email: dongpt@nghean.edu.vn
 3. TRẦN MINH CHÂU 
 Chức vụ: Giáo viên chủ nhiệm
 Đơn vị: Trường THPT Diễn Châu 3 
 Điện thoại: 0943508367
 Email: chautm.c3dc3@nghean.edu.vn
 Diễn Châu, tháng 4 năm 2023
 0 2. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài
 2.1. Mục tiêu
 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng lớp học tự quản và đề xuất 
một số biện pháp thực hiện tốt phong trào xây dựng lớp học tự quản ở trường 
THPT.
 2.2. Ý nghĩa
 Đề tài tập trung tìm hiểu, đánh giá thực trạng xây dựng lớp học tự quản ở 
trường THPT trong thời gian qua. Từ đó đưa ra một số biện pháp hữu ích trong 
việc xây dựng lớp học tự quản ở trường THPT.
 2.3. Tính mới
 Đề tài “Một số biện pháp thực hiện tốt phong trào xây dựng lớp học tự 
quản ở trường THPT” là nội dung được nghiên cứu lần đầu tiên tại đơn vị công 
tác. Những biện pháp do tác giả đề xuất có giá trị thực tiễn, góp phần giúp học sinh 
đi vào nề nếp hơn, có ý thức tự giác, tự quản cao hơn và phát triển theo hướng tích 
cực hơn để đáp ứng tốt hơn những yêu cầu về phẩm chất và năng lực.
 3. Phương pháp nghiên cứu
 3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
 Nghiên cứu cơ sở lý luận về vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm và xây 
dựng lớp học tự quản.
 3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 Khảo sát thực trạng ở các trường phổ thông, các phương pháp hỗ trợ, thăm dò 
ý kiến giáo viên, 
 3.3. Phương pháp thực nghiệm và thống kê
 Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính thực tiễn và hiệu quả của phương 
pháp đã đề xuất, tổng kết kinh nghiệm.
 4. Phạm vi nghiên cứu
 Đề tài được áp dụng tại các lớp chủ nhiệm 10A3 và 11D1 thuộc đơn vị công 
tác trong năm học 2022-2023.
 2 1.1.2. Vị trí và vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT
 Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh là yêu cầu giáo dục bắt buộc của 
tất cả các trường trung học phổ thông, đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của giáo 
viên chủ nhiệm. Một tập thể lớp vững mạnh sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động 
khác nhất là hoạt động học tập của nhà trường. Bên cạnh đó khi giáo viên làm tốt 
công tác chủ nhiệm và có phương pháp tốt thì sẽ tạo điều kiện và có thời gian để 
bồi dưỡng và hoàn thành tốt chuyên môn của mình.
 Trong những năm gần đây cùng với việc thay đổi sách giáo khoa cũ bằng 
sách giáo khoa mới, việc thay đổi một số phương pháp trong dạy học là rất cần thiết. 
Song song với việc đổi mới ấy, việc quản lí giáo dục học sinh cũng rất quan trọng, 
đặc biệt vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục học sinh. Chúng ta 
phải biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tự ý thức, tự quản lấy chính mình, tổ 
và lớp của mình thì chất lượng giáo dục mới bền vững, không bị tụt hậu, đáp ứng 
được yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại.
 Để làm tốt công tác chủ nhiệm trước hết giáo viên chủ nhiệm phải nắm rõ 
nhiệm vụ của mình trong điều lệ trường phổ thông vì giáo viên chủ nhiệm có một vị 
trí quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, ý thức đạo đức học sinh, tạo điểm nhấn 
góp một phần trong phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. 
Do đó, giáo viên chủ nhiệm là một trong những nhân tố thúc đẩy sự hình thành nhân 
cách của học sinh, mang lại một phần kết quả rèn luyện đạo đức, học tập của các em.
 Học sinh THPT trong độ tuổi mới lớn, rất thích hoạt động, ham hiểu biết, 
muốn thể hiện mình. Các em không chỉ ước ao khám phá bí mật thế giới xung quanh, 
mà còn muốn khám phá chính bản thân mình. Hàng ngày, không em nào không nảy 
sinh ý thức muốn tự khẳng định mình, chứng tỏ mình, và cũng muốn tập thể công 
nhận mình. Xây dựng lớp học tự quản không những thoả mãn tâm lý này của các em 
mà còn tạo cho các em cơ hội để được trải nghiệm, chia sẻ và được nuôi dưỡng, rèn 
luyện, phát triển theo hướng tích cực.
 1.1.2.1. Vị trí của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT
 Ở trường THPT, trong mỗi lớp học đều có một giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo 
viên chủ nhiệm lớp là người được BGH bổ nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý công 
tác giáo dục và đào tạo học sinh ở lớp mình phụ trách, là người chịu toàn bộ trách 
nhiệm trước BGH và nhà trường về mọi vấn đề thuộc lớp mình.
 - Giáo viên chủ nhiệm là thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ 
học sinh quản lý toàn diện học sinh lớp mình phụ trách. Điều này đòi hỏi giáo viên chủ 
nhiệm vừa quản lý tập thể học sinh, vừa quan tâm đến từng cá nhân trong lớp về mọi 
phương diện: Tư tưởng, học tập, tu dưỡng, lao động và sinh hoạt tập thể.
 - Giáo viên chủ nhiệm lớp là người lãnh đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tra mọi 
hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách theo đúng chương 
trình và kế hoạch của nhà trường.
 4 - Giáo viên chủ nhiệm vừa là người định hướng, tư vấn xây dựng kế hoạch tổ 
chức thực hiện vừa là người theo dõi đánh giá kết quả tham gia các hoạt động giáo 
dục của học sinh.
 - Giáo viên chủ nhiệm không chỉ theo dõi, giám sát mà còn qua đó có những 
tác động điều chỉnh kịp thời phù hợp các giải pháp để tạo điều kiện cho các em tổ 
chức tốt hoạt động giáo dục.
 - Giáo viên chủ nhiệm là người thực hiện nhiệm vụ “cầu nối” giữa nhà 
trường, gia đình, xã hội. Thực hiện việc phối hợp tổ chức và động viên học sinh 
tham gia các hoạt động giáo dục.
 Vì vậy, ở mỗi nhà trường phổ thông khi xây dựng mô hình lớp học tự quản 
phải nói đến vai trò của giáo viên chủ nhiệm từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức 
thực hiện kiểm tra đánh giá và đúc rút kinh nghiệm.
 1.2. Cơ sở thực tiễn
 1.2.1. Thực trạng môi trường dạy học trong các nhà trường hiện nay
 Để đánh giá đúng tác động của việc xây dựng lớp học tự quản và ảnh hưởng 
của nội dung này đến kết quả giáo dục toàn diện, trước hết chúng tôi khảo sát một 
số vấn đề liên quan đến thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT. 
Chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra, để thăm dò ý kiến của 90 giáo viên giảng dạy 
ở các trường THPT thuộc huyện Diễn Châu, thông qua phiếu điều tra thu được kết 
quả như sau:
 Bảng 1: Mức độ yêu thích của giáo viên đối với công tác chủ nhiệm
 Mức độ Rất thích Vừa phải Không thích
 Số lượng 9 45 36
 Tỷ lệ 10% 50% 40%
 Bảng 2: Mức độ khó khăn gặp phải khi làm công tác chủ nhiệm
 Mức độ Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
 Công tác tổ chức lớp 23 18 29 20
 Điều tra, xử lý thông tin 12 24 26 28
 Giáo dục học sinh chưa ngoan 8 32 31 19
 Phương pháp xây dựng các mối quan hệ 
 17 28 35 10
 trong và ngoài nhà trường
 Xây dựng thực hiện các kế hoạch lao 
 11 25 33 21
 động, hướng nghiệp, NGLL
 Thực hiện nhiệm vụ hành chính của 
 28 26 27 9
 giáo viên chủ nhiệm
 (Mức độ khó khăn tăng dần từ mức độ 1 đến mức độ 4)
 6 văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao Để lớp hoạt động tốt, đa phần GVCN siết 
chặt nội quy và tăng cường các biện pháp trách phạt, theo dõi và quản lý sát sao 
tình hình lớp. Lâu dần, các em sẽ nhận thấy việc phấn đấu trong học tập và xây 
dựng tập thể nề nếp là một áp lực vì sợ trách phạt và dễ nhàm chán hơn là ý thức tự 
giác, tự quản vì tập thể. Vậy nên việc xây dựng đề tài nghiên cứu với mục đích lựa 
chọn phương pháp giáo dục tích cực “Xây dựng tập thể lớp tự quản” nhằm phát 
huy tính tự giác, tự nguyện, ý thức trách nhiệm của học sinh và đem lại hiệu quả 
cao trong công tác chủ nhiệm của giáo viên.
 Mô hình lớp học tự quản được trường chúng tôi triển khai một cách đồng bộ 
nhất vào năm học 2022 – 2023 nhằm phát huy các giá trị đạt được của mô hình 
trường học hạnh phúc mà trường chúng tôi đã xây dựng và đáp ứng yêu cầu của 
chương trình GDPT mới 2018. Tuy đây là nội dung khá mới đối với tất cả giáo 
viên và học sinh của các nhà trường, nhưng đã mang lại làn gió mới cho công tác 
giáo dục toàn diện của nhà trường và bước đầu đạt được những hiệu quả nhất định.
 Một số hình ảnh tại buổi tập huấn công tác xây dựng lớp học tự quản
 2. Các giải pháp thực hiện tốt phong trào xây dựng lớp học tự quản ở 
trường THPT
 Việc giáo dục ý thức tự quản cho học sinh lớp THPT là việc làm cần thiết của 
bất kì GVCN nào. Vì GVCN không thể ôm đồm làm thay mọi việc của học sinh và
 8 Một số biện pháp thu thập và xử lý thông tin HS để tìm các nhân tố tích 
 cực cho mạng lưới tự quản của lớp
 2.2. Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ Ban cán sự lớp
 2.2.1. Lựa chọn đội ngũ Ban cán sự lớp
 Đội ngũ cán bộ lớp, BCH chi đoàn lớp làm việc hiệu quả, chủ động trong 
công việc mình phụ trách, uy tín trước lớp là yếu tố quyết định sự thành công của 
tập thể lớp. Làm sao để lựa chọn giới thiệu cho Đại hội Chi đoàn bầu những học 
sinh phù hợp làm cán bộ đoàn, cán bộ lớp. Muốn vậy phải tìm hiểu từ trước, nhận 
thấy các em có tố chất hoạt động và phù hợp nên mới giới thiệu đưa vào danh sách 
nhân sự.
 Ban cán sự lớp và Ban chấp hành chi đoàn, đặc biệt là lớp trưởng và bí thư có 
vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm điều hành, quản lí 
lớp và xây dựng tập thể vững mạnh, được ví như “cánh tay phải” và “cánh tay trái” 
của giáo viên chủ nhiệm. Do đó cần phải lựa chọn kĩ lưỡng để tìm ra những nhân 
tố có tố chất lãnh đạo, vừa có tài, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao. Ngày
 10

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_thuc_hien_tot_phong_t.docx
  • pdfPHẠM THỊ HẰNG-PHAN TRỌNG ĐÔNG-TRẦN MINH CHÂU-TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3-CHỦ NHIỆM.pdf