Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi

1. Cở sở lý luận.

Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới, chú trọng vào việc giáo dục thể chất nhằm nâng cao thể lực sức khỏe của trẻ, giúp trẻ phát triển những kĩ năng vận động đồng thời giúp trẻ có một sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, không những thế còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức.

Bám sát Module 1 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non về Đặc điểm phát triển thể chất – Những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về phát triển thể chất. Tài liệu Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. Hoạt động phát triển thể chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình học tập của trẻ, cũng như các hoạt động khác. Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì hoạt động phát triển thể chất là một bộ phận của văn hóa tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nhanh nhẹn, hoạt bát khéo léo của bản thân trẻ. Thông qua hoạt động phát triển thể chất giúp trẻ phát triển toàn diện và cân đối con người, rèn luyện nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ trước tác động của những điều kiện môi trường xung quanh.

Thực hiện kế hoạch số 56/KH-BGDĐT ngày 25/1/2017 về việc Kế hoạch triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020. Các cơ sở giáo dục mầm non đều xây dựng trường mầm non bảo đảm các yêu cầu về môi trường giáo dục, công tác quản lý, chỉ đạo; hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Để đảm bảo trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục thể chất, trẻ được phát triển thêm cả về mặt tình cảm - xã hội cũng như thẩm mĩ.

 

doc 26 trang hoathepmc36 28/02/2022 11023
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài.
Là người am hiểu sâu sắc và có lòng tin mãnh liệt vào phương pháp bảo vệ sức khoẻ bằng tập luyện thể dục thể thao, Bác Hồ khuyên mỗi người dân: “Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập, khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe". Điều Bác nói cách chúng ta hơn nửa thế kỷ này lại rất gần với định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới ngày nay “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải là không có bệnh tật hay tàn phế". Bác Hồ là một minh chứng về một tấm gương luôn xem việc rèn luyện là lẽ sống, là điều hiển nhiên. 
Từ khi lọt lòng cho đến lúc trưởng thành ai cũng được giao tiếp và vận động, giao tiếp là hoạt động vô cùng quan trọng giúp con người hoàn thiện nhân cách, còn vận động tập luyện thể dục để tăng cường sức khỏe và các tố chất, kỹ năng trong cuộc sống cũng như trong học tập, chính vì lẽ đó mà hoạt động phát triển thể chất trở thành môn học được xem là quan trọng trong nhà trường, vì nó giúp cho các cháu mầm non – những chồi non đất nước được luyện tập và vui chơi giải trí. Đồng thời thể dục không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày, vì thể dục không những giúp cho các cháu trong trường mầm non mà còn giúp cho mọi người, mọi lứa tuổi trong xã hội tăng cường sức khỏe. 
	Các hoạt động trong trường mầm non có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất. Hoạt động giáo dục thể chất giúp trẻ phát triển thể lực tốt, có một cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của gia đình và nhà trường. Bên cạnh đó giáo dục không chỉ hoàn thành việc đào tạo những con người thích ứng với xã hội mà còn đào tạo ra những con người đủ phẩm chất và trí tuệ, thể lực để đón đầu sự phát triển của xã hội.
Trong những năm gần đây, hoạt động giáo dục thể chất chưa mang lại hiệu quả cao. Cô giáo truyền tải kiến thức một chiều, trẻ lĩnh hội mà không có sự tương tác, trẻ không phải là chủ thể của hoạt động, không đảm bảo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện dần. Vì thế cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc và mất cân đối. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc một cách hợp lý. 
Chính vì những lý do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi” tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư Pang, xã Ea Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Mục tiêu: 
- Giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ, thông qua các hoạt động: đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném, bắt... để trẻ có nhiều cơ hội để luyện tập vận động hình thể và sự dẻo dai, khéo léo của cơ thể. 
- Hình thành cho trẻ sự chính xác nhanh nhẹn và không sai phương pháp khi hoạt động thể dục thể chất để cơ thể khỏe mạnh hơn, đẹp hơn. 
- Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Phát triển khả năng giao tiếp hàng ngày giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và trẻ với mọi người xung quanh.
Nhiệm vụ:
- Nêu lên các sáng kiến giúp trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động giáo dục thể chất, thông qua kết quả thực hiện các kĩ năng vận động mà trẻ đã học, giúp trẻ biết được ý nghĩa, cùng với kết quả thi đua khi trẻ tham gia vận động. Qua đó tìm ra mặt hạn chế và biện pháp khắc phục.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất.
4. Giới hạn của đề tài.
- Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp Lá 2 trường mầm non Cư Pang.
- Đối tượng khảo sát học sinh lớp Lá 2(trẻ 5 – 6 tuổi) trường Mầm non Cư Pang.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 02 năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động giáo dục thể chất.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, thu thập các thông tin từ thực tiễn lớp mình, tổng hợp và rút ra các kinh nghiệm giáo dục. 
Phương pháp thống kê toán học: Thu thập và phân tích số liệu thống kê toán học để đưa ra các kết luận về vấn đề đang nghiên cứu. Từ đó nhận thấy được hiệu quả mà sáng kiến đem lại. 
II. Phần nội dung:
Cở sở lý luận.
Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới, chú trọng vào việc giáo dục thể chất nhằm nâng cao thể lực sức khỏe của trẻ, giúp trẻ phát triển những kĩ năng vận động đồng thời giúp trẻ có một sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, không những thế còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức.
Bám sát Module 1 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non về Đặc điểm phát triển thể chất – Những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về phát triển thể chất. Tài liệu Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. Hoạt động phát triển thể chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình học tập của trẻ, cũng như các hoạt động khác. Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì hoạt động phát triển thể chất là một bộ phận của văn hóa tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nhanh nhẹn, hoạt bát khéo léo của bản thân trẻ. Thông qua hoạt động phát triển thể chất giúp trẻ phát triển toàn diện và cân đối con người, rèn luyện nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ trước tác động của những điều kiện môi trường xung quanh. 
Thực hiện kế hoạch số 56/KH-BGDĐT ngày 25/1/2017 về việc Kế hoạch triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020. Các cơ sở giáo dục mầm non đều xây dựng trường mầm non bảo đảm các yêu cầu về môi trường giáo dục, công tác quản lý, chỉ đạo; hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Để đảm bảo trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục thể chất, trẻ được phát triển thêm cả về mặt tình cảm - xã hội cũng như thẩm mĩ. 
Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra khảo sát trên 25 trẻ tại lớp Lá 2, trong đó có 11 em là nữ, 25 em là người đồng bào dân tộc thiểu số. Thống kê kết quả như sau:
Khảo sát tình hình sức khỏe đầu năm:
Tình trạng sức khỏe
Số lượng
Tỷ lệ
Trẻ ở kênh bình thường
18/25
72%
Trẻ SDD nhẹ cân
7/25
28%
Trẻ SDD thấp còi
5/25
20%
Khảo sát một số tiêu chí về lĩnh vực phát triển thể chất:
Tình trạng sức khỏe
Số lượng
Tỷ lệ
Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia vận động.
8/25
32%
Trẻ tích cực tự giác trong giờ học.
5/25
20%
Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt.
10/25
40%
Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt.
7/25
28%
Việc cho trẻ hoạt động giáo dục thể chất hiện nay chưa mang lại kết quả như mong muốn, những biện pháp đã sử dụng trước đây như tạo môi trường, dạy trẻ vân động thông qua các hoạt động chủ đạo, tích hợp lồng ghép, thông qua hoạt động vui chơi chưa đạt hiệu quả cao. Những yếu tố khách quan khác làm cho thực trạng của đề tài còn tồn tại nhiều hạn chế.
Nguyên nhân chủ quan: 
Ưu điểm: Là một giáo viên yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi, tìm tòi vận dụng các biện pháp, hình thức đổi mới về các hoạt động nhằm thu hút trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động. Thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn và các đợt sinh hoạt chuyên đề, hội thi đồ dùng, đồ chơi để học tập và rút kinh nghiệm.
Hạn chế: Kinh nghiệm giảng dạy chưa lâu, sự tích lũy chuyên môn còn gặp nhiều hạn chế.
Nguyên nhân khách quan:
Ưu điểm: 
Trải qua hơn 3 năm xây dựng và trưởng thành, trường Mầm non Cư Pang đã trở thành điểm trường có chất lượng cao về công tác chăm sóc, giáo dục các cháu của Huyện. Trường luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực chuyên môn, đổi mới hình thức, phương pháp nuôi dạy trẻ, góp phần cùng ngành học Mầm non huyện Krông Ana thực hiện tốt chuyên đề Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. Trường đã đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động học tập và vui chơi của trẻ. 
Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo, giám sát việc giáo viên tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên .
Năm học 2017 - 2018 là năm thứ 3 nhà trường tiếp tục thực hiện chuyên đề Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ đây là những điều kiện thuận lợi để tôi tổ chức tốt hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ.
Hạn chế: Trường Mầm non Cư Pang có 3 điểm trường cách xa nhau, trong đó có điểm trường 10/3 còn nhiều khó khăn. Trường có trên 90% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số. Cơ sở vật chất đã được nhà trường quan tâm đáp ứng nhu cầu đồ dùng đồ chơi. Tuy vậy một số đồ dùng phục vụ hoạt động thể chất còn nhiều hạn chế.
Hầu hết các cháu chưa đến trường, các cháu còn rất bỡ ngỡ với tất cả các hoạt động. Nhận thức của trẻ chưa có sự tập trung, chú ý.
Những yếu tố trên đã ảnh hưởng tạo ra thực trạng của hoạt động giao dục thể chất hiện nay. Nên định hướng của bản thân về phương pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ giúp trẻ là tiếp tục vận dụng các biện pháp cũ để phát huy những mặt mạnh, những thành công, tận dụng những thuận lợi của thực trạng và bổ sung những cái mới linh hoạt hơn, ứng dụng thực tế, áp dụng mọi lúc mọi nơi. 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp.
Từ những nguyên nhân, các yếu tố thực trạng nêu trên tôi lựa chọn các giải pháp biện pháp phù hợp. Những giải pháp biện pháp đó nhằm mục đích mang sự hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động giáo dục thể chất nhằm đem lại một kết quả tốt nhất cho trẻ.
Lựa chọn các biện pháp, giải pháp phù hợp sẽ giải quyết được vấn đề khó khăn khi trẻ tham gia hoạt động giáo dục thể chất, từ đó giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện là nền móng đầu tiên xây dựng nhân cách con người cho trẻ và khơi gợi trong trẻ tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, biết yêu quý cái đẹp và giữ gìn cái đẹp. 
Khi áp dụng những biện pháp này thành công sẽ mang lại kết quả sau:
+ Phát triển tốt cho trẻ về mọi mặt, đặc biệt là thể lực. Khơi gợi ở trẻ sự hứng thú đối với hoạt động giáo dục thể chất, có ấn tượng về những hoạt động lý thú, bổ ích mà trẻ được tham gia cùng cô và các bạn. Qua đó góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. 
+ Có kế hoạch giáo dục phù hợp, định hướng rõ ràng trong việc dạy trẻ hàng ngày, tạo được mối liên hệ phối hợp giữa giáo viên và cộng đồng.
+ Phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn trong giờ hoạt động giáo dục thể chất cũng như trong mọi hoạt động. 
+ Thông qua kết quả giáo dục thể chất trẻ đạt được ở trường, cha mẹ học sinh thấy được sự thay đổi của con em mình, từ đó có sự phối hợp tốt hơn giữa nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh để công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Biện pháp 1: Không ngừng học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân.
Để giáo dục thể chất cho trẻ đạt hiệu quả cao thì việc bồi dưỡng kiến thức về giáo dục thể chất là cần thiết và thường xuyên. Chính vì vậy tôi đã không ngừng tự bồi dưỡng và học tập, trau dồi kiến thức giáo dục thể chất cho bản thân bằng những hình thức sau:
* Bồi dưỡng lý thuyết:
Để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, tôi đã tham dự lớp học bồi dưỡng chuyên môn do trường tổ chức với hình thức chuyên đề. Trong đó bồi dưỡng về nội dung phát triển vận động bao gồm:
+ Chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non.
+ Chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong môi trường mầm non.
+ Phối hợp cha mẹ và cộng đồng tham gia giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non.
+ Hàng tháng tham gia sinh hoạt chuyên môn theo khối để trao đổi học tập lẫn nhau. Trong các buổi sinh hoạt tôi đã cùng đồng nghiệp trao đổi một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ. Ôn lại phương pháp thực hiện hoạt động phát triển vận động, bằng cách từng giáo viên nói lại lần lượt các bước thực hiện hoạt động vận động, đồng thời tập nói cách hướng dẫn vận động đó.
Ví dụ: Tại buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp cách tạo hứng thú cho trẻ ở phần khởi động trước khi vào bài tập bằng hoạt động bắt chước “Chim sẻ”: cô làm chim mẹ, trẻ làm chim con, chim con đi vòng tròn quanh chim mẹ bằng các kiểu đi nhanh, chậm, nhấc cao chân. 
* Bồi dưỡng qua thực hành:
Sau mỗi lần bồi dưỡng lý thuyết chúng tôi thường được dự giờ thực hành hoạt động vận động theo kiểu cuốn chiếu đi theo từng độ tuổi. Trong quá trình dự giờ giáo viên tôi và đồng nghiệp được bồi dưỡng thêm về những kỹ năng cơ bản, cách hướng dẫn theo khả năng của trẻ tại lớp đó. Qua tiết dạy, người dự đã nắm được phương pháp của hoạt động, hình thức lên lớp, cách lấy, cất đồ dùng dụng cụ, cách làm đồ dùng tự tạo trong hoạt động vận động cho trẻ.
Hình ảnh: Tham gia dự giờ hoạt động giáo dục thể chất 
tại trường Mầm non Hoa Hồng – Cụm Chuyên môn số 2.
Cuối mỗi chủ đề tôi và đồng nghiệp thảo luận nhận xét rút kinh nghiệm thực hiện chủ đề so với yêu cầu đề ra, ghi lại những đề nghị để trình lên lãnh đạo nhà trường giải đáp, hoặc tổ chức thao giảng để bản thân và đồng nghiệp dễ nhận thấy những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế của đồng nghiệp từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch và bài tập vận động đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ.
* Lên kế hoạch giáo dục phát triển vận động để phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ. 
Để xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động phù hợp, tạo hứng thú cho trẻ, đầu năm học tôi đã khảo sát tình hình thực tế của lớp về đồ dùng vận động, khả năng vận động của trẻ để nắm được những trẻ hiếu động, những trẻ có thể lực tốt, thể lực yếu.
Khi lên kế hoạch phải dựa vào khả năng đặc điểm lứa tuổi để đưa ra cách vận động cho phù hợp. Đầu năm thực hiện những bài tập nhẹ nhàng, dễ thực hiện, cuối năm tăng dần độ khó, vận động tinh xảo, khéo léo. Khi vận động, các hiệu lệnh cứng nhắc, khô khan sẽ được thay thế bằng các thủ thuật sinh động, thu hút trẻ.
Ví dụ: Với bài tập đội hình đội ngũ, đề tài Thế giới động vật, cô sử dụng nghệ thuật bắt chước hành động của những chú chim để gây hứng thú cho trẻ, cô nói trẻ làm theo. Cô nói “chim bay về tổ”: Trẻ xếp thành 3 hàng, ngồi hình chữ U.
Với sự chỉ đạo của phòng giáo dục, tôi và các đồng chí trong tổ đã dự kiến thời gian thực hiện các chủ đề trong năm và thống nhất lên mục tiêu các chủ đề dựa trên nguyên tắc từ dễ đến khó, phù hợp với từng chủ đề và độ tuổi.
Lập kế hoạch phát triển vận động dựa trên kế hoạch của nhà trường, kế hoạch được xây dựng cụ thể theo năm học, từng chủ đề. Với mỗi đề tài dạy vận động, cô giáo gây hứng thú cho trẻ bằng cách đặt tên vận động kích thích sự hiếu động của trẻ.
Ví dụ: Chủ đề Những con côn trùng , đề tài Đi bước dồn ngang, bật nhảy qua vật cản, cô giáo sẽ đổi tên gọi thành “Đàn kiến nó đi” để kích thích hứng thú cho trẻ. Trong mỗi phần vận động cô đều xuyên suốt gây hứng thú cho trẻ bằng cách lồng hình ảnh con kiến.
* Xây dựng bài tập vận động phù hợp đặc điểm tâm lý trẻ:
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ, khả năng tiếp thu của trẻ mầm non, giáo viên cần phải xây dựng bài tập sao cho phù hợp, cân đối vận động giữa chân và tay, các cơ quan vận động, giữa các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo của cơ thể
Để không gây áp lực cho trẻ, tạo hứng thú cho trẻ tham gia tất cả các hoạt động, giáo viên cần xây dựng các bài tập từ dế đến khó, khi làm được vận động này trẻ sẽ tự tin tham gia hoạt động tiếp theo. Việc giảng dạy giáo dục thể chất cần phải có hệ thống cụ thể và toàn diện như vậy, và cần nâng dần độ khó của các bài tập để cơ thể trẻ quen dần với vận động, các cơ quan và hệ thống trong cơ thể tăng dần khả năng thích ứng. Trong khi đưa vào giảng dạy cũng cần lưu ý dạy từ đơn giản đến phức tạp, khối lượng vận động từ ít đến nhiều, và phải thường xuyên luyện tập, thường xuyên theo dõi, cập nhật tình trạng phát triển của trẻ để làm cơ sở xây dựng các hệ thống tập luyện về sau. 
Ví dụ: Các bài tập từ dễ đến khó nhằm gây hứng thú cho trẻ, tăng dần khả năng thích ứng vào các hoạt động tiếp theo:
+ Tung bóng lên cao và bắt.
+ Tung, đập, bắt bóng tại chỗ.
+ Đi và đập bóng.
+ Ném xa bằng một tay, hai tay.
+ Ném trúng đích bằng một tay, hai tay.
+ Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân. 
Khi giảng dạy giáo dục thể chất, cần phải hiểu rõ đặc điểm cá nhân của trẻ để từ đó xây dựng chương trình vận động, nội dung, phương pháp và khối lượng vận động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ. Nếu bài dạy có nội dung quá đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ khiến tác dụng rèn luyện cơ thể không cao và cũng khiến cho người tập không hứng thú. Ngược lại, nếu nội dung và lượng vận động quá cao có thể sẽ khiến người tập sợ hãi và không tiếp thu được bài tập. Bên cạnh đó, trong một lớp học, trình độ và sức khỏe của học sinh là không đồng đều, giáo viên ngoài việc quan tâm đến sức khỏe chung của toàn lớp còn cần phải tìm cách hướng dẫn riêng và giúp đỡ từng trẻ cá biệt trong lớp. Biện pháp này cần được thực hiện dựa trên sự quan tâm và thấu hiếu đặc điểm cá nhân từng trẻ của giáo viên. 
Để trẻ hứng thú khi hoạt động giáo dục thể chất, khi tổ chức các hoạt động phát triển vận động cần cho trẻ có thời gian để trẻ luyện tập và kiên trì theo đuổi một hoạt động nào đó mà trẻ muốn trải nghiệm thành công. Trẻ ở giai đoạn này rất hiếu động nhưng chúng ta không thể coi rằng trẻ đã phát triển tất cả các kỹ năng vận động một cách tự nhiên. Khi hướng dẫn cho trẻ, không nhất thiết một nội dung nào giáo viên cũng phải thực hiện đầy đủ các bước như tập mẫu, cho 1,2 trẻ lên tập mẫu cô giáo chỉ gợi ý, lần lượt từng cá nhân, từng nhóm, từng tổ lên thực hiện, mà căn cứ vào khả năng của trẻ, giáo viên có thể lựa chọn các bước để tổ chức thực hiện cho phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vận động tích cực, thoải mái. 
Tránh để trẻ phải đứng chờ đợi theo thứ tự mới đến lượt được tham gia vận động. Những trò chơi trẻ đã hiểu luật chơi. Sau khi gọi tên trò chơi giáo viên chỉ cần giải thích sơ lược và nhắc lại những điều cơ bản của trò chơi, có thể đưa thêm một số yêu cầu cao hơn trước để trẻ thực hiện. Đối với trẻ nhút nhát, rụt rè giáo viên cần chia nhỏ nhiệm vụ và thực hiện cùng với trẻ, giúp trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin. Với những hoạt động khó, giáo viên có thể hạ thấp mức độ để trẻ được tận hưởng cảm giác thành công và hứng thú đến với những hoạt động khác.
Ví dụ: Với đề tài giáo dục thể chất “Chạy 18m trong khoảng 10 giây”, trẻ chạy hết 18m nhưng lại hết 15 giây, cô hạ thấp yêu cầu và khen trẻ rằng con đã làm rất tốt, trẻ cảm nhận được niềm vui vì mình đã hoàn thành được nhiệm vụ khó và hứng thú đến những vận động khác.
Đối với trẻ chậm tiếp thu thì động tác mẫu có tác dụng rất lớn. Nội dung hướng dẫn và động tác làm mẫu cần ngắn gọn, đơn giản để trẻ dễ nhìn thấy, dễ hiểu. Không nên sửa động tác nhiều quá vì dễ làm cho trẻ mất hứng thú. Nếu trẻ không đạt như kết quả mong muốn thì giáo viên vẫn phải kiên trì động viên, khuyến khích trẻ để trẻ tiếp tục tập. Đối với trẻ mẫu giáo lời khen, lời động viên, khích lệ trẻ rất cần thiết, vì vậy giáo viên nên quan tâm đến những thành tích nhỏ nhất của trẻ cũng được công nhận và khen ngợi để trẻ thấy rằng mình đã cố gắng làm tốt. 
Các bài tập và trò chơi cần gắn với chủ đề, theo từng độ tuổi để gây hứng thú và phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia. 
Ví dụ: Để tạo hứng thú giáo viên cần liên tưởng đến các hình thức vận động của các con vật, của cây trồng, các hiện tượng trong thiên nhiên: 
+ Chủ đề thế giới động vật: Bắt chước dáng đi, tiếng kêu của các con vật như nhảy của thỏ, bay của chim, đi lạch bạch của vịt, hay tiếng gà gáy, tiếng chó sủa, lợn kêu, chim hót
+ Chủ đề phương tiện giao thông: Giả làm phương tiện giao thông như tàu hỏa, máy bay, ô tô.
+ Chủ đề làm các hiện tượng thiên n

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_tham_gia.doc