Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh khối 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh khối 1

 Chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của con người, là công cụ đắc lực trong việc ghi lại và truyền bá toàn bộ kho tàng tri thức văn hoá của nhân loại.

 Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết thì cả một thế giới mới rộng lớn mênh mông sẽ mở ra trước mắt các em. Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời.

 Dạy chữ chính là dạy người. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn mình”.

 Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường. Tập viết là một phân môn có tầm phần quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với các em lớp 1. Học vần, tập đọc giúp cho học sinh đọc thông viết thạo. Viết đúng, đẹp, nhanh, rõ ràng học sinh có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học tốt hơn. Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học chữ viết. Tuy vậy, nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới các môn học khác. Ngoài ra Tập Viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: Tính cẩn thận bền bỉ, tinh thần kỉ luật và óc thẩm mỹ bởi người xưa nói: “Nét chữ, nết người” là hàm hai ý sau: Thứ nhất, nét chữ thể hiện tính cách con người. Thứ hai, thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người.

Với ý thức và lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của giáo viên, bản thân tôi luôn suy nghĩ và trăn trở. Trong giảng dạy, tôi đã không ngừng tích lũy kinh nghiệm về chữ viết để sớm giúp các em viết chữ đẹp, luôn tìm ra phương pháp dạy học thích hợp về viết chữ đẹp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” Để nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp, kịp thời đáp ứng dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Đồng thời giúp học sinh có vốn kĩ năng ban đầu thuận lợi cho việc phát huy viết chữ đẹp sau này.

 

doc 15 trang thuychi01 8414
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh khối 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1.
MỞ ĐẦU
01
1.1
Lí do chọn đề tài
01
1.2
Mục đích nghiên cứu
01
1.3
Đối tượng nghiên cứu
01
1.4
Phương pháp nghiên cứu
02
1.5
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
02
2
NỘI DUNG
03
2.1
Cơ sở lí luận
03
2.2
Thực trạng chữ viết của học sinh trường Tiểu học Đông Hương.
03
2.3
Các giải pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
04
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
10
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
11
Kết luận
11
Kiến nghị
11
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
 Chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của con người, là công cụ đắc lực trong việc ghi lại và truyền bá toàn bộ kho tàng tri thức văn hoá của nhân loại.
 Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết thì cả một thế giới mới rộng lớn mênh mông sẽ mở ra trước mắt các em. Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời. 
 Dạy chữ chính là dạy người. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn mình”. 
 Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường. Tập viết là một phân môn có tầm phần quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với các em lớp 1. Học vần, tập đọc giúp cho học sinh đọc thông viết thạo. Viết đúng, đẹp, nhanh, rõ ràng học sinh có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học tốt hơn. Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học chữ viết. Tuy vậy, nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới các môn học khác. Ngoài ra Tập Viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: Tính cẩn thận bền bỉ, tinh thần kỉ luật và óc thẩm mỹ bởi người xưa nói: “Nét chữ, nết người” là hàm hai ý sau: Thứ  nhất, nét chữ thể hiện tính cách con người. Thứ hai, thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người.
Với ý thức và lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của giáo viên, bản thân tôi luôn suy nghĩ và trăn trở. Trong giảng dạy, tôi đã không ngừng tích lũy kinh nghiệm về chữ viết để sớm giúp các em viết chữ đẹp, luôn tìm ra phương pháp dạy học thích hợp về viết chữ đẹp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” Để nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp, kịp thời đáp ứng dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Đồng thời giúp học sinh có vốn kĩ năng ban đầu thuận lợi cho việc phát huy viết chữ đẹp sau này.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 - Hiện nay, mỗi giáo viên rèn chữ viết cho học sinh có những cách khác nhau, chưa có sự thống nhất. Việc dạy tập viết trong chương trình chưa được thẩm định là có nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục hay không. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đưa ra các giải pháp, biện pháp cụ thể, thiết thực giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập viết lớp 1, cụ thể là giúp học sinh có kỹ năng viết chữ đúng và đẹp. 
-Thông qua các biện pháp này tôi có thể nâng cao kiến thức của bản thân và ý thức được việc nghiên cứu, tìm tòi phương pháp giảng dạy là một nhu cầu cũng như nhiệm vụ của mình để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. Đề tài cũng góp phần làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về rèn chữ viết cho học sinh lớp 1. Nhận thức được tầm quan trọng của phân môn Tập viết lớp 1, tôi đã học hỏi, tìm ra một số biện pháp giúp học sinh viết chữ đúng mẫu và đẹp, mong các em trở thành những con người phát triển toàn diện. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những biện pháp góp phần rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học hiện nay nói chung và học sinh lớp 1D trường tiểu học Đông Hương nói riêng.
 - Trọng tâm là vở Tập viết, vở Thực hành luyện viết của học sinh, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, Vở ô li và một số tài liệu tham khảo khác.
 Tổng số học sinh 31 em, trong đó nữ 14 em, nam 17 em, dân tộc 0 em
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Sau khi xem xét thực tế của vấn đề tôi đã quyết định sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu. Trong những phương pháp đó tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
a/ Phương pháp điều tra
     Phương pháp điều tra là dùng để theo dõi, điều tra chất lượng chữ viết của học sinh trong lớp. Ngoài ra tôi còn điều tra quan sát về tư thế ngồi học, cách cầm bút, cách để vở của học sinh lớp. 
b/ Phương pháp đàm thoại, trao đổi
      Phương pháp này tôi dùng để trao đổi với giáo viên trong tổ chuyên môn và các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong trường, với học sinh và gia đình học sinh về phương pháp học, cách học.
c/ Phương pháp trắc nghiệm
     Tôi sử dụng phương pháp này bằng cách đưa ra các bài kiểm tra viết cho học sinh trước khi thực nghiệm và sau khi thực nghiệm để so sánh kết quả.
 d/ Phương pháp thực hiện
     Khi đưa ra biện pháp thực hiện, tôi áp dụng trực tiếp vào quá trình giảng dạy ở lớp.
e/ Phương pháp So sánh, kiểm tra lẫn nhau.
g/ Phương pháp luyện tập và thực hành.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
 Tôi nghĩ rằng đây là một đề tài mang nhiều tính mới cả về nội dung và hình thức. Bởi vì việc tìm ra các biện pháp giúp học sinh lớp 1 không những viết đúng mà còn phải viết đẹp, từ lâu đã được nhiều giáo viên quan tâm nghiên cứu. Trong thực tế đã có nhiều giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm về đề tài này, cũng có nhiều sách báo viết đến nhưng các sáng kiến kinh nghiệm đó mới chỉ đưa ra những biện pháp chung mà chưa có những biện pháp cụ thể giúp học sinh viết đúng và đẹp. Chưa chỉ rõ được sự cần thiết của việc áp dụng quan điểm tích hợp môn Tiếng Việt vào dạy phân môn Tập viết lớp 1. Xuất phát từ tình hình nêu trên và thực tế dạy học ở lớp mình, qua khảo sát học sinh ở các lớp khác tôi đã mạnh dạn nghiên cứu tiếp sáng kiến này của năm học trước để đưa ra một số biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1 theo đúng chuẩn kiến thức và kỹ năng thuận lợi cho việc phát huy viết chữ đúng và đẹp ở các lớp trên. 
 - Năm học 2017- 2018 tôi vẫn tiếp tục sử dụng các phương pháp: Điều tra, đàm thoại, trao đổi, trắc nghiệm, thực hiện. Nhưng tôi đã đưa thêm phương pháp: So sánh, kiểm tra lẫn nhau và phương pháp: luyện tập và thực hành vào giờ Tập viết với tất cả học sinh trong lớp. 
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
 Học sinh lớp 1, ngay từ những ngày đầu tiên đi học ở trường Tiểu học còn nhiều bỡ ngỡ, rụt rè. Việc giúp các em làm quen với chữ viết thật là khó khăn, bởi đôi tay cầm bút còn vụng về lóng ngóng. Là giáo viên dạy lớp 1, tôi luôn trăn trở suy nghĩ một câu hỏi: Ở lớp 1 có nên tiến hành dạy các em viết đẹp ngay không ? Qua việc giảng dạy sau mỗi tiết học môn Tập Viết tôi nhận thấy rằng đối với học sinh lớp 1 nếu cùng một lúc mà đòi hỏi các em vừa viết đúng, viết đẹp ngay là một điều khó có thể thực hiện được. Do vậy, đối với giáo viên cần có sự dạy dỗ công phu, nhiệt tình, tập trung xây dựng biện pháp rèn chữ viết cho phù hợp với lứa tuổi, để các em tiếp thu được một cách vững chắc, chúng ta cần được sự kết hợp với gia đình để được sự kèm cặp sát sao của phụ huynh học sinh. Vậy để việc rèn chữ viết đẹp cho từng học sinh, của tập thể lớp 1D có hiệu quả, trước tiên cần xây dựng được nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng đó là cơ sở để viết chữ đẹp và cũng chính là yếu tố có tính quyết định việc rèn chữ viết đẹp của các em trong quá trình học tập.
2.2. Thực trạng chữ viết của học sinh trường Tiểu học Đông Hương.
 - Hiện nay học sinh lựa chọn đủ các loại bút để viết, đặc biệt là học sinh rất yêu thích với chiếc bút bi của mình hơn là viết bút mực. Mặc khác, chữ viết của khá nhiều giáo viên chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ viết của học sinh. Mỗi thầy, cô giáo được xem như là một tấm gương phản chiếu để học sinh soi rọi vào đó. Lứa tuổi của học sinh tiểu học là lứa tuổi hay “ bắt chước”, giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó; đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh lớp một.
 - Thực tế chữ viết của học sinh lớp 1D hiện nay không đồng đều, học sinh viết chữ đúng, đẹp tương đối ít, còn lại các em viết chữ chưa đẹp, viết cẩu thả, chưa biết cách trình bày vở, khoảng cách giữa các chữ chưa đều, chưa đúng, chưa ý thức được cái đẹp điều đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. 
 Nguyên nhân dẫn đến chữ viết chưa đẹp của học sinh.
* Về phía giáo viên:
Thuận lợi: 
- Được sự giúp đỡ của BGH trường; tổ chức thao giảng, dự giờ hàng tháng, tổ chức những tiết thao giảng để thảo luận về chuyên môn và rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy.
- Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học hỏi giảng dạy.
- Đội ngũ giáo viên trường có tay nghề vững lâu năm trong công tác, có nhiều kinh nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khó khăn hay xử lí các trường hợp học sinh cá biệt về học tập cũng như hạnh kiểm.
Khó khăn:
- Học sinh chưa hiểu hết tầm quan trọng của chữ viết.
- Các em ở lứa tuổi nhỏ, mải chơi nên còn rất hiếu động, viết ẩu.
- Một số giáo viên tuổi cao, mắt kém nên việc rèn chữ cho học sinh còn gặp nhiều khó khăn. 
* Về phía học sinh:
Thuận lợi:
- Học sinh lớp 1 đa số các em còn rất ngoan, dễ vâng lời, nghe lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên, khen thưởng .
- Một số phụ huynh có ý thức trách nhiệm. Có quan tâm về việc học tập của con em mình không khoán trắng cho nhà trường, cho giáo viên, và có trách nhiệm cùng với giáo viên trong việc học tập của con em mình như: Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con em mình đến lớp cũng như học tập ở nhà.
- Một số phụ huynh thường xuyên gọi điện, gặp gỡ, trao đổi với giáo viên hỏi han về việc học tập của con em mình ở trường. 
Khó khăn:
- Một số học sinh bố mẹ đi làm ăn xa để con ở nhà cho ông bà hoặc cô, dì, chú, bác nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em.
- Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển, học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn 1 số em yếu về mặt thể chất, bé nhỏ hơn so với các bạn bình thường kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến.
-Việc làm quen với chữ viết đối với các em thật khó khăn bởi đôi tay còn vụng về, lóng ngóng. Chưa nắm được quy trình viết chữ cái. Nhiều em còn viết chữ ngược, số ngược. 
- Học sinh chưa thực hiện tốt, nghiêm túc các quy định trong giờ Tập viết như:
 + Cầm bút chưa đúng cách.
 + Ngồi viết chưa đúng tư thế.
 + Vị trí đặt vở khi viết chưa đúng.
 Căn cứ vào những thuận lợi và khó khăn với mục đích đề tài được đặt ra cùng với những nguyên nhân nêu trên nên bản thân tôi đưa ra một số giải pháp, biện pháp và việc làm cụ thể để góp phần giúp học sinh viết chữ đẹp như sau:
 Đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh lớp tôi và có kết quả như sau:
 BẢNG THỐNG KÊ TỔNG HỢP CHỮ VIẾT CỦA HỌC SINH 
Năm học (Đầu kì 1)
Sĩ số học sinh
Viết đẹp
Viết chưa đẹp
Nhóm chữ viết chưa đẹp (đa số )
2017-2018
 31
 3
 28
Nhóm khuyết trên
14 em
Nhóm nét cong
 9 em
Các lỗi khác
 5em
2.3. Các giải pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 
 Qua quan sát học sinh viết và qua bảng kết quả trên của các em, tôi nhận thấy học sinh thường mắc các lỗi sau:
 - Chữ viết chưa liền mạch, nối chữ chưa đúng quy định.
 - Chữ viết chưa đúng cỡ, chưa đúng độ cao, độ rộng, điểm đặt bút, điểm dừng bút chưa đúng.
 - Vị trí dấu thanh, dấu phụ đặt chưa đúng. Nhiều em viết dấu quá to hoặc quá bé, dấu đặt xa chữ, có em dấu chạm vào chữ, dấu không đúng chữ ghi âm chính.
 Trước thực trạng chữ viết của học sinh hiện nay. Tôi thấy, cần phải tìm ra những biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng dạy phân môn Tập viết cho học sinh lớp 1. Xuất phát từ mong muốn giúp học sinh viết đúng, viết đẹp tôi đã tìm hiểu, tham khảo nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp cụ thể.
2.3.1: Giáo viên cần nắm chắc kiến thức, viết tốt mẫu chữ quy định để dạy học sinh.
 Việc nắm chắc các mẫu chữ hiện hành theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và việc viết đúng mẫu chữ quy định là một yêu cầu cần thiết không thể thiếu được đối với người giáo viên Tiểu học. Đây chính là một tiêu chí mà mọi giáo viên phải đặt ra và thực hiện. Có nắm chắc các mẫu chữ thì giáo viên mới viết đúng và đẹp theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Từ đó mới hướng dẫn được học sinh viết đúng và đẹp. Chữ mẫu của giáo viên được coi như “khuôn vàng, thước ngọc”, chuẩn mực để học sinh noi theo. Lứa tuổi của các em là lứa tuổi hay “bắt chước” và làm theo mẫu. Giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế ấy. Đặc biệt là học sinh lớp 1. Người giáo viên phải coi trọng việc trình bày trên bảng là trang viết mẫu mực của mình để học sinh học tập. 
 - Giáo viên dạy cho học sinh biết đâu là dòng kẻ, đâu là đường kẻ ngang, đường kẻ thẳng đứng. Dựa vào đây để rèn tính cẩn thận, kỷ luật và tính thẫm mỹ cho học sinh - Cho học sinh xác định số đường kẻ từ đường kẻ ngang số 1 trở lên (có 6 đường kẻ ngang), số dòng kẻ (5 dòng kẻ). Biết được đường kẻ thẳng đứng tạo thành các ô vuông với đường kẻ ngang.
- Thống nhất các loại đồ dùng như bảng, vở tập viết, vở ô li có đường kẻ, dòng kẻ...tương tự. 
 Dạy học sinh viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản:
 Việc nắm chắc cách viết, viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản học sinh sẽ nắm được cấu tạo của từng chữ cái giúp cho việc nối các nét thành chữ cái sẽ dễ dàng hơn. Để giúp cho học sinh viết đúng cỡ chữ, viết đẹp thì không thể coi thường phần viết nét chữ cơ bản: 
 nét ngang                    nét cong hở phải 
 nét sổ                          nét cong hở trái 
 nét xiên trái                 nét cong kín 
 nét xiên phải                nét khuyết trên 
 nét móc xuôi            nét khuyết dưới 
   nét móc ngược           nét thắt 
 nét móc hai đầu 
 Với 13 nét cơ bản này tôi yêu cầu học sinh học thuộc và viết chính xác. Từ những nét cơ bản này học sinh viết sang các con chữ rất dễ dàng. 
 Ngoài ra học sinh còn phải nắm được độ cao các mẫu chữ viết thường, viết hoa theo cỡ chữ vừa, cỡ chữ nhỏ và chữ số: 
+ Mẫu chữ cái viết thường cỡ vừa: 
 - Chữ cái được viết với độ cao 5 đơn vị: b, l, h, k, g, y.
   - Các chữ cái được viết với độ cao 4 đơn vị: d, đ, q, p.
 - Các chữ cái được viết với độ cao 3 đơn vị: t.
 - Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị: r, s.
 - Các chữ cái được viết với độ cao 2 đơn vị: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e,
 ê, n, m.
+ Mẫu chữ cái viết thường cỡ nhỏ:
 - Các chữ cái được viết với độ cao 1 đơn vị: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê,
 n, m.
 - Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị: b, l, h, k, g, y.
 - Các chữ cái được viết với độ cao 2 đơn vị: d, đ, q, p.
 - Các chữ cái được viết với độ cao 1,5 đơn vị: t.
 - Các chữ cái được viết với độ cao 1,25 đơn vị: r, s.
 - Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh 0,5 đơn vị.
 + Mẫu chữ cái viết hoa cỡ vừa: 
 - Các chữ cái được viết với độ cao 5 đơn vị, riêng hai chữ cái được viết với độ cao 8 đơn vị là: Y, G.
 + Mẫu chữ cái viết hoa cỡ nhỏ:
 - Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị, riêng hai chữ cái được viết với độ cao 4 đơn vị là: Y, G.
 + Mẫu chữ số được viết với độ cao 2 đơn vị.
 Bên cạnh đó giáo viên cần giải thích các thuật ngữ như:
Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ ngang, hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
Điểm dừng bút: Là  vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
* Giáo viên cần rèn cho học sinh viết đúng trọng tâm các nhóm chữ:
Nhóm 1: Gồm các chữ: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, x: những chữ có nét cong, cong tròn, đặt bút ngay dưới đường kẻ ngang thứ 3, phía trên trong ô vuông của dòng thứ 2, đặt bút vòng lên đụng đường kẻ thứ 3,vòng trái xuống dụng đường kẻ thứ 1, vòng lên ngay điểm đặt bút, viết sao cho tròn đều. 
Lưu ý: Chiều rộng con chữ là 1ô rưỡi tính từ nét viết đầu tiên.
- x: Đặt bút dưới đường kẻ thứ 3 viết nét cong trái, dừng bút giữa dòng kẻ thứ 1, đặt bút và dừng bút tương tự cho nét cong phải.
- g: Có nét khuyết dưới quay xuống 5 dòng
- d, đ, q, p, những nét này có nét thẳng, quay lên hay quay xuống thì cao độ vẫn 4 dòng.
- Chữ e: Đặt bút trên đường kẻ thứ 1(1/3 dòng kẻ thứ 1) và dừng bút ngay trên đường kẻ 1(bằng ngang điểm đặt bút)
Nhóm 2: Gồm các chữ: b, l, h, k: Đây là các chữ có nét khuyết trên cao 5dòng = 5ô li. Điểm đặt bút và dừng bút ở đường kẻ thứ 2.
Nhóm 3: Gồm các chữ: v,n,m : những chữ này bắt đầu từ nét móc xuôi, đặt bút ở giữa dòng kẻ thứ 2, có độ cao 2 đơn vị, dừng bút ngay đường kẻ 2.
Nhóm 4: Gồm các chữ: i, u, ư (t): những chữ này bắt đầu là nét xiên trái. Đặt bút ngay đường kẻ thứ 2, cao 2 đơn vị, dừng bút ngay đường kẻ thứ 2 ngang bằng với chỗ đặt bút. (Riêng chữ t cao 3 đơn vị) 
Nhóm 5: Gồm các chữ: r, s: bắt đầu bằng nét xiên trái, đặt bút ngay đường kẻ 1 nét thắt đầu trên đường kẻ 3, dừng bút ngay đường kẻ 2.
Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau.
Ví dụ: Khi viết e, u, ư, n, m, nh, ph hoặc chữ đứng trước liền với các nét móc xuôi, nét móc ngược, nét xiên, nét khuyết như: (en, ưu, in, nhện) ên, un, um, im, inh, ênh, phim.... 
Lia bút: Là dịch chuyển đầu bút từ điểm dừng này sang điểm đặt bút khác, không chạm vào mặt giấy. Khi lia bút, ta phải nhấc bút lên để đưa nhanh sang điểm khác, tạo một khoảng cách nhất định giữa đầu bút và mặt giấy. 
 Trong quá trình hướng dẫn học sinh về quy trình viết một chữ cái, rèn kĩ thuật nối chữ, viết liền mạch người giáo viên cần lưu ý sử dụng các thuật ngữ trên cho chính xác.
Ví dụ: Khi viết chữ x, g, a, ă, â, d, đ, q, và các vần có nét cong đứng trước; on, oc, an....
Rê bút: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết. Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) chạy nhẹ từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau. (Từ rê được hiểu theo nghĩa di chuyển chậm đều đều, liên tục trên bề mặt của giấy, do vậy giữa đầu bút và mặt giấy không có khoảng cách)
Ví du: n, m, h, p, ph.
Nhấc bút: Là động tác kết thúc khi viết xong một chữ, ta nhấc bút bắt dầu viết chữ kế tiếp.
- Giáo viên là người hướng dẫn kỹ thuật viết đúng viết đẹp. Người giáo viên phải nắm vững và sử dụng chính xác thuật ngữ khi dạy tập viết. Bên cạnh đó học sinh phải hiểu và thực hiện theo thật chính xác. 
2.3.2: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết và một số quy định về nề nếp học tập đối với học sinh.
 - Giáo viên viết mẫu trên bảng lớp, phải viết chậm để 100% học sinh được nhìn thấy tay cô viết từng nét chữ. 
- Khi viết mẫu giáo viên nên thường xuyên nhắc lại điểm đặt bút, quy trình viết các nét, độ cao, độ rộng, và cuối cùng là điểm dừng bút của các con chữ. 
 Ngoài ra tôi hướng dẫn cho học sinh nắm được một số các kí hiệu mà tôi đã quy định và ghi kí hiệu này lên góc trái phía trên bảng để các em thực hiện trong các giờ học như sau:
 - Kí hiệu ngồi đúng tư thế học tập và trật tự khi giáo viên chỉ vào trong hình:
 - Kí hiệu lấy bảng khi giáo viên chỉ vào trong hình, cất bảng khi giáo viên chỉ ra ngoài hình: 
 - Kí hiệu V: vở ( mở vở khi giáo viên chỉ vào kí hiệu ) 
 - Kí hiệu ngồi giãn khoảng cách khi giáo viên chỉ vào hình:
 - Kí hiệu ngồi thẳng lưng khi giáo viên chỉ vào hình: 
 Việc hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các kí hiệu trên nhằm mục đích đảm
bảo tính kỉ luật, trật tự trong lớp học, giúp học sinh tập trung chú ý vào các hoạt động học tập tránh gây mất trật tự và lộn xộn trong giờ học nhất là khi thao tác sử dụng đồ dùng học tập. 
 Trước khi cho học sinh viết bài vào vở, giá

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_chu_viet_cho_hoc.doc