Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói cho học sinh Lớp 1

Mục tiêu chủ yếu của môn Tiếng Việt lớp 1 hiện nay là chú trọng dạy chữ trên cơ sở dạy âm và dạy âm là để dạy chữ. Quan điểm mới trong dạy học Tiếng Việt là quan điểm dạy giao tiếp. Nói là một trong những kĩ năng quan trọng của môn Tiếng Việt cần hình thành cho học sinh. Việc nói đúng câu, đủ ý, dùng từ chính xác sẽ giúp các em truyền tải thông tin đến người nghe một cách mạch lạc và đầy đủ.

 Hằng ngày, các em học sinh đều phải giao tiếp bằng lời nói trong nhiều tình huống khác nhau. Nhưng thực tế kĩ năng nói của các em còn nhiều hạn chế nhất là đối với học sinh lớp 1, các em thường nói không đủ câu, vốn từ ít, nhiều học sinh chưa diễn đạt được ý muốn nói. Việc luyện nói cho học sinh là một việc làm rất quan trọng, nó tác động rất lớn đến kết quả học tập của học sinh và việc giao tiếp của các em ở gia đình, nhà trường và xã hội.

 

doc 7 trang Trần Đại 27/04/2023 7098
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 Mã số: ..
1. Tên sáng kiến: “Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực chuyên môn Tiểu học (lớp 1)
3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: 
	Mục tiêu chủ yếu của môn Tiếng Việt lớp 1 hiện nay là chú trọng dạy chữ trên cơ sở dạy âm và dạy âm là để dạy chữ. Quan điểm mới trong dạy học Tiếng Việt là quan điểm dạy giao tiếp. Nói là một trong những kĩ năng quan trọng của môn Tiếng Việt cần hình thành cho học sinh. Việc nói đúng câu, đủ ý, dùng từ chính xác sẽ giúp các em truyền tải thông tin đến người nghe một cách mạch lạc và đầy đủ.
	Hằng ngày, các em học sinh đều phải giao tiếp bằng lời nói trong nhiều tình huống khác nhau. Nhưng thực tế kĩ năng nói của các em còn nhiều hạn chế nhất là đối với học sinh lớp 1, các em thường nói không đủ câu, vốn từ ít, nhiều học sinh chưa diễn đạt được ý muốn nói. Việc luyện nói cho học sinh là một việc làm rất quan trọng, nó tác động rất lớn đến kết quả học tập của học sinh và việc giao tiếp của các em ở gia đình, nhà trường và xã hội.
	Luyện nói cho học sinh là một phần quan trọng trong dạy học vần và tập đọc ở lớp 1. Tuy nhiên việc dành thời gian cho hoạt động này còn hạn chế nên đôi lúc bị bỏ qua hoặc có tiến hành thì chỉ tổ chức qua loa. Về phần học sinh khả năng luyện nói trong các giờ học này chỉ dừng lại ở việc trả lời câu hỏi trong sách hoặc của giáo viên, rất ít có học sinh nào biết tự nói một số câu về chủ đề bài học đưa ra.
	Ưu điểm
	- Ban lãnh đạo rất quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc nâng cao tay nghề cho giáo viên, nâng cao chất lượng học sinh.
- Học sinh có ý thức học tập tốt.
	- Phòng học sạch sẽ, gọn gàng.
 	- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập.
	- Đa số các em tiếp thu bài nhanh
	Hạn chế
	- Nhiều phụ huynh chưa nắm được yêu cầu của chương trình lớp 1 nên việc bồi dưỡng kĩ năng nói cho các em còn là vấn đề xa lạ và mới mẽ.
	- Trong lớp còn vài học sinh nhút nhát khi giao tiếp với thầy cô, bạn bè, nói chưa đủ câu.
	- Đa số vốn giao tiếp của các em rất hạn chế, lời nói chưa được to, rõ ràng.
- Một số giáo viên còn xem nhẹ hoạt động nói của học sinh trước lớp, chỉ chú trọng đến kĩ năng đọc, viết nên trong giờ học Tiếng Việt thời lượng dành cho hoạt động nói của học sinh quá ít. Chính vì thời lượng ít nên số lượng học sinh tham gia nói về nội dung bài không được nhiều mà chỉ qua loa một vài em mạnh dạn, hay phát biểu mà thôi.
- Đồ dùng dạy học dành cho phần luyện nói còn chưa phong phú, sơ sài chủ yếu dựa vào tranh trong sách giáo khoa.
- Học sinh lớp 1 đa số rất hiếu động, dễ nhớ nhưng lại mau quên nên việc ghi nhớ lời thầy cô dạy là chưa vững chắc.
 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
a. Mục đích của giải pháp:
Việc nghiên cứu đề tài nhằm chia sẽ những kinh nghiệm trong việc rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1. Rèn kĩ năng nói giúp học sinh nói đúng câu, đủ ý, tự tin trong giao tiếp, giúp học sinh có khả năng diễn đạt mạch lạc, và đó còn là nền tảng để giúp các em học tốt phân môn Tập làm văn ở các lớp trên. 
Kĩ năng nói của học sinh lớp 1 là rất quan trọng, dạy nói cho học sinh lớp 1 phải gắn với cả việc dạy đọc, dạy viết, dạy nghe. Vì vậy, khi dạy nội dung này giáo viên phải có nhiều sáng tạo, linh hoạt, kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong quá trình lên lớp, biết điều chỉnh những nội dung cần thiết để giờ học đạt kết quả tốt.
- Việc dạy học nội dung luyện nói thực chất là dạy các em tạo lập nên những ngôn bản nói để phục vụ hoạt động học tập và giao tiếp. Vì vậy nếu giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học một cách phù hợp nhằm phát triển kỹ năng nói để tổ chức dạy học nội dung luyện nói trong môn Tiếng Việt 1 thì sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Từ đó nâng cao được hiệu quả dạy học, tăng cường năng lực sử dụng ngôn ngữ nói của học sinh.
b. Nội dung của giải pháp: 
- Giúp học sinh phát triển lời nói:
Học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 1, mọi thao tác, hoạt động của các em hầu như bắt chước giáo viên. Do vậy muốn các em nói to, nói rõ ràng thành câu, giáo viên phải là người nói đúng, nói chuẩn ở mọi nơi, mọi lúc.
Đa số học sinh rụt rè, nhút nhát... Do vậy, việc đầu tiên là tạo cơ hội cho các em thường xuyên nói trước đám đông. Khen ngợi, khuyến khích, động viên để các em cởi mở, tự tin hơn khi nói trước thầy cô, bạn bè,...
Ví dụ: trong hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo viên thường xuyên cho các em kĩ năng nói còn kém lên nói trước các bạn, như vậy các em sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trước đám đông.
Để học sinh phát triển lời nói, giáo viên cần phải biết vận dụng lý thuyết hội thoại vào luyện nói. 
+ Tạo ra nhu cầu hội thoại cho học sinh, vì khi có nhu cầu biểu đạt, các em sẽ mạnh dạn, hứng thú trình bày chân thực hơn những suy nghĩ của mình về đề tài đang được nói đến.
+ Tạo ra hoàn cảnh giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp chính là điều kiện lớp học gồm: không khí lớp học, tư thế, cử chỉ của giáo viên, các hoạt động nghe của học sinh, trật tự lớp học và một số hoạt động khác có ảnh hưởng gián tiếp đến việc nói của học sinh. Bởi vì học sinh không thể nói trong hoàn cảnh lớp học ồn ào, ngược lại các em sẽ tự tin hơn, phấn khích hơn trước sự chú ý lắng nghe của các bạn, trước ánh mắt trìu mến hoặc những lời động viên khích lệ của giáo viên. 
Khi học sinh đang nói, giáo viên không nên ngắt lời một cách tùy tiện, bởi sự gián đoạn trong lời nói sẽ làm các em lúng túng. Giáo viên chỉ nên sửa sai hoặc uốn nắn khi các em kết thúc phần nói của mình.
- Xác định và nắm rõ mục tiêu của chủ đề luyện nói
Luyện nói theo chủ đề là một nội dung nhằm phát trển ngôn ngữ tự nhiên của trẻ, vì vậy sau mỗi bài học nào cũng có mục luyện nói theo chủ đề. Chủ đề luyện nói là điểm tựa gợi ý cho phần luyện nói, gợi ý sao cho tất cả học sinh đều được nói, không đi quá xa chủ đề. Để làm tốt điều đó thì giáo viên phải đưa ra những phương pháp, hình thức phù hợp, chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý cho phù hợp với từng nội dung của từng bài
Ví dụ: ở chủ đề “Nói lời cảm ơn” giáo viên không nên hướng dẫn quá sâu vì nếu đi quá sâu sẽ dễ lẫn sang tiết Đạo đức. Vì vậy giáo viên cần định hướng câu hỏi xoay quanh vấn đề cần luyện nói.
Ví dụ: chủ đề “Mai sau khôn lớn”
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ về mỗi người làm một nghề khác nhau để cung cấp cho học sinh biết một số nghề phổ biến: giáo viên, bác sĩ, công an, bộ đội,... 
Giáo viên: yêu cầu học sinh sẽ trả lời câu hỏi: 
- Mai sau khôn lớn em sẽ làm gì? 
Học sinh: Mai sau khôn lớn em sẽ làm bác sĩ.
- Để trở thành người bác sĩ giỏi thì bây giờ em phải làm gì?
Học sinh: em phải cố gắng học tập cho thật tốt.
Sau khi các em đã biết nói đúng câu, đúng chủ đề, giáo viên có thể cho các em tự hỏi đáp với bạn của mình một cách tự nhiên.
- Rèn kĩ năng nói qua các môn học
Giáo viên cần xác định rõ nói là một trong bốn kĩ năng quan trọng ở tất cả các môn học. Vì vậy kĩ năng nói cần được quan tâm đúng mức.
Khi tổ chức luyện nói thì giáo viên cần phải nêu câu hỏi rõ ràng cho tất cả các học sinh đều hiểu và phải lựa chọn học sinh có trình độ phù hợp để trả lời, dạy phân hóa theo đối tượng học sinh.
Môn Tiếng việt, phần học vần ở cuối mỗi bài đều có phần luyện nói song không phải khi đến phần này thì các em mới được tham gia nói mà trong quá trình đàm thoại bắt đầu vào tiết học vần là nhận diện vần, các em được tham gia nói. Giáo viên định hướng cho học sinh từ nói đúng đến nói đủ, không nên trả lời trống không.
Ví dụ: dạy vần ôm – ơm 
Vần ôm. Nhận diện vần
Vần ôm gồm mấy âm (học sinh trả lời gồm 2 âm, ô đứng trước và m đứng sau) đến đây giáo viên uốn nắn học sinh ngay từ đầu để các em nói đầy đủ, đúng, kể cả khi tham gia nhận xét (Vần ôm gồm 2 âm: ô đứng trước, m đứng sau). 
Đến khi xây dựng tiếng: đã có vần ôm, muốn được tiếng tôm phải thêm âm gì? Thường thì học sinh trả lời (thêm âm t). Giáo viên cần uốn nắn học sinh nói đúng, đủ ý (có vần ôm, muốn được tiếng tôm thì phải thêm âm t đứng trước vần ôm)
Với những học sinh diễn đạt ngôn ngữ còn lộn xộn thì sau mỗi lần nói, giáo viên cần hướng dẫn các em sắp xếp thứ tự những điều cần nói có trước có sau và nói lại thật phù hợp với yêu cầu đặt ra.
Sau mỗi hoạt động giáo viên cho các em nhận xét câu trả lời của bạn. Nếu có học sinh nói chưa tốt giáo viên nên hướng dẫn cho các em thực hành nói theo mẫu.
Ở môn Toán
Ví dụ: 4 + 6 = ? (giáo viên hỏi 4 cộng 6 bằng mấy) thường thì học sinh sẽ trả lời bằng 10. giáo viên cần hướng dẫn học sinh trả lời đầy đủ ý câu như: 4 cộng 6 bằng 10. Và cho học sinh nhận xét câu trả lời của bạn. Học sinh thường chỉ đứng lên nhận xét là “thưa cô, đúng”, lúc này giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét bạn là “thưa cô, bạn trả lời đúng”. Khi học sinh tham gia nhận xét câu trả lời của bạn thì đó cũng là một hình thức giúp các em luyện nói.
Kết hợp với giáo viên bộ môn và giáo viên dạy tăng cường: đối với giáo viên dạy môn và giáo viên dạy tăng cường tôi thường gặp và trao đổi để cùng nhau uốn nắn, nhắc nhở cách trả lời của các em trong từng tiết học, môn học để các em thấy được thầy cô nào cũng quan tâm, cũng mong muốn các em tiến bộ. Từ đó các em sẽ cố gắng thực hiện một cách tự giác để hoàn thiện nội dung học tập.
Ví dụ: khi dạy môn Mĩ thuật, giáo viên cho học sinh vẽ tranh, khi vẽ xong rồi giáo viên gợi ý cho học sinh trình bày về sản phẩm của mình. Hoặc đối với môn Đạo đức thì giáo viên tổ chức cho các em đóng vai các tình huống, tham gia các trò chơi. Qua đó giáo viên nhắc nhở, uốn nắn cách trả lời của các em phải đúng và đầy đủ ý.
- Kết hợp với gia đình học sinh
Giáo viên phải thường xuyên tiếp cận và tác động tích cực đến gia đình học sinh để phụ huynh nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học nói và kĩ năng nói. Bên cạnh việc giáo dục động viên các em thì phụ huynh phải thật sự gương mẫu trong việc nói năng có chừng mực, lịch sự nhã nhặn với mọi người để các em noi theo.
- Vận dụng Thông tư 30/2014/TT- BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư 22/2016/TT- BGDĐT ngày 22/9/2016 vào quá trình luyện nói
Trong quá trình luyện nói cho học sinh thì giáo viên nên bám sát Thông tư 30/2014/TT- BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư 22/2016/TT- BGDĐT ngày 22/9/2016 để nhận xét, động viên học sinh kịp thời, tạo hứng thú cho các em khi luyện nói
Ví dụ: với những học sinh còn rụt rè, nhút nhát. Khi luyện nói, em nói đúng chủ đề nhưng nói nhỏ thì giáo viên có thể nhận xét “cô khen con nói đủ ý, đúng chủ đề nhưng nếu con nói to hơn nữa để các bạn cùng nghe thì sẽ rất hay. Hoặc đối với những học sinh tự tin, nói đúng chủ đề khi nói thì chúng ta có thể nhận xét “cô khen con nói đúng chủ đề, nói to, rõ ràng nhưng nếu con kết hợp với cử chỉ, điệu bộ thì sẽ rất tuyệt vời”.
 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Áp dụng các giải pháp mà sáng kiến đã lựa chọn đối với lớp tôi đang giảng dạy tôi thấy học sinh có nhiều tiến bộ đáng kể. Đặt biệt là những học sinh nhút nhát thì nay đã mạnh dạn hơn, tự tin hơin trong giao tiếp. Đa số các em nói đúng câu, tròn câu. Một số em như: Như Trinh, Khánh Ân, Thanh Phúc, Song Nghi, không chỉ nói đúng mà nói rất tự tin. Các em có kĩ năng nói chưa tốt như: Yến Nhi, Gia Huy, Đình Phong, Duy Cường nay đã tự tin hơn, đã biết nói đúng câu, to, rõ ràng theo gợi ý của giáo viên.
 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được:
	Áp dụng các biện pháp trên vào việc rèn cho học sinh luyện nói tôi thấy lớp học có sự chuyển biến rõ rệt, hiệu quả của giờ dạy được nâng lên, phát huy được tính chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh.
	Học sinh rất ham thích học môn Tiếng việt nhất là phần luyện nói. Lớp học sinh động, học sinh tham gia phát biểu hăng hái.
	Những học sinh nhút nhát, rụt rè nay đã mạnh dạn hơn, nhanh nhẹn hơn. Các em biết tham gia vào mọi hoạt động trong quá trình luyện nói một cách chủ động hơn.
	Đa số các em có khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh tốt: biết lễ phép với người lớn, biết xưng hô đúng cách, nói lời xin lỗi, cảm ơn đúng lúc, đúng nơi. Giao tiếp với bạn bè trong lớp các em mạnh dạn tự tin hơn.
 3.5. Tài liệu kèm theo: không
	Mỏ Cày Bắc, ngày 5 tháng 12 năm 2018

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_noi_cho_hoc_sinh_lop_1.doc