Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT
Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm, phân công chịu trách nhiệm về một lớp. Điều lệ trường Trung học ghi rõ: “Mỗi lớp có một giáo viên chủnhiệm lớp do hiệu trưởngchỉ định, chọn trong số giáo viên giảng dạy ở lớp đó”. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện lớp học từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dục đạo đức nhân cách. Chính vì thế có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo – Học viện quản lý giáo dục thì giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là “nhà quản lý không có dấu đỏ”.Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâusắc về giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò:người lãnh đạo lớp học; người điều khiển lớp học; ngườilàm công tác phát triển lớp học; người làm công tác tổ chức lớp học; người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của HS; người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp…
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường – gia đình và xã hội. Nếu thực hiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh sau này trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ===== ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT Lĩnh vực: Chủ nhiệm NĂM HỌC 2022 - 2023 MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1 2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2 5. Đóng góp của sáng kiến ................................................................................2 6. Cấu trúc của sáng kiến ..................................................................................3 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................4 1. Cơ sở lý luận .................................................................................................4 1.1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm.....................................................4 1.2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm..........................................................4 1.3. Đặc điểm của học sinh THPT ..................................................................5 2. Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................7 2.1. Thực trạng công tác chủ nhiệm của GVCN hiện nay ..............................7 2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi làm công tác chủ nhiệm lớp................12 2.3. Sử dụng các biện pháp quản lý hiệu quả..................................................13 3. Hiệu quả của đề tài........................................................................................36 3.1. Phạm vi ứng dụng ....................................................................................36 3.2. Mức độ vận dụng .....................................................................................36 3.3. Hiệu quả ...................................................................................................36 3.4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ..............38 4. Kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài .......................................................42 4.1. Kết quả về nề nếp và học tập ...................................................................42 4.2. Các thành tích khác ..................................................................................43 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................44 1. Kết luận .........................................................................................................44 2. Một số kiến nghị, đề xuất..............................................................................44 2.1. Với các cấp quản lý giáo dục ...................................................................44 2.2. Với giáo viên............................................................................................45 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nhà chính trị gia người Ấn Độ Vijaya Lakshmi Pandit đã từng nói: “Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện”. Giáo dục và đào tạo là quá trình trao truyền và bồi dưỡng tri thức cho cá nhân và cộng đồng của thế hệ trước cho các thế hệ sau, để từ đó họ có thể tiếp nhận rèn luyện, hòa nhập và phát triển trong cộng đồng xã hội. Quá trình giáo dục và đào tạo cũng như quá trình tự giáo dục, tự đào tạo diễn ra suốt vòng đời con người thông qua hệ thống giáo dục trong nhà trường và hệ thống giáo dục xã hội. Mục tiêu của nền giáo dục và đào tạo của bất cứ quốc gia nào cũng đều hướng tới phát triển con người cả về thể lực, trí lực và tri thức tình cảm, xây dựng các thế hệ công dân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. 1.2. Phát triển giáo dục và đào tạo chính là xây dựng nền móng văn hóa dân tộc, là cơ sở để phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Giáo dục và đào tạo là cơ sở thiết yếu để đào tạo ngưồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giáo dục và đào tạo không chỉ là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến đào tạo nguồn nhân lực cho nền sản xuất xã hội mà còn là trung tâm đào tạo nhân tài cho đất nước. Trong quá trình phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay, vai trò của nhân tài nói riêng, của đội ngũ tri thức nói chung ngày càng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội mà cả trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, trong đối nội và đối ngoại. Muốn cho đất nước phát triển thì cần có một hệ thống giáo dục phát triển. Đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho tương lai. Do đó ngành giáo dục có một vai trò, vị trí quan trọng trong sự nghiệp trồng người mà mỗi người giáo viên chính là một kỹ sư tâm hồn. Và trong nhà trường, người giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi hơn ai hết giáo viên chủ nhiệm là người quản lí trực tiếp, giáo dục toàn diện học sinh một lớp và mong muốn đào tạo nên những thế hệ học sinh có đủ đức, đủ tài, trở thành những con người có ích cho xã hội. 1.3. Song trên thực tế hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học kĩ thuật bên cạnh những tác động tích cực thì cũng mang theo những ảnh hưởng tiêu cực đáng lo ngại như hệ thống giá trị có những thay đổi, tính phức tạp của cơ chế mở tác động không nhỏ đến quá trình giáo dục ở nhà trường, gia đình và xã hội. Mặt khác, đối tượng của giáo dục THPT là học sinh ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ về cả thể chất và tinh thần, các em đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Các em thường thích thể hiện bản thân, thích khẳng định mình là người lớn, có tính hiếu động, nông nổi và cảm tínhtrong khi đó kiến thức về hiểu biết xã hội, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, một số em lại không được sự quan tâm sát sao 1 6. Cấu trúc của sáng kiến Gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề. Phần II: Nội dung. Phần III: Kết luận và kiến nghị. 3 biết cách tổ chức, lôi cuốn học sinh vào hoạt động tập thể để giáo dục dễ dàng, có hiệu quả hơn. Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường. Thứ năm, giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, danh sách học sinh phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh. Thứ sáu, báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. Với vị trí vai trò và nhiệm vụ như vậy, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm cần có phẩm chất và năng lực, không ngừng học tập tích lũy kinh nghiệm để làm công tác giáo dục có hiệu quả. 1.3. Đặc điểm của học sinh THPT Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên (Thời kì từ 15-18 tuổi). Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng, nó được giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lý. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội. Có nghĩa là sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy mà các nhà tâm lý học Macxit cho rằng: Khi nghiên cứu tuổi thanh nên thì cần phải kết hợp với quan điểm của tâm lý học xã hội và phải tính đến quy luật bên trong của sự phát triển lứa tuổi. Do sự phát triển của xã hội nên sự phát triển của trẻ em ngày càng có sự gia tốc, trẻ em lớn nhanh hơn và sự tăng trưởng đầy đủ diễn ra sớm hơn so với các thế hệ trước, nên tuổi dậy thì bắt đầu và kết thúc sớm hơn khoảng 2 năm. Vì vậy, tuổi thanh niên cũng bắt đầu sớm hơn. Nhưng việc phát triển tâm lý của tuổi thanh niên không chỉ phụ thuộc vào giới hạn lứa tuổi, mà trước hết là do điều kiện xã hội (vị trí của thanh niên trong xã hội; khối lượng tri thức, kỹ năng kỹ xảo mà họ nắm được và một loạt nhân tố khác) có ảnh hưởng đến sự phát triển lứa tuổi. Trong thời đại ngày nay, hoạt động lao động và xã hội ngày càng phức tạp, thời gian học tập của các em kéo dài làm cho sự trưởng thành thực sự về mặt xã hội càng đến chậm. Do đó có sự kéo dài của thời kì tuổi thanh niên và giới hạn lứa tuổi mang tính không xác định (ở mặt này các em được coi là người lớn, nhưng mặt khác thì lại không). Những đặc điểm về lứa tuổi của học sinh được chúng tôi nghiên cứu trên hai mặt tích cực và tiêu cực và tập trung vào các nội dung sau: Thứ nhất về thể chất, tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài 5 Thứ ba sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Biểu hiện của sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống Điều đó khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi hiện tại của mình mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội tương lai. Các em không chỉ chú ý đến vẻ bên ngoài mà còn đặc biệt chú trọng tới phẩm chất bên trong. Các em có khuynh hướng phân tích và đánh giá bản thân mình một cách độc lập dù có thể có sai lầm khi đánh giá. Ý thức làm người lớn khiến các em có nhu cầu khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc đáo, muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình Nhìn chung thanh niên mới lớn là thời kỳ đặc biệt quan trọng đối với cuộc đời con người. Đây là thời kì lứa tuổi phát triển một cách hài hòa, cân đối, là thời kì có sự biến đổi lớn về chất trong toàn bộ nhân cách để các em sẵn sàng bước vào cuộc sống tự lập. Do đó, giáo viên nói chung và người làm công tác chủ nhiệm nói riêng cần phải nhận thức đầy đủ vị trí của lứa tuổi này để có nội dung, phương pháp giáo dục thích hợp nhằm đem lại hiệu quả tối ưu trong hoạt động sư phạm. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng công tác chủ nhiệm của GVCN hiện nay 2.1.1. Về phía giáo viên Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các giáo viên làm công tác chủ nhiệm tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 huyện Quỳnh Lưu về công tác chủ nhiệm lớp. MẪU PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm, đồng thời ghi nhận những ý kiến phản hồi từ phía giáo viên chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các giáo viên chủ nhiệm trong trường đối với các hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm hiện nay. Ý kiến của các thầy, cô giáo sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đề ra những phương pháp để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm. 1. Thông tin giáo viên: - Họ tên giáo viên (không nhất thiết phải ghi). - Năm học: 20 – 20. Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời phù hợp với thầy /cô 2. Nội dung khảo sát: 7
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_hoc_sinh_tron.docx
- Lê Quang Bảo và Lê Thị Thanh Hòa - THPT Quỳnh Lưu 2 - Chủ nhiệm.pdf