Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao năng lực sử dụng Công nghệ thông tin cho giáo viên trường Trung học Phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao năng lực sử dụng Công nghệ thông tin cho giáo viên trường Trung học Phổ thông

1. Cơ sở lý luận của vấn đề

 1.1. Tổng quan nghiên cứu.

 * Trong nước.

 Các cuộc hội thảo, các đề tài ứng dụng công nghệ thông tin từ trước đến nay đều khẳng định vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học nhất là đổi mới phương pháp.

 * Trong tỉnh.

 Cho đến nay ở các trường THPT trong toàn tỉnh đã chú trọng tới việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đã có nhiều đề tài quản lý nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học nhưng chưa có nhiều đề tài đề cập đến việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. Việc nghiên cứu và đề ra các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên trường THPT là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.

 1.2. Một số khái niệm cơ bản.

 * Quản lý: Là hoạt động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý nhằm tác động lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành và hoạt động có hiệu quả, đạt được mục đích và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

 * Chức năng của quản lý: Cán bộ quản lý thực hiện theo 4 chức năng cơ bản đó là: chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

 * Biện pháp quản lý: là tập hợp nhiều cách thức tiến hành cụ thể của chủ thể quản lý để tác động đến đối tượng quản lý nhằm biến đổi đối tượng theo mục đích của nhà quản lý.

 * Công nghệ thông tin: Là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn, khai thác và sử dụng có hiệu quả các thông tin trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.

 * Quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin: Là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể đến khách thể quản lý nhằm huy động tối đa các nguồn lực phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc và hoạt động giảng dạy.

 * Phương pháp dạy học: là tổng hợp các cách thức của người dạy và người học trong những điều kiện nhất định nhằm đạt được mục tiêu dạy học.

 * Đổi mới phương pháp: Là đưa các phương pháp dạy học mới vào nhà trường nhằm phát huy tính tích cự, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, nâng cao năng lực tự học và vận dụng tri lức vào thực tiễn cuộc sống của học sinh

 

doc 18 trang cuonglanz2a 8031
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao năng lực sử dụng Công nghệ thông tin cho giáo viên trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ NHẰM NÂNG CAO 
NĂNG LỰC SỬ DỤNG CNTT CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT
 Họ tên tác giả: Cao Quý Đông
 Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường THPT số 1 Bắc Hà
Bắc Hà, tháng 4 năm 2014
	I. Đặt vấn đề
	Công nghệ thông tin có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Sự phát triển của công nghệ thông tin và khoa học công nghệ đã và đang mang lại nhiều thành tựu vĩ đại cho nhân loại. Đối với giáo dục và đào tạo thì lại càng trở nên có ý nghĩa khi nó mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Từ đó những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học theo nhóm, sử dụng sơ đồ tư duy cũng phát huy được nhiều mặt tích cự trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên trong những năm qua, việc sử dụng công nghệ thông tin vào công việc cũng như ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của một số giáo viên ở trường THPT vẫn chưa được quan tâm đúng mức, từ đó chưa mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, hiệu quả giờ dạy chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh đó việc lạm dụng công nghệ thông tin vẫn xảy ra hoặc ứng dụng công nghệ thông tin một cách hình thức, thiếu thiết thực. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ quan: giáo viên chưa có kiến thức, kỹ năng tin học căn bản; chưa nhận thức đúng về bản chất của giáo án dạy học có ứng dụng CNTT và giáo án dạy học điện tử, nhà trường chưa có nhiều biện pháp tích cực để thúc đẩy việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Nguyên nhân khách quan: Cơ sở vật chất cho việc ứng dụng công nghệ thông tin còn thiếu thốn. 
	Nhận thức rõ vai trò, hiệu quả, tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ thông tin trong công việc và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tác giả đã chọn đề tài nghiêu cứu: “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trường THPT”
	II. Giải quyết vấn đề
	1. Cơ sở lý luận của vấn đề
	1.1. Tổng quan nghiên cứu.
	* Trong nước.
	Các cuộc hội thảo, các đề tài ứng dụng công nghệ thông tin từ trước đến nay đều khẳng định vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học nhất là đổi mới phương pháp.
	* Trong tỉnh.
	Cho đến nay ở các trường THPT trong toàn tỉnh đã chú trọng tới việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đã có nhiều đề tài quản lý nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học nhưng chưa có nhiều đề tài đề cập đến việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. Việc nghiên cứu và đề ra các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên trường THPT là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.
	1.2. Một số khái niệm cơ bản.
	* Quản lý: Là hoạt động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý nhằm tác động lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành và hoạt động có hiệu quả, đạt được mục đích và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
	* Chức năng của quản lý: Cán bộ quản lý thực hiện theo 4 chức năng cơ bản đó là: chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
	* Biện pháp quản lý: là tập hợp nhiều cách thức tiến hành cụ thể của chủ thể quản lý để tác động đến đối tượng quản lý nhằm biến đổi đối tượng theo mục đích của nhà quản lý.
	* Công nghệ thông tin: Là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn, khai thác và sử dụng có hiệu quả các thông tin trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.
	* Quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin: Là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể đến khách thể quản lý nhằm huy động tối đa các nguồn lực phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc và hoạt động giảng dạy.
	* Phương pháp dạy học: là tổng hợp các cách thức của người dạy và người học trong những điều kiện nhất định nhằm đạt được mục tiêu dạy học.
	* Đổi mới phương pháp: Là đưa các phương pháp dạy học mới vào nhà trường nhằm phát huy tính tích cự, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, nâng cao năng lực tự học và vận dụng tri lức vào thực tiễn cuộc sống của học sinh
	1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
	- Giáo án dạy học tích cực: là giáo án được thiết kế theo hướng tích cực hóa quá trình dạy học, biến quá trình dạy học thành quá trình dạy học tích cực, tích cực hóa quá trình nhận thức, quá trình tư duy của học sinh.
	- Giáo án dạy học có sử dụng công nghệ thông tin: là bài giảng mà giáo viên xác định trước nội dung, cũng như phương pháp nhưng hình thức trình bày giáo án thông qua sự hỗ trợ, ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là các phầm mềm chuyên dụng phù hợp với từng môn học nhằm đạt được mục đích giảng dạy nhất định.
	- Giáo án điện tử: Là một tập hợp các bài giảng điện tử được người dạy thiết kế để người học có thể giao tiếp trực tiếp với thiết bị và hoạt động dựa trên những gì đẫ được người dạy lập trình trước và người dạy lúc này không phải giao tiếp trực tiếp với người học nữa. Qua đó người học có thể rút ra kiến thức cho mình.
	2. Thực trạng của vấn đề
	Hiện nay năng lực sử dụng công nghệ thông tin của một số giáo viên vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Để có thể sử dụng công nghệ thông tin một cách thành thạo vào công việc, đòi hỏi người giáo viên phải được trang bị kiến thức về tin học và phải có được các năng lực sau:
- Sử dụng, thao tác, giao tiếp, làm việc với Hệ điều hành máy tính. Cài đặt các chương trình điều khiển thiết bị kết nối với máy tính; các phần mềm hỗ trợ công việc; sử dụng, khai thác các phần mềm trên máy tính;
- Biết sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản như: Microsoft Office hoặc OpenOffice Writer vào trong công việc. Tạo mới, thay đổi, điều chỉnh các nội dung trong văn bản.
- Biết sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản như: Microsoft Excel hoặc OpenOffice.org Calc vào trong công việc. Tạo mới, thay đổi, điều chỉnh các nội dung trong bảng tính.
- Biết sử dụng thành thạo một trong các trình duyệt web như: Mozilla Firefox, Internet Explorer, Google Chrome, Khai thác thông tin từ website của Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT. Sử dụng các công cụ khác để khai thác, chia sẻ tài liệu từ Internet;
- Sử dụng phần mềm nhằm phục vụ công tác dạy học, mô phỏng quá trình dạy học;
- Sử dụng một trong các phần mềm hỗ trợ soạn giảng E-learning: Adove Presenter 7, Lecture Marker, violet, Adobe, Captivate.
Trong khi yêu cầu của kiến thức ngày càng cao thì năng lực của nhiều giáo viên lại càng hạn chế. Thực tế ở nhiều trường THPT, số giáo viên có được đầy đủ những năng lực trên là rất ít, thậm chí cả một số giáo viên Tin học, đã được đào tạo chuyên môn nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được hoặc đáp ứng ở mức độ vừa phải. Đây cũng là một khó khăn rất lớn, đòi hỏi nhà quản lí phải có nhiều biện pháp để giải quyết thực tế này.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
3.1. Biện pháp 1:
 Triển khai quy định về chuẩn tạm thời ứng dụng CNTT trong các trường THPT
- Sở GD&ĐT Lào Cai đã ban hành Quyết định số:1892 /SGD&ĐT ngày 30 /11/2012 quy định về chuẩn tạm thời ứng dụng CNTT trong trường THPT;
- Mỗi cán bộ, giáo viên phải nắm rõ được nhu cầu của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc, giảng dạy đồng thời phải nắm được yêu cầu đối với giáo viên về công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay mà cụ thể là theo nội dung đã quy chuẩn. Phải biết tự đánh giá năng lực của mình ở mức độ nào, từ đó đề xuất nhu cầu bồi dưỡng theo năng lực bản thân;
- Quy định về chuẩn CNTT phải được triển khai rõ ràng đến toàn thể cán bộ, giáo viên với các tiêu chí trong quy định như sau:
	Tiêu chí 1: Khai thác, sử dụng Hệ điều hành
Sử dụng, thao tác, giao tiếp, làm việc với Hệ điều hành máy tính. Cài đặt các chương trình điều khiển thiết bị kết nối với máy tính; các phần mềm hỗ trợ công việc; sử dụng, khai thác các phần mềm trên máy tính.
a. Mức độ 1:
- Tạo/xóa thư mục, copy file/thư mục
- Cài đặt/gỡ bỏ phần mềm mới
- Cài đặt Hệ điều hành trên máy tính cá nhân
b. Mức độ 2:
- Cài đặt/gỡ bỏ các trình điều khiển (driver) của thông dụng như: âm thanh, hình ảnh, máy in, máy quét,
- Thiết đặt các môi trường làm việc cho máy tính.
- Sử dụng phần mềm phòng/chống virus. 
Tiêu chí 2: Soạn thảo văn bản
Biết sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản như: Microsoft Office hoặc OpenOffice Writer vào trong công việc. Tạo mới, thay đổi, điều chỉnh các nội dung trong văn bản.
a. Mức 1:
- Tạo, lưu, xóa văn bản
- Định dạng văn bản (font, size, style, paragraph, page ...),
- Chèn/xóa bảng biểu, thêm bớt cột/dòng 
- Thiết lập, định dạng trang in và in ấn
b. Mức 2:
- Thiết lập chế độ người dùng (Tool Option, Autocorect Option)
- Chèn ảnh/phim, chèn ký hiệu/công thức toán học, liên kết (hyperline), Diagram, Text box.
	Tiêu chí 3: Sử dụng bảng tính
Biết sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản như: Microsoft Excel hoặc OpenOffice.org Calc vào trong công việc. Tạo mới, thay đổi, điều chỉnh các nội dung trong bảng tính.
a. Mức 1:
- Tạo, lưu bảng tính
- Định dạng bảng tính (định dạng cell, column, row, page ...), 
- Sử dụng một số hàm cơ bản trong tính toán (các hàm tính tổng, nhân, trung bình, đếm số lượng ...) 
- Sắp xếp dữ liệu
- Vẽ đồ thị minh họa bảng số liệu.
- In ấn
b. Mức 2:
- Sử dụng các hàm nâng cao dùng để phân tích số liệu, tạo báo cáo thống kê: điều kiện (if), thống kê (countif, sumif), tạo bộ lọc (Data filter), trích xuất dữ liệu (Pivot table)...
	Tiêu chí 4: Sử dụng công cụ trình chiếu
Biết sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản như: Microsoft PowerPointhoặc OpenOffice.org Impress vào trong công việc. Tạo mới, thay đổi, điều chỉnh các nội dung trong bảng tính
a. Mức 1:
- Tạo, lưu, xóa văn bản
- Định dạng văn bản (định dạng font, size, paragraph, page ...)
- Chèn ảnh, phim, lược đồ, đồ thị bảng biểu, công thức toán học, liên kết (hyperlink).
- Tạo bài trình chiếu 
- In ấn
b. Mức 2:
Sử dụng thành thạo Powerpoint, tạo được các bài trình chiếu Powerpoint một cách sinh động, có tác động tích cực trong dạy học, làm chủ slide master, sử dụng công cụ Custom animation tạo ảnh minh họa động,
Tiêu chí 5: Khai thác, sử dụng Internet
Biết sử dụng thành thạo một trong các trình duyệt web như: Mozilla Firefox, Internet Explorer, Google Chrome, Khai thác thông tin từ website của Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT. Sử dụng các công cụ khác để khai thác, chia sẻ tài liệu từ Internet
a. Mức 1:
- Sử dụng trang tìm kiếm thông tin trên mạng (như google, yahoo,...).
- Truy cập vào các website bài giảng : Bạch kim, Violet, website của Sở Lào Cai,...
b. Mức 2:
- Download ảnh, phim, tài liệu dạy học trên các trang website
- Đưa bài giảng lên website của Sở, đưa bài giảng lên website của nhà trường
- Tham gia diễn đàn : Tạo account, post bài lên diễn đàn
Tiêu chí 6: Khai thác, sử dụng phần mềm đặc trưng bộ môn
Sử dụng phần mềm nhằm phục vụ công tác dạy học, mô phỏng quá trình dạy học, 
a. Mức 1:
Các kỹ năng thật cơ bản, cần thiết của các phần mềm ứng dụng trong bộ môn, lĩnh vực. 
b. Mức 2:
Sử dụng thành thạo ít nhất 1 phần mềm ứng dụng trong bộ môn và áp dụng tốt vào giảng dạy
	Tiêu chí 7: Khai thác, sử dụng phần mềm soạn giảng E-learning
Sử dụng một trong các phần mềm hỗ trợ soạn giảng E-learning: Adove Presenter 7, Lecture Marker, violet, Adobe, Captivate 
a. Mức 1:
Biết sử dụng một trong các phần mềm soạn bài giảng Elearning
b. Mức 2:
Sử dụng thành thạo một trong các phần mềm soạn bài giảng Elearning và có ít nhất 01 bài soạn giảng E-learning trong mỗi học kỳ.
	Tiêu chí 8: Sử dụng các thiết bị khác hỗ trợ giảng dạy
Sử dụng các thiết bị kỹ thuật số, thiết bị công nghệ nhằm phục vụ giảng dạy.
a. Mức 1:
- Sử dụng máy ảnh/quay phim để chụp ảnh, quay đoạn phim; chuyển ảnh/phim vào máy tính. 
- Sử dụng webcam/camera, micro và các phần mềm tương ứng để quay phim, ghi âm đoạn bài giảng 
- Sử dụng máy chiếu để trình chiếu bài giảng.
b. Mức 2:
Sử dụng những công cụ này để nhằm mục đích dạy học và tuyên truyền về giáo dục tới phụ huynh, cộng đồng.
3.2. Biện pháp 2:
Tổ chức cho giáo viên tự đánh giá năng lực công nghệ thông tin theo chuẩn để từ đó giáo viên nhận thức được năng lực của mình đang ở mức độ nào, mình đã có những kỹ năng nào, kỹ năng nào còn yếu cần bồi dưỡng. Qua việc tự đánh giá theo các tiêu chí trong quy định sẽ giúp giáo viên nhận thức rõ hơn về các yêu cầu cần thiết về công nghệ thông tin mà mỗi giáo viên cần phải có để phục vụ trong công việc giảng dạy của mình và đổi mới phương pháp;
Việc tự đánh giá phải được thực hiện một cách nghiêm túc và bám vào các tiêu chí trong quy định để đảm bảo tính chính xác và phản ánh đúng năng lực của giáo viên.
3.3. Biện pháp 3:
Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về công nghệ thông tin căn cứ vào nhu cầu của giáo viên và được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Cho giáo viên đăng ký nội dung bồi dưỡng
Đây là bước rất quan trọng để phân loại đối tượng, do năng lực sử dụng công nghệ thông tin của mỗi người là khác nhau nên việc bồi dưỡng phải xuất phát từ nhu cầu của từng người, có người yếu về Word, có người yếu về Excel, có người yếu về hệ điều hành, phần mềm..., ai có nhu cầu về nội dung nào thì bồi dưỡng nội dung đó để nâng cao hiệu quả, tránh việc bồi dưỡng một cách tràn lan, gây mất thời gian mà không đúng đối tượng, không theo nhóm năng lực. Trong bước này cần có quy định rõ với giáo viên, nội dung nào giáo viên không đăng ký thì được coi là đã biết và khi giao việc phải làm được, ví dụ như một giáo viên không đăng ký bồi dưỡng cài đặt hệ điều hành thì khi giao việc phải thực hiện được theo yêu cầu.
Bước 2: Tổng hợp, phân nhóm
Tổng hợp theo đăng ký để phân nhóm theo đối tượng, số thành viên trong nhóm vừa phải (tối đa 20) có năng lực tương đương để thuận lợi trong việc bồi dưỡng.
Bước 3: Bồi dưỡng công nghệ thông tin theo nhóm đăng ký
- Người tham gia tổ chức bồi dưỡng: lựa chọn giáo viên có năng lực để tham gia bồi dưỡng và giúp đỡ các nhóm; thời lượng tùy thuộc vào từng nội dung, thành viên tùy vào từng nhóm (mỗi nhóm từ 10 đến 20 là phù hợp);
- Nội dung bồi dưỡng: những vấn đề cơ bản và cần thiết được tổ chức bồi dưỡng trước, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; giai đoạn đầu tập trung chủ yếu vào các nội dung như: thao tác trên Word, Excel, soạn giáo án trình chiếu Powerpoint, soạn giảng E-learnning... đây là những nội dung cần thiết và phục vụ trực tiếp cho công tác của giáo viên.
- Địa điểm bồi dưỡng: được thực hiện trực tiếp tại phòng máy, đảm bảo mỗi người một máy, vừa học lý thuyết vừa thực hành trên máy; 
- Thực hành: khi giáo viên thực hành thì có người hướng dẫn và giúp đỡ trực tiếp để giải quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải;
- Cuối buổi bồi dưỡng là nội dung thảo luận để giải đáp thắc mắc của từng thành viên về những khó khăn nảy sinh khi tham gia thực hành;
- Kết thúc buổi học có giao nội dung về nhà cho giáo viên luyện tập và nộp kết quả vào buổi hôm sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả bồi dưỡng
Kiểm tra kết quả bồi dưỡng bằng việc thực hành ngay trên máy tính để đánh giá hiệu quả của bồi dưỡng, ý thức của người tham gia, năng lực thực tế của giáo viên, từ đó rút kinh nghiệm để tổ chức cho lần tiếp theo.
3.4. Biện pháp 4: Tổ chức kiểm tra định kỳ giáo viên về công nghệ thông tin
- Nội dung kiểm tra: Theo các tiêu chí trong quy định, cả lý thuyết và thực hành, phần thực hành là những bài tập mà giáo viên phải thực hiện hàng ngày như: tạo lập văn bản theo đúng thể thức; soạn một số slide trình chiếu trong giáo án; lập danh sách dự thi của học sinh theo mẫu quy định, thao tác trên bảng tính Excel; cài đặt phần mềm....
- Hình thức kiểm tra: Việc kiểm tra có thể kiểm tra riêng hoặc lồng ghép vào nội dung kiểm tra kiến thức giáo viên (chẳng hạn như cho giáo viên trình bày bài kiểm tra kiến thức giáo viên trên máy tính)
- Kết quả kiểm tra: kiểm tra lấy kết quả làm căn cứ để đánh giá giáo viên về công nghệ thông tin theo chuẩn, chất lượng bồi dưỡng, đồng thời nâng cao ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên. Kết quả kiểm tra được sử dụng làm căn cứ để đánh giá giáo viên theo chuẩn và xếp loại thi đua cuối học kỳ, cuối năm học. 
Từ việc kiểm tra sẽ phản ánh đúng năng lực sử dụng công nghệ thông tin của từng giáo viên.
3.5. Biện pháp 5: Phân công công việc mà khi thực hiện bắt buộc phải sử dụng công nghệ thông tin cho giáo viên yếu về tin học.
Trong thực tế có rất nhiều người lúc đầu rất yếu về công nghệ thông tin nhưng sau một thời gian ngắn, khi công việc của bắt buộc phải sử dụng đến máy tính thì năng lực của người đó lại tiến bộ một cách vượt bậc so với thời gian trước khi được giao việc vì giáo viên đó đã được đặt trong tình huống bắt buộc phải tìm tòi, học hỏi để thực hiện nhiệm vụ do yêu cầu của công việc đặt ra. Vì vậy đây cũng là biện pháp hiệu quả để thúc đẩy việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên.
	Khi phân công nhiệm vụ cần chú ý đến việc tạo điều kiện để cho giáo viên được bồi dưỡng về công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện công việc như: giao cho giáo viên làm thư ký trong các hội đồng thi, thư ký của hội đồng nhà trường, tổng hợp số liệu học sinh, soạn giảng E-learning, cài đặt hệ điều hành cho máy tính trong nhà trường... khi giáo viên được đứng trước yêu cầu của công việc thì không có con đường nào khác là phải tự tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ mới đáp ứng được yêu cầu của công việc. Học hỏi xuất phát từ nhu cầu thực tế sẽ hiệu quả hơn là bồi dưỡng tập trung với lý thuyết suông.
	3.6. Biện pháp 6: Quản lý chặt chẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của giáo viên trong nhà trường.
	- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy phải được quản lý chặt chẽ, nghiêm túc để nâng cao hiệu quả, tránh hình thức, lạm dụng hoặc ngại ứng dụng công nghệ thông tin;
	- Trong thực tế việc soạn giảng giáo án có sử dụng công nghệ thông tin thường mất nhiều thời gian, đôi khi gặp nhiều khó khăn nên nhiều giáo viên rất ngại khi phải sử dụng, từ đó xảy ra hiện tượng không ứng dụng hoặc đối phó bằng cách cóp nhặt từ những nơi khác để sử dụng một cách hình thức. Vì vậy nếu trong quản lý không chú ý đến điều này thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp sẽ không đem lại hiệu quả thậm chí đi ngược lại với yêu cầu thực tế của đổi mới;
	- Để khắc phục những tồn tại như trên, ngay từ đầu năm học nhà trường cần cho các tổ, nhóm chuyên môn thảo luận để lựa chọn những tiết trong chương trình cần ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng ở mức độ nào, ứng dụng thế nào, từ đó làm cơ sở cho giáo viên đăng ký tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin trong cả năm học và thực hiện theo đăng ký đó;
	- Tổng hợp đăng ký ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên làm căn cứ để theo dõi, quản lý việc thực hiện trong năm học.
	- Trong quá trình thực hiện của giáo viên cần kiểm tra thường xuyên để điều chỉnh, rút kinh nghiệm một cách kịp thời;
	- Cuối năm học có tổng kết, đánh giá về chất lượng, hiệu quả của hoạt động.
	3.7. Biện pháp 7: Tăng cường cử giáo viên đi bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực công nghệ thông tin từ đó về triển khai tại đơn vị.
	Hàng năm, Sở GD&ĐT thường tổ chức nhiều đợt bồi dưỡng về công nghệ thông tin cho giáo viên trong toàn tỉnh, đối tượng chủ yếu là các giáo viên tin học ở các nhà trường. Nội dung bồi dưỡng tập trung vào những vấn đề mới, những phần mềm ứng dụng mới. Vì vậy việc cử giáo viên đi bồi dưỡng là rất cần thiết để tiếp thu, cập nhật những vấn đề mới và về triển khai rộng rãi tại đơn vị.
	4. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến
	- Sáng kiến đã được áp dụng tại trường THPT số 1 Bắc Hà trong năm học 2013-2014.
	- Đối tượng áp dụng: giáo viên trường THPT số 1 Bắc Hà.
	- Hiệu quả cụ thể: So sánh với kết quả năm học trước.
	Năm học 2012-2013
Mức đạt được
Số giáo viên
Ghi chú
Mức 1
20
19 giáo viên chưa đạt mức 1
Mức 2
3
Mức 3
01
Mức 4
0
	Năm học 2013-2014
Mức đạt được
Số giáo viên 
Ghi c

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_li_nham_nang_cao.doc