SKKN Áp dụng các môđun giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy bộ môn công nghệ công nghiệp lớp 11 nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT 4 Thọ Xuân

SKKN Áp dụng các môđun giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy bộ môn công nghệ công nghiệp lớp 11 nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT 4 Thọ Xuân

Môi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là những yếu tố mang tính tự nhiên như đất, nước, không khí, hệ động thực vật. Tình trạng môi trường thay đổi và bị ô nhiễm đang diễn ra trên phạm vi mỗi quốc gia cũng như trên toàn cầu. Chính vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ thiên nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học nói riêng, là vấn đề cần thiết và cấp bách.

 Trong những năm gần đây, giáo dục môi trường được xem là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của nhà nước ta trong và các nước trên thế giới, bởi lẽ đó là việc làm để bảo tồn và phát triển bền vững “ Cái nôi của nhân loại”.

 Giáo dục môi trường trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, nó được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường có hiệu quả. Giáo dục môi trường sẽ giúp con người nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy đủ nhận thức về bảo vệ môi trường, thì từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho đến khi ra đời, dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ cương vị hoạt động nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường hiệu quả. Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 3288/QĐ-BGD&ĐT- KHCN ngày 2/10/1998 phê duyệt và ban hành các văn bản về chính sách và chiến lược giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam cũng như một số văn bản hướng dẫn kèm theo.

 Đặc biệt với bộ môn công nghệ thì giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề hết sức cần thiết. Vì nó là môn học giúp học sinh làm quen với thực tiễn về các mối quan hệ giữa người với người , giữa con người với công cụ lao động, với công nghệ sản xuất, dịch vụ và với môi trường, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, sự ô nhiễm môi trường tăng cường sự hiểu biết về mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tự nhiên trong sinh hoạt và lao động sản xuất, góp phần hình thành ở học sinh ý thức và đạo đức mới đối với môi trường, có thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường. Xuất phát từ lý do trên đã thôi thúc tôi đi vào nghiên cứu đề tài “ Áp dụng các môđun giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy bộ môn công nghệ công nghiệp lớp 11 nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT 4 Thọ Xuân ”.

 

doc 23 trang thuychi01 4120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Áp dụng các môđun giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy bộ môn công nghệ công nghiệp lớp 11 nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT 4 Thọ Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Môi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là những yếu tố mang tính tự nhiên như đất, nước, không khí, hệ động thực vật. Tình trạng môi trường thay đổi và bị ô nhiễm đang diễn ra trên phạm vi mỗi quốc gia cũng như trên toàn cầu. Chính vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ thiên nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học nói riêng, là vấn đề cần thiết và cấp bách.
	Trong những năm gần đây, giáo dục môi trường được xem là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của nhà nước ta trong và các nước trên thế giới, bởi lẽ đó là việc làm để bảo tồn và phát triển bền vững “ Cái nôi của nhân loại”.
	Giáo dục môi trường trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, nó được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường có hiệu quả. Giáo dục môi trường sẽ giúp con người nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy đủ nhận thức về bảo vệ môi trường, thì từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho đến khi ra đời, dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ cương vị hoạt động nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường hiệu quả. Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 3288/QĐ-BGD&ĐT- KHCN ngày 2/10/1998 phê duyệt và ban hành các văn bản về chính sách và chiến lược giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam cũng như một số văn bản hướng dẫn kèm theo.
	Đặc biệt với bộ môn công nghệ thì giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề hết sức cần thiết. Vì nó là môn học giúp học sinh làm quen với thực tiễn về các mối quan hệ giữa người với người , giữa con người với công cụ lao động, với công nghệ sản xuất, dịch vụ và với môi trường, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, sự ô nhiễm môi trường tăng cường sự hiểu biết về mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tự nhiên trong sinh hoạt và lao động sản xuất, góp phần hình thành ở học sinh ý thức và đạo đức mới đối với môi trường, có thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường. Xuất phát từ lý do trên đã thôi thúc tôi đi vào nghiên cứu đề tài “ Áp dụng các môđun giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy bộ môn công nghệ công nghiệp lớp 11 nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT 4 Thọ Xuân ”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	- Đề tài đi vào nghiên cứu nhằm xây dựng và sử dụng các môđun giáo dục môi trường trong giảng dạy bộ môn công nghệ công nghiệp lớp 11. Từ đó góp phần hình thành ở học sinh ý thức và đạo đức với môi trường, có thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.
	- Giúp học sinh hiểu rõ được mối quan hệ giữa các kiến thức môn công nghệ công nghiệp với thực tiễn đời sống, với xu hướng phát triển của xã hội.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	 Các môđun giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy bộ môn công nghệ công nghiệp lớp 11.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu lý luận về môđun và việc sử dụng môđun giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình công nghệ 11.
4.2. Phương pháp chuyên gia
	Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
4.3. Phương pháp thực tập sư phạm
	Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT 4 Thọ Xuân, tiến hành quy trình của đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
4.4. Phương pháp thống kê toán học
	Sử dụng phương pháp thống kê toán học để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả thu được. 
PHẦN II. NỘI DUNG
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Giáo dục môi trường
1.1. Giáo dục môi trường là gì?
	Có nhiều định nghĩa về giáo dục môi trường. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của việc giáo dục môi trường thông qua môn học ở nhà trường ta có thể hiểu giáo dục môi trường như sau:
	- Giáo dục môi trường là dựa trên những tri thức về môi trường mà hình thành thái độ, ý thức, trách nhiệm và kỹ năng hành động của học sinh, nhằm bảo vệ môi trường bằng các giải pháp trước mắt và lâu dài.
	- Giáo dục môi trường là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm về môi trường và các vấn đề môi trường. Giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề môi trường và ngăn chặn những vấn đề mới có thể xảy ra trong tương lai.
	- Giáo dục môi trường không phải là ngày một ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài, không phải chỉ ở học sinh trung học cở sở mà ở mọi lứa tuổi trong cuộc đời.
1.2. Yêu cầu cơ bản và mục tiêu của giáo dục môi trường
	- Yêu cầu cơ bản khi tiến hành giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh: “ Giáo dục môi trường phải bao quát các mặt khác nhau của môi trường, tự nhiên và nhân tạo, công nghệ, xã hội, kinh tế, văn hoá và thẩm mỹ, giáo dục môi trường phải nêu rõ mối quan hệ giữa các vấn đề môi trường địa phương, quốc gia và toàn cầu cũng như các tương quan giữa hành động hôm nay và hậu quả ngày mai”. ( Dự án giáo dục môi trường của UNESCO, 1998).
	- Mục tiêu của giáo dục môi trường: Giáo dục môi trường ở nhà trường làm cho học sinh:
	+ Có ý thức thường xuyên và luôn luôn nhạy cảm đối với mọi khía cạnh của môi trường và các vấn đề liên quan đến môi trường.
	+ Thu nhận được những thông tin và kiến thức cơ bản về môi trường và sự phụ thuộc lẫn nhau, giữa các hoạt động của con người và môi trường, về quan hệ giữa con người và môi trường.
	+ Phát triển những kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường, kỹ năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết những vấn đề môi trường nảy sinh.
	+ Tham gia tích cực vào các hoạt động khôi phục, bảo vệ và gìn giữ môi trường.
	+ Có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khoẻ con người, về chất lượng cuộc sống của chúng ta, phát triển thái độ tích cực đối với môi trường.
1.3. Giáo dục môi trường trong dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
	- Giáo dục môi trường trong trường học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm thực hiện chiến lược toàn cầu về bảo vệ trái đất: “ Cái nôi của nhân loại”, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
	- Ở bất kỳ quốc gia nào, số lượng thầy giáo, học trò cũng chiếm tỉ lệ cao, lực lượng này góp phần quan trọng bảo đảm tính hiệu quả của nhiệm vụ giáo dục môi trường. Trong nhiệm vụ này, ngành giáo dục có trách nhiệm là đào tạo những thế hệ có đầy đủ tri thức về lý luận và thực hành giáo dục môi trường để phục vụ xã hội.
Ở các nước trên thế giới, việc giáo dục môi trường đã được đưa vào trường học từ nhiều năm nay. Ở nước ta, việc đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình thông qua các môn học được thực hiện rầm rộ qua quá trình cải cách giáo dục, đặc biệt là đợt đổi mới sách giáo khoa vừa qua. Cũng như nhiều nước trên thế giới, nội dung giáo dục môi trường của nước ta tập trung chủ yếu vào các môn học có liên quan đến môi trường như: Hoá học, sinh học, địa lý, giáo dục công dân, kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ công nghiệp và với đặc thù của mình, khoa học công nghệ cũng có mối liên hệ mật thiết với môi trường.
2. Giáo dục môi trường thông qua giảng dạy môn công nghệ công nghiệp ở trường phổ thông.
	Môn công nghệ công nghiệp ở trường phổ thông có nhiều điều kiện thuận lợi để giáo dục môi trường cho học sinh. Kiến thức giáo dục môi trường là những kiến thức môn học kết hợp chặt chẽ với kiến thức bảo vệ môi trường được khai thác ở chính bài học trong sách giáo khoa. 
	* Nguyên tắc cần đảm bảo trong quá trình tận dụng các cơ hội giáo dục môi trường là:
	- Không làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài dạy bộ môn thành bài giáo dục môi trường.
	- Khai thác nội dung giáo dục môi trường có chọn lọc, không tràn lan, tuỳ tiện.
	- Tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực và kinh nghiệm thực tế của học sinh, tận dụng tối đa các cơ hội để học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
	* Cơ hội giáo dục môi trường trong giảng dạy công nghệ ở nhà trường:
	- Nội dung chủ yếu của bài học hay một số phần của môn học trùng với nội dung giáo dục môi trường.
	- Nội dung chủ yếu của bài học hay một số phần của môn học có liên quan trực tiếp đến nội dung giáo dục môi trường.
	- Ở một số phần nội dung của bài học hay môn học được xem như một dạng vật liệu dùng để khai thác nội dung giáo dục môi trường
	* Nội dung giáo dục môi trường trong môn công nghệ công nghiệp:
- Ô nhiễm do ngành điện
- Ô nhiễm do ngành sản xuất cơ khí
- Ô nhiễm do các ngành công nhiệp nhẹ.
- Ô nhiễm do ngành chế tạo động cơ đốt trong.
- Ô nhiễm do việc sử dụng động cơ đốt trong.
	* Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường qua giờ học trên lớp và trong phòng thí nghiệm: Kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài học theo 3 mức độ: toàn phần, bộ phận hoặc liên hệ. Tuỳ từng điều kiện có thể sử dụng một số phương pháp sau:
	- Phương pháp giảng dạy dùng lời ( minh hoạ, giảng giải, kể chuyện, đọc tài liệu).
	- Phương pháp thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề.
	- Phương pháp sử dụng các thí nghiệm, các tài liệu trực quan trong giờ dạy.
	- Phương pháp khai thác các kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường từ những bài thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.
* - Tiến trình thực hiện
Các bước khai thác nội dung giáo dục môi trường trong chương trình/ sách giáo khoa có thể tóm tắt như sơ đồ sau
Tìm hiểu mục tiêu và nội dung giáo dục môi trường (kiến thức, kỹ năng, thái độ)
Xác định chủ đề/bài học có thể tích hợp
Xác định địa chỉ cụ thể có thể tích hợp
Xác định nội dung giáo dục môi trường (kiến thức, kỹ năng) có thể tích hợp
Lựa chọn con đường tích hợp
Nội dung cụ thể các bước:
	Bước 1. Tìm hiểu mục tiêu và nội dung giáo dục môi trường 
Bước 2. Xác định chủ đề/bài học có thể tích hợp
	Có thể đối chiếu mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và nội dung sách giáo khoa môn học với mục tiêu và nội dung giáo dục môi trường 
Tìm hiểu mối quan hệ giữa nội dung học tập (đối tượng) với môi trường (tự nhiên và xã hội); nhất là tác động của đối tượng tới các tiêu chuẩn về môi trường (đất, nước, không khí, tiếng ồn và rung động, ..). Ở đây thường là các mối quan hệ nhân quả. Thông qua đó tìm ra các chủ đề của môn học và nội dung giáo dục môi trường có thể tích hợp. Nên phân tích mục tiêu chung của môn học, đối chiếu với mục tiêu của giáo dục môi trường và các tiêu chuẩn về môi trường như đã giới thiệu ở phần trên.
Bước 3. Xác định địa chỉ cụ thể có thể tích hợp
Xác định các địa chỉ (tích hợp vào nội dung nào của bài) và nội dung GDMT tương ứng có thể tích hợp. Có thể phân tích chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và nội dung các bài học trong sách giáo khoa môn học để xác định các bài, phần nội dung cụ thể.
Bước 4. Xác định nội dung giáo dục môi trường (kiến thức, kỹ năng) có thể tích hợp. Ở đây, cần trả lời các vấn đề: nội dung dạy học có liên quan như thế nào với các mục tiêu và nội dung giáo dục môi trường? Biểu hiện trong thực tế của mối liên hệ đó? Vì sao có khi biết trước về hậu quả (hệ quả tiêu cực) của việc làm đó nhưng người ta vẫn cứ làm?
Bước 5. Lựa chọn con đường tích hợp
Lựa chọn con đường và thời gian, thời điểm tích hợp; đưa nó vào kế hoạch bài dạy (giáo án). Nghĩa là lồng ghép mục tiêu/nội dung giáo dục môi trường vào chỗ nào, thời điểm nào trong tiến trình bài dạy? cách đặt vấn đề? Cách giải quyết vấn đề và kết luận, đánh giá? 
3. Môđun - cơ sở lý luận của phương pháp môđun
3.1. Thuật ngữ môđun
	- Môđun là một trong nhiều bộ phận hoặc đơn vị đã được tiêu chuẩn hoá và chế tạo riêng rẽ để ghép với nhau tạo thành một kiến trúc tổng thể.
	- Trong khái niệm giáo dục, môđun là một trong nhiều đơn vị hoặc bài độc lập tạo thành một giáo trình.
	- Trong thuật ngữ của khoa học giáo dục hiện đại, người ta dùng môđun chỉ một đơn vị kiến thức và kỹ năng được xác định với một khối lượng nhất định.
	- Thuật ngữ môđun thường là chỉ dùng trong phạm trù định lượng về kiến thức và kỹ năng (tức là trong khuôn khổ của thuật ngữ dạy và học).
3.2. Môđun dạy học là gì?
	- Môđun dạy học là đơn vị chương trình dạy học tương đối độc lập, được cấu trúc một cách đặc biệt, nhằm phục vụ cho người học và chứa đựng cả mục tiêu dạy học tương đối độc lập, nội dung bài học, phương pháp dạy học và hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một thể hoàn chỉnh.
	- Những đặc trưng cơ bản của một môđun dạy học:
	+ Là đơn vị học trình độc lập, là tập hợp những tình huống dạy học, được tổ chức xoay quanh một vấn đề của môn học. Nó là tài liệu tự học có hướng dẫn.
	+ Môđun dạy học được định hướng bởi hệ thống mục tiêu dạy học, được xác định cụ thể rõ ràng và có thể đo lường được.
	+ Môđun được chứa đựng test (test điều kiện, test trung gian, test kết thúc, nhờ cách này mà người ta đọc có thể tự kiểm tra (liên hệ ngược trong) người dạy có thể viết được trình độ tiến triển của sự lĩnh hội (liên hệ ngược ngoài).
	+ Tiếp cận này cho phép người học tiến theo nhịp độ thích hợp với khả năng của mình. Người học có thể lĩnh hội bằng nhiều con đường khác nhau, thực hiện bằng nhiều cách khác nhau để chiếm lĩnh cùng một nội dung. Môđun dạy học tương đối độc lập nhưng nó lại liên quan chặt chẽ với cái đi trước và cái đi sau nó về hoạt động của người học, người học học xong môđun trước mới được phép học môđun sau. Với cách tiếp cận này, người học có khả năng ứng vào các lĩnh vực khác nhau và nó thích hợp với hệ đánh giá theo tín chỉ, rất mềm dẻo.
3.3. Môđun giáo dục môi trường
	Một môđun giáo dục môi trường ngoài những đặc điểm của môđun dạy học ở trên, nó còn mang những nét riêng.
	- Một môđun giáo dục môi trường là một đơn vị mang tính độc lập tương đối, thiết kế chi tiết các việc làm giáo dục môi trường nhằm khai thác kiến thức (khái niệm) vốn có của sách giáo khoa, để đạt được mục tiêu giáo dục môi trường đề ra.
	- Một môđun giáo dục môi trường gồm bốn đặc trưng cơ bản:
	+ Nêu lên khái niệm sẵn có trong sách giáo khoa (với tình huống cụ thể có liên quan)
	+ Nêu rõ mục tiêu giáo dục môi trường, khai thác từ khái niệm trên.
	+ Nêu rõ từng việc làm của thầy và trò sao cho dễ kiểm tra và đánh giá (liên hệ ngược).
	+ Có tính mềm dẻo, thích ứng với nhiều tình huống khác nhau, nhưng đều đạt mục tiêu giáo dục môi trường.
	Để xây dựng được các môđun giáo dục môi trường, cần phải hiểu được các khái niệm về môi trường về nội dung giáo dục môi trường có thể khai thác từ các khái niệm đó. Sau đó vận dụng các phương pháp giáo dục môi trường, kết hợp với tình hình thực tế ở địa phương để thiết kế môđun giáo dục môi trường.
4. Một số địa chỉ tích hợp giáo dục môi trường trong chương trình môn công nghệ công nghiệp lớp 11.
TIẾT
PPCT
BÀI
TÊN BÀI
ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP
NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
18, 19
Bài 16
Công nghệ chế tạo phôi
Mục 2, phần I, II, III. Ưu nhược điểm của phương pháp đúc, rèn, hàn.
Biết được ảnh hưởng tiêu cực của các phương pháp đúc, rèn, hàn đối với môi trường không khí, nước, tiếng ồn, chất thải
20, 21
Bài 17
Công nghệ cắt gọt kim loại
Mục 1, phần I. Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt.
Biết được ảnh hưởng tiêu cực của phương pháp gia công kim loại bằng cắt gọt đối với môi trường chất thải, tiếng ồn, độ rung
23
Bài 19
Tự động hoá trong chế tạo cơ khí
Phần II. Các biện pháp bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí
Biết được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường và bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí.
24
Bài 20
Khái quát về động cơ đốt trong
Phần I. Sơ lược lịch sử phát triển của động cơ đốt trong.
Biết được động cơ đốt trong cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm và ảnh hưởng xấu đến môi trường.
25, 26
Bài 21
Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
Phần II, III. Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong 4 kì và 2 kỳ.
Biết được các biện pháp giảm độc hại của khí thải, nhiệt độ đối với môi trường.
28
Bài 23
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
Phần IV. Trục khuỷu
Biết được biện pháp dùng đối trọng để giảm rung động và tiếng ồn do động cơ gây nên.
29
Bài 24
Cơ cấu phân phối khí
Mục 2, phần II. Nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.
Biết được biện pháp dùng lò xo và điều chỉnh khe hở nhiết để giảm tiếng ồn do động cơ gây ra.
30
Bài 25
Hệ thống bôi trơn
Phần II. Hệ thống bôi tron cưỡng bức
Biết dầu bôi trơn trong động cơ cũng là một tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường.
33
Bài 26
Hệ thống làm mát
Phần I. Nhiệm vụ và phân loại
Biết được việc là mát động cơ là một biện pháp làm giảm nhiết độ đối với môi trường
34
Bài 27
Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng
Mục 2, phần II. Nguyên lý làm việc
Biết được biện phápdùng trong ống xả để làm giảm âm thanh và khí thải
35
Bài 28
Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ diezen
Mục 2, phần II. Nguyên lý làm việc
Biết được biện phápdùng trong ống xả để làm giảm âm thanh và khí thải
41, 42
Bài 34
Động cơ đốt trong dùng cho xe máy
Phần I. Đặc điểm và cách bố trí ĐCĐT trên xe máy.
Phần II. Đặc điểm của hệ thống truyền lực trêm xe máy.
Biết được ảnh hưởng của xăng, dầu, khí thải dùng cho xe máy cũng như vấn đề an toàn giao thông đường bộ
43, 44
Bài 36
Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp
Phần I. Đặc điểm và cách bố trí ĐCĐT trên máy nông nghiệp.
Phần II. Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy nông nghiệp.
Biết được ảnh hưởng của xăng, dầu, khí thải dùng cho máy nông nghiệp (ô nhiễm môi trường nước ruộng đồng) cũng như vấn đề an toàn giao thông.
46, 47
Bài 37
Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện
Phần I. Đặc điểm và cách bố trí ĐCĐT trên máy phát điện.
Phần II. Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy phát điện.
Biết được ảnh hưởng của xăng, dầu, khí thải, tiếng nổ dùng cho máy phát điện 
48, 49, 52
Bài 38
Thực hành: Vận hành và bảo dưỡng động cơ đốt trong.
Phần I. Vận hành động cơ đốt trong.
Phần II. Bảo dưỡng kỹ thuật động cơ đốt trong.
Thực hiện giảm chất thải rắn ra môi trường.
II. THIẾT KẾ CÁC MÔĐUN GDMT KHAI THÁC TỪ
KIẾN THỨC MÔN CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP LỚP 11
Môđun 1: Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
1.Tên bài học
 Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi.
Loại hình
Giáo dục môi trường khai thác từ kiến thức công nghệ 11.
Mục tiêu
Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.
Biết được phương pháp đúc cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường không khí, nước
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, từ đó có những hành động góp phần gìn giữ môi trường xanh – sạch – đẹp. 
Chuẩn bị
Hình ảnh không khí, sông hồ, đất đai bị ô nhiễm do nước thải của quá trình làm nguội sản phẩm đúc
Hệ thống các hoạt động
Hoạt động 1: Bản chất công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
Hoạt động của giáo viên( GV)
Hoạt động của học sinh( HS)
- GV đặt câu hỏi: Cho ví dụ 1 số sản phẩm đúc?
+ Như thế nào là đúc sản phẩm ?
+ Có những phương pháp đúc nào ?
- Những vật liệu nào có thể đúc ? 
- Nhận xét hình dạng kích thước các vật đúc ?Cho ví dụ cụ thể ?
HS trả lời: Ví dụ: trống đồng
+ Đúc là rót kim loại lỏng vào khuôn
+ Có nhiều phương pháp đúc khác nhau: Đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kloại
+ Các vật liệu có thể đúc: kim loại, hợp kim
+ Vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn
Hoạt động 2: Ưu, nhược điểm của phương pháp đúc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Đúc có những ưu, nhược điểm nào ?
- GV giải thích những khuyết tật của phương pháp đúc. 
* Tích hợp GDBV môi trường: - Khi nấu chảy kim loại, có các chất thải nào thải vào không khí? 
- Nước làm nguội các sản phẩm đúc cũng gây ô nhiễm nghiêm trọng nếu được thải trực tiếp vào môi trường.
- Đặt câu hỏi: Em hãy nêu cách biện pháp khắc phục.
-a. Ưu điểm : 
- Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau.
- Có thể đúc được vật thể từ vài gam đến vài trăm tấn ; có thể đúc được vật đúc có hình dạng và kết 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ap_dung_cac_modun_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_gian.doc