Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động Âm nhạc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động Âm nhạc

Như chúng ta đã biết, âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình cảm, cảm xúc của con người. Âm nhạc có ảnh hưởng đến đời sống con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.

Âm nhạc là loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm trong lịch sử loài người, gắn bó với con người và trở thành nhu cầu không thể thiếu. Âm nhạc phản ánh cuộc sống con người qua niềm vui, nỗi buồn, khát vọng, ước mơ của con người.

Ngành học Mầm non là nền móng đầu tiên cho sự nghiệp “Trồng người” chính vì vậy mà công tác chăm sóc và giáo dục trẻ hết sức quan trọng. Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em, hoạt động Âm nhạc có một vị trí rất quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non.

Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là sân chơi bổ ích, lý thú có sức lôi cuốn, hấp dẫn trẻ. Hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non không những mang đến cho trẻ những ấn tượng, cảm xúc mà còn giúp trẻ mở rộng những hiểu biết, kiến thức về âm nhạc, về cuộc sống và tạo cho trẻ sự tự tin, chủ động, linh động, sáng tạo.

Với trẻ mầm non âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm,âm nhạc của trẻ là thế giới diệu kì đầy cảm xúc. Trẻ có thể cảm nhận âm nhạc ngay từ trong bụng mẹ qua lời ru, những câu hát mộc mạc, gần gũi đã nuôi lớn tâm hồn trẻ thơ của trẻ. Thế giới âm nhạc muôn màu, muôn sắc tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về: Thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ.

 

doc 16 trang thuychi01 13602
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình cảm, cảm xúc của con người. Âm nhạc có ảnh hưởng đến đời sống con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm trong lịch sử loài người, gắn bó với con người và trở thành nhu cầu không thể thiếu. Âm nhạc phản ánh cuộc sống con người qua niềm vui, nỗi buồn, khát vọng, ước mơ của con người.
Ngành học Mầm non là nền móng đầu tiên cho sự nghiệp “Trồng người” chính vì vậy mà công tác chăm sóc và giáo dục trẻ hết sức quan trọng. Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em, hoạt động Âm nhạc có một vị trí rất quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. 
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là sân chơi bổ ích, lý thú có sức lôi cuốn, hấp dẫn trẻ. Hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non không những mang đến cho trẻ những ấn tượng, cảm xúc mà còn giúp trẻ mở rộng những hiểu biết, kiến thức về âm nhạc, về cuộc sống và tạo cho trẻ sự tự tin, chủ động, linh động, sáng tạo. 
Với trẻ mầm non âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm,âm nhạc của trẻ là thế giới diệu kì đầy cảm xúc. Trẻ có thể cảm nhận âm nhạc ngay từ trong bụng mẹ qua lời ru, những câu hát mộc mạc, gần gũi đã nuôi lớn tâm hồn trẻ thơ của trẻ. Thế giới âm nhạc muôn màu, muôn sắc tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về: Thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ.
Tuy nhiên mỗi con người, mỗi trẻ có khả năng cảm thụ âm nhạc khác nhau. Có cháu yêu âm nhạc đến say mê, có cháu lại rất thờ ơ với âm nhạc. Mức độ cảm thụ âm nhạc, yêu âm nhạc phần lớn do hoàn ảnh cuộc sống và giáo dục tạo nên. Âm nhạc chính là phương tiện giúp ta giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu mến âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động như: Ca hát, vận động, nghe hát, trò chơi âm nhạc.Giáo dục âm nhạc đem lại những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc dần dần hình thành trong tâm hồn và tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc cho trẻ, tạo cho trẻ lòng yêu âm nhạc, đây chính là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, thưởng thức, biết cách biểu diễn các tác phẩm âm nhạc ở những mức độ đơn giản.
Bên cạnh đó giáo dục âm nhạc được thực hiện phù hợp trong các hoạt động có chủ đích, mọi lúc mọi nơi có ý nghĩa rất lớn. Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong các hoạt động: Đón trẻ, thể dục sáng, hoạt động tạo hình, hoạt động làm quen với văn học, hoạt độnglàm quen với chữ cái, trò chơi với chữ cái, hoạt động làm quen với toán, hoạt động khám phá khoa học, các ngày hội, ngày lễ Nhờ đó cuộc sống của trẻ thêm vẻ hồn nhiên, mạnh dạn giúp trẻ phát triển về nhân cách.
Chính vì vậy mà nhà sư phạm Vxu – khôm – linxki đã đánh giá rất cao hiệu quả giáo dục toàn diện của âm nhạc “Chất lượng công việc giáo dục trong một nhà trường được xác định phần lớn bởi mức độ hoạt động âm nhạc trong hoạt động của nhà trường đó”.
Nhận thức đúng đắn và sâu sắc tác dụng của giáo dục âm nhạc đối với trẻ mẫu giáo mà tôi với vai trò là giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc, giáo dục những mầm non tương lai của đất nước, tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc năng cao chất lượng giáo dục trẻ, đây là yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động Âm nhạc”. Để thực hiện trong năm học 2015 - 2016 này.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trong công tác giáo dục trẻ em ở trường mầm non có rất nhiều nội dung và biện pháp thực hiện, nhưng với năm học này tôi đi sâu vào nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động Âm nhạc”. Nghiên cứu để tìm hiều về tác dụng kỹ năng của âm nhạc nhằm giúp trẻ phát triển tốt hơn về thẩm mỹ.
Để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, một số biện pháp phương pháp phù hợp với trẻ, giúp trẻ tiếp thu một cách khoa học đầy đủ. Đặc biệt là nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, sự mạnh dạn tự tin. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Tìm hiểu một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với các tác phẩm âm nhạc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
Với đề tài này tôi sẽ chọn một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp trực quan thính giác: Là phương pháp đặc thù của giáo dục âm nhạc, trong đó âm nhạc gợi lên những tâm trạng, cảm xúc, tình cảm đa dạng, gần gũi trẻ.
- Phương pháp dùng từ (giảng giải, chỉ dẫn): Đối với trẻ, lời nói cụ thể và có hình ảnh của giáo viên là một trong những phương tiện nhận thức đặc biệt, dễ hiểu.
- Phương pháp thực hành nghệ thuật: Trẻ hát, chơi trò chơi âm nhạc, vận động, sử dụng nhạc cụ, hoạt động sáng tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Muốn phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua âm nhạc, tôi phải dựa trên cơ sở lý luận sau:
*Cơ sở tâm lý:
Với mỗi trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc, hay một bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai.
Nội dung hoạt động âm nhạc trong trường mầm non là 1 phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động âm nhạc giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ PT toàn diện nhân cách.
* Cơ sở lí luận:
Ở tuổi mẫu giáo xúc cảm của trẻ phát triển khá nhanh tâm hồn trẻ nhạy cảm, dễ xúc cảm với những cảnh vật xung quanh. Vì vậy trẻ dễ nhận ra được những vẻ đẹp và biết cảm thụ cái đẹp, thích học múa hát. Trẻ đến với nghệ thuật một cách rất nhanh và tác động của nghệ thuật đối với trẻ thơ rất mạnh mẽ. Đa số trẻ 5 -6 tuổi đã biết nhận xét về âm nhạc như tính chất vui vẻ, nhộn nhịp, sôi nổi hay trầm tĩnh, êm dịu, nhịp nhanh chậm, cường độ to nhỏ, âm sắc nhạc cụ, giọng hát bạn, tiếng kêu của các con vật, tiếng vật gì gõ, tiếng đàn gì vang lên Trẻ hiểu được yêu cầu thể hiện sắc thái bài hát, thể hiện các động tác trong diêu múa, biết hòa mình với tập thể. Trong các vận động trò chơi trẻ thích làm gà, vịt, mèo, chim hót, thích làm ca sĩ Đặc biệt thích chơi với nhạc cụ. Tuy nhiên mức độ cảm thụ của trẻ rất khác nhau, một số cháu cồn nhút nhát không hứng thú tham gia vào hoạt động, khi hát còn không chính xác về giai điệu lời ca. Để phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ âm nhạc, trẻ hứng thú hoạt động tích cực đòi hỏi giáo viên phải nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. Sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học một cách cơ bản về khoa học sáng tạo như: phương pháp trực quan thính giác, phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành nghệ thuật và sử dụng các thủ thuật gây hứng thú. Kết hợp các hình thức khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc tính vừa sức, tuần tự liên tục, tự giác tích cực
Tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động khác một cách phù hợp, hiệu quả. Sưu tầm nguyên vật phế thải làm nhiều đồ dùng, đồ chơi tự tạo đẹp, phong phú để lôi cuốn trẻ
* Cơ sở thực tiễn:	
Hoạt động âm nhạc là một hoạt động được dạy xuyên suốt từ nhà trẻ đến mẫu giáo. Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó có tác động đến cả người nghe cả về âm nhạc và lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người và nó gần gũi với con người, được đông đảo công chúng yêu thích. Trong trường mầm non ca hát là một hoạt động thường xuyên, liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên khi trẻ ca hát thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí có trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp với nội dung. Mặt khác kĩ thuật hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, về âm vực tiết tấu. Vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cơ quan phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt là sự phối hợp giữa tai nghe và giọng hát chưa thật chủ động. Do đó trẻ hát chưa có tính nghệ thuật
2.2. Thực trạng của vấn đề
Bản thân tôi được BGH nhà trường phân công chủ nhiệm nhóm lớp 5 - 6 tuổi. Số trẻ là: 25 cháu (Trong đó có 15 cháu trai và 10 cháu gái). Ngay từ đầu năm học 2015 - 2016, khi nhận các cháu tôi cảm nhận được rằng khả năng âm nhạc của các cháu còn hạn chế. Các cháu còn nhút nhát, hát chưa chính xác. Chính vì thế trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1. Thuận lợi
Năm học 2015 – 2016 được sự phân công trực tiếp phụ trách nhóm lớp 5- 6 tuổi, bản thân tôi luôn nhận được sự ủng hộ, quan tâm nhiệt tình của Ban Giám Hiệu nhà trường, của các cấp lãnh đạo địa phương. 
- Có đội ngũ đồng nghiệp nhiệt tình, trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, luôn tạo điều kiện để học hỏi lẫn nhau trong công tác.
- Bản thân tôi cũng được tham gia lớp tập huấn đàn do sở giáo dục tổ chức.
- Trong quá trình công tác bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng tự học, tự rèn luyện. Biết ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc cung cấp kiến thức âm nhạc cho trẻ, luôn trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để làm sao đưa ra phương pháp dạy, giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách có hiệu quả nhất.
- Các cháu đi học được sắp xếp vào lớp theo đúng độ tuổi của mình.
- Phụ huynh thường xuyên quan tâm trao đổi về việc học tập của con em với cô giáo.
2.2.1. Khó khăn:	
* Về phía giáo viên:
- Đôi khi cô chưa tạo hứng thú cho trẻ khi học âm nhạc.
- Giáo viên ít khi sử dụng công nghệ thông tin vào việc dạy nhạc.
- Chưa biết tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ.
- Chưa có điều kiện để tổ chức cho trẻ đi thực tế tham quan, học tập.
- Chưa thực sự đầu tư về nghệ thuật, kĩ năng đánh đàn cho trẻ hát.
- Chưa lựa chọn các tác phẩm khi giới thiệu với trẻ. Các tác phẩm giới thiệu với trẻ còn nghèo nàn, đơn điệu và phụ thuộc vào chương trình chung. Chưa chịu khó sưu tầm các bài hát hay có tiết tấu hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi trẻ ở bên ngoài đưa vào để dạy trẻ.
- Môi trường cho trẻ hoạt động còn nghèo nàn, đồ dùng để phục vụ cho hoạt động âm nhạc còn hạn chế: chưa có phòng hoạt động âm nhạc, chưa có đầy đủ các nhạc cụ âm nhạc
* Về phía trẻ: 
- Ở nhóm lớp tôi phụ trách còn một số cháu nhút nhát, e dè không tích cực vào hoạt động.
- Một số trẻ mải chơi, thờ ơ, không hứng thú tập trung chú ý trong giờ học.
- Trẻ hát đúng giai điệu nhưng cảm nhận nhịp điệu chưa cao, chưa giữ được nhịp bài hát.
- Khi trẻ hát vận động thì trẻ chưa hòa quyện vận động của mình vào với vận động tập thể.
- Đa số trẻ vận động theo bài hát (Vỗ nhịp, phách..) chưa vỗ được nhịp của bài hát.
* Về phía phụ huynh: 
- Phần lớn phụ huynh chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của việc học, họ đang xem nhẹ ngành học mầm non. Một số phụ huynh tuy cũng có quan tâm tới việc học hát của trẻ, song phương pháp dạy trẻ hát chưa đúng phương pháp.Vì vậy chưa tạo điều kiện để trẻ phát huy hết khả năng của trẻ.
* Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát
Đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng ban đầu trên trẻ để nắm bắt khả năng âm nhạc của trẻ từ đó có các phương pháp biện pháp phù hợp.
TTT
Nội dung khảo sát
Số trẻ khảo sát
Kết quả khảo sát
Cháu đạt
Không đạt
T
K
TB
Y
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
11
Khả năng cảm thụ âm nhạc (tiết tấu, giai điệu)
25
4
6
8
2
10
40
3
12
22
Óc thẩm mĩ
25
5
20
6
4
10
40
4
16
33
Trẻ có trí nhớ
25
6
24
6
4
10
40
3
12
44
Trẻ có trí tưởng tượng
25
5
20
5
0
11
44
4
16
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Từ thực trạng trên, để có phương pháp dạy đúng và tạo hứng thú cho trẻ hoạt động tích cực trong giờ học Âm nhạc đồng thời phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ, tôi đã áp dụng một số biện pháp sau :
2.3. 1. Lên kế hoạch cụ thể:
- Trước tiên tôi sẽ lên kế hoạch tổ chức một cách có hệ thống như: Kế hoạch : Năm – Chủ đề - Tuần. Khi lập kế hoạch tôi luôn dựa vào kế hoạch, vào mục tiêu của năm học để phù hợp với khả năng của trẻ, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ:
+ Trẻ được vận động theo nhạc một cách tự do, không bị gò bó và theo ý thích của mình.
+ Trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi thông qua hoạt động với âm nhạc.
+ Cần dạy trẻ khả năng cảm nhận giai điệu, lời bài hát, hát đúng giai, điệu lời bài hát, vỗ tiết tấu nhịp nhàng phù hợp nhịp nhàng với bài hát.
+ Cần tạo cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động nghệ thuật, giúp trẻ năng động và tích cực hơn.
+ Cần khuyến khích, động viên tất cả trẻ đều tham gia.
+ Khuyến khích trẻ tự nghĩ ra các hình thức vận động, không áp đặt trẻ theo các khuôn mẫu.
+ Lựa chọn những bài hát mới lạ trong chương trình mầm non để đưa vào tổ chức hoạt động, vận động sáng tạo theo nhạc cho trẻ.
+ Tùy từng giai đoạn phát triển của trẻ mà tôi có thể đưa các hình thức vận động trong âm nhạc vào chương trình.
Ví dụ: Vào đầu năm học tôi chỉ luyện tập những hình thức đơn giản cho trẻ như: Vỗ theo nhịp, vỗ theo phách, lắc nhún, đung đưa người đơn giản. Qua giai đoạn tiếp theo tôi nâng mức khó hơn.
2.3. 2.Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ:
 - Để tiến hành hoạt động âm nhạc cần tạo ra một môi trừờng âm nhạc là rất cần thiết, cần phải tạo ra một môi trường với những đồ dùng và vận dụng.
- Tôi rà soát lại các đồ dùng đồ chơi, đồ hóa trang có trong lớp xem lại còn những đồ dùng gì?, những đồ dùng nào cần mua sắm và những đồ dùng nào có thẻ tự làm, tham mưu với Ban Giám Hiệu để bổ sung kịp thời cho trẻ.
- Tận dụng các nguyên vật liệu để làm đồ chơi cho trẻ: Ngoài những đồ dùng đồ chơi mua, tôi cũng tận dụng các nguyên vật vật liệu ở dạng phế liệu có sẵn ở địa phương như: Vỏ hến, tre nứa, những thanh gỗ nhỏ, gáo dừa... làm dụng cụ gõ đệm trong tiết tấu và sử dụng giấy gói hoa, giấy báo, những mảnh vải vụn để làm trang phục biểu diễn cho trẻ.
Ví dụ: Tôi dùng những tờ báo được cắt tỉa uốn lượn và xếp thành váy có nhiều tầng, sau đó tôi dán lại và tạo thành váy từ tờ báo. Để chiếc váy thêm đẹp hơn tôi sẽ dùng gắn thêm 1 cái nơ thật xinh xắn vào váy. 
Ví dụ: Các mảnh vải vụn tôi sẽ chọn những mảnh vải có màu sắc khác nhau để may thành một bộ váy thật bắt mắt và đẹp.
- Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để trẻ thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ được làm quen, được ôn luyện. Vì vậy, tôi luôn tận dụng diện tích phòng học và chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học và thoải mái cho trẻ.
Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động âm nhạc mà trọng tâm là hát vận động và múa minh họa thì tôi luôn tổ chức ở phòng hoạt động âm nhạc để trẻ có thể tự mình soi gương và tự mình chỉnh sửa các động tác và múa đẹp hơn. Từ đó kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
- Tôi luôn chú ý đến khả năng phát âm của trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai kịp thời cho trẻ.
- Trước khi tôi tổ chức hoạt động tôi cũng phải tự mình chuẩn bị các dụng cụ và nhạc cụ âm nhạc như: các dụng cụ bát, chén; các nắp lon bỏ đá vào trong, các phách bằng tre, nhạc để giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách chính xác nhất.
- Tôi luôn thay đổi trang trí góc âm nhạc thật sinh động theo chủ đề để gây sự thu hút với trẻ. Góc âm nhạc là nơi trẻ có thể để trẻ thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể cảm thụ âm nhạc, ôn luyện, củng cố và vận dụng những kĩ năng âm nhạc qua các trò chơi. Tại đây trẻ tự hát hay vận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ một cách hứng thú và sáng tạo.
VD: Chủ đề “Gia đình” tôi làm dụng cụ dưới dạng các đồ dùng trong gia đình. 
Chủ đề “Thế giới động vật” tôi làm mũ múa các con vật ngộ nghĩnh.
Với việc trang bị đủ, phong phú, đa dạng đồ dùng đồ chơi đã kích thích trẻ hứng thú, tham gia vào vận động một cách sáng tạo và linh hoạt.
2.3. 3. Lựa chọn các nội dung và tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt.
Để tổ chức hoạt động âm nhạc có hiệu quả cao, tôi phải xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với lớp mình, với điều kiện thực tế ở địa phương, của nhà trường. Vì vậy trước khi bắt đầu hoạt động âm nhạc tôi luôn xác định rõ nội dung trọng tâm và nội dung kết hợp. Lựa chọn những bài hát ngắn gọn, dễ hiểu có nội dung gắn với các chủ đề trong chương trình Giáo dục Mầm non.
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật” khi dạy với đề tài “Chú mèo con” tôi làm giả tiếng mèo kêu và đội mũ múa mèo để gây sự hứng thú cho trẻ. Tìm cách vào bài sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ.
Ví dụ: Chủ đề “nghề nghiệp” khi dạy với đề tài: “Chú bộ đội”, tôi hóa trang và đóng vai chú bộ đội để gây sự hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Chủ đề “Bản thân” khi dạy với đề tài: “Tập rửa mặt”, tôi sẽ cho trẻ xem video cảnh trẻ đang rửa mặt.
Ví dụ: Chủ đề “Gia đình” tôi lựa chọn các bài hát “Cả nhà thương nhau”, “Tổ ấm gia đình”, “Cháu yêu bà”
 Những bài hát cho trẻ nghe cần phải phản ánh hiện thực gần gũi xung quanh trẻ
- Tôi còn tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm.
Ví dụ: Khi trọng tâm là dạy hát động vận thì tôi tổ chức cho trẻ vừa múa vừa hát, múa theo từng tổ, nhóm dựa theo các hình thức khác nhau.
3.3.4. Sử dụng các bài hát trong hoạt động học, nghe hát và dạy VĐ.
- Các bài hát trong chương trình mầm non rất phong phú về tính chất và thể loại bao gồm: các bài hát hành khúc, trữ tình, bài hát vui. Mỗi thể loại đều có tính chất riêng, có những bài hát mang tính chất êm dịu, nhẹ nhàng, với những giai điệu mênh mang, dàn trải. Có những bài hát sôi nổi, hài hước, hóm hỉnh... Vì vậy khi sử dụng những bài hát trong chương trình giáo dục mầm non tôi phải phân biệt được thể loại trong bài hát này, nghiên cứu, tìm hiểu kỹ nội dung của bài hát, có như vậy mới thể hiện được tính chất, nội dung, tư tưởng, tình cảm của từng tác phẩm.
- Hoạt động nghe nhạc trong chương trình giáo dục âm nhạc nói chung và cho trẻ mẫu giáo nói riêng được thể hiện ở nội dung kết hợp. Nghe trực tiếp từ giọng hát của cô là phương tiện hiệu quả nhất đem lại về ấn tượng âm nhạc sâu sắc cho trẻ. Vì vậy khi cho hát cho trẻ nghe một bài nào đó tôi phả tìm hiểu, luyện tập thật kỹ để khi biểu diễn phải hát chính xác, tự nhiên và thể hiện đúng tính chất và thể loại của tác phẩm.
 Ví dụ: Khi cho trẻ nghe bài hát “inh lả ơi” vì đây là dân ca thái nên tôi sẽ lựa chọn trang phục váy thái và thể hiện ca khúc chậm rãi, nhẹ nhàng, tự nhiên thể hiện đúng giai điệu của dân ca thái. Qua bài hát tôi cũng có thể giới thiệu cho trẻ biết về văn hóa, về trang phục của người thái rất dẹp và rất đặc sắc.
- Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và các động tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo nhạc. Tùy vào tính chất nhịp điệu của bài hát mà tôi có thể lự chọn những hình thức vận động phù hợp. Dựa vào tiết tấu trong bài hát tôi có thể cho trẻ vận động bằng hình thức gõ đệm theo tiết tấu nhanh, chậm, tiết tấu phối hợp với bài hát sao cho phù hợp. 
Ví dụ: bài “Sắp đến tết rồi” tôi cho trẻ vận động theo hình thức gõ đệm theo tiết tấu nhanh hoặc theo tiết tấu phối hợp. Với bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” tôi cho trẻ vận động theo hình thức gõ đệm theo tiết tấu chậm, vừa phải.
Đối với dạng vận động theo nhạc bằng các động tác múa, tôi cần dựa vào tính chất, nhịp điệu, lời ca bài hát. Tôi sẽ chọn những hình ảnh đẹp có trong lời ca để xây dựng động tác sao cho động tác phải chính xác, đẹp, gây ấn tượng cho trẻ. Các động tác xây dựng phải phù hợp với hình tượng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_tham_my_ch.doc