Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển nhận thức thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua môn Tạo hình

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển nhận thức thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua môn Tạo hình

Trẻ 5 tuổi hình thành kiểu tư duy mới trực quan sơ đồ giúp trẻ hiểu được những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng. Đây là một bước ngoặc trong sự phát triển tư duy của trẻ chuyển từ tính hình tượng sang tính trừu tượng. Ở tuổi này do sự phát triển về thể lực, cơ bắp và sự khéo léo của vận động, trẻ đã có khả năng tạo nên các đường nét với tính chất khác nhau khá phức tạp. Cùng với sự tăng lên ngày càng phong phú của các kinh nghiệm nhận thức, các ấn tượng, xúc cảm, tình cảm, trẻ bắt đầu nhận ra được sự hạn chế và vẻ hấp dẫn của các hình vẽ khái quát với những đường nét đơn điệu, sơ lược. Đặc biệt trẻ ở tuổi này khá linh hoạt trong việc biến đổi, phối hợp tính chất của đường nét và hình thể để thể hiện hình vẽ độc đáo, rất riêng của mỗi hình tượng, sự vật cụ thể. Trẻ 5 tuổi đã có vốn hiểu biết phong phú về cảm giác màu sắc, đã có khả năng độc lập quan sát để thấy được vẻ linh hoạt trong sự thay đổi màu sắc của các sự vật hiện tượng trong hiện thực và làm quen qua quá trình tri giác với một số cách phối hợp màu sắc.

Tính tích cực quan sát, nhận thức chính là điều kiện giúp trẻ biết sử dụng màu sắc một cách sinh động để thể hiện một cách sáng tạo nội dung tác phẩm, qua đó mà biểu lộ suy nghĩ, tình cảm, ước mơ của mình qua những sản phẩm tạo hình. Hoạt động tạo hình của trẻ là hoạt động trẻ sử dụng hệ thống các biểu tượng mỹ thuật mang tính hình học không gian đa dạng để thể hiện những cảm xúc và tình cảm chính bản thân trẻ. Cảm nhận mỹ thuật qua tranh vẽ vừa là sự cảm nhận về cái đẹp của tác phẩm thông qua cảm giác và tri giác. Đồng thời vừa là quá trình tiếp nhận vào bên trong của những cảm xúc phán đoán. Vì vậy hoạt động tạo hình có giá trị giáo dục rất lớn đối với trẻ mẫu giáo.

Trẻ em nói chung đều thích hoạt động tạo hình nhất là vẽ tranh mặc dù đó là những bức tranh vẽ theo cảm hứng, dẫu động tác còn vụng về nhưng trẻ vẫn muốn thể hiện tài năng của mình. Trẻ được tự do tưởng tượng, bộc lộ niềm vui, ý thích của mình trong tranh. Cha mẹ, cô giáo và cảnh vật luôn là đối tượng trẻ muốn thể hiện đầu tiên và là hình tượng nghệ thuật quan trọng, có tác động gợi mở khả năng hội họa của trẻ. Bồi dưỡng năng lực hội họa cho trẻ cần được bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ tuổi.

Người lớn cần hướng dẫn trẻ vẽ một cách phù hợp, đúng với lứa tuổi kết hợp với rèn kỹ năng cơ bản để khai thác và phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo cũng như năng lực bên trong của trẻ. Những hoạt động vẽ tranh đối với trẻ mẫu giáo vừa có giá trị giáo dục sâu sắc, vừa tích hợp được tất cả các lĩnh vực phát triển khác.

Vì vậy đứng trên cương vị là một cô giáo chúng ta phải tìm ra các giải pháp, biện pháp giúp cho trẻ mầm non của mình lĩnh hội được những kiến thức cô truyền đạt và thể hiện trên sản phẩm của mình một cách sáng tạo, riêng biệt không mang tính khuôn mẫu. Qua hoạt động tạo hình trẻ phát triển được cả về thể chất, tình cảm xã hội, thẩm mỹ, nhận thức và ngôn ngữ.

 

doc 31 trang hoathepmc36 8785
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển nhận thức thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua môn Tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG ANA
TRƯỜNG MẪU GIÁO EANA
___________________________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC THẨM MỸ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA MÔN TẠO HÌNH
 TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ LỆ THỦY
 CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN
 NĂM HỌC 2014 – 2015
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
2. Mục tiêu, nhiệm vụ chọn đề tài:
3. Đối tượng nghiên cứu:
4. Phạm vi nghiên cứu:
5. Phương pháp nghiên cứu:
II. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lí luận thực hiện đề tài:
2. Thực trạng:
a. Thuận lợi, khó khăn:
b. Thành công, hạn chế:
c. Mặt mạnh, mặt yếu:
d. Nguyên nhân:
e. Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng:
3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của các giải pháp, biện pháp:
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp:
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
e. Kết quả khảo nghiệm:
4. Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm:
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
2. Kiến nghị:
I. MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Hoạt động tạo hình là một trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Xã hội có văn minh, hiện đại, có nhiều công trình xây dựng với những kiểu lối kiến trúc đẹp cùng với những phương tiện máy móc hiện đại như ngày nay là có phần đóng góp không nhỏ của hoạt động tạo hình.
Hoạt động tạo hình ra đời từ rất sớm. Từ xa xưa con người đã biết mô tả lại cuộc sống của mình qua những bức tranh, những hình vẽ trên vách đá với rất nhiều hình ảnh sống động như cảnh săn bắn, trồng trọt hay nhảy múa, những đàn súc vật, muôn thú, cỏ câyCác nhà khảo cổ học đã tìm thấy những tượng đá, tượng đồng, những đền đá có hình trạm trổ nằm trong lòng đất đó là kết quả tạo hình của loài người từ hàng nghìn năm về trước. Nó gắn liền với nền văn minh, văn hóa – Tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người. Trong đời sống con người hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật, góp phần đem đến cái đẹp làm phong phú cho đời sống con người. Hoạt động tạo hình còn là phương tiện quan trọng trong giáo dục trẻ. Nó tác động to lớn trong việc hình thành và phát triển tính cách cho trẻ Mầm non. Tác động trực tiếp đến năm mặt giáo dục của trẻ ở tuổi MN. Một nhà giáo dục Xô Viết đã nói: “ Phải giáo dục cho trẻ biết yêu cái đẹp từ tuổi bé nhất vì nó là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người”
Với câu nói trên một lần nữa khẳng định rằng tạo hình là một trong những môn học quan trọng nhất trong trường Mầm non. Nó giúp trẻ phát triển và hình thành nhân cách, chức năng tâm lý hình thành ở trẻ tình yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cái đẹpTừ đó hình thành các kỹ năng, kỹ sảo, năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, sáng tạo, phát triển khả năng tri giác về hình dáng, cấu trúc, màu sắc của sự vật hiện tượng bằng mắt một cách có chủ đích. Khi tham gia các hoạt động tạo hình trẻ tái tạo lại bằng hình tượng của sự vật, hiện tượng quen thuộc mà trước đó trẻ đã tri giác được. Góp phần đáng kể trong việc tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, phát huy tính tích cực tư duy trực quan hình tượng. Thông qua đó ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển, hoàn thiện dần cảm xúc. Thẩm mỹ và tính kiên trì bền bỉ, khéo léo nay rất quan trọng bởi tình yêu đối với cái đẹp là bậc cao của con người, tình cảm đó không phải là bẩm sinh, không có sẵn trong mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ. Một em bé sẽ không có được tình yêu cái đẹp nếu chúng ta không tạo điều kiện để em bé đó được tiếp xúc với nhiều cái đẹp xung quanh, không làm cho những đặc điểm sinh động, phong phú của các sự vật hiện tượng lọt vào các giác quan của trẻ. 
Ở trong trường Mầm non hoạt động tạo hình bao gồm nhiều hoạt động như: Vẽ, nặn, cắt, xé, dán. Đây là một môn học được Ngành giáo dục – Đào tạo cũng như các trường Mầm non trên cả nước rất quan tâm, đầu tư bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cũng như về cơ sở vật chất.
Xong việc thực hiện chuyên đề của đội ngũ giáo viên vẫn còn nhiều mặt hạn chế dẫn đến kết quả đạt được trên trẻ còn thấp như: Trẻ không hứng thú với hoạt động tạo hình, sản phẩm tạo hình tạo ra mang tính chất rập khuôn không sáng tạo, qua hoạt động tạo hình trẻ chưa thực sự phát triển về năm mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi rất trăn trở và mong muốn tìm ra được giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng lĩnh hội của trẻ về hoạt động tạo hình cũng như góp hạt muối nhỏ vào biển khơi kỹ năng truyền đạt tri thức cho trẻ trong ngành học của chúng ta.
Đó là lý do tôi chọn đề tài: Một số biện pháp phát triển nhận thức cho trẻ thông qua môn tạo hình, lứa tuổi 5-6 tuổi cụ thể là lớp Lá 1 trường Mẫu giáo Eana – Xã Eana – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đắk Lắk.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ chọn đề tài:
Mục tiêu:
- Nâng cao chất lượng giảng dạy hoạt động tạo hình cho giáo viên mần non
- Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu cơ sở lý luận của sự hứng thú và đặc điểm nhận thức của trẻ về phương pháp dạy hoạt động tạo hình và xếp hình.
- Nghiên cứu thực nghiệm: Thực trạng của việc áp dụng các phương pháp trong môn tạo hình và hứng thú của trẻ với môn học.
- Nghiên cứu việc ứng dụng: Đề xuất các biện pháp thông qua việc nghiên cứu, đánh giá đúng để rút ra kết luận, tìm ra được những biện pháp hay, phương pháp dạy tích cực, tác động tốt đến trẻ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và phát huy hết khả năng ở trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp phát triển nhật thức thông qua môn tạo hình cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi
4. Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp Lá 1 trường Mẫu Giáo Eana - Huyện Krông Ana – Tỉnh Đắk Lắk
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp ứng dụng thực nghiệm giáo dục
- Phương pháp đánh giá kết quả.
II. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lí luận thực hiện đề tài:
Hoạt động tạo hình là một trong những nội dung giáo dục thẩm mỹ nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo, thông qua đó phát triển cảm giác, tri giác, phát triển khả năng cảm thụ và khả năng sáng tạo, đồng thời còn là sự biểu lộ thái độ, tình cảm yêu ghét của trẻ đối với thế giới xung quanh.
Đối với trẻ, thế giới xung quanh thật mới mẻ và lý thú, trẻ luôn muốn thông qua mọi phương tiện để biểu đạt những cảm xúc của mình. Trong điều kiện khả năng ngôn ngữ phát triển chưa hoàn toàn hoàn thiện thì tạo hình là phương tiện biểu đạt hiệu quả nhất, lý thú nhất, đặc biệt là với trẻ ở gần tuổi đi học lớp 1.
Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ đã tiếp thu một lượng tri thức đáng kể về thế giới xung quanh do trẻ trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy hoặc do người lớn kể lại qua các câu chuyện, phim ảnh. Từ đó thế giới biểu tượng của trẻ cũng phong phú dần lên và làm nẩy sinh tính ham hiểu biết, hứng thú nhận thức, muốn khám phá những điều mới lạ. Xuất phát từ đó trẻ bắt đầu quan tâm đến các kiểu hình dáng, cách trang trí, thiết kế, bỗng kết hợp lại với nhau và được trẻ thể hiện qua sản phẩm tạo hình một cách tượng trưng. Những nét vẽ nghuệch ngoạc, hồn nhiên hết sức bình dị nhưng rất cần thiết trong quá trình hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp và khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Từ những sản phẩm đó thể hiện lên cảm xúc, tình cảm, ước mơ của trẻ.
Lứa tuổi này là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, trí tưởng tượng bay bổng, khả năng liên tưởng mạnh. Vì vậy, đây là giai đoạn tối ưu, là “Mảnh đất” màu mỡ để gieo sự sáng tạo. Mọi trẻ em đều tiềm ẩn năng lực sáng tạo, sự sáng tạo của trẻ không giống sự sáng tạo của người lớn. Sáng tạo của ngời lớn là tạo ra cái mới, cái độc đáo, gắn với tính chủ đích, có tính bền vững và thường là kết quả của quá trình nỗ lực tìm tòi. Sự sáng tạo của trẻ em lại khác, thường bắt đầu bằng sự tái tạo, bắt chước, mô phỏng và thường không có tính chủ đích. Sự sáng tạo của trẻ phụ thuộc nhiều vào cảm xúc, tình huống và thường kém bền vững. Do đó tranh vẽ của trẻ nhỏ chưa phải là những tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Trẻ sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì, không biết sợ, không biết tới khó khăn trong miêu tả. Đối tượng mà trẻ chọn để miêu tả thường là cái trẻ thích, trẻ muốn chứ không phải là cái dễ miêu tả.
Mối quan tâm chính trong sản phẩm của trẻ tập trung vào sự thể hiện, biểu cảm chứ chưa phải là hình nghệ thuật thực sự của tác phẩm. Trẻ cũng không quan tâm nhiều đến sự đánh giá thẩm mỹ của người xem mà chỉ cố gắng truyền đạt, giúp người xem hiểu được những suy nghĩ, thái độ tình cảm của mình qua những gì được miêu tả.
Tính không chủ định cũng là một đặc điểm tâm lý rất đặc trưng tạo cho sản phẩm của trẻ có vẻ hấp dẫn riêng. Do đó, trẻ chưa có khả năng độc lập suy tính công việc một cách chi tiết, các ý định miêu tả của trẻ thường nảy sinh một cách tình cờ.
Ban đầu là những kiến thức, kỹ năng cơ bản, theo thời gian, qua luyện tập, dần dần trẻ tích lũy được kinh nghiệm và phát triển khả năng thẩm mỹ, năng khiếu thẩm mỹ. 
Trẻ 5 tuổi hình thành kiểu tư duy mới trực quan sơ đồ giúp trẻ hiểu được những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng. Đây là một bước ngoặc trong sự phát triển tư duy của trẻ chuyển từ tính hình tượng sang tính trừu tượng. Ở tuổi này do sự phát triển về thể lực, cơ bắp và sự khéo léo của vận động, trẻ đã có khả năng tạo nên các đường nét với tính chất khác nhau khá phức tạp. Cùng với sự tăng lên ngày càng phong phú của các kinh nghiệm nhận thức, các ấn tượng, xúc cảm, tình cảm, trẻ bắt đầu nhận ra được sự hạn chế và vẻ hấp dẫn của các hình vẽ khái quát với những đường nét đơn điệu, sơ lược. Đặc biệt trẻ ở tuổi này khá linh hoạt trong việc biến đổi, phối hợp tính chất của đường nét và hình thể để thể hiện hình vẽ độc đáo, rất riêng của mỗi hình tượng, sự vật cụ thể. Trẻ 5 tuổi đã có vốn hiểu biết phong phú về cảm giác màu sắc, đã có khả năng độc lập quan sát để thấy được vẻ linh hoạt trong sự thay đổi màu sắc của các sự vật hiện tượng trong hiện thực và làm quen qua quá trình tri giác với một số cách phối hợp màu sắc.
Tính tích cực quan sát, nhận thức chính là điều kiện giúp trẻ biết sử dụng màu sắc một cách sinh động để thể hiện một cách sáng tạo nội dung tác phẩm, qua đó mà biểu lộ suy nghĩ, tình cảm, ước mơ của mình qua những sản phẩm tạo hình. Hoạt động tạo hình của trẻ là hoạt động trẻ sử dụng hệ thống các biểu tượng mỹ thuật mang tính hình học không gian đa dạng để thể hiện những cảm xúc và tình cảm chính bản thân trẻ. Cảm nhận mỹ thuật qua tranh vẽ vừa là sự cảm nhận về cái đẹp của tác phẩm thông qua cảm giác và tri giác. Đồng thời vừa là quá trình tiếp nhận vào bên trong của những cảm xúc phán đoán. Vì vậy hoạt động tạo hình có giá trị giáo dục rất lớn đối với trẻ mẫu giáo.
Trẻ em nói chung đều thích hoạt động tạo hình nhất là vẽ tranh mặc dù đó là những bức tranh vẽ theo cảm hứng, dẫu động tác còn vụng về nhưng trẻ vẫn muốn thể hiện tài năng của mình. Trẻ được tự do tưởng tượng, bộc lộ niềm vui, ý thích của mình trong tranh. Cha mẹ, cô giáo và cảnh vật luôn là đối tượng trẻ muốn thể hiện đầu tiên và là hình tượng nghệ thuật quan trọng, có tác động gợi mở khả năng hội họa của trẻ. Bồi dưỡng năng lực hội họa cho trẻ cần được bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ tuổi.
Người lớn cần hướng dẫn trẻ vẽ một cách phù hợp, đúng với lứa tuổi kết hợp với rèn kỹ năng cơ bản để khai thác và phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo cũng như năng lực bên trong của trẻ. Những hoạt động vẽ tranh đối với trẻ mẫu giáo vừa có giá trị giáo dục sâu sắc, vừa tích hợp được tất cả các lĩnh vực phát triển khác.
Vì vậy đứng trên cương vị là một cô giáo chúng ta phải tìm ra các giải pháp, biện pháp giúp cho trẻ mầm non của mình lĩnh hội được những kiến thức cô truyền đạt và thể hiện trên sản phẩm của mình một cách sáng tạo, riêng biệt không mang tính khuôn mẫu. Qua hoạt động tạo hình trẻ phát triển được cả về thể chất, tình cảm xã hội, thẩm mỹ, nhận thức và ngôn ngữ.
2. Thực trạng:
a. Thuận lợi, khó khăn:
Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của PGD&ĐT Huyện Krông cũng như BGH trường Mẫu giáo Eana về cơ sở vật chất lớp học có bàn ghế đầy đủ phục vụ cho việc học tập
- Được phụ huynh học sinh quan tâm chăm lo việc học tập, đóng góp các khoản đầy đủ để lớp học trang bị đồ dùng và dụng cụ học tập kịp thời.
- Học sinh đúng độ tuổi, không có học sinh khuyết tật
- Lớp học rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng cho cô và trẻ học tập và giảng dạy.
- Hai cô giáo dạy lớp đều đã đạt trình độ trên chuẩn.
Khó khăn:
- Lớp có 24 học sinh trong đó có đến 17 cháu là dân tộc thiểu số (Ê đê và Mường)
- Nhiều cháu người dân tộc còn chưa biết và hiểu tiếng phổ thông
- Nhiều gia đình còn rất nghèo và khó khăn trong việc đóng góp các khoản tiền khi cho con đến lớp.
- Hai cô giáo giảng dạy lớp đều là người kinh không biết tiếng Ê đê
b. Thành công, hạn chế:
Thành công:
- Trẻ hứng thú hơn với môn học, hoàn thành sản phẩm của mình một cách sáng tạo, riêng biệt.
Những bông hoa trong bức tranh trẻ đã vẽ thêm mắt, mũi, miệng làm cho bức tranh sinh động hơn rất nhiều. Lá không nhất thiết là phải màu xanh lá cây và nên của bức tranh không nhất thiết là phải màu xanh da trời
- Qua hoạt động vẽ trẻ củng cố lại được kiến thức đã học: Con heo (lợn) là loài động vật có 4 chân, mũi to tròn, được nuôi trong gia đình.
Con heo được vẽ một cách sống động với màu sắc tuy không hiện thực hóa nhưng lại rất bắt mắt và thể hiện được cá tính của chủ nhân bức tranh là rất yêu con vật gần gũi này.
- Trẻ yêu cái đẹp thích tạo ra cái đẹp:
Nhìn bức tranh trên thấy rõ khung cảnh rất đẹp của con vật thân thương đang dạo chơi trong vườn có đủ cả hoa và bướm với bầu trời trong xanh. Cho người xem thấy được tâm trạng rất thích thú và tươi vui của “tác giả”.
- Cơ tay của trẻ đã phát triển hơn, khéo léo hơn trong việc thực hiện các tác phẩm của chính mình
Bức tranh là cảnh tượng các bạn đang vui chơi trò chơi kéo co, với sắc màu hồng mang tính chủ đạo toát lên cái gì đó dễ thương, nền đất không còn là màu nâu nữa nó đã được biến tấu thành màu tím nhưng cũng không có gì là bất hợp lý cả đối với một đứa trẻ phải không nào?!.
- Đam mê với hoạt động tạo hình, trẻ có thể biến bất cứ chỗ nào thành nơi để “sáng tác” ra những “tác phẩm” của riêng mình
Hạn chế: 
- Giáo viên chưa phát huy hết được khả năng vận dụng phương pháp, biện pháp trong việc truyền đạt, xây dựng hoạt động tạo hình hấp dẫn, lôi cuốn.
- Số lượng trẻ có sản phẩm tạo hình đạt yêu cầu còn ít, chưa có sự sáng tạo, bố cục chưa hợp lý, khả năng xé dán cũng còn nhiều hạn chế, chưa biết nhận xét sản phẩm tạo hình, mơ hồ trong việc đặt tên cho sản phẩm của mình
- Công tác phối kết hơp với phụ huynh học sinh trong việc rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ còn chưa thật sự được quan tâm. 
c. Mặt mạnh, mặt yếu:
Mặt mạnh:
- Trang thiết bị phục vụ cho cô và trẻ tương đối đầy đủ: Bàn ghế, giấy màu, bút màu, bút chì, vở vẽ, hồ dán, kéo, bảng, phấn
- Trẻ đủ độ tuổi và đi học đều
- Giáo viên nhiệt tình, 2/2 GV đạt trình độ Đại học
Mặt yếu:
- Các tác phẩm hội họa, tranh mẫu, đối tượng quan sát cho trẻ còn hạn chế hầu hết là do cô tự vẽ hoặc xé dán, nặn lấy.
- Trẻ là người dân tộc thiểu số chiếm hơn nửa lớp (17/24 trẻ)
- Đầu tư xây dựng hoạt động tạo hình còn chưa phong phú, khả năng tạo hình của GV có hạn nên việc tạo ra các sản phẩm tạo hình cho trẻ quan sát, chiêm ngưỡng còn ít.
Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng:
Nội dung
Kết quả thực trạng
Số lượng (24)
Tỷ lệ (%)
Số trẻ có sản phẩm vẽ đạt yêu cầu trở lên
10
41,6
Số trẻ có sản phẩm nặn đạt yêu cầu trở lên
9
37,5
Số trẻ có sản phẩm cắt, xé, dán đạt yêu cầu trở lên
5
21
d. Nguyên nhân:
Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy giáo viên mầm non chưa thật sự coi trọng môn tạo hình. Chúng ta vẫn không coi hoạt động tạo hình là một trong những môn học quan trọng, mà cho là môn thứ yếu đứng sau môn Làm quen với Toán và môn Làm quen chữ cái.
Từ những suy nghĩ đó chính GV đã không quan tâm xây dựng, thiết kế phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ. Các tiết dạy tạo hình hầu như đơn điệu, rập khuôn, không phong phú làm cho sự sáng tạo của trẻ cũng bị ảnh hưởng theo.
Một khi giáo viên có kỹ năng tạo hình yếu thì việc truyền đạt cho trẻ cũng sẽ hạn chế. Nguy hiểm hơn là giáo viên lại suy nghĩ rằng “Muốn vẽ đẹp thì phải có năng khiếu chứ đâu phải ai cũng vẽ được, nếu thế thì ai mà chả là họa sỹ!”. Câu nói này không hoàn toàn là sai nhưng cũng không đúng hết bởi lẽ nếu năng khiếu không có ta có thể nhờ đến công nghệ thông tin: Chụp, chiếu, photo, sưu tầm hay làm “Họa sỹ đồ” như tôi vẫn hay làm. Nói chung là có rất nhiều cách để khắc phục nhược điểm năng khiếu của mình, nhưng do ngại tìm tòi và quỹ thời gian của giáo viên mầm non hạn hẹp đã góp phần làm cho kết quả hoạt động tạo hình trên trẻ còn thấp.
Lý do nữa đó là việc tuyên truyền vận động phụ huynh quan tâm đến con em, tạo điều kiện cho con có cơ hội được vẽ, nặn, xé, dán, cắtở nhà còn chưa được phụ huynh hưởng ứng.
e. Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng:
Với một lớp Lá có 24 em học sinh trong đó 17 em là người dân tộc Êđê và Mường. Nhiều cháu còn chưa nói và giao tiếp bằng tiếng Phổ thông được. Gia đình các em còn nhiều khó khăn cơm ăn chưa đủ no, áo mặc chưa đủ ấm. Giáo viên lại không biết tiếng Êđê đã tạo ra nhiều khó khăn trong công tác giảng day:
- Các cháu người dân tộc hầu hết tiếp thu bài chậm hơn những cháu người kinh. Gia đình người dân tộc hầu hết không quan tâm đến việc học tập của con, không đưa con cái đi học nên việc trao đổi tình hình học tập của các em gặp nhiều khó khăn. Nhiều phụ huynh còn không biết chữ nên vấn đề kèm cặp con ở nhà là rất hạn chế.
- Nhiều cháu chưa biết và hiểu tiếng Phổ thông làm cho việc giao tiếp, giảng dạy của giáo viên và trẻ trở nên bất đồng. Từ đó đem lại kết quả giảng dạy cũng như các hoạt động trong ngày không đạt yêu cầu đặt ra.
- Nhiều gia đình còn nghèo khổ nên họ lo việc kiếm sống là chủ yếu và không mấy quan tâm đến việc học tập của con cái.
- Hai cô giáo đều không biết tiếng Êđê nên đôi lúc không gần gũi trao đổi, trò chuyện với những trẻ người dân tộc. Cũng như không thể dạy các cháu nói, phát âm tiếng Phổ thông.
- Giáo viên chưa phát huy hết khả năng vận dụng phương pháp, biện pháp trong việc truyền đạt, xây dựng hoạt động tạo hình hấp dẫn, lôi cuốn: Hầu hết giáo viên dạy một cách rập khuôn cứng nhắc, không đổi mới cách mở bài, hình thức tạo hình cứ quay đi quay lại kiểu hát một bài rồi trò chuyện dẫn dắt vào bài. Hình thức chỉ vẽ, nặn, cắt dán trên những nguyên liệu cũ như giấy mà không sáng tạo ra những hình thức ví dụ như:
Làm con bướm bằng lá cây, bằng vỏ sò, bằng cánh hoa khô.
Làm con ếch bằng vỏ chai nước ngọt, bằng vỏ con nghêu, bằng đá cuội
Cô và trẻ cùng làm chứ cô không ôm đồm làm một mình. Đừng sợ trẻ làm sai mà hãy để trẻ có cơ hội thử thách khả năng của mình, qua đó trẻ có cơ hội sáng tạo mà đôi khi ta không ngờ tới được.
- Số sản phẩm tạo hình đạt yêu cầu còn ít vì khi tổ chức hoạt động không thu hút được sự chú ý thì việc tạo ra sản phẩm tạo hình kém chất lượng là điều đương nhiên. Trẻ có bố cục chưa hợp lý một phần là do cách hướng dẫn của cô không rõ ràng, ngắn gọn nhưng phải dễ hiểu. Các cháu chưa biết nhận xét sản phẩm vì thật ra cô giáo chúng ta khi nhận xét bài cũng rất hời hợt vì sợ cháy giáo án. Nhưng muốn trẻ có kỹ năng nhận xét bài của mình và của bạn thì cô giáo phải là người nhận xét hàng ngày ngay cả trong mọi hoạt động từ đó hình thành một trình tự nhận xét cho trẻ một cách tự nhiên. Cách đặt tên cho sản phẩm cũng tương tự, giáo viên gợi mở các tên gọi cũng như cách thức đặt tên mọi lúc mọi nơi để trẻ quen và không bị bỡ ngỡ.
- Nếu phụ huynh không đưa con em đến lớp thì giáo viên có thể đưa trẻ về tận nhà vào các buổi chiều nhằm gặp mặt trao đổi, hướng dẫn, tuyên truyền trực tiếp để phụ huynh phần nào thấy được tầm quan trọng trong việc hình thành hoạt động tạo hình cho con trẻ ở nhà. Chí ít thì họ cũng không ngăn cản việc con trẻ vẽ lên tường, vẽ ở dưới đất, lấy than củi để vẽ, hay là nghịch đất sét
- Giáo viên chúng ta vẫn ngại tìm tòi, khám phá công nghệ thông tin, hay gần gũi hơn là chiếc điện tho

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_nhan_thuc.doc