Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp pháp tổ chức bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi đạt hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp pháp tổ chức bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi đạt hiệu quả

Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cho các kỳ thi học sinh giỏi các cấp là vấn đề luôn được các cấp quản lý, các giáo viên trực tiếp bồi dưỡng quan tâm, trăn trở. Đây là công việc hàng năm, khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi nhưng rất có ý nghĩa đối với nhà trường trong những năm học qua. Kết quả đạt được trong kỳ thi học sinh giỏi (HSG) cấp thành phố về số lượng và chất lượng là một trong các tiêu chí quan trọng, phản ánh năng lực, chất lượng dạy và học của nhà trường, của giáo viên và học sinh. Thông qua kết quả này, nhà trường cùng các thầy cô giảng dạy bồi dưỡng từng bộ môn và các em học sinh có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu, là cơ sở để chia sẻ, khích lệ, dạy tốt hơn và học tốt hơn cho từng năm học.

 Công tác bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn, lâu dài và có tính kế thừa qua từng năm học, đòi hỏi nhiều công sức của Ban giám hiệu, thầy và trò nhà trường và sự quan tâm, tiếp sức của cha mẹ học sinh mới đạt được kết quả như mong đợi. Ý thức sâu sắc được vấn đề này, trong những năm gần đây trường THCS Kim Đồng đã xác định rõ vai trò quan trọng của công tác tổ chức giảng dạy và bồi dưỡng HSG ngay từ các khối lớp 6,7,8,9. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG và ngay phân công cụ thể giáo viên giảng dạy ngay từ đầu năm học với mục đích đào tạo bồi dưỡng, tìm chọn và phát huy năng lực đặc biệt của học sinh. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng thương hiệu nhà trường bền vững, tạo niềm tin của các cấp lãnh đạo, các bậc cha mẹ học sinh và cả đội ngũ giáo viên và học sinh trong nhà trường.

Từ thực tế nhà trường, với trách nhiệm được Hiệu trưởng phân công phụ trách chuyên môn, tôi nhận thấy để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả tốt cần xây dựng và tổ chức bồi dưỡng đội tuyển HSG một cách hợp lý và có sự phối kết hợp đồng bộ giữa Ban giám hiệu với đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy và học sinh đội tuyển cùng với sự chung tay góp sức của cha mẹ học sinh nhà trường ngay từ đầu năm học ở tất cả các khối lớp 6-7-8-9 phù hợp với đặc thù bộ môn từng khối.

 

doc 10 trang haihuy29 14/08/2023 3974
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp pháp tổ chức bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề: 
Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cho các kỳ thi học sinh giỏi các cấp là vấn đề luôn được các cấp quản lý, các giáo viên trực tiếp bồi dưỡng quan tâm, trăn trở. Đây là công việc hàng năm, khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi nhưng rất có ý nghĩa đối với nhà trường trong những năm học qua. Kết quả đạt được trong kỳ thi học sinh giỏi (HSG) cấp thành phố về số lượng và chất lượng là một trong các tiêu chí quan trọng, phản ánh năng lực, chất lượng dạy và học của nhà trường, của giáo viên và học sinh. Thông qua kết quả này, nhà trường cùng các thầy cô giảng dạy bồi dưỡng từng bộ môn và các em học sinh có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu, là cơ sở để chia sẻ, khích lệ, dạy tốt hơn và học tốt hơn cho từng năm học.
 Công tác bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn, lâu dài và có tính kế thừa qua từng năm học, đòi hỏi nhiều công sức của Ban giám hiệu, thầy và trò nhà trường và sự quan tâm, tiếp sức của cha mẹ học sinh mới đạt được kết quả như mong đợi. Ý thức sâu sắc được vấn đề này, trong những năm gần đây trường THCS Kim Đồng đã xác định rõ vai trò quan trọng của công tác tổ chức giảng dạy và bồi dưỡng HSG ngay từ các khối lớp 6,7,8,9. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG và ngay phân công cụ thể giáo viên giảng dạy ngay từ đầu năm học với mục đích đào tạo bồi dưỡng, tìm chọn và phát huy năng lực đặc biệt của học sinh. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng thương hiệu nhà trường bền vững, tạo niềm tin của các cấp lãnh đạo, các bậc cha mẹ học sinh và cả đội ngũ giáo viên và học sinh trong nhà trường.
Từ thực tế nhà trường, với trách nhiệm được Hiệu trưởng phân công phụ trách chuyên môn, tôi nhận thấy để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả tốt cần xây dựng và tổ chức bồi dưỡng đội tuyển HSG một cách hợp lý và có sự phối kết hợp đồng bộ giữa Ban giám hiệu với đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy và học sinh đội tuyển cùng với sự chung tay góp sức của cha mẹ học sinh nhà trường ngay từ đầu năm học ở tất cả các khối lớp 6-7-8-9 phù hợp với đặc thù bộ môn từng khối. 
II. Giải quyết vấn đề:
1. Cơ sở lý luận: 
	- Căn cứ Công văn số 1231/GDĐT về việc “ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục THCS năm học 2013-2014 ” của phòng GD-ĐT Quận Hải Châu.
	- Căn cứ công văn số 1230/GDĐT-HC về “Kế hoạch thời gian năm học 2013-2014 giáo dục THCS ”của Phòng GD&ĐT Quận Hải Châu. 
Với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp, các ngành, vấn đề đào tạo, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay luôn được xã hội quan tâm . Nhà trường và tập thể giáo viên không những đầu tư cho giảng dạy mà còn phải biết tìm tòi những phương pháp tối ưu nhất, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập và bồi dưỡng HSG. Đây chính là nền tảng, là động lực thúc đẩy các em học sinh giỏi tiếp thu kiến thức, chủ động trong học tập, ươm mầm ước mơ, phát huy năng lực học tập.
	Trên cơ sở đó, chúng tôi muốn trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, tìm ra giải pháp tốt nhất để công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi ở nhà trường đạt hiệu quả .
2. Thực trạng nhà trường:
Trường THCS Kim Đồng là một trong những trường có chất lượng cao của Quận Hải Châu và thành phố Đà Nẵng với bề dày truyền thống dạy tốt-học tốt và nề nếp kỷ luật. 
 2.1 Thuận lợi :
- Được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương. Sự hỗ trợ tốt của Hội cha mẹ học sinh, các cơ quan ban ngành, đoàn thể địa phương trong công tác bồi dưỡng đội tuyển trong những năm vừa qua.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng đội tuyển.
- Học sinh trong đội tuyển có động cơ học tập, từng bước yêu thích môn học bồi dưỡng.
- Chi bộ nhà trường và các đoàn thể luôn có sự cộng đồng trách nhiệm, cùng quyết tâm xây dựng trường vươn lên, đạt nhiều thành tích trong các năm học qua.
2.2 Khó khăn :
	- Chất lượng đầu vào không cao, không đồng đều trong công tác tuyển sinh đầu cấp.
	- Giáo viên dạy đội tuyển đang chuyển giao thế hệ, nên kinh nghiệm bồi dưỡng chưa đồng đều, có những bộ môn giáo viên lần đầu tham gia dạy bồi dưỡng .
	- Do đặc thù bộ môn nên có những bộ môn rất khó trong việc tuyển chọn thành lập đội tuyển.
	- Cơ sở vật chất tuy có được các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư nhưng so với yêu cầu vẫn chưa đáp ứng đầy đủ.
- Phần lớn phụ huynh học sinh làm nghề buôn bán nhỏ, lao động phổ thông, thu nhập không ổn định, thường xuyên lo cuộc sống gia đình hàng ngày nên không có thời gian để ý, quan tâm, chăm lo đến việc học của con em.
	- Trường nằm quá gần nhà dân, gần 2 trường học và đặc biệt là gần nhiều chợ, do vậy các em học sinh bị ảnh hưởng tiêu cực từ nhiều tác động khách quan và sự cám dỗ của xã hội.
	Trong những năm gần đây, được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền, của ngành giáo dục và sự quyết tâm của đội ngũ các nhà giáo, chất lượng giáo dục của nhà trường đã gặt hái được nhiều thành tựu, cơ sở vật chất nhà trường được tăng cường , công tác chuẩn hoá đội ngũ được thực hiện có hiệu quả. Đội ngũ giáo viên của nhà trường không ngừng được bổ sung, đầy đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Kỷ cương, nề nếp trong đội ngũ nhà giáo được tăng cường, từng bước nâng cao được nhận thức vai trò của mình đối với công tác day và học nói chung và đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. 
	Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động hiện nay , được sự giúp đỡ, chỉ đạo của đồng chí Hiệu trưởng, tôi xin được đưa ra “Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi ở trường THCS Kim Đồng đạt hiệu quả”.
3. Các biện pháp thực hiện: 
. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo :
	 Căn cứ vào kế hoạch thi học sinh giỏi cấp thành phố hằng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, rõ ràng chi tiết cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cụ thể:
	- Xây dựng kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ lớp 6 đến lớp 9. Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi phải xây dựng nội dung theo dõi, bàn giao, bổ sung đội tuyển giữa các giáo viên dạy bồi dưỡng khi nhận học sinh bồi dưỡng từng bộ môn trong 4 năm học khối THCS.
	- Tổ chức phân công giáo viên hợp lý có tính kế thừa để giáo viên bồi dưỡng có điều kiện nắm kiến thức xuyên suốt chương trình, nghiên cứu sâu các nội dung cần bồi dưỡng phù hợp với năng lực.
	- Xây dựng thời khóa biểu bồi dưỡng hợp lý, thời khóa biểu giảng dạy chính khóa phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Giáo viên bồi dưỡng đội tuyển HSG được giảm tiết dạy theo quy định .
	- Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng tập trung một buổi toàn khối 6-7-8-9 vào ngày thứ năm hằng tuần, ghi sổ đầu bài và thực hiện ghi chép nội dung dạy bồi dưỡng vào vở luân hoán để công tác kiểm tra, theo dõi đội tuyển thuận lợi.
3.2. Xây dựng đội ngũ giáo viên dạy bồi dưỡng:
3.21. Tuyển chọn đội ngũ giáo viên dạy bồi dưỡng:
	Tuyển chọn và phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi là việc quan trọng . Phẩm chất, uy tín, năng lực của thầy cô giáo bồi dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Thầy cô là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong việc bồi dưỡng năng lực học tập, truyền dạy hứng thú, niềm say mê môn học cho các em. 
	Hàng năm, các tổ chuyên môn giới thiệu cho Ban giám hiệu giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng đội tuyển các khối lớp để từ đó làm cơ sở cho việc quyết định phân công giáo viên dạy bồi dưỡng ở các bộ môn.
	Mỗi bộ môn bồi dưỡng đều có ít nhất 2 giáo viên phụ trách, trong đó một giáo viên phụ trách chính, một giáo viên có nhiệm vụ hỗ trợ, xây dựng chuyên đề nội dung bồi dưỡng, theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của đội tuyển.
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy học sinh giỏi:
	Việc tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên bằng những công việc, hoạt động chủ yếu như sau:
	- Trong những buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn giáo viên dạy bồi dưỡng thường xuyên trao đổi và thống nhất bổ sung nội dung, cập nhập chương trình bồi dưỡng.
	 - Tham gia học tập các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi do Sở - Phòng tổ chức cũng như tự học, tự đọc để cập nhật kiến thức. 
	-Thường xuyên cập nhật tài liệu, thông tin về bồi dưỡng học sinh giỏi.
	- Khuyến khích tự xây dựng chương trình, chuyên đề giảng dạy.
	- Kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, kết quả học tập của học sinh.
3.3. Tổ chức tuyển chọn, phát hiện và thành lập đội tuyển: 
Chất lượng, hiệu quả của đội tuyển phần lớn phụ thuộc vào công tác tuyển chọn, phát hiện học sinh giỏi, học sinh năng khiếu ngay từ đầu năm học và sàng lọc bổ sung đội tuyển trong những năm tiếp theo ở các khối lớp 6-7-8-9. Đội tuyển học sinh giỏi ở các khối lớp chủ yếu là :
	- Học sinh là đội tuyển kế thừa hằng năm được bồi dưỡng các môn từ các năm học ở lớp 6,7,8
	- Học sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi cấp trường cuối năm học.
	- Học sinh đạt kết quả trong kỳ khảo sát chọn đội tuyển học sinh giỏi các bộ môn đầu năm.
	- Học sinh được thầy cô giáo bộ môn giới thiệu có năng lực.
Công tác tuyển chọn đội tuyển HSG bắt đầu là kỳ khảo sát chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp trường, thường tập trung vào tuần thứ Hai – Ba đầu năm học. Học sinh có nguyện vọng khảo sát, đăng ký tham gia tuyển chọn vào đội tuyển với những tiêu chí sau:
	 + Tất cả học sinh học lực khá- giỏi các khối lớp 6,7,8,9 có điểm trung bình môn dự thi từ 8,0 trở lên, riêng môn Ngữ văn 7,0 điểm trở lên
	+ Học sinh đạt giải trong kỳ thi HSG cấp trường khối 6-7-8 năm học trước.
	+ Mỗi học sinh từng khối chỉ đăng ký dự khảo sát tối đa 2 môn : 
	 	 Môn 1: Ngữ Văn hoặc Toán 6, 7, 8, 9 
 	 	 Môn 2: Anh văn 6, 7, 8, 9 , hoặc Vật lý 7,8,9 hoặc Hóa học 9
	- Đối với việc thành lập đội tuyển các môn Hóa học 8, Sinh học, Lịch Sử và Địa lý lớp 9, việc thành lập đội tuyển hết sức khó khăn. Đầu tiên, phải thành lập đội dự tuyển gồm những học sinh:
	- Có nhận thức và ham học tập các môn trên hơn học sinh khác.
	- Có thành tích học tập toàn diện hoặc từng môn ở lớp dưới.
	- Có ý chí vươn lên trong học tập .
	Điểm chính trong vấn đề này là sàng lọc, các em chọn đúng môn mà mình thích và hướng các em vào đam mê, gắn liền với điều mình đã chọn, qua đó các em mới say mê, quyết tâm học tập bộ môn mà mình đăng ký, được xem là bài học thành công trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường. Nếu không cố gắng, tâm huyết với công việc thì khó thể phát hiện được học trò thì việc bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ rất gian nan.
	Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành lập danh sách học sinh đăng ký dự khảo sát và tiến hành khảo sát theo đề thi của nhà trường. Dựa trên kết quả khảo sát chúng tôi lập danh sách chính thức từng đội tuyển các bộ môn ở từng khối lớp 6-7-8-9 phù hợp.
3.4. Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi:
	3.4.1 Môn học bồi dưỡng: 
	- Khối 9: Các môn : Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Anh, Địa, Giải toán máy tính cầm tay, Tin học 
	- Khối 8: Các môn Văn, Toán, Anh, Lý , Hóa. 
	- Khối 7: Các môn Văn, Toán, Anh, Lý. 
	- Khối 6: Các môn Văn, Toán, Anh .
	3.4.2 Thời gian bồi dưỡng:
	- Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng tập trung 1 buổi vào ngày thứ năm hằng tuần tất cả các bộ môn và 1 buổi ngoài giờ chính khóa do giáo viên bồi dưỡng chọn trong tuần. Trong đó:
	+ Các môn Văn, Toán, Anh , Lý, Hóa, Sinh Sử, Địa, Tin học 9 bồi dưỡng 2 buổi/1 tuần (2 tiết/buổi)
	+ Các môn Văn Toán, Toán, Anh 6,7,8 bồi dưỡng 2 buổi /tuần ( 2 tiết/buổi)
	+ Các môn còn lại bồi dưỡng 1 buổi /1 tuần (2 tiết/buổi)
	- Xây dựng thời gian biểu bồi dưỡng xuyên suốt trong năm:
	+ Từ tuần 4 đến tuần 8: Giáo viên ổn định đội tuyển, giảng dạy bồi dưỡng kết hợp tổ chức tuyển chọn, kiểm tra bổ sung đội tuyển (khảo sát vòng một)
	+ Từ tuần 9 đến tuần 12 : tiến hành giảng dạy theo kế hoạch bồi dưỡng, kiểm tra (khảo sát vòng hai)
	+ Từ tuần 12 đến tuần 16 : tiến hành giảng dạy theo kế hoạch bồi dưỡng, kiểm tra (khảo sát vòng 3). Lập danh sách đội dự tuyển chính thức ( Khối 9)
	+ Từ tuần 17-18: Học sinh nghỉ bồi dưỡng, kiểm tra học kỳ I
	+ Từ tuần 19 đến tuần 20: tăng cường giờ bồi dưỡng, tiến hành kiểm tra (khảo sát vòng 4), chốt danh sách học sinh dự thi HSG các môn khối lớp 9.
	+ Từ tuần 21 đến tuần 23: tăng cường giờ bồi dưỡng đội tuyển ( theo kế hoạch dự thi học sinh giỏi thành phố)
	+ Từ tuần 24 đến tuần 25: Thi học sinh giỏi cấp thành phố khối lớp 9
	+ Từ tuần 26 đến tuần 27: tăng cường giờ bồi dưỡng, giảng dạy khối 6,7,8
	+ Từ tuần 28 đến tuần 29: tổ chức thi học sinh giỏi cấp trường khối 6-7-8
Trên cơ sở thời gian bồi dưỡng từng tuần xuyên suốt trong năm, giáo viên bồi dưỡng căn cứ thời gian bồi dưỡng chung của nhà trường để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cá nhân của mình, sắp xếp nội dung chương trình bồi dưỡng phù hợp đảm bảo kiến thức truyền tải và tiếp tục tuyển chọn, đánh giá, nhận xét đội tuyển qua khảo sát từng vòng.
	3.4.3 Hình thức và phương pháp bồi dưỡng:
	Có nhiều hình thức và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi theo đặc thù bộ môn, theo chúng tôi cần kết hợp các hình thức và phương pháp sau:
	- Vận dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh độc lập suy nghĩ, phát huy tính sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề và phát triển lòng tự tin, niềm say mê trong các giờ học.
	- Đưa ra nhiệm vụ, bài tập, hoạt động có tính thử thách để phát huy tính thông minh, sáng tạo, say mê. Động viên những ý kiến, những câu hỏi có tính mới, sáng tạo khuyến khích học sinh có thể tự làm sáng tỏ các vấn đề trong các bài học. 
	- Xây dựng các chuyên đề, các chương trình nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy cho học sinh.
	- Hệ thống hoá và mở rộng kiến thức, giao bài tập về nhà
	- Sưu tầm các đề thi, giải các đề thi năm trước, các dạng bài tập mở.
	- Xây dựng môi trường học tập qua giờ học chính khoá, ngoại khóa
	- Thảo luận nhóm.	 	
	- Kiểm tra thường xuyên, định kỳ kết hợp với việc chấm trả bài.
	- Theo dõi, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế, tìm cách tháo gỡ dần những tồn tại trong học tập. 
	3.5. Tổ chức kỳ thi học sinh giỏi cấp trường:
	Đối với khối 6-7-8, chúng tôi tiến hành tổ chức kỳ thi học sinh giỏi cấp trường hằng năm vào cuối tháng ba, đầu tháng tư của năm học nhằm đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của học sinh trong đội tuyển cũng như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên. 
	a - Môn thi:
	Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh 6, 7, 8 – Vật lý 7,8 và Hoá học 8.
	 Mỗi học sinh chỉ đăng ký dự thi 1 hoặc 2 môn thi sau:
	Môn 1: Ngữ Văn hoặc Toán
	Môn 2: Tiếng Anh - Vật Lý hoặc Hoá học 
	b - Đối tượng dự thi:
	+ Tất cả học sinh khá, giỏi khối lớp 6, 7, 8.
	+ Học sinh trong đội tuyển HSG
	c - Tiêu chuẩn dự thi: 
	+ Hạnh kiểm: Tốt.
	+ Học lực: Khá, Giỏi.
	+ Điểm Trung bình môn dự thi ( kết quả Học kỳ I): 
	- Ngữ văn : 7,0 trở lên
 	 - Các môn còn lại: 8,0 trở lên .
	Kỳ thi HSG cấp trường không hẳn là kỳ thi tổ chức cho các em trong đội tuyển mà cũng là dịp cho các em HSG không phải trong đội tuyển khẳng định sự quyết tâm và cố gắng của mình trong học tập ở một bộ môn mà mình đam mê.
	Việc khảo sát chọn đội tuyển đầu năm và tổ chức kỳ thi học sinh giỏi gần cuối năm học chính là cơ hội tốt cho nhà trường chọn lọc đội tuyển xuyên suốt quá trình bồi dưỡng từ năm học lớp 6 đên lớp 9. Các em trong đội tuyển không thể ỷ lại mà cần quyết tâm đạt được kết quả tốt trong các kỳ thi để được tiếp tục tuyển chọn vào đội tuyển trong những năm tiếp theo. Mỗi kỳ thi là mỗi lần cọ xác thực tế giúp các em tự tin qua từng năm học, khẳng định được mình và củng cố kinh nghiệm thi tuyển.
	3.6 Quan tâm đến mua sắm tài liệu và hỗ trợ các điều kiện thiết yếu cho công tác bồi dưỡng HSG:
	Học sinh trong đội tuyển ngoài tài liệu hướng dẫn của giáo viên bồi dưỡng, nhà trường cần đáp ứng đầy đủ điều kiện thiết yếu giúp cho các em được tham khảo, tìm tòi học hỏi và cập nhật thông tin chuyên môn như:
	- Phòng học thông thoáng, đủ tiện nghi học tập. 
	- Thư viện giới thiệu sách và bổ sung thường xuyên tài liệu tham khảo cho các bộ môn.
	- Mua sắm đầy đủ đồ dùng dạy học để rèn luyện thực hành.
	- Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, xem băng hình, tài liệu bộ môn.
	3.7. Quan tâm đến thi đua khen thưởng trong công tác bồi dưỡng HSG:
	Công tác thi đua khen thưởng là nguồn động viên, là động lực phấn đấu vươn lên cho thầy và trò trong công tác bồi dưỡng HSG. Tuyên dương, khen thưởng học sinh và giáo viên đạt giải trong kỳ thi các cấp kịp thời sẽ tạo được niềm vui lớn, cỗ vũ lòng nhiệt tình và sự phấn đấu của giáo viên và học sinh cũng như sự chăm lo của phụ huynh với con em mình qua các kỳ thi. 
	Nhà trường đã xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng thông qua việc đánh giá thành tích đạt được của giáo viên, học sinh theo các tiêu chí thi đua từng học kỳ, cuối năm học. Quy chế này được thông báo rộng rãi đến CB-GV-NV nhà trường và học sinh. Bao gồm:
Kinh phí khen thưởng giải cá nhân, giải toàn đoàn.
Kinh phí bồi dưỡng tham gia trong các kỳ thi.
	- Xét chọn tiêu biểu nhận giải thưởng khuyến học	, khuyến tài các cấp.
	- Tổ chức tham quan học sinh và giáo viên bồi dưỡng HSG.
4. Hiệu quả thực hiện: 
Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi trong nhà trường trong những năm qua với nhận thức về tầm quan trọng trong công tác tuyển chọn và bồi dưỡng HSG đã gặt hái được những thành tích nhất định. Thể hiện qua bảng thống kê số lượng giải và vị thứ trong kỳ thi học sinh giỏi thành phố trong 3 năm học :
Năm học
T/số giải
Giải
I
Giải II
Giải III
Giải KK
Vị thứ /THCS
2011-2012
48
08
12
15
13
Xếp thứ Năm 
toàn đoàn
2012-2013
46
12
09
13
12
Xếp thứ Tư 
toàn đoàn
2013-2014
44
09
16
12
07
Xếp thứ Năm 
toàn đoàn
	Có được kết quả như trên, một phần lớn là sự nỗ lực cố gắng học tập của các em học sinh, sự nhiệt tình của các thầy cô giáo hướng dẫn, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể địa phương và nhất là nhận thức đúng đắn của cha mẹ học sinh trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
III. KẾT LUẬN:
	1. Bài học kinh nghiệm: 
	- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Quan tâm đến công tác khuyến học, khuyến tài, khen thưởng kịp thời cho công tác tổ chức và bồi dưỡng học sinh giỏi.
	- Ban giám hiệu gặp mặt đội tuyển, động viên, cổ vũ, nhắc nhở các em chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết trước buổi thi, giúp các em có tâm thế, niềm tin tốt để làm bài . 
	- Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên bồi dưỡng kế cận hằng năm.
	- Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, tài liệu và yêu cầu thiết yếu trong công tác bồi dưỡng HSG.
2. Một số ý kiến đề xuất: 
	- Về phía nhà trường: 
	Hiện nay đội ngũ giáo viên bồi dưỡng đã lớn tuổi, cần xây dựng đội ngũ giáo viên kế cận dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, tránh hụt hẫng giáo viên bồi dưỡng khi về hưu trong những năm tiếp theo.
	Tiếp tục quan tâm, đổi mới công tác thi đua, khen thưởng tạo độnglực cho giáo viên và học sinh.
Về phía Phòng GD-ĐT:
	Giúp đỡ, định hướng, xây dựng chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng tại các trường.
	Tổ chức kỳ thi học sinh giỏi khối lớp 8 cấp Quận, là cơ sở để nhà trường xây dựng đội tuyển khối 9 đạt kết quả tốt trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố.
3. Kết luận: 
	  Công tác tuyển chọn, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi trong nhà trường là nhiệm vụ xuyên suốt trong năm học, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học, là động lực thúc đẩy sự phát triển và tạo dựng “thương hiệu” của nhà trường. Công tác này đòi hỏi tốn nhiều sức lực, tinh thần và sự yêu thương tận tụy của thầy, sự cố gắng vươn lên trong học tập của trò cùng với sự quan tâm của gia đình và chung tay góp sức của toàn xã hội. 
	Kết quả đạt được sau mỗi kỳ thi, nhất là kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố hằng năm đem lại niềm vui lớn cho học sinh, niềm tự hào của giáo viên bồi dưỡng đội tuyển và là niềm tin của cha mẹ học sinh khi con em mình được học dưới mái trường Kim Đồng
	Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm mà chúng tôi đã và đang áp dụng trong công tác tổ chức bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc rằng vẫn còn nhiều thiếu sót, nhiều khó khăn cần phải vượt qua để đạt được kết quả như mong muốn. 
	Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và các thầy cô giáo để tôi 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phap_to_chuc_boi_duon.doc