Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Luyện từ và câu Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Luyện từ và câu Lớp 4

 - Long An là một xã nông thôn mới, diện tich đất hẹp, dân số tập trung ven sông, mật độ đông nhất ở ấp Long Hiệp. Người dân sinh sống chủ yếu nghề nông nghiệp. Phần đông khác đi làm ở các thành phố lớn thường xuyên phải xa nhà, học sinh cũng thường xuyên theo cha mẹ nên phải bỏ học gây ảnh hưởng đến việc duy trì sĩ số.

 - Toàn xã có bốn ấp được bố trí hai trường tiểu học và một trường Trung học cơ sở nằm dọc bờ kênh Xáng. Tröôøng Tiểu học B Long An nằm trên địa bàn ấp Long Hòa có lượng học sinh chủ yếu từ địa bàn 2 ấp: Ấp Long Hòa và ấp Tân Hậu B2, xã Long An. Trường thuộc địa bàn xã nông thôn mới nên được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất với đầy đủ phòng học và phòng chức năng, trường khá khang trang, hiện đại, trường vừa được công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

 

docx 19 trang Trần Đại 28/04/2023 9856
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Luyện từ và câu Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT TÂN CHÂU
TRƯỜNG TIỂU HỌC B LONG AN
---------------------------
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN 
Một số biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt
môn Luyện từ và câu lớp 4 .
 ( Thuộc lĩnh vực : Chuyên môn)
 Người viết : NGUYỄN VĂN MỚI
 Chức vụ hiện nay: Giáo viên Tổng phụ trách Đội
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học B Long An
 Số điện thoại : 0994999895
NĂM HỌC 2018 - 2019
MỤC LỤC
 Trang
 * Bìa 	 1
 * Mục lục 2
 * Phiếu đăng kí sáng kiến 3 
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Một số biện pháp nhằm giúp 
học sinh học tốt môn Luyện từ và câu lớp 4
I . Sơ yếu lý lịch tác giả : 4
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị : 4
Thuận lợi: 4	
Khó khăn: 4
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến : 5
Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến : 5
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến : 6
3. Nội dung sáng kiến : 6 
3.1. Tiến trình thực hiện : 6
3.2. Thời gian thực hiện : 	 7 
3.3. Biện pháp tổ chức : 7-14 
IV. Hiệu quả đạt được : 14
 1. Trước khi áp dụng sáng kiến 14
 2. Sau khi áp dụng sáng kiến	14-15
 3. Lợi ích thu được từ khi áp dụng sáng kiến	15-16
V. Mức độ ảnh hưởng : 16
 1. Khả năng áp dụng giải pháp 16-17
 2. Những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp 17
VI. Kết luận: 17-19
 Phụ lục 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN
1. Họ và tên người đăng ký: Nguyễn Văn Mới
2. Chức vụ: Giáo viên 
3. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học B Long An.
4. Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Giáo viên Tổng phụ trách Đội.
5. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyên từ và câu lớp 4.
6. Lĩnh vực: Chuyên môn
7. Tóm tắt nội dung sáng kiến:
 - Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để học sinh chiếm lĩnh tri thức rồi vận dụng các tri thức đó vào thực hành. Tạo cho học sinh thói quen tự giác, chủ động, không rập khuôn máy móc, biết tự đánh giá kết quả của mình, của bạn. Đặc biệt là giúp học sinh có niềm tin, niềm vui trong học tập. Đồng thời tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực sở trường của mình, biết áp dụng kiến thức mới trong bài học vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
8. Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến:
 - Tôi đã nghiên cứu phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 từ năm học 2017-2018 và đã rút ra được một số biện pháp và phương pháp hay để áp dụng cho lớp mình dạy thấy đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy tôi mạnh dạn đăng kí viết đề tài:"Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 4”
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 - Để đạt được kết quả cao trong giảng dạy, mỗi giáo viên phải thật sự tâm huyết với nghề nghiệp, đi sâu vào tìm hiểu nội dung chương trình, áp dụng phương pháp mới trong giảng dạy, đầu tư thiết kế bài soạn để giờ học diễn ra nhẹ nhàng, có hiệu quả. Đi sâu vào tìm hiểu tâm lí học sinh, quan tâm đến mọi đối tượng, tạo điều kiện cho các em thuận lợi trong việc tiếp thu kiến thức. Mỗi giáo viên cũng cần thường xuyên học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật những thông tin hàng ngày, nắm bắt những kiến thức mới liên hệ thực tế phù hợp với bài dạy, góp phần giáo dục thế hệ trẻ năng động – những chủ nhân tương lai của đất nước.
 - Ngoài ra, còn phải kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình thường xuyên. Giáo viên khuyến khích, động viên các em tự hình thành cho mình có thói quen tích cực học tập. Qua đó các em hiểu được khắc phục những mặt chưa đạt và tự sửa chữa những khuyết điểm của mình thành thói quen có tính cẩn thận hơn, tích cực hơn.
10. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường Tiểu học B Long An
11. Kết quả đạt được:
 - Qua thời gian thực hiện các biện pháp trên, tôi nhận thấy học sinh đã có ý thức học tập tốt phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4. Tính tích cực của các em được nâng cao dần lên, thói quen tự học của các em ngày càng được bộc lộ, các em thích học môn Luyện từ và câu cũng như các môn học khác. Các em cảm thấy việc học không còn khó và lúng túng nữa. Cụ thể qua các tiết học trên lớp, bài kiểm tra và qua các kì thi học sinh đều đạt điểm cao. Trong lớp có nhiều học sinh làm bài tập rất tốt, từ bài tập làm miệng đến bài tập làm viết cả lớp đều làm được. Vì vậy mà kết quả kiểm tra cuối năm môn Luyện từ và câu qua các năm học tăng dần. Do đó, kéo theo điểm kiểm tra môn Tiếng Việt cũng được nâng dần lên.
	Long An, ngày 20 tháng 10 năm 2018
	Tác giả
 PHÒNG GD&ĐT TX TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC B LONG AN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 _______________ _______________________
 Long An, ngày 24 thang 11 năm 2018
BÁO CÁO 
Một số biện pháp nhằm giúp học tốt môn Luyện từ và câu lớp 4
 ____________________________
I. Sơ lược lý lịch tác giả:
 - Họ và tên: Nguyễn Văn Mới Nam
 - Ngày, tháng, năm sinh: 24-04-1971
 - Nơi thường trú: Ấp Hòa Thạnh, xã Tân Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
 - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học B Long An
 - Chức vụ hiện nay: Giáo viên Tổng phụ trach Đội
 - Trình độ chuyên môn: Đại học
 - Lĩnh vực công tác: Giáo viên tiểu học.
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị :
 - Long An là một xã nông thôn mới, diện tich đất hẹp, dân số tập trung ven sông, mật độ đông nhất ở ấp Long Hiệp. Người dân sinh sống chủ yếu nghề nông nghiệp. Phần đông khác đi làm ở các thành phố lớn thường xuyên phải xa nhà, học sinh cũng thường xuyên theo cha mẹ nên phải bỏ học gây ảnh hưởng đến việc duy trì sĩ số.
 - Toàn xã có bốn ấp được bố trí hai trường tiểu học và một trường Trung học cơ sở nằm dọc bờ kênh Xáng. Tröôøng Tiểu học B Long An nằm trên địa bàn ấp Long Hòa có lượng học sinh chủ yếu từ địa bàn 2 ấp: Ấp Long Hòa và ấp Tân Hậu B2, xã Long An. Trường thuộc địa bàn xã nông thôn mới nên được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất với đầy đủ phòng học và phòng chức năng, trường khá khang trang, hiện đại, trường vừa được công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. 
 1.Thuận lợi : 
 - Được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, Ngành, Ban giám hiệu, các mạnh thường quân và cha mẹ học sinh để các em đến được trường học tập, vui chơi.
 - Tập thể hội đồng nhà trường đoàn kết, giáo viên giảng dạy phần lớn trên chuẩn, được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá góp phần nâng chất giáo dục.
 - Hội phụ huynh học sinh quan tâm hỗ trợ nhà trường nhiều mặt, có lòng tin đối với nhiều phụ huynh tạo nhịp cầu nối giữa nhà trường với gia đình tương đối tốt. Học sinh ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ được giáo dục đạo đức tốt, có mặt bằng kiến thức đồng đều và tinh thần học tập tích cực.
 2. Khó khăn :
 - Có đầy đủ các phòng chức năng nhưng trang thiết bị của nhà trường còn thiếu nhiều loại, nhất là tranh ảnh, đồ dùng học tập dùng cho giáo viên .
 - Một bộ phận người dân đi làm ăn xa, đi làm theo vụ mùa nên con cái để lại cho ông bà nuôi, vì vậy việc dạy học ở nhà cho con cháu họ rất hạn chế. Mặt khác gây ảnh hưởng đến việc duy trì sĩ số, chất lượng giáo dục...
 - Tên sáng kiến: Một số biện pháp nhằm giúp học tốt môn Luyện từ và câu lớp 4.
 - Lĩnh vực: Chuyên môn
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến :
 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến :
 * Đối với giáo viên: 
 - Những năm gần đây, do ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã được phát động rộng rãi trong các trường Tiểu học. Vận dụng phương pháp theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học đã đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, việc dạy phân môn luyện từ và câu không ít giáo viên vẫn chưa thoát khỏi quỹ đạo của phương pháp dạy học truyền thống. Một số giáo viên vẫn coi học sinh Tiểu học là đối tượng nói theo, làm theo khuôn mẫu. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 cũ tách từ ngữ, ngữ pháp thành hai phân môn riêng biệt. Sách giáo khoa Tiếng Việt mới tích hợp từ ngữ, ngữ pháp thành phân môn Luyện từ và câu. Do đó việc tiếp cận phương pháp dạy học phù hợp với sách giáo khoa mới phần nào còn khó khăn. 
 - Chính vì vậy cần cải tiến phương pháp dạy học Luyện từ và câu theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học để giờ học sinh động, hấp dẫn, hiệu quả. Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 4, khi nghiên cứu về phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu. Tôi đã thấy được mục đích, yêu cầu của một đơn vị kiến thức mà học sinh được chiếm lĩnh thuộc hệ thống vấn đề nào trong bài giảng. Mặt khác tôi biết cách phối hợp nhịp nhàng, khoa học và logic giữa kiến thức về từ và câu. 
 -Với đặc thù của phân môn Luyện từ và câu là trang bị những kiến thức cơ bản về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt để các em học tốt các môn học khác. Bởi vậy, việc bồi dưỡng và nâng cao hiểu biết về từ, câu, kĩ năng sử dụng tiếng Việt văn hoá góp phần kích thích sự phát triển tư duy, hoàn thiện nhân cách cho học sinh. 
 * Đối với học sinh: 
 - Phải nói rằng việc nắm kiến thức từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt của học sinh lớp 4 mà tôi trực tiếp giảng dạy đầu năm học còn rất yếu. Các em chưa hiểu nghĩa của từ, cấu tạo từ, vốn từ của các em còn nghèo, không diễn đạt một cách trôi chảy những cảm nhận của mình. Nên các em dùng từ còn sai, khi nói, viết chưa trọn câu. Câu văn các em đặt chưa đạt yêu cầu. Song một điều kiện thuận lợi là các em được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, cùng với sự tận tình của giáo viên các em thích tìm hiểu, khám phá kiến thức về tiếng mẹ đẻ.
 - Từ những băn khoăn trên, ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát nắm tình hình lớp học, kiến thức môn Tiếng Việt (nhất là phân môn Luyện từ và câu) của từng học sinh để có kế hoạch giảng dạy phù hợp, Qua khảo sát tôi nhận thấy:
Năm học
Tổng số 
học sinh
Thực hiện hoàn chỉnh
Nói, viết đạt yêu cầu nhưng chậm
Viết câu 
chưa rõ ý
Chưa biết đặt câu
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
2016-2017
32
9
28,13
14
43,75
7
21,87
2
6,25
2017-2018
24
8
33,33
9
37,5
6
25,00
1
4,17
 Từ đó, tôi nhận thấy việc giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt là rất quan trọng. Các em nắm chắc kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt để học tốt các phân môn tiếng Việt và các môn học khác, là cơ sở, nền tảng cho việc học tập các bậc học trên.
 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
 - Qua thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp tôi thấy nhiều giáo viên đã gặp phải không ít những khó khăn trong việc hướng dẫn làm các bài tập Luyện từ và câu, hoặc hướng dẫn mang tính chất máy móc, không mở rộng cho học sinh khắc sâu kiến thức của bài. Về phía học sinh, làm các bài tập chỉ biết làm mà không hiểu tại sao làm như vậy, học sinh không có hứng thú trong việc giải quyết kiến thức. Do vậy việc tổ chức cho học sinh hiểu và làm tốt các bài tập Luyện từ và câu là vấn đề trăn trở cho các giáo viên và ngay cả bản thân tôi.
 - Trong quá trình dạy học cũng như việc phát hiện học sinh năng khiếu, tôi cũng như một số giáo viên khác khi dạy đến tiết Luyện từ và câu. Đặc biệt các khái niệm về từ đơn, từ ghép, các kiểu từ ghép,... bộc lộ không ít hạn chế. Về nội dung chương trình dạy phân môn này trong sách giáo khoa cung cấp lượng kiến thức rất ít, không đủ để học sinh khắc sâu. Chính vì vậy học sinh rất khó xác định, không hiểu dẫn đến tiết học trở nên nhàm chán không thu hút học sinh vào tiết dạy này.
	 - Luyện từ và câu là một phân môn của môn Tiếng Việt, thông qua phân môn này, học sinh được rèn luyện về khả năng dùng từ chính xác, đúng chính tả. Phân môn Luyện từ và câu vận dụng những hiểu biết về kĩ năng tiếng Việt do phân môn khác mang lại, rèn luyện hoặc cung cấp, đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được bài tập Luyện từ và câu 4, học sinh phải hoàn thiện bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết, phải vận dụng các kiến thức về tiếng Việt vào quá trình viết bài. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức được học sinh hoàn thiện và nâng cao dần.
 Một trong những nội dung quan trọng của việc rèn kĩ năng Tiếng Việt ở Tiểu học là giúp học sinh biết sử dụng từ một cách phù hợp trong các bài viết, đặc biệt trong phân môn Luyện từ và câu. Dùng từ đúng và phù hợp với nội dung văn cảnh, giúp các em thể hiện ý văn sáng sủa, rõ ràng, mặt khác giúp người đọc hiểu nội dung bài văn, câu văn một cách rõ ràng, chính xác.
 Trong quá trình giảng dạy tại trường, qua việc trực tiếp hướng dẫn học sinh làm các bài tập môn học, tôi thấy để giúp các em sử dụng từ ngữ đúng nghĩa, sử dụng từ giàu hình ảnh, nhận biết được bố cục một câu văn, một đoạn văn rất quan trọng của người giáo viên. Xuất phát từ những lí do vừa nêu trên với mong muốn giúp học sinh mình học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 4 nói riêng và dạy học môn Tiếng Việt ở trường nói chung nên tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm giúp học tốt môn Luyện từ và câu lớp 4”
 3. Nội dung sáng kiến: 
 3.1. Tiến trình thực hiện:
 - Thông thường dạy phân môn Luyện từ và câu, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động của học sinh, mọi học sinh đều hoạt động học tập để phát triển năng lực cá nhân. Hay nói cách khác giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để chiếm lĩnh tri thức rồi vận dụng các tri thức đó vào thực hành. Từ đó tạo cho học sinh thói quen tự giác, chủ động, không rập khuôn máy móc, biết tự đánh giá kết quả của mình, của bạn. Đặc biệt là giúp học sinh có niềm tin, niềm vui trong học tập. Đồng thời tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực sở trường của mình, biết áp dụng kiến thức mới trong bài học vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
 - Để nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4, trước hết giáo viên phải làm cho học sinh thấy rõ tiếng Việt rất lý thú và bổ ích. Phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh hiểu được sự phong phú cái hay, cái đẹp của tiếng Việt, nâng cao cảm thụ thẫm mĩ. Với vai trò quan trọng như vậy, bản thân tôi trong quá trình làm đề tài cũng có nhiều trăn trở, tìm tòi để làm sao tìm được phương pháp tối ưu nhất để nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4. Đây còn là vấn đề bức thiết để đáp ứng nhu cầu học tập cho mỗi học sinh ngay từ bậc học đầu tiên, giáo viên phải trang bị cho các em vốn từ phong phú, chính xác để giúp các em đi vào cuộc sống, tạo cho các em thói quen biết sử dụng tiếng Việt có văn hóa. Để làm được điều này, trong quá trình dạy học giáo viên cần chú ý hướng dẫn cụ thể từng loại bài tập rõ ràng và phân hóa học sinh một cách hợp lí, linh hoạt đối với từng loại bài tập cụ thể như sau:
 + Đối với bài tập làm cá nhân: Đây là những bài tập yêu cầu một cách cụ thể như trả lời câu hỏi, nêu ý kiến, nhận xét yêu cầu về kiến thức không khó  Giáo viên nên cho những học sinh học hoàn thành được trình bày trước để các bạn có cơ hội bổ sung, sửa chữa.
 + Đối với bài tập làm theo nhóm: Là những bài tập tương đối trừu tượng hoặc có tính khái quát. Bài tập phải giải quyết nhiều đơn vị kiến thức, đòi hỏi có sự thảo luận, trao đổi, bàn bạc để có câu trả lời nên dành cho học sinh hoàn thành tốt.
 + Đối với bài tập làm việc cả lớp: Là các dạng bài tập không cần phải suy nghĩ lâu mới trả lời. Giáo viên cần quan tâm đến các đối tượng học sinh (nhất là học sinh chưa hoàn thành).
 + Đối với trò chơi học tập: Là một hình thức học tập nhằm củng cố kiến thức cho học sinh, để làm cho lớp học sinh động và giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, không phải bài tập nào cũng có thể tổ chức trò chơi học tập. Khi tổ chức trò chơi học tập, giáo viên nên chọn những bài tập có nhiều đơn vị kiến thức để huy động nhiều em tham gia, tránh tổ chức trò chơi học tập nhưng thực tế chỉ được một nhóm hoặc một số em chơi khiến cho những học sinh khác không có cơ hội hoạt động.
 3.2. Thời gian thực hiện:
 - Trong những năm đầu dạy học tôi thấy học sinh rất nhút nhát, rụt rè không dám nói, hoặc nói chưa tròn câu, Từ đó, tôi đã nghĩ đến giải pháp giúp các em mạnh dạn giao tiếp, nói năn rành mạch rõ câu chữ. Nên từ năm học 2016-2017 tôi chọn phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 để nghiên cứu. Đến năm học 2017-2018 tôi được biệt phái đến trường Tiểu học A Long An giảng dạy. Tại đây tôi được phân công dạy lớp 4D nên đã áp dụng vào giảng dạy thấy đạt hiệu quả cao.
 3.3. Biện pháp tổ chức
 3.3.a. Để thực hiện tốt các biện pháp, chúng ta cần nghiên cứu kĩ nội dung, chương trình, yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng của phân môn Luyện từ và câu lớp 4 như:
 3.3.a.1. Nội dung chương trình gồm 62 tiết được phân như sau:
 - Học kì I có 32 tiết gồm 5 chủ điểm. Học kì II có 30 tiết gồm 5 chủ điểm. Mỗi chủ điểm học sinh được học một chủ đề tương ứng với từng chủ điểm đó. Mỗi tuần có 2 tiết.
 3.3.a.2. Yêu cầu về kiến thức:
 a) Mở rộng hệ thống hóa vốn từ:
 - Phân môn Luyện từ và câu lớp 4 có 10 chủ điểm về mở rộng và hệ thống hóa vốn từ.
 b) Trang bị các kiến thức giảng dạy về từ và câu:
 - Cấu tạo từ: Từ đơn, từ ghép và từ láy.
 - Từ loại: Danh từ, động từ, tính từ.
 - Các kiểu câu: Câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến, câu cảm.
 - Các dấu câu: Dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn.
 3.3.a.3. Yêu cầu kĩ năng về từ và câu:
 a) Từ:
 - Nhận biết được cấu tạo của tiếng.
 - Giải các câu đố tiếng liên quan đến cấu tạo của tiếng.
 - Nhận biết từ loại.
 - Đặt câu với từ đã cho.
 - Xác định tình huống sử dụng Thành ngữ - Tục ngữ.
 b) Câu:
 - Nhận biết các kiểu câu.
 - Đặt câu theo mẫu.
 - Nhận biết các kiểu trạng ngữ.
 - Thêm trạng ngữ cho câu.
 - Tác dụng của dấu câu.
 - Điền dấu câu thích hợp.
 c) Dạy tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp:
 Thông qua nội dung dạy Luyện từ và câu ở lớp 4, bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu và ý thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hóa như:
 + Chữa lỗi dấu câu.
 + Lựa chọn kiểu câu kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt được và cũng như là nhiệm vụ mà người giáo viên cần nắm vững khi giảng dạy phân môn này.
 3.3.b. Các biện pháp thực hiện:
 3.3.b.1. Nắm vững, phát huy những kiến thức và kĩ năng học sinh đã đạt được ở các lớp 1, 2, 3:
  Từ những kiến thức học sinh đã học qua được sắp xếp theo vòng tròn đồng tâm tuỳ theo ở mỗi lớp mà có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên nếu các em nắm chắc những kiến thức ở lớp dưới thì lớp 4 các em sẽ nắm kiến thức dễ dàng hơn.
 Ví dụ: Ở lớp 1: Các em được học về âm - vần - học sinh tìm tiếng có vần từ có vần, nói câu chứa tiếng có vần vừa học thì lớp 4 các em sẽ được học kỹ hơn về cấu tạo của tiếng: tiếng thường gồm có 3 bộ phận ''âm đầu - vần - thanh'' (có tiếng không có âm đầu).
  Hay chỉ là một khái niệm ''Câu hỏi và dấu chấm hỏi''. Ở lớp 2, học sinh mới chỉ cần đạt yêu cầu ''Chọn dấu chấm hay dấu hỏi để điền vào ô trống''. Ở lớp 3, các em phải đặt và trả lời câu hỏi. Nhưng đến lớp 4 thì không những phải hiểu khái niệm mà còn phải biết giữ lịch sự khi đặt câu hỏi tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
 Ví dụ: - Bạn có thích thả diều không? ...
 - Thưa thầy, thầy có thích mặc áo khoác không ạ? ...
  Qua ví dụ trên học sinh biết dùng câu hỏi vào mục đích khác, không chỉ dừng lại ở hỏi những điều muốn biết mà còn phải biết dùng câu hỏi để thể hiện: thái độ khen chê, khẳng định, phủ định, yêu cầu, mong muốn.
 Ví dụ: Câu hỏi thể hiện thái độ khen chê. 
  - Con gái học mẫu giáo hôm qua mang về phiếu bé ngoan. Bố khen  bé ''Sao bé ngoan thế nhỉ?''
  - Em bé rất nghịch, bôi mực bẩn hết sách của chị. Chị tức quá kêu lên. ''Sao em hư thế nhỉ? Chị không chơi với em nữa?''
 Ví dụ: Câu hỏi thể hiện yêu cầu, mong muốn.
 - Bà đang ngủ trưa, có hai đứa cháu chạy giỡn gần bà. Bà bảo: Đi chỗ khác chơi để bà ngủ được không?
 Ví dụ: Câu hỏi thể hiện sự nhờ cậy, giúp đỡ. 
 - Anh có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe về Tân Châu không?
 3.3.b.2. Xây dựng nề nếp cơ bản đầu năm:
 - Đầu năm học, giáo viên nắm bắt kịp thời các hoạt động học tập của học sinh như: phát biểu, hoạt động cá nhân, làm việc theo cặp, nhóm, các vốn từ và câu, và sinh hoạt của học sinh để biết các em còn chưa đạt ở lĩnh vực nào. Từ đó giáo viên có kế hoạch uốn nắn kịp thời và thường giáo dục cho học sinh, trong bất kì trường hợp nào, tiết học nào cần khen ngợi các em, khuyến khích các em biết tự học hỏi, biết thi đua, biết tích cực hoạt động nhóm, biết nhận xét kết quả của bạn, biết b

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_giup_hoc_sinh_ho.docx