Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Làm quen chữ cái cho trẻ 5–6 tuổi
Cơ sở lý luận
Bộ môn làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi. Do đó, làm quen với chữ cái nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Làm quen với chữ cái đối với trẻ là một nấc thang khó khăn khi trẻ mới bước vào ngưỡng cửa của cuộc sống đầy bí ẩn: cảm xúc, tình cảm, yêu ghét, giận, hờn. Tiếp xúc với chữ cái là nhu cầu không thể thiếu được đối với trẻ. Bởi chính vì vậy làm quen với chữ cái được coi là phương tiện giáo dục , hình thành nhân cách cho trẻ. Thông qua đọc thơ, kế chuyện, tranh ảnh có gắn các chữ cái, các trò chơi động tĩnh với làm quen chữ cái.giúp trẻ dần hình thành trong tâm hồn trẻ về thị hiếu cảm nhận thơ, chuyện, chữ cái, qua đó giúp trẻ biết cách thể hiện, biểu diễn nhẹ nhàng đơn giản thông qua từng giai điệu, cách đối thoại trầm bổng trong thơ, chuyện. Có thể nói Làm quen với chữ cái là nền tảng đưa trẻ đến hoạt động giao tiếp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN LÀM QUEN CHỮ CÁI CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI I. Phần mở đầu I.1. Lý do chọn đề tài Công tác đổi mới giáo dục mầm non trên cơ sở thừa kế và phát triển khắc phục những tồn tại của các chương trình cũ. Chương trình đổi mới GDMN là đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng tích cực chủ động của trẻ. Việc hướng dẫn cho trẻ 5 tuổi “ Làm quen chữ cái ” là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ. Phát triển trí tuệ và kĩ năng làm quen với chữ cái.Qua đó giáo dục tình cảm và tư duy, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện, chuẩn bị cho trẻ một hành trang “ Tiếng Việt ” vững chắc để trẻ bước vào lớp 1. Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt chính là phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở tiểu học và các cấp học sau này. Hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết là rất quan trọng. Đó là nền tảng để hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều tri thức mới. Thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, qua các buổi tham quan, dạo chơi...cần kích thích trẻ sử dụng tiếng việt một cách thành thạo mở rộng vốn từ về thế giới xung quanh, tập cho trẻ biết cách diễn đạt những gì muốn nói một cách rõ ràng, không nói ngọng, không nói lắp... Trong các môn học của chương trình GDMN, môn làm quen với chữ cái có một vị trí đặc biệt quan trọng. Làm quen với chữ cái là môn học mở đầu cho bước ngoặc của quá trình giao tiếp, đồng thời nó là thước đo đánh giá kết quả học tập và giảng dạy các môn học khác trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Như chúng ta đã biết “ Làm quen với chữ cái” là môn học giúp trẻ hình thành và phát triển những năng lực và thái độ cần thiết cho việc học Tiếng Việt lớp 1.Đối với trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo, trẻ học mà chơi , chơi mà học, nhưng bước vào trường phổ thông trẻ cần phải có tính kỉ luật trong học tập, để làm được điều đó trẻ phải nhận biết và phát âm đúng – chuẩn 29 chữ cái cơ bản. Môn làm quen làm quen chữ cái ở trường MN được lồng ghép trong nhiều môn: Thơ, chuyện, LQCC, trò chơi chữ cái như vậy làm quen với chữ cái là một môn học mang tính tổng thể và sáng tạo rất lớn và là một môn học đặc biệt quan trọng trong công tác GDMN. Như vậy, muốn trẻ học tốt môn làm quen với chữ cái trước hết người GV phải dạy tốt. Người GV ngoài vốn kiến thức về đời sống XH về kiến thức văn hóa, thì phải luôn tìm tòi, nghiên cứu, cập nhật chương trình mới, sách giáo khoa mới, cùng với vốn kinh nghiệm đã có để trang bị cho mình vốn kiến thức và phương pháp dạy học mới nhằm đạt được mục đích, yêu cầu của chương trình mới đề ra. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp Nâng cao chất lượng môn làm quen với chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi” I.2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài Nhằm mục đích giúp trẻ nhận biết 29 chữ cái, luyện cách phát âm chuẩn, hoàn thiện tiếng mẹ đẻ, phát triển bộ máy và các cơ quan phát âm, giúp trẻ hứng thú tham gia vào giờ học đạt kết quả cao. Tìm thấy các kiểu bài làm quen với chữ cái ở chương trình mới để thấy được sự thay đổi so với chương trình cũ. Nâng cao chất lượng dạy và học ở môn làm quen chữ cái nhằm làm giàu vốn từ cho trẻ. Hình thành và phát triển các kĩ năng nghe, viết, đọc cho trẻ nhằm giúp các cháu sử dụng và hoàn thiện tiếng mẹ đẻ trong quá trình học tập và giao tiếp ở gia đình, nhà trường và xã hội. Từ đó góp phần hình thành nhận thức, tình cảm, thái độ và hành vi đúng đắn của con người Việt Nam hiện đại. I.3. Đối tượng nghiên cứu Trẻ mầm non từ 5-6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoa Hồng I.4. Phạm vi nghiên cứu - Dựa trên khả năng hoạt động của trẻ mà giáo viên ta có thể nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo các nội dung, phương pháp giảng dạy khác nhau theo đặc thù tâm lý lứa tuổi của chương trình mầm non mới để truyền đạt lại cho trẻ. - Tìm hiểu vị trí của môn làm quen chữ cái trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để áp dụng thực hiện có hiệu quả trong công tác dạy và học ở trường lớp mầm non. Dựa vào các giờ hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động đi dạo đi chơi, hoạt động ở mọi lúc mọi nơi của cô và trẻ lớp lá 3 trong trường Mầm non Hoa Hồng, dựa vào tâm sinh lý lứa tuổi mà ta đề ra các mục tiêu, biện pháp phù hợp với nội dung của từng môn học. I.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp hoạt động thực tiễn, phương pháp quan sát thực tế, phương pháp đàm thoại, phương pháp nghiên cứu lí luận,phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm. Quy trình dạy học của chương trình mầm non mới. Giúp giáo viên và học sinh hiểu rõ nội dung của các đề tài hoạt động Làm quen với chữ cái qua từng chủ đề, chủ đề nhánh. Phương pháp kiểm tra chất lượng trên trẻ sau mỗi học kì. II. Phần nội dung II.1. Cơ sở lý luận Bộ môn làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi. Do đó, làm quen với chữ cái nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Làm quen với chữ cái đối với trẻ là một nấc thang khó khăn khi trẻ mới bước vào ngưỡng cửa của cuộc sống đầy bí ẩn: cảm xúc, tình cảm, yêu ghét, giận, hờn. Tiếp xúc với chữ cái là nhu cầu không thể thiếu được đối với trẻ. Bởi chính vì vậy làm quen với chữ cái được coi là phương tiện giáo dục , hình thành nhân cách cho trẻ. Thông qua đọc thơ, kế chuyện, tranh ảnh có gắn các chữ cái, các trò chơi động tĩnh với làm quen chữ cái...giúp trẻ dần hình thành trong tâm hồn trẻ về thị hiếu cảm nhận thơ, chuyện, chữ cái, qua đó giúp trẻ biết cách thể hiện, biểu diễn nhẹ nhàng đơn giản thông qua từng giai điệu, cách đối thoại trầm bổng trong thơ, chuyện. Có thể nói Làm quen với chữ cái là nền tảng đưa trẻ đến hoạt động giao tiếp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. II.2. Thực trạng a. Thuận lợi - khó khăn - Thuận lợi Qua những năm thực hiện chuyên đề Làm quen chữ cái, từ những thực tế trên cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Krông ana và Ban giám hiệu nhà trường. Trường đã khắc phục được những khó khăn trên bằng cách tạo điều kiện cho chị em giáo viên học tập các chuyên đề do Sở giáo dục, Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức khuyến khích động viên chị em học tập, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nhà trường tổ chức thăm lớp, dự giờ của các giáo viên trong trường để góp ý, đúc rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó còn tổ chức cho chị em giáo viên chủ yếu là lớp 5 tuổi được thăm lớp dự giờ các trường trọng điểm trong tỉnh về bộ môn và sưu tầm các nguồn phế liệu rẻ tiền, sẵn có ở địa phương để làm đồ chơi hấp dẫn và phù hợp với trẻ. Tham khảo thêm sách báo tạp chí có nội dung liên quan đến việc cho trẻ làm quen chữ cái. Chị em đã động viên lẫn nhau sáng tác thơ ca, hò, vè, ca dao, đồng dao, câu đố về chuyên đề do Ngành học và nhà trường tổ chức. - Lớp luôn luôn được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương luôn quan tâm chăm lo cho công tác giáo dục. - Hai giáo viên đứng lớp mẫu giáo lớp đều đạt trình độ chuẩn trở lên, đều là giáo viên giỏi cấp trường, luôn yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng động. - Ban Giám hiệu đã có kế hoạch chỉ đạo chuyên đề làm quen với chữ cái, từ đó giáo viên đứng lớp rất thuận tiện cho việc thực hiện kế hoạch. - Lớp được trang bị bộ bàn ghế ngồi học đúng quy cách của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, được trang bị ti vi, đầu quay thuận lợi cho việc dạy và học Lớp học, sân trường rộng rãi thoáng mát nên việc tổ chức các hoạt động đi dạo đi chơi, hoạt động giảng dạy thơ ,chuyện, chữ cái ở mọi lúc mọi nơi đều thuận tiện trong công tác công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Học sinh được chia theo độ tuổi và thực hiện đúng chương trình của từng độ tuổi theo quy định của Vụ GDMN, nên việc nhận thức môn làm quen chữ cái của trẻ trong lớp tương đối đồng đều. - Khó khăn Trong quá trình thực hiện chuyên đề bản thân tôi còn gặp nhiều khó khăn, một số cháu mới đi học năm đầu tiên nên chưa mạnh dạn, nhiều cháu còn nói ngọng, nói lắp, nhận thức của trẻ chênh lệch nhau nên việc truyền thụ kiến thức gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù trường đã mua sắm đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như đầu tư về chuyên môn nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng đủ so với nhu cầu học tập của chuyên đề "Làm quen chữ cái". Bên cạnh đó phụ huynh ở trường tôi nghề nghiệp chính chủ yếu là làm nông nghiệp nên không ít phụ huynh chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của độ tuổi mẫu giáo. Còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này. Cho con nghỉ học còn tuỳ tiện, đi muộn về sớm, chưa chịu khó dạy thêm cho con ở nhà. Một số phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của con em mình nên đã dạy trước tập viết dẫn đến việc tiếp thu bài của tiết học không đồng đều, trẻ tỏ ra kiêu căng vì mình đã biết rồi nên không còn chú ý đến tiết học, còn khi viết do phụ huynh dạy trước ở nhà nên viết sai nét chữ cho trẻ. Những thực trạng trên gây khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức của cô và khả năng tiếp thu của trẻ đó là sự bất cập giữa gia đình và nhà trường. Nhận thức của trẻ không đồng đều,một số trẻ còn nói ngọng, nói lắp, khả năng và năng khiếu thơ, chuyện, LQCC của một số cháu còn hạn chế. Trường đóng trên địa bàn là nơi tổng hợp các dân cư ở tất cả các vùng miền trên cả nước, nên việc phát âm của trẻ không giống nhau. Chính vì vậy việc dạy phát âm chữ cái, nhận biết các âm từ trong thơ chuyện là công việc không dễ đối với giáo viên. b. Thành công - hạn chế - Thành công Hầu hết trẻ đã nhận biết cấu tạo các chữ cái, làm quen với chữ cái, đọc , viết chữ cái theo từng chủ đề, chủ đề nhánh khác nhau .Qua đó trẻ còn đọc thơ, chuyện, đồng dao, ca dao ở mọi lúc mọi nơi. - Hạn chế Một số trẻ tiếp thu chậm, không có khả năng, năng khiếu khi thể hiện tình cảm, cảm xúc qua kể chuyện, đọc thơ. Đồ dùng dạy học phục vụ cho môn học chưa có sự sáng tạo. c. Mặt mạnh - mặt yếu - Mặt mạnh Hầu hết giáo viên trẻ, nhiệt tình có trình độ chuyên môn trên chuẩn và có khả năng tiếp cận với môn làm quen chữ cái một cách nhẹ nhàng lối cuốn trẻ vào tiết học. Ngoài ra còn tổ chức tốt các hoạt động kể chuyện, đọc thơ ở mọi lúc mọi nơi giúp trẻ phát triển vốn từ. - Mặt yếu Một số giáo viên còn hạn chế về cách tổ chức một tiết hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ theo chương trình mầm non mới mà còn rập khuôn theo chương trình cải cách cũ, chưa có sự linh hoạt sáng tạo d. Các nguyên nhân và các yếu tố tác động - Tìm hiểu vị trí của môn làm quen chữ cái trong công tác GDMN để truyền đạt cho trẻ một cách có hiệu quả. - Tìm hiểu sự khác nhau giữa chương trình cũ và chương trình mới trên cơ sở đó giúp giáo viên có những sáng tạo linh hoạt hơn trong cách chọn đề tài phù hợp với chủ đề và đặc thù của lớp mình chủ nhiệm. - Nêu ra quy trình dạy học của chương trình đổi mới, giúp giáo viên và học sinh hiểu rõ đặc trưng của từng đề tài. - Thiết kế và thực hành trên trẻ công tác đổi mới môn làm quen chữ cái trên cơ sở định hướng phương pháp giảng dạy để áp dụng vào thực tiển có hiệu quả trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. - Hình thành thói quen, nề nếp, hành vi văn minh, kĩ năng hoạt động giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn qua tư duy của trẻ. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Kiến thức môn làm quen chữ cái luôn là những trăn trở đối với những người làm công tác chăm sóc –giáo dục trẻ. Có thể nói dạy hay, lối cuốn trẻ vào học môn làm quen với chữ cái giáo viên phải có năng khiếu, tính kiên trì, linh hoạt và luôn luôn sáng tạo tìm tòi ra những cái hay, cái mới thì mới mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Trẻ luôn thích cái mới lạ, nhất là tranh ảnh đẹp, cái con rối với các kiểu dán màu sắc khác nhau, các trò chơi mới lạ, các câu hỏi đặc ra giúp trẻ tư duy, trải nghiệm...Để đáp ứng với mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, chúng ta cần chú ý đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tối đa tính tích cực,chủ động sáng tạo của trẻ ở tất cả các hoạt động, từ đó giúp cho việc tổ chức hoạt động của giáo viên có những thuận lợi hơn. Trên thực tế Tôi tham gia thực hiện chương trình mầm non mới ở môn làm quen chữ cái nhưng vẫn còn lúng túng trong việc chọn đề tài để xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động, đa số giáo viên làm thay cho trẻ rất nhiều. Trong phương pháp giảng dạy hạn chế về sự sáng tạo, chạy theo giáo án, một số tình huống sử lí chưa linh hoạt, chưa chú ý dạy phát triển theo khả năng của trẻ. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động trong ngày chưa có sự logic, chưa sáng tạo chưa đưa ra được yêu cầu phù hợp với lớp mình . Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp, tôi cần tìm ra các biện pháp tháo gỡ để thực hiện chương trình đổi mới đạt kết quả tốt và phát triển đúng mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra: Nắm vững tâm sinh lý theo từng lứa tuổi của trẻ; hình thanh nhân cách của trẻ thông qua các hoạt động nghe đọc thơ chuyện trong các giờ hoạt động chung, hoạt động góc, đi dạo đi chơi, giờ ngoại khóa để trao đổi, đàm thoại cùng trẻ...Tất cả các câu hỏi đặc ra nhằm khích thích trẻ cảm nhận những tình cảm, tư duy, suy nghĩ, trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Các câu hỏi phù hợp với khả năng của từng trẻ nhưng không áp đặt để làm mất đi sự hứng thú của trẻ, tạo cho trẻ có sự tranh luận, thảo luận sôi nổi, khơi gợi tính tò mò, sáng tạo, khám phá để thúc đẩy trẻ học tập tích cực hơn. II.3. Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Hình thành cho trẻ các kỹ năng, thói quen nghe, nói, đàm thoại qua môn làm quen chữ cái giúp trẻ biết giao tiếp, diễn tả, cảm nhận được cái đẹp trong cuộc sống, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm giữa con người với con người, con người với mọi cảnh vật xung quanh trẻ. Xác định rõ mục đích là tìm ra những biện pháp thiết thực để thực hiện tốt môn làm quen chữ cái trong lớp lá 3 trường mầm non Hoa Hồng theo chương trình mầm non mới hiện nay. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Làm quen với chữ cái theo chương trình mầm non mới là nâng cao chất lượng giáo dục nhằm giúp trẻ luôn sáng tạo trong cách nghĩ, cách thể hiện qua minh hoạ theo từng đề tài của từng chủ đề, chủ điểm khác nhau. Khơi gợi ở trẻ tính tò mò, sáng tạo và khả năng tư duy trong khi thể hiện. Là một giáo viên đứng lớp kiêm tổ trưởng khối lá tôi phải có một trình độ chuyên môn nhất định để nắm bắt, cập nhật kịp thời chương trình mầm non mới nhằm giúp giáo viên lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn từ cảm nhận thơ chuyện đến làm quen các chữ cái cho trẻ một cách dễ hiểu. * Gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động làm quen chữ cái Như chúng ta đã biết về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo , sự tập trung chú ý chưa bền vững, trẻ thích những cái đẹp mới lạ có sự hấp dẫn cao.Nên việc gây hứng thú cho trẻ ở môn học này lại càng quan trọng hơn bởi tính chất cứng nhấc và khô khan có phần “ Kỉ luật”. Nếu như cô giáo cứ ép buộc trẻ ngồi học tuân thủ như một học sinh tiểu học hoặc một tiết dạy không có sáng tạo, rập khuôn sẽ dẫn đến trẻ uể oải trong tiết học , phân tán tư tưởng, nhàm chán, tiếp thu bài hạn chế. Vì thế tôi đã tìm ra một số biện pháp gây sự hứng thú cho trẻ đó là: Trước hết là phải chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho cô và trẻ .Đồ dùng đó phải có tính thẩm mĩ cao vì đồ dùng rất cần thiết , trẻ mẫu giáo suy nghĩ bằng hình thức tư duy hình tượng , tư duy gắn liền với tình cảm.Trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh.Chính vì thế khi cho trẻ “ Làm quen chữ cái” Tôi cho rằng đồ dùng trực quan là yếu tố đầu tiên. Bước đầu trẻ được làm quen với từng chữ cái có trong nhóm chữ và trẻ được lần lượt làm quen các chữ qua vật chất, tranh ảnh mà trong đó có chứa một chữ cái mà chúng ta định cho trẻ làm quen. Ví dụ : Trẻ làm quen chữ cái G –Y ( chủ đề phương tiện giao thông) Trước tiên là cách vào bài đã gây sự hứng thú đối với trẻ , tôi cho cả lớp đọc thơ “ Chiếc cầu mới” qua tranh ,trong tranh có cầu,dòng người qua lại, tàu hỏa .Qua đó trẻ tri giác và hiểu rõ hơn về các phương tiện giao thông .Tiếp đến tôi đưa bức tranh vẽ về nhà ga hỏi bức tranh này vẽ cái gì ? ( Nhà ga) trong nhà ga có những dòng người qua lại, có người soát vé ,và đặc biệt là có những đoàn tàu dừng lại đón khách, trả khách ...Qua bức tranh trẻ hiểu rõ hơn và tăng thêm tính tò mò hấp dẫn.Sau đó cô giới thiệu dưới bức tranh có từ “ Nhà ga” bạn nào hãy lên tìm những chữ cái đã được học và cô cho trẻ làm quen chữ “ G” Tiếp đến chữ “Y” thì cô hỏi trẻ ngoài tàu hỏa ra thì còn có phương tiện giao thông nào nữa ? Trả lời “ Máy bay” ...cô và trẻ cùng đàm thoại máy bay dùng để làm gì? Bay ở đâu? Cô đưa máy bay nhựa ra cho trẻ quan sát đàm thoại và ai có thể lên rút cho cô hai chữ giống nhau trong từ “ Máy bay” trẻ rút chữ “Y” Hoặc trong hoạt động ngoài trời tôi cùng trẻ trò chuyện về các phương tiện giao thông , chơi trò chơi “ các phương tiện giao thông vào bến” tôi huy động trẻ sưu tầm bìa cát tông, tranh , ảnh , họa báo về các phương tiện giao thông như : máy bay, tàu, ô tô...hướng dẫn trẻ cắt sát mép các hình đó.Sự tìm tòi cắt dán sẽ tạo cho trẻ khéo léo ở đôi bàn tay thuận lợi trong việc viết chữ , dán chữ lên các phương tiện giao thông,trẻ hứng thú hơn với chính đồ dùng mình tự làm ra. Ví dụ khác : Với chủ đề mùa xuân với tiết học làm quen chữ cái L,M, N tôi cho trẻ sưu tầm hoa khô , lá khô , các loại hột , hạt những vật liệu đó khi phát âm phải chứa các chữ cái L, M, N như lá na, hạt mơ, hột mít, hoa ly....Với cách làm đồ dùng , đồ chơi như vậy tôi thấy có hiệu quả đáng kể.Trước hết là giảm sự đầu tư của nhà trường cũng như giáo viên trong điều kiện kinh tế eo hẹp và cái được lớn nhất là ở trẻ có hứng thú khi tham gia làm đồ dùng cho tiết học , trẻ sôi nổi hơn vì mình có phần trong đó. Theo chương trình mầm non mới thì việc sử dụng công nghệ thông tin các phần mềm powerpoint, phần mềm kissmarsk, phần mềm tương tác giúp cho trẻ hứng thú , tập trung chú ý nhiều hơn vào tiết học làm quen chữ cái . Ví dụ : Khi dạy chữ cái trên giáo án điện tử cô cho trẻ được lên kích chuột vào các chữ cái đã học, hoặc cho trẻ lên kích chuột vào các chữ cái giống nhau... Kết quả từ việc cô và trẻ cùng làm đồ dùng học tập và sử dụng phần mềm trên giáo án điện tử tôi thấy trẻ hứng thú hơn vào tiết học ,bản thân cô giáo lên lớp tự tin hơn , gần gũi trẻ hơn. * Tạo môi trường làm quen chữ cái. Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ, đẹp mắt hấp dẫn là gây sự chú ý của trẻ. Vì thế việc tạo môi trường làm quen chữ cái trong lớp học rất cần thiết . Ví dụ: ở góc học tập tôi lụa chọn cách trang trí phù hợp, nổi bật được chủ dề, chủ đề nhánh .Ví dụ như chủ đề thực vật thì tôi cắt một cây to có nhiều loại quả, sau đó cho trẻ cắt các chữ cái L, M, N dán chữ cái dưới các quả theo sự hướng dẫn của cô giáo như Lá thì trẻ dán chữ L, quả na thì trẻ dán chữ N, quả mận thì trẻ dán chữ M... Hoặc cô giáo vẽ các hình ảnh về vườn hoa cúc mùa thu trong bài thơ” Hoa cúc vàng” cô giáo viết chữ in thường hết cả bài thơ nhưng những chữ cái cô định cho trẻ làm quen L, M, N thì cô tô với màu sắc khác nổi bật để trẻ dể nhận thấy. Và những hình ảnh đó tôi thường thay đổi để phù hợp với chủ đề và các nhóm chữ cái khác nhau .Không những ở góc học tập mà ở các góc khác tôi đều viết tiếng và từ tương ứng, tôi dùng các chữ cái để làm kí hiệu cho đồ dùng của trẻ như : ghế , sách vở, khăn, bàn chải,dép đi trong nhà của trẻ ...Kết quả của biện pháp này theo đánh giá đạt 90%. * Cách lên lớp của một giáo viên trong tiết học làm quen với chữ cái. Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ làm quen chữ cái là các kiến thức truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn , tuyệt đối hình thức tránh sự rập khuôn , luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy làm quen chữ cái tôi phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài nghiên cứu kĩ bài soạn.Nắm rõ yêu cầu của bài dạy, chọn trò chơi phù hợp .Ngoài ra để tạo hứng thú thì cô phải có nghệ thuật lên lớp ngôn ngữ diễn đạt ngắn gọn để hấp dẫn trẻ vào tiết học. Trước khi vào bài tôi chọn nhiều hình thức như kể chuyện , đọc thơ, vè hoặc những trò chơi cuốn hút trẻ vào thực tế để trẻ dễ nhớ, dễ hiểu tránh gò bó. Ví dụ : cho trẻ làm quen chữ cái B, D, Đ chủ đề “ Tết mùa xuân” .Tôi giới thiệu hôm nay chúng mình tổ chức hội hoa xuân cac loài hoa về dự hội rất là đông đ
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_m.doc