Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học trực tuyến môn Hóa học lớp 8
Dạy học trực tuyến đang là hình thức giảng dạy phổ biến từ lâu ở nhiều quốc gia. So với các lớp học trực tiếp thì việc học trực tuyến có thể chủ động về mặt thời gian, không gian học tập. Điều này lại càng phù hợp cho những người bận rộn, khó sắp xếp thời gian cho những lớp học với khung giờ cố định. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 thì dạy học trực tuyến lại là lựa chọn tối ưu nhất.
Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra hết sức phức tạp, trước thềm năm học mới các địa phương phải dạy học trực tuyến. Đây là hình thức học rất phù hợp và cần thiết trong tình hình hiện nay và có thể sẽ phải học kéo trong tương lai.
Tuy nhiên việc tổ chức dạy - học trực tuyến còn gặp rất nhiều khó khăn cho cả thầy và trò, hiệu quả học tập chưa cao. Mặc dù bản thân tôi đã có chút kinh nghiệm trong thời gian dạy trực tuyến từ 2019-2020 và 2020-2021, tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa được tập huấn về các phần mềm dạy học, chưa có các phương pháp dạy học phù hợp. Các em học sinh còn ham chơi, hiếu động chưa có sự tập trung nên nhanh chán. Mặt khác Hóa học là một môn học gắn liền với các thí nghiệm thực hành mà khi học trực tuyến các em lại không thể thực hiện như học trực tiếp nên hiệu quả tiếp thu bài học chưa cao, chất lượng, hiệu quả còn thấp.
PHẦN I- PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn sáng kiến Dạy học trực tuyến đang là hình thức giảng dạy phổ biến từ lâu ở nhiều quốc gia. So với các lớp học trực tiếp thì việc học trực tuyến có thể chủ động về mặt thời gian, không gian học tập. Điều này lại càng phù hợp cho những người bận rộn, khó sắp xếp thời gian cho những lớp học với khung giờ cố định. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 thì dạy học trực tuyến lại là lựa chọn tối ưu nhất. Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra hết sức phức tạp, trước thềm năm học mới các địa phương phải dạy học trực tuyến. Đây là hình thức học rất phù hợp và cần thiết trong tình hình hiện nay và có thể sẽ phải học kéo trong tương lai. Tuy nhiên việc tổ chức dạy - học trực tuyến còn gặp rất nhiều khó khăn cho cả thầy và trò, hiệu quả học tập chưa cao. Mặc dù bản thân tôi đã có chút kinh nghiệm trong thời gian dạy trực tuyến từ 2019-2020 và 2020-2021, tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa được tập huấn về các phần mềm dạy học, chưa có các phương pháp dạy học phù hợp. Các em học sinh còn ham chơi, hiếu động chưa có sự tập trung nên nhanh chán. Mặt khác Hóa học là một môn học gắn liền với các thí nghiệm thực hành mà khi học trực tuyến các em lại không thể thực hiện như học trực tiếp nên hiệu quả tiếp thu bài học chưa cao, chất lượng, hiệu quả còn thấp. Để giúp các em có những giờ học trực tuyến nhẹ nhàng, đỡ áp lực, tạo hứng thú, dễ tiếp thu, nâng cao hiệu quả học tập, nên tôi mạnh dạn lựa chọn sáng kiến “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học trực tuyến môn Hóa học lớp 8”. II- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu, xây dựng và thực hiện một số biện pháp trong dạy học trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học trực tuyến môn Hóa học lớp 8 Góp phần nâng cao chất lượng dạy- học môn Hoá học 8 ở trường trung học cơ sở, tạo tiền đề cho học sinh chuẩn bị học tốt môn Hóa học ở lớp 9. III- Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát, thực nghiệm - Đối tượng nghiên cứu: hệ thống các phương pháp dạy học, các phần mềm hỗ trợ trong dạy học trực tuyến; cách khai thác các học liệu trên mạng internet - Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: học sinh khối 8 trường THCS Hòa Thạch IV- Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Phương pháp thực hành bằng các phần mềm đa phương tiện (video) - Phương pháp điều tra thống kê, kiểm tra, nhận xét, đánh giá V- Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 1. Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống các phương pháp dạy học bộ môn hóa học trong điều kiện mới, các phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến. 2. Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm học 2021- 2022 - Đầu tháng 9: điều tra thực trạng, tiến hành khảo sát, tìm hiểu nghiên cứu các phương pháp dạy học phù hợp, các phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến. - Tháng 10 -11 áp dụng các phương pháp dạy học trực tuyến, các phần mềm ứng dụng hỗ trợ trong dạy học hóa học khối 8. - Tháng 12 tổng kết, đánh giá nội dung sáng kiến để áp dụng vào giảng dạy nếu còn học trực tuyến. Phần II. NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ. 1. Cơ sở lí luận. Dạy học trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phương thức học ảo thông qua máy vi tính, điện thoại thông minh nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác. Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN). Dạy học trực tuyến là hình thức giáo dục phổ biến nhiều quốc gia. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp. Các trường học được trưng dụng cho công tác phòng, chống dịch. Nhiều giáo viên, học sinh là F0, F1 đang phải điều trị, cách ly. Vì vậy, dạy học trực tuyến là một lựa chọn phù hợp nhất. Làm thế nào để dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả nhất là vấn đề khiến cả xã hội quan tâm. 2. Cơ sở thực tiễn. Đầu tháng 9 năm học 2021-2022 trường THCS Hòa Thạch cũng như toàn bộ các trường trong thành phố Hà Nội đã tiến hành tổ chức thực hiện dạy học trực tuyến trên phần mềm zoom cho học sinh tất cả các khối lớp. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn khi dạy học trực tuyến như sau: 2.1. Thuận lợi: -Nhà trường rất quan tâm và tạo điều kiện để giúp đỡ giáo viên và học sinh có đủ phương tiện thiết bị có kết nối internet để dạy và học trực tuyến -Mỗi lớp đã được thiết lập một phòng zoom riêng có ID và mật khẩu cố định, không hạn chế thời gian 40 phút - Nội dung kiến thức của mỗi giờ học đảm bảo đầy đủ như học trực tiếp. 100% các giờ học đều được giáo viên chuẩn bị chu đáo bằng powerpoint, có hình ảnh, video và cả âm thanh nhẹ nhàng sinh động nên học sinh dễ tiếp thu. - Học sinh có thể tương tác với thầy cô giáo thông qua hộp chat, qua một số phần mềm viết vẽ... của ứng dụng zoom một cách đễ dàng. -Ngoài ra các em còn được tiếp cận với các phần mềm hỗ trợ dạy học (liveworksheet.com/ padlet.com/quizzi.com/ azota.vn/ kahoot.com...) để tương tác với giáo viên -Khi dạy trực tuyến, giáo viên và học sinh dễ dàng khai thác các học liệu trên internet 2.2 Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên khi dạy học trực tuyến đại trà chúng tôi gặp phải rất nhiều khó khăn, cụ như sau: -Việc tổ chức dạy học trực tuyến lệ thuộc vào kết nối mạng internet. Nếu kết nối không ổn định hoặc quá tải thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức lớp học của giáo viên và việc học của học sinh. - Thời gian của một giờ học trực tuyến lại được rút gọn chỉ còn khoảng 35-40 phút cũng là một thách thức - Đối với giáo viên, bản thân tôi cũng như rất nhiều các đồng chí đồng nghiệp chưa được đào tạo, tập huấn chính thức bất cứ một lớp học nào về dạy học trực tuyến. Hầu hết là chúng tôi đều tự học (qua mạng internet và học hỏi lẫn nhau) - Các em học sinh lại đang ở tuổi dậy thì, cả thể chất và tâm sinh lí đang phát triển. Các em rất tò mò, thích khám phá nhưng độ tập trung lại không ổn định. Nhiều em chưa ý thức được nhiệm vụ học tập nên thiếu tập trung. Thậm chí một số học sinh chỉ vào ghi tên điểm danh rồi mở trang web khác lên xem hoặc chơi game và bỏ ra ngoài trong giờ học. Khi thầy cô hỏi thì các em có đủ lí do mic hỏng, cam hỏng, không có mạng ...nên giáo viên rất khó để xử lí. -Việc ngồi cả buổi để học trên máy tính và điện thoại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các em và cả thầy cô. Nhiều em bị ảnh hưởng và mắc các bệnh về mắt, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập. Do vậy trước khi thực hiện sáng kiến tôi đã tiến hành khảo sát tất cả học sinh khối lớp 8 theo một số câu hỏi như sau: 1.Ý nào dưới đây phát biểu đúng? Trong cốc nước đường có A. chất là nước đường. B. vật thể là cốc nước đường. C. chất là nước và đường. D. vật thể là cái cốc, chất là nước và đường. 2. Dựa tính chất nào dưới đây có thể khẳng định 1 loại nước là tinh khiết ? A. Không màu , không mùi, không vị. B. Trong suốt, không màu và uống được. C. Ở thể lỏng và có thể hòa tan rất nhiều chất. D. Sôi ở 100oC, hóa rắn ở 0oC, khối lượng riêng là 1g/ml. 3. Những tính chất nào dưới đây đều là tính chất vật lí của đường? A. Thể rắn, bị phân hủy khi đun nóng. B.thể rắn, vị ngọt, tan trong nước. C.Thể rắn, vị ngọt, bị phân hủy khi đun nóng. D. Bị phân hủy khi đun nóng, vị ngọt. Câu 4: Một nguyên tử nguyên tố X có 7e. vậy nguyên tử X có A. 7n . B. 14p. C. 7p. D. 14n. Câu 5: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Vậy X có A. 12e,13p,14n; B. 13p,13e, 14n; C. 14e,14n; 13 p. D. 13p, 13n; 14p. Kết quả như sau Điểm Lớp Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5- 6 Trên TB Điểm 3- 4 Điểm 1- 2 Điểm 0 Dưới TB 8A (38) SL 3 10 18 31 5 2 0 7 % 7,9 26,3 47,4 81,6 13,2 5,3 0 18,4 8B (37) SL 4 11 14 29 5 3 0 8 % 10,8 29,7 37,8 78,3 13,5 8,1 0 21,7 8C (38) SL 3 11 15 29 6 3 0 9 % 7,9 28,9 39,5 76,3 15,8 7,9 0 23,7 8D (34) SL 0 4 15 19 11 3 1 15 % 11,8 41,1 55,9 32,3 8,8 2,9 44,1 8E (34) SL 0 5 15 20 9 2 3 14 % 0 14,7 44,1 58,8 26,5 5,9 8,8 41,2 8F (37) SL 0 7 15 22 13 2 0 15 % 0 18,9 40,5 59,5 35,1 5,4 0 40,5 8H (35) SL 0 6 16 22 8 4 1 13 % 0 17,1 45,7 62,8 22,9 11,4 2,8 37,1 khối 8 253 SL 10 54 108 172 57 19 5 81 % 4,0 21,3 42,7 68,0 22,5 7,5 2 32,0 Nhận xét: - Kết quả cho thấy tỉ lệ học sinh có điểm điểm khá giỏi, và điểm trên trung bình của toàn khối còn thấp. Đa số học sinh có điểm trung bình 108/253 chiếm 42,7%, số lượng học sinh điểm dưới trung bình còn rất cao 81/253 chiếm 32,0 %. II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Xây dựng giáo án bài dạy theo hướng đúng, đủ các nội dung trọng tâm của bài học. Vì thời gian mỗi giờ học trực tuyến thường chỉ từ 35 đến 40 phút, việc vào lớp của giáo viên nhanh hay chậm đôi khi phụ thuộc vào đường truyền . Do vậy, tôi tập trung nghiên cứu kĩ lại toàn bộ nội dung chương trình, xác định đúng trọng tâm kiến thức của mỗi chương mỗi bài học, từ đó xây dựng giáo án hướng đến đảm bảo học sinh được học đầy đủ các nội dung kiến thức cơ bản, trọng tâm để phù hợp với thời gian một giờ học. Tránh sự mở rộng lan man, dài dòng các nội dung kiến thức không cơ bản, ít trọng tâm nhưng vẫn phải chú ý đảm bảo những nội dung liên hệ thực tế, các phần kiến thức liên môn trong bài học. 2. Lựa chọn sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực phù hợp với dạy học trực tuyến. 2.1. Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ: Được áp dụng trong tất cả các bài học để thúc đẩy hoạt động tương tác giữa các học sinh với nhau nhằm làm tăng hứng thú học tập cho mọi đối tượng học sinh, tránh việc học sinh chỉ ngồi im nghe, ghi chép bài sẽ gây ra sự mệt mỏi, nhàm chán cho các em. Để đảm bảo tổ chức tốt phương pháp học tập theo nhóm, trong quá trình chia nhóm tôi chú trọng hai vấn đề: một là tìm hiểu kĩ lực học của mỗi học sinh trong lớp qua giáo viên chủ nhiệm để từ đó phân công các em vào nhóm đảm bảo có đủ các đối tượng học sinh (giỏi, khá, trung bình, yếu) để các em có thể hỗ trợ học tập lẫn nhau; hai là chú ý lựa chọn 1 em trưởng nhóm, 1 em phó nhóm có khả năng tổ chức nhóm, biết phân công công việc phù hợp với từng thành viên trong nhóm và chọn 2 bạn thư kí nhóm học bằng máy tính có thể thay nhau chia sẻ màn hình trong suốt quá trình thảo luận . Các bạn nhóm trưởng, nhóm phó cũng có thể thay thế nhau điều hành nhóm khi có 1 bạn bị "out" không vào được. Từ đó sẽ góp phần không nhỏ cho việc thảo luận học nhóm thành công của các em góp phần mang lại kết quả thành công cho tiết học. Việc chia nhóm trong phần mềm zoom tôi luôn chọn chế độ chia cho học sinh tự chọn vào nhóm của mình bằng cách nhấn vào Breatkout rooms sau đó chọn số nhóm cần chia và nhấn vào lệnh Let participants choose room để học sinh tự chọn vào phòng nhóm của mình theo sự phân công đảm bảo việc học tập của mỗi nhóm luôn ổn định. Đồng thời sau khi vừa hoàn thành lệnh chia nhóm, giáo viên cần chú ý copy đường link liveworksheet.com hoặc các phần mềm khác có chứa phiếu thảo luận nhóm và gửi ngay vào hôp chat chọn Everyone để ngay sau khi học sinh vừa vào phòng nhóm là nhận được link cô gửi từ đó có thể chia sẻ được nội dung phiếu học tập của nhóm luôn mà không mất thời gian. 2.2 Phương pháp lớp học đảo ngược (Flipped classroom): Một buổi lên lớp truyền thống sẽ bắt đầu với việc giáo viên chuẩn bị bài giảng lên lớp và học sinh chuẩn bị làm bài tập về nhà buổi trước. Bài mới sẽ được giảng trong giờ học, ngay trên lớp và nếu trong quá trình dạy có thừa một chút thời gian thì sẽ sử dụng thời gian đó làm bài tập luyện tập tại lớp. Như vậy, hầu hết việc giảng và nghe giảng ước chừng đã tiêu tốn hết 90% thời gian của một buổi học, 10% còn lại là luyện tập trên lớp của cả giáo viên và học sinh. Ở lớp học đảo ngược, tôi thiết kế các hoạt động trải nghiệm gồm phiếu học tập hướng dẫn nghiên cứu nội dung bài học và các thí nghiệm tự làm ở nhà hoặc video thí nghiệm. Học sinh tự làm thí nghiệm hoặc quan sát video thí nghiệm cô gửi qua zalo, qua các phần mềm ứng dụng như padlet.com, azota.com để học sinh quan sát sau đó hoàn thành nội dung của phiếu học tập theo nhóm gửi báo cáo vào link padlet.com. Thông qua các hoạt động trải nghiệm đó các em có thể tự rút ra kiến thức lí thuyết của bài học . Cũng có thể, tôi gửi cho các em các video ngắn về bài giảng sẽ học trong bài mới yêu cầu học sinh xem trước rồi thảo luận nhóm tìm ra những kiến thức lí thuyết của bài học hoàn thành các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên qua hệ thống phiếu học tập nộp báo cáo qua link padlet .com. Thông qua những hoạt động trải nghiệm thực tế hầu hết các em đều hăng hái hoạt động, hoàn thành tốt các nội dung học tập và nắm được lí thuyết cơ bản của các bài học. Khi học trực tuyến học sinh các nhóm trình bày lại các hoạt động trải nghiệm sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh chốt lại kiến thức bài học, khắc sâu phần kiến thức trọng tâm và luyện tập để củng cố và khắc sâu kiến thức như vậy sẽ giảm được rất nhiều áp lực về thời gian dạy học trực tuyến đồng thời thúc đẩy sự ham học hỏi và khám phá của học sinh . Ví dụ với các bài có thể dạy theo phương pháp lớp học ngược trong kì một như Bài 12- Sự biến đổi chất; Bài 15- Định luật bảo toàn khối lượng; bài 21-Tính theo công thức ; Bài 22 tính theo phương trình hóa học... Ví dụ 1 khi dạy bài Định Luật bảo toàn khối lượng, phần 1, 2 tôi xây dựng theo phương pháp lớp học đảo ngược như sau Trước khi vào tiết dạy tôi gửi qua zalo nhóm cho các em video thí nghiệm kiểm chứng định luật bảo toàn khối lượng. và một phiếu học tập qua link padlet.com cho 4 nhóm và yêu cầu cá nhân quan sát video, đọc trước sách giáo khoa bài Định luật bảo toàn khối lượng. Sau đó yêu cầu các em thảo luận qua nhóm zalo hoàn thành phiếu học tập nộp trước giờ học 1 ngày. PHIẾU HỌC TẬP 1. Quan sát video thí nghiệm kiểm chứng định luật bảo toàn khối lượng , đọc sách giáo khoa phần 1, 2 bài Định luật bảo toàn khối lượng trang 53 rồi hoàn thành bảng sau. Dụng cụ, hóa chất Tiến hành Hiện tượng Phương trình chữ của phản ứng Nhận xét về khối lượng của các chất trong phản ứng. (Cần nêu rõ dấu hiệu phản ứng và khối lượng hiển thị trên bàn cân nhé) 2. Dựa vào nội dung thí nghiệm trên em hãy phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng ? 3. Dựa vào diễn biến của phản ứng hóa học trong bài 13 em hãy giải thích nội dung định luật bảo toàn khối lượng ? Sản phẩm dự kiến của học sinh. Dụng cụ, hóa chất Tiến hành Hiện tượng Phương trình chữ của phản ứng Nhận xét về khối lượng của các chất trong phản ứng. 1 Cốc thủy tinh đựng : ống nghiệm 1 chứa dung dịch BaCl2; Ống 2 chứa dung dịch Na2SO4 - Cân điện tử - Đặt cốc thủy tinh có chứa ống nghiệm 1 đưng dung dịch BaCl2 và ống 2 chứa dung dịch Na2SO4 lên mặt bàn cân. Đổ dung dich ở ống nghiệm 2 vào ống 1 rồi đặt lại ống nghiệm vào cốc. - Khối lượng hiển thị là 75,3 g - Có kết tủa trắng xuất hiện. Khối lượng hiển thị 75,3 g Bari clorua+ Natri sunfat → Bari sunfat + Natri clorua Tổng khối lượng của các chất trước phản ứng và tổng khối lượng các chất sau phản ứng bằng nhau. 2. Định luật bảo toàn khối lượng: Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. 3. Vì trong phản ứng hóa học, chỉ liên kết giữa các nguyên tử thay đổi điều này chỉ ảnh hưởng đến các e trong nguyên tử. Còn số nguyên tử của mỗi nguyên tố được bảo toàn, khối lượng mỗi nguyên tử giữ nguyên nên "tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng". Khi vào giờ học, chọn một nhóm có kết quả đúng nhất báo cáo sản phẩm rồi cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung, nêu các câu hỏi thắc mắc cho nhóm bạn hoặc hỏi cô giáo. Cô giáo sẽ hướng dẫn để các nhóm giải đáp được các thắc mắc nêu ra hoặc sẽ giúp các nhóm giải đáp thắc mắc khó. sau đó chốt kiến thức về nội dung định luật bảo toàn khối lượng và giải thích định luật và đi vào tổ chức học tập phần 3. Áp dụng. Nhờ được tự quan sát thí nghiệm, tự nghiên cứu trước bài học qua hoạt động trải nghiệm ở nhà các em sẽ nhớ rất nhanh nội dung định luật. 2.3 Phương pháp học tập hợp tác - kĩ thuật mảnh ghép Phương pháp học tập hợp tác- kĩ thuật mảnh ghép được áp dụng rất dễ dàng khi học trực tiếp nhưng khi học trực tuyến đòi hỏi người giáo viên phải có kĩ năng sử dụng một số phần mềm ứng dụng trong dạy học để giúp học sinh có thể thảo luận nhóm và tương tác trực tiếp vào phiếu nhóm. Giáo viên phải nắm chắc các kĩ thuật dạy học trên zoom, là người làm chủ trong các thao tác kĩ thuật phần zoom để không bị lúng túng. Đảm bảo thành công cho giờ dạy. Phương pháp này được tôi áp dụng dạy với khá nhiều bài trong chương trình kì 1: bài 6; bài 10; bài 13; bài 18. ví dụ: Tiết: 8 - bài 6 áp dụng theo phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ - kĩ thuật mảnh ghép. ĐƠN CHÂT VÀ HỢP CHẤT – PHÂN TỬ (Tôi xin trình bày nội dung chính của việc tổ chức khám phá kiến thức trong giờ giảng dạy trực tuyến) Hoạt động 1: Khởi động(khoảng 4-5 phút) a. Mục tiêu: Giúp HS có những khái niệm đầu tiên về cấu tạo các chất. b. Nội dung dạy học: cả lớp vào link cô gửi trong hộp chat https://quizizz.com/admin/quiz/6280e17673017a001e957409 rồi trả lời một số câu hỏi đã được tìm hiểu ở nhà. Câu 1: Nguyên tố hóa học cấu tạo nên khí oxi là A. Oxi. B. Sắt. C. Nhôm. D. Hiđro. Câu 2: Các chất Sắt, Đồng, Nhôm đều A. Dẫn điện tốt. B. Dẫn điện tốt. C. Dẫn nhiệt tốt, dẫn điện tốt. D. không dẫn nhiệt, không dẫn điện. Câu 3 : Có mấy nguyên tố hóa học tạo thành Nước ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. c. Sản phẩm dự kiến: HS trả lời được những nội dung đã tìm hiểu qua 3 câu hỏi. Câu 1: - A; Câu 2 - C; Câu 3 - B. d. Tổ chức dạy học: - GV gửi link https://quizizz.com/admin/quiz/6280e17673017a001e957409 vào hộp chat yêu cầu học sinh nhấn vào link, ghi tên để trả lời lần lượt 3 câu hỏi. - HS vào link cô giáo gửi qua ô chat, điền tên, lớp để trả lời hỏi đã được tìm hiểu thông tin cô giao từ giờ học trước. - Qua kết quả tương tác ở phần khởi động giáo viên đánh giá được khâu chuẩn bị của các em. GV nêu: Làm sao mà học hết được hàng chục triệu chất khác nhau? Không phải băn khoăn về điều đó, các nhà hoá học đã tìm cách phân chia các chất thành từng loại, rất thuận tiện cho việc nghiên cứu. Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu cách phân loại chất. Hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức( khoảng 25-28 phút) a.Mục tiêu: Giúp HS trình bày khái niệm đơn chất , hợp chất , phân loại và cấu tạo của đơn chất và hợp chất. b.Phương pháp dạy học: học tập hợp tác theo nhóm nhỏ - kĩ thuật mảnh ghép. c. Sản phẩm : Nội dung kết quả phiếu học tập 1 và 2 d. Tổ chức dạy học: - Trước buổi dạy, cô giao phiếu học tập vòng chuyên gia, sự phân công nhóm , lên nhóm zalo lớp, yêu cầu học sinh kẻ sẵn phiếu vào vở. Nhóm 1: ( 1; 3; 5) Nhóm 5(13,15,17) Nhóm 12:(32; 34;36,38) Nhóm 2(2; 4; 6) Nhóm 6:(14,16,18) Nhóm 9:(25; 27;29) Nhóm 3: (7; 9;11) Nhóm 7:(19; 21;23) Nhóm 10:(26; 28;30) Nhóm 4: (8; 10;12) Nhóm 8:(20; 22;24) Nhóm 11:(31;33;35,37) Vòng 1( nhóm chuyên gia): 4 phút - Chia lớp ( khoảng 37- 38 học sinh) thành 12 nhóm (chuyên gia): cử mỗi nhóm 1 nhóm trưởng và một thư kí . - Giao nhiệm vụ: Bạn thư ký nhóm vào link https://www.liveworksheets.com/4-qa1113932do. - yêu cầu mỗi nhóm nghiên cứu thông tin sách giáo khoa phần I và II trang 22-23 thảo luận khoảng 4 phút và hoàn thành 1 nội dung trong phiếu học tập 1 Riêng thư kí nhóm chia sẻ màn hình và ghi phiếu học tập nhóm .Các thành viên trong mỗi nhóm hoàn thành phiếu cá nhân sau đó thảo luận để hoàn thành phiếu nhóm. Sau khi kết thúc thảo luận thư kí nộp phiếu nhóm( ghi rõ nhóm mấy), mỗi thành viên giữ lại phiếu của mình để tiếp tục thảo luận vòng mảnh ghép. Nhiệm vụ Câu hỏi Trả lời Nhóm 1: ( 1; 3; 5) Nhóm 7:(19; 21;23) 1. Đơn chất là gì? Cho ví dụ? Cho biết cách đọc tên đơn chất? Nhóm 2(2; 4; 6) Nhóm 8:(20; 22;24) 2. Có mấy loại đơn chất ? Nêu ví dụ về mỗi loại đơn chất ? Nhóm 3: (7; 9;11) Nhóm 9:(25; 27;29) 3. Cho biết đặc điểm cấu tạo
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx