SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy bài thực hành 6 - Môn Hoá học 8

SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy bài thực hành 6 - Môn Hoá học 8

 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 4 khoá 7 đã đề ra những quan điểm mới “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng XHCN và bảo vệ tổ quốc, là một động lực phát triển của đất nước. Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. (Trích văn kiện đại hội VII). Phát triển giáo dục nhằm phát huy nhân tố con người. Giáo dục là chìa khoá mở ra tương lai.

 Đối với môn hoá học cũng như các môn học khác ở nhà trường đều cũng cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh và đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy người học.

 Trong quá trình giảng dạy, người thầy luôn phải đặt ra các mục tiêu, đó là giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo, xây dựng thái độ và động cơ học tập đúng đắn để học sinh có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế của thời đại và giải quyết phù hợp các vấn đề nảy sinh.

 Hóa học là môn khoa học tự nhiên, nghiên cứu tính chất của chất, sự biến đổi của chất, các hiện tượng có tính ứng dụng thực tiễn. Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THCS, tôi nhận thấy rằng HS gặp khó khăn khi phải ghi nhớ các khái niệm, định nghĩa, tính chất của các chất Việc ghi nhớ của các em gần như tái hiện lại nguyên văn trong SGK làm cho việc học tập trở nên nhàm chán, máy móc, thụ động, không sáng tạo, khả năng phân tích, so sánh, tư duy, vận dụng còn hạn chế.

 

doc 22 trang thuychi01 9821
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy bài thực hành 6 - Môn Hoá học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
 PHẦN MỞ ĐẦU
1
 Lý do chọn đề tài
1
 Mục đích nghiên cứu
2
 Đối tượng nghiên cứu
2
 Phương pháp nghiên cứu 
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
3 - 4
2.3 Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề .
5 - 14
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
14
KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ 
15
Kết luận 
15
Kiến nghị 
15
Tài liệu tham khảo 
16
 1. PHẦN MỞ ĐẦU 
 - Lý do chọn đề tài:
 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 4 khoá 7 đã đề ra những quan điểm mới “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng XHCN và bảo vệ tổ quốc, là một động lực phát triển của đất nước. Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. (Trích văn kiện đại hội VII). Phát triển giáo dục nhằm phát huy nhân tố con người. Giáo dục là chìa khoá mở ra tương lai.
 Đối với môn hoá học cũng như các môn học khác ở nhà trường đều cũng cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh và đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy người học.
	Trong quá trình giảng dạy, người thầy luôn phải đặt ra các mục tiêu, đó là giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo, xây dựng thái độ và động cơ học tập đúng đắn để học sinh có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế của thời đại và giải quyết phù hợp các vấn đề nảy sinh. 
	Hóa học là môn khoa học tự nhiên, nghiên cứu tính chất của chất, sự biến đổi của chất, các hiện tượng có tính ứng dụng thực tiễn. Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THCS, tôi nhận thấy rằng HS gặp khó khăn khi phải ghi nhớ các khái niệm, định nghĩa, tính chất của các chấtViệc ghi nhớ của các em gần như tái hiện lại nguyên văn trong SGK làm cho việc học tập trở nên nhàm chán, máy móc, thụ động, không sáng tạo, khả năng phân tích, so sánh, tư duy, vận dụng còn hạn chế.
	Để nâng cao chất lượng dạy học môn hoá học, cần phải đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó tổ chức tốt các tiết thực hành cho học sinh sẽ góp phần cải thiện sự nhàm chán và gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh từ đó khắc sâu kiến thức trong bộ não một cách lôgic mà lại phát huy được khả năng tiềm ẩn trong học sinh. Hình thành kỹ năng sống, hình thành các đức tính tốt cho học sinh. Để đạt được kết quả đó giáo viên phải biết tổ chức tốt các buổi thực hành cho học sinh. Khi tổ chức các buổi thực hành một số giáo viên còn chưa thực hiện tốt như: Làm thí nghiệm chưa thành công, gây cháy nổ, học sinh chưa tích cực làm thực hành, chất lượng giờ dạy còn thấpChính vì vậy để tiến hành tổ chức các buổi thực hành tôi đã nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy bài thực hành 6 - Môn hoá học 8”
- Mục đích nghiên cứu
 Đề tài giúp tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với học sinh, tạo hứng thú học tập cho học sinh, làm cho học sinh hiểu rõ vấn đề đang học là gì? Từ đó nâng cao chất lượng học tập môn hóa học cho học sinh.
 Làm thí nghiệm giúp học sinh tự tìm ra con đường hình thành kiến thức từ đó tìm ra các quy luật biến đổi của chất.
Thông qua tiến hành thí nghiệm ở bài học giúp học sinh có khả năng làm việc độc lập như một nhà khoa học, khả năng phán đoán chiều hướng của phản ứng hoá học, giải thích các hiện tượng .Từ đó bồi dưỡng cho em lòng yêu khoa học giúp các em phấn đấu trở thành một nhà khoa học nghiên cứu về hoá học. 
- Đối tượng nghiên cứu: 
 - Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa Hóa học 8 
 - Nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu Hóa học 8 .
 - Nghiên cứu những biện pháp, phương pháp giáo dục hay phù hợp để khắc sâu kiến thức, hình thành thói quen, giúp học sinh nắm và để học tốt môn Hóa học 8, bài thực hành 6 - Môn Hoá học 8 .
 - . Phương pháp nghiên cứu: 
 - Phương pháp đàm thoại , hỏi đáp , trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp với học sinh lớp 8.
 - Phương pháp thực hành thí nghiệm. Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp thực hành luyện tập.
 - Phương pháp tổng kết. 
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Hóa học là môn khoa học tự nhiên, nghiên cứu tính chất của chất, sự biến đổi của chất... Để biết được tính chất của chất, sự biến đổi của chất thì phải tiến hành các thí nghiệm thực hành:
Thực hành thí nghiệm giúp học sinh làm quen với tính chất và mối liên hệ có tính quy luật, làm cơ sở để nắm vững các quy luật, các khái niệm khoa học và biết khai thác chúng, từ đó tìm các quy luật biến đổi. 
Thí nghiệm làm sáng tỏ mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích bản chất của các quá trình trong tự nhiên, trong sản xuất và trong đời sống .
Thực hành thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt trong các quá trình nhận thức, phát triển giáo dục là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy và học. 
Người ta coi trọng thí nghiệm là cơ sở của việc học hoá học và để rèn luyện kỹ năng thực hành. Thông qua thí nghiệm học sinh nắm được kiến thức một cách hứng thú, vững chắc và sâu sắc hơn.
 Tổ chức các bài thực hành đảm bảo yêu cầu của cải cách giáo dục, để vận dụng tốt phương pháp dạy học mới “coi học sinh là nhân vật trung tâm, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh học tập”.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1 Thuận lợi: 
Trường THCS Quang Trung là một trong trường luôn được sự quan tâm của Thành Phố , UBND Thành phố, Đảng uỷ, UBND Phường Quang Trung đối với công tác giáo dục của địa phương vì vậy trường có một cơ sở vật chất đầy đủ. 
Những năm học qua trường luôn luôn đạt trường xuất sắc cấp thành phố, cấp tỉnh, có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, say mê trong công tác giảng dạy, có trình độ chuyên môn vững vàng, học sinh chăm ngoan, hiếu học. 
2.2.2 Khó khăn: 
Do chất lượng học sinh không đồng đều, số lượng đông, phương pháp học mới là chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ yêu cầu học sinh tự tìm hiểu, tự nghiên cứu để tìm kiến thức, nhiều học sinh chưa làm được còn thụ động chờ bạn học giỏi hơn làm cho. Nhiều học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản, không có khả năng vận dụng kiến thức vào giải thích các thí nghiệm.
Những năm học trước đây khi điều kiện cơ sở vật chất nhà trường chưa đầy đủ, chưa có phòng thực hành bộ môn hoá học, các buổi thực hành gần như không làm được dẫn đến học sinh thường không có hứng thú học tập môn hoá học, học sinh thường nói môn hoá học là môn học rất khó nhớ nên chất lượng thi khảo sát các kì trong năm học rất thấp:
Kết quả khảo sát năm học 2013 – 2014 của học sinh lớp 8 Trường THCS Quang Trung như sau:
Lớp 
 SS
Loại kém
0 – 2.75
Loại yếu
3 - 4.75
Loại TB
7 – 6.75
Loại khá
7 – 8.75
Loại giỏi
 9 -10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A3
47
0
0
18
38.30
20
42.55
8
17.02
1
2.13
8A7
43
0
0
18
41.86
18
41.86
6
13.95
1
2.33
Tổng
90
0
0
36
40.00
38
42.22
14
15.55
2
2.23
 Trong những năm gần đây trường THCS Quang Trung được đầu tư đồng bộ, môn hoá học có phòng học bộ môn và có giáo viên phụ tá thí nghiệm nên các buổi thực hành đều được thực hiện nên học sinh rất hứng thú tham gia học tập môn hoá nhất là các tiết thực hành.
 Những năm trực tiếp giảng dạy môn hoá học Trường THCS Quang Trung tôi thấy việc làm thực hành thí nghiệm môn hoá học của học sinh thường lúng túng, chưa thành thạo do các khâu tổ chức dạy học thực hành chưa thực sự đạt yêu cầu. Với kinh nghiệm tổ chức các buổi thực hành cho học sinh nhiều năm, tôi nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy bài thực hành 6 - Môn hoá học 8”. Sau khi nghiên cứu rồi áp dụng với học sinh lớp 8 năm học 2014 – 2015 Trường THCS Quang Trung , đã thu được những kết quả nhất định.
2.3 Những giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
2.3.1 Giải pháp 1: Những yêu cầu cơ bản khi làm thí nghiệm. 
Phải đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh 
Phải biểu diễn thành công khi làm thí nghiệm
Thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ, gọn gàng, hoá chất đầy đủ.
Thí nghiệm phải chính xác, rõ ràng, học sinh phải được quan sát đầy đủ.
Phải kết hợp chặt chẽ giữa thí nghiệm, lời giảng và nội dung ghi bảng.
Học sinh phải quan sát được màu sắc, dấu hiệu của phản ứng. So sánh được màu sắc, thể trạng, của chất trước và sau phản ứng.
2.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng các bước tiến hành thí nghiệm.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ:
Giáo viên thống kê xem bài thực hành cần bao nhiêu ống nghiệm, dụng cụ . Giáo viên phải căn cứ vào số nhóm để lấy cho đủ dụng cụ thí nghiệm.
Phải có găng tay, áo blu, giấy thấm , khăn lau tay.
Phải có hai khay đựng cho mỗi nhóm: Một khay đựng hoá chất đã làm xong và một khay đựng dụng cụ, hoá chất chưa làm.
Đánh dấu, ghi tên dụng cụ và hoá chất đầy đủ cho từng nhóm để tránh nhầm lẫn. 
Khi làm thí nghiệm nên mặc áo blu để tạo hình ảnh đẹp trong mắt học sinh , gây hứng thú và giáo dục lý tưởng sống cho học sinh ( tác phong của người Bác sĩ, nhà khoa học.)
Sau khi làm thí nghiệm phải có nước sạch để rửa tay, lau tay để đảm bảo vệ sức khoẻ cho giáo viên và học sinh. 
Bước 2: Chuẩn bị hoá chất:
Giáo viên đọc kĩ sách giáo khoa sau đó xác định cần bao nhiêu loại hoá chất cho từng nhóm rồi ghi vào tờ giấy để vào phòng thực hành lấy cho đủ. 
Nếu không có hoá chất đó có thể thay thế hoá chất khác được không? Chất thay thế phải tương ứng với tính chất của chất cần thay thế .
Ví dụ: Nếu Zn tác dụng dung dịch H2SO4 mà không có dung dịch H2SO4 thì ta thay thế bằng dung dịch HCl.
Bước 3: Tiến hành làm thí nghiệm: 
Giáo viên phải làm thí nghiệm thử, trước khi biểu diễn thí nghiệm cho học sinh quan sát và tuân thủ các bước làm thí nghiệm mà sách giáo khoa hướng dẫn để tránh làm sai dẫn đến kết quả sai.
Nếu thí nghiệm phải chuẩn bị làm trước 40 phút hoặc 1 ngày, 2 ngày thì giáo viên phải làm thí nghiệm theo đúng yêu cầu.
Khi sử dụng hoá cụ phải cẩn thận, gọn gàng, chính xác đảm bảo tính khoa học và thẩm mỹ. Khi làm xong thí nghiệm phải để gọn gàng.
Khi sử dụng hoá chất cần lưu ý phải đi găng tay, phải lấy hoá chất vừa phải đủ dùng cho thí nghiệm. Kinh nghiệm này giáo viên phải tự học hỏi đồng nghiệp hoặc khi làm thí nghiệm hàng năm nên ghi vào sổ tích luỹ để rút kinh nghiệp cho mỗi lần làm thí nghiệm.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm đốt cháy P đỏ trong không khí nên dùng thìa hoăc môi thuỷ tinh để lấy một lượng nhỏ sau đó đổ vào muỗng sắt chứ không nên dùng cả muỗng sắt lấy thì học sinh sẽ lấy nhiều dẫn đến khi đốt dễ bị rơi gây cháy.
Hoá chất lấy xong phải đậy nắp lọ, khi lấy nên kết hợp hỏi học sinh: Màu sắc, thể trạng, mùi 
Bước 4: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi:
Hệ thống câu hỏi rõ ràng, cụ thể phù hợp với từng giai đoạn thí nghiệm để học sinh quan sát, nhận biết, so sánh, từ đó rút ra kết luận.
Dung dịch có màu gì? Dấu hiệu của phản ứng là gì? (Bay hơi? Kết tủa? Sủi bọt? Chuyển màu gì? Sau phản ứng sản phẩm gồm những chất gì? Cách nhận biết chất sau phản ứng? Khối lượng dung dịch sau phản ứng có thay đổi không? Điều kiện của phản ứng là gì?)
Nếu giáo viên có hệ thống câu hỏi phù hợp trong lúc làm thí nghiệm sẽ khai thác nội dung cần làm. Học sinh sẽ hiểu rõ bản chất của thí nghiệm, ghi được phương trình hoá học và xác định được trạng thái, màu sắc của chất.
Bước 5: Sau khi làm thí nghiệm xong:
Đây là khâu quan trọng nếu ta không chú ý có thể gây tai nạn cho giáo viên và học sinh hoặc gây ô nhiễm môi trường 
Nếu học sinh làm thí nghiệm theo nhóm thì sau khi thí nghiệm giáo viên yêu cầu học sinh ngồi yên, yêu cầu nhóm trưởng mang găng tay thu dọn cho vào khay. Nếu học sinh lộn xộn sẽ va chạm làm đổ hoá chất, vỡ dụng cụ gây nguy hiểm và ô nhiễm lớp học. 
Giáo viên phải thu dọn hoá chất, vặn lại các nút cho chặt rồi cất vào thùng đựng. Dụng cụ thí nghiệm phải rửa thật sạch, phơi khô để lên giá. Nếu không rửa sạch sẽ ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm của tiết học sau. 
2.3.3 Giải pháp 3: Thiết kế một bài thực hành hoá học theo hướng dạy học tích cực:
Khi thiết kế một bài thực hành hoá học theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài thực hành hoá học.
Để xác định mục tiêu của bài thực hành hoá học cần chú ý: Căn cứ vào mức độ kiến thức cần đạt được trong sách chuẩn kiến thức kỹ năng của nhà xuất bản giáo dục.
Kiến thức: Học sinh cần nắm được mục tiêu, cách tiến hành, kỹ thuật tiến hành thí nghiệm. Học sinh khắc sâu kiến thức về tính chất của chất đã được học ở bài lí thuyết.
Kỹ năng: Học sinh được rèn kỹ năng tiến hành thí nghiệm, đảm bảo an toàn thành công. Quan sát, mô tả, giải thích được những hiện tượng và viết được phương trình hóa học minh hoạ.
Thái độ: Tích cực, hợp tác, trung thực, để thực hiện nhiệm vụ chung của cá nhân và nhóm. Có ý thức bảo vệ môi trường 
Bước 2: Xác định định phương pháp chung ở trên lớp.
Giáo viên là người tổ chức, điều khiển, điều chỉnh, đồng thời cũng là người bổ sung hoạt động của cá nhân và giúp học sinh theo nhóm để thực hiện mục tiêu của bài thực hành.
Giáo viên phải bao quát kiểm tra các nhóm làm việc để hỗ trợ học sinh làm tốt thí nghiệm. Có những thí nghiệm giáo viên phải làm mẫu để học sinh làm theo mới đạt kết quả.
Bước 3: Thiết kế các hoạt động của bài thực hành 
Đây là bước rất quan trọng, học sinh có làm được thực hành hay không, mức độ chính xác như thế nào, học sinh có thích làm thí nghiệm hay không, tự lực quan sát thí nghiệm hay không . Vì vậy rất sự cần nổ lực của cả giáo viên và học sinh.
Hoạt động 1: Tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục tiêu, nội dung, cách tiến hành các thí nghiệm thực hành.
Học sinh báo cáo trước lớp: Tên thí nghiệm, dụng cụ, hoá chất cách tiến hành và những điểm cần lưu ý. Học sinh khác nhận xét, bổ sung, hoàn thiện. Giáo viên kết luận và hướng dẫn nếu là những thí nghiệm phức tạp 
Hoạt động 2: Phân công các nhóm tiến hành thí nghiệm cụ thể 
Giáo viên phân công chỉ định từng công việc rõ ràng. 
Giáo viên phân công nhóm trưởng, thư kí của nhóm. 
Giáo viên có thể thiết kế các phiếu báo cáo để thư ký nhóm ghi theo yêu cầu mục tiêu bài dạy. 
Học sinh tiến hành làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, ghi chép, giải thích và viết các phương trình hoá học (nếu có).
Giáo viên theo dõi, hướng dẫn và điều chỉnh giúp các nhóm làm thí nghiệm. 
Hoạt động 3: Cá nhân viết tường trình thí nghiệm.
Giáo viên yêu cầu học sinh viết tường trình theo mẫu. Học sinh có thể viết ngay tại lớp hoặc giao về nhà.
Hoạt động 4: Học sinh làm vệ sinh, thu dọn dụng cụ, hoá chất đúng nơi quy định. 
Hoạt động 5: Tổ chức đánh giá:
Giáo viên đánh giá tình hình chung về thái độ, kết quả bài thực hành và rút kinh nghiệm chung cho cả lớp. 
Giáo viên có thể đánh giá và cho điểm từng nhóm để tạo khí thế thi đua cho cac buổi học.
Để khắc sâu kiến thức bài thực hành. Giáo viên có thể ra đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan hoặc câu hỏi tự luận để đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh.
2.3.4 .Giải pháp 4: Nội dung thiết kế bài thực hành hoá học:
Tiết 59: BÀI THỰC HÀNH 6
 Tính chất hóa học của nước
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Học sinh nêu được mục tiêu, cách tiến hành, kĩ thuật thực hành 3 thí nghiệm (Nước tác dụng với Na, CaO, P2O5). 
- HS củng cố và nắm vững được tính chất hoá học của H2O (tác dụng với Na, CaO, P2O5).
2. Kỹ năng: 
- Thực hiện các thí nghiệm trên thành công, an toàn, tiết kiệm.
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích.
- Viết PTHH minh họa
3. Giáo dục: 
- Ý thức kĩ luật và biện pháp để đảm bảo an toàn trong khi làm thí nghiệm 
- Tích cực, hợp tác, báo cáo trung thực kết quả của nhóm.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. GV: Giáo án
+ Hoá chất: Na, CaO, quỳ tím, dung dịch phenolphtalein, phốt pho đỏ.
+ Dụng cụ: ống nghiệm, chén sứ, cặp gỗ, giá, cốc thuỷ tinh, phễu, giấy lọc, thìa thủy tinh, đèn cồn, nút cao su, muỗng sắt.
2. HS: Học bài tính chất hoá học của H2O.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Kiểm tra bài cũ: 
1. Trình bày tính chất hoá học của nước?
HS: Một hoc sinh lên bảng trình bày.
GV nhận xét, đánh giá.
Nước tác dụng với một số kim loại .
Nước tác dụng với một số oxit bazơ.
Nước tác dụng với một số oxit axit.
II. Bài mới:
 Nêu nhiệm vụ của tiết học: Thực hành về tính chất hoá học của nước.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV chia nhóm và phát mẫu báo cáo 
Yêu cầu HS kiểm tra dụng cụ, hoá chất ?
HS báo cáo dụng cụ, hóa chất còn thiếu.
GV yêu cầu nhóm nêu mục tiêu thực hành và cách tiến hành làm 3 thí nghiệm ?
Học sinh báo cáo cách làm, Nhóm khác nhận xét.
GV hướng dẫn cách làm các thí nghiệm: Bằng bảng phụ làm sẵn.
Hoạt động 1: 
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1.
* Thí nghiệm1: Nước tác dụng với Natri
+ Nhỏ vài giọt dung dịch phenol phatalêin vào cốc nước 
+ Dùng kép sắt kẹp một viên Na ( Nhỏ bằng hạt đậu ) cho vào cốc nước 
GV đi kiểm tra và hướng dẫn cách làm? Nhắc không được ghé mắt gần lại gần thí nghiệm.
HS quan sát nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng, Viết PTHH.
GV giải thích vì sao Na chạy trên mặt nước.
Nhóm học sinh báo cáo, nhóm khác nhận xét
GV nhận xét và kết luận.
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2
* Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với CaO.
+ Cho một mẫu vôi sống ( CaO vừa mới ra lò ) vào bát sứ. 
+ Rót một ít nước vào vôi sống.
 - Nhỏ vài giọt dung dịch phenol phatalein vào 
- HS quan sát nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng. Viết PTHH.
- Yêu cầu đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.
GV: Phản ứng có toả nhiệt nên trong quá trình tôi vôi để xây nhà ở khu dân cư ta cần lưu ý điều gì?
GV giải thích một số tổ làm thí nghiệm vôi chưa nhão ra do vôi chín quá nên phải đợi một lúc phản ứng mới xảy ra. 
GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 3.
*Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit
- GV đi hướng dẫn HS làm thí nghiệm 
- Đại diện nhóm nhận xét 
- Chuẩn bị một bình có nút đậy. Lầy thì lấy một lượng nhỏ ( bằng hạt đậu ) cho vào muỗng sắt. 
GV đi đến từng nhóm kiểm tra việc lấy hoá chất của các nhóm.
- Cầm muỗng sắt thẳng đứng đưa lên ngọn lửa đèn cồn đốt . Khi phốt pho cháy, đưa nhanh vào bình, không đươc để P cháy rơi xuống bàn hoặc đáy bình 
- Khi phốt pho ngừng cháy, rót một ít nước vào lắc nhẹ .
- Dùng kẹp nhúng một phần mẫu quỳ tím vào dung dịch mới tạo thành
-Học sinh quan sát nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng, Viết PTHH.
- Yêu cầu đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.
 Giáo viên nhận xét và nêu những điều lưu ý khi tiến hành thí nghiệm: Không được lấy P đỏ nhiều quá, khi P cháy đưa nhanh vào trong bình. 
- GV yêu cầu nhóm nộp báo cáo thực hành và nhận xét đánh giá từng nhóm bằng điểm theo mẫu kết quả đánh giá của giáo viên.
Hoạt động 2: Tường trình thực hành.
HS viết bản tường trình theo mẫu 
Căn cứ vào thời gian còn lại giáo viên có thể cho HS làm ở lớp hoặc ở nhà. 
Hoạt động 3: Vệ sinh phòng thực hành.
Học sinh làm vệ sinh, thu dọn dụng cụ, hoá chất đúng nơi quy định.\
- Giáo viên đánh giá nhận xét và những kinh nghiệm cần rút ra cho buổi thực hành sau .
I. Tiến hành thí nghiệm
1. Thí nghiệm 1: Nước tác dụng với Na
a. Cách làm: SGK
b. Hiện tượng:
- Miếng Na chạy, vo tròn trên mặt nước
- Có khí thoát ra.
- Quỳ tím chuyển màu xanh.
- Dung dịch phenolphtalein từ không màu 
chuyền thành màu hồng. 
c. Phương trình hoá học 
 2Na + 2H2O 2NaOH + H2-Dung dịch tạo thành là Bazơ 
( NaOH)
- Khí thoát ra là khí Hidro
2.Thí nghiệm 2:Nước tác dụng với CaO.
a. Cách làm: SGK
b. Hiện tượng:
- Mẫu vôi sống nhão ra.
-Dung dịch phenolphtalein từ không màu chuyền thành màu hồng. 
- Phản ứng toả nhiệt.
c. Phương trình hoá học 
 CaO + H2O Ca(OH)2.
Dung dịch tạo thành là Bazơ Ca(OH)2
3. Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit
a. Cách làm: SGK
b. Hiện tượng:
- Photpho cháy sinh ra khói màu trắng
 - Miếng quỳ tím chuyển màu đỏ
c. Phương trình hoá học 
 4 P + 5O2 2P2O5
 P2O5 + 3H2O 2H3PO4.
 sau phản ứng dung dịch axít tạo thành làm làm giấy quỳ chuyển màu đỏ 
II. Tường trình 
HS viết bản tường trình theo mẫu.
III . Củng cố: 
- Yêu cầu học nhắc lại tính chất hoá học của nước? Cho ví dụ 
- GV yêu cầu học sinh về nhà lập một sơ đồ tư duy: Tính chất hoá của nước 
IV . Dặn dò 
- HS chuẩn bị bài 40: Du

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_gio_day_bai_thuc_hanh_6_m.doc