SKKN Hướng dẫn học sinh trải nghiệm thực tế tại phòng Bộ môn Hóa thông qua hoạt động làm đồ dùng trang trí từ vật liệu phèn chua

SKKN Hướng dẫn học sinh trải nghiệm thực tế tại phòng Bộ môn Hóa thông qua hoạt động làm đồ dùng trang trí từ vật liệu phèn chua

Môn Hoá học là một môn khoa học có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm.

Vì vậy các điều kiện về cơ sở vật chất của chương trình hóa học mới cũng giống như

chương trình hiện hành hiện nay. Các trường cần phải có các thiết bị dạy học tối thiểu

đầy đủ, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện các thí nghiệm và hoạt động trải nghiệm,

tìm tòi, khám phá khi học môn Hóa học.

Thông qua hoạt động trải nghiệm của bản thân về hóa học, mỗi học sinh vừa là

người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên

học sinh không những biết cách tích cực hóa bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh

bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế

hoạch, có trách nhiệm, tỉ mỉ, cẩn thận. Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi học sinh cũng

bắt đầu xác định được năng lực, sở trường, và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho

người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm. Đồng thời thông qua hoạt

động trải nghiệm hóa học, học sinh hứng thú học tập môn Hóa hơn, giúp học sinh dễ

dàng định hướng nghề nghiệp hơn.

pdf 50 trang Trần Đại 28/04/2023 3482
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh trải nghiệm thực tế tại phòng Bộ môn Hóa thông qua hoạt động làm đồ dùng trang trí từ vật liệu phèn chua", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
MỤC LỤC 
Trang 
LỜI CẢM ƠN... 3 
BÁO CÁO. 4 
 A. SƠ LƢỢC LÝ LỊCH TÁC GIẢ... 4 
 B. SƠ LƢỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ... 4 
 C. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN.... 6 
 I. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến 6 
 II. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến.. 7 
 III. Nội dung sáng kiến.. 7 
 1. Tiến trình thực hiện... 7 
 1.1. Xây dựng ý tưởng 7 
 1.2. Lập kế hoạch trải nghiệm, sáng tạo. 11 
1.3. Trang bị một số kĩ năng và kiến thức cần thiết trước khi trải 
nghiệm ....... 
12 
 1.4. Học sinh tiến hành thực hiện công việc... 12 
 1.5. Đánh giá kết quả thực hiện.. 21 
 2. Thời gian và biện pháp tổ chức thực hiện sáng kiến. 21 
 3. Mức độ khả thi.. 29 
 D. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƢỢC.. 30 
 I. Thực nghiệm khảo sát chất lượng học sinh khi đã qua trải nghiệm... 30 
 1. Mục đích thực nghiệm... 30 
 2. Đối tượng thực nghiệm.. 30 
 3. Nhiệm vụ thực nghiệm.. 30 
 4. Nội dung thực nghiệm... 31 
2 
 4.1. Đối với 46 học sinh có tham gia trải nghiệm . 31 
 4.2 Đối với học sinh không tham gia trải nghiệm... 33 
 II. Kết quả thực nghiệm. 35 
 III. Xử lý kết quả 36 
 E. MỨC ĐỘ ẢNH HƢỞNG. 38 
 F. KẾT LUẬN 38 
PHỤ LỤC.. 39 
 Phụ lục 1. 39 
 Phụ lục 2. 41 
 Phụ lục 3. 43 
 Phụ lục 4. 44 
 Phụ lục 5. 45 
 Phụ lục 6. 46 
 Phụ lục7.. 47 
 Phụ lục 8. 48 
 Phụ lục 9. 48 
TÀI LIỆU THAM KHẢO... 49 
NGƢỜI VIẾT BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CAM KẾT... 50 
3 
LỜI CẢM ƠN 
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu có ý 
tưởng, sáng kiến cho tới khi thực hiện sáng kiến 
và đúc kết kinh nghiệm, tôi đã nhận được rất 
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám Hiệu 
trường, quý đồng nghiệp và sự tin tưởng của các 
em học sinh. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin 
gửi đến toàn thể Ban giám Hiệu, quý đồng 
nghiệp, giáo viên tổ Bộ môn Hóa, giáo viên chủ 
nhiệm và các em học sinh lời cảm ơn chân thành! 
Bài viết không tránh khỏi những thiếu sót là điều 
chắc chắn, tôi rất mong nhận được những ý kiến 
đóng góp quý báu của quý thầy cô để công tác 
giảng dạy của tôi ngày càng đạt hiệu quả cao 
hơn. 
Người thực hiện sáng kiến 
Phạm Thị Thùy Trang 
4 
BÁO CÁO 
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng 
dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng 
A. SƠ LƢỢC LÝ LỊCH TÁC GIẢ 
- Họ và tên: Phạm Thị Thùy Trang . Nam, nữ: Nữ. 
- Ngày tháng năm sinh: 08 – 03 – 1982. 
- Nơi thường trú: Ấp Tây Sơn – TT Núi Sập – Thoại Sơn – An Giang. 
- Đơn vị công tác: THPT Võ Thành Trinh 
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên. 
- Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Hóa 
- Lĩnh vực công tác: Giảng dạy. 
B. SƠ LƢỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ 
Hiện nay, nền giáo dục Việt Nam đang thực hiện bước chuyển từ chương 
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của học sinh nhằm đào tạo 
nguồn nhân lực cho xã hội. Ban lãnh đạo và tập thể giáo viên của trường trung học 
phổ thông Võ Thành Trinh (thuộc xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) luôn 
nổ lực thay đổi và sáng tạo trong quá trình giảng dạy. Để thực hiện thành công việc 
chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, 
cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Đồng 
thời, phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm 
tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề. Đặc biệt đánh giá năng 
lực vận dụng kiến thức các môn học vào cuộc sống. Coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết 
quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời 
nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Một trong những 
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƢỜNG THPT VÕ THÀNH TRINH. 
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 An Giang, ngày 26, tháng 01, năm 2019 
5 
đổi mới của nhà trường là tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho học sinh. Hoạt 
động này nhằm mục đích: 
- Hướng đến những phẩm chất và năng lực chung cho học sinh theo chương trình 
giáo dục mới, ngoài ra còn thúc đẩy việc hình thành các năng lực đặc thù như: năng 
lực khám phá và sáng tạo cho học sinh. 
 - Giúp học sinh nuôi dưỡng và phát triển đời sống tình cảm, những ý tưởng mới; 
tạo ý chí và động lực cho các hoạt động của mình. 
- Hướng đến việc hình thành nhân cách tốt đẹp và tích cực hóa bản thân của học 
sinh, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 
- Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh 
giá kết quả chất lượng giáo dục; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào 
công tác giáo dục. 
Đối với các phòng bộ môn cũng cần tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia các 
hoạt động trải nghiệm để hình thành các năng lực đặc thù cho học sinh. 
Môn Hoá học là một môn khoa học có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm. 
Vì vậy các điều kiện về cơ sở vật chất của chương trình hóa học mới cũng giống như 
chương trình hiện hành hiện nay. Các trường cần phải có các thiết bị dạy học tối thiểu 
đầy đủ, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện các thí nghiệm và hoạt động trải nghiệm, 
tìm tòi, khám phá khi học môn Hóa học. 
Thông qua hoạt động trải nghiệm của bản thân về hóa học, mỗi học sinh vừa là 
người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên 
học sinh không những biết cách tích cực hóa bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh 
bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế 
hoạch, có trách nhiệm, tỉ mỉ, cẩn thận. Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi học sinh cũng 
bắt đầu xác định được năng lực, sở trường, và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho 
người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm. Đồng thời thông qua hoạt 
động trải nghiệm hóa học, học sinh hứng thú học tập môn Hóa hơn, giúp học sinh dễ 
dàng định hướng nghề nghiệp hơn. 
Trong điều kiện thực tế hiện nay, phòng Bộ môn Hóa của trường trung học phổ 
thông Võ Thành Trinh có không gian vừa đủ cho 1 lớp học và có thể chuẩn bị một số 
6 
thiết bị dạy học về dụng cụ, hoá chất, các đồ dùng trực quan cho bài thí nghiệm biễu 
diễn và thí nghiệm thực hành. Tuy nhiên vẫn cần phải sử dụng video thí nghiệm, thí 
nghiệm mô phỏng, thí nghiệm ảo... với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật như máy 
tính, máy chiếu, Internet, một số phần mềm hóa học cơ bản để thay thế cho các thí 
nghiệm với hóa chất gây nguy hiểm, độc hại nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho giáo 
viên và học sinh. 
Trong bối cảnh vừa nêu ở trên, thì đề tài “Hướng dẫn học sinh trải nghiệm thực 
tế tại phòng Bộ môn Hóa thông qua hoạt động làm đồ dùng trang trí từ vật liệu 
phèn chua” là một giải pháp có tính khả thi cao, được triển khai xây dựng với mong 
muốn góp một phần nhỏ bé để nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học, nhằm phát 
triển một số phẩm chất và năng lực cho học sinh của trường trung học phổ thông Võ 
Thành Trinh. 
- Tên đề tài: “Hướng dẫn học sinh trải nghiệm thực tế tại phòng Bộ môn Hóa 
thông qua hoạt động làm đồ dùng trang trí từ vật liệu phèn chua”. 
- Lĩnh vực: Hóa học. 
C. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN 
I. Thực trạng ban đầu trƣớc khi áp dụng sáng kiến 
Nuôi tinh thể là một trào lưu rất được giới trẻ Việt Nam quan tâm. Nuôi tinh thể 
phèn chua đảm bảo được yếu tố an toàn, dễ làm, ít tốn kém. Hoạt động này còn bổ ích 
vì kích thích tình yêu môn Hóa học và mọi đối tượng học sinh trung học đều có thể 
tham gia. 
Tình hình học tập môn Hóa học của học sinh trường trung học phổ thông Võ 
Thành Trinh năm học 2018-2019 như sau: 
-Đa số các em học sinh ngoan, có ý thức cao trong học tập và có mục tiêu học tập 
đúng đắn. Các em luôn muốn được vận dụng kiến thức vào trải nghiệm thực tế nhằm 
để hình thành kĩ năng nghiên cứu, kích thích tư duy sáng tạo, tăng cường tính chủ 
động học tập, tự giác thu thập kiến thức Hóa học cần thiết cho bản thân. 
-Đối với học sinh lớp 10, nhìn chung điểm tuyển sinh đầu vào thấp (khoảng 10 
điểm). Do đó đa số các em bị quên phần lớn kiến thức cũ, cảm thấy bị áp lực khi học 
7 
môn Hóa. Một bộ phận nhỏ học sinh còn lười học, chưa có động cơ thái độ học tập tốt, 
nên dẫn đến học yếu hoặc chán học Hóa. 
II. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến 
Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 
hoạt động trải nghiệm là một bộ phận bắt buộc trong kế hoạch giáo dục. Hoạt động trải 
nghiệm giúp cho nội dung giáo dục không bị hạn chế trong sách vở, mà gắn liền với 
thực tiễn đời sống xã hội; gắn lí thuyết với thực hành. 
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nuôi hoa phèn từ tinh thể phèn chua không 
những thỏa mãn đam mê nghiên cứu khoa học của nhiều đối tượng học sinh mà còn để 
lại nhiều kỉ niệm đẹp, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, tinh thần trách nhiệm, đồng 
thời thắp lên ước mơ cho các em về cuộc sống. Từ những khối phèn chua rất bình 
thường không có tính thẩm mĩ, với sự sáng tạo nghiên cứu và quyết tâm của học sinh, 
các em đã tạo ra những sản phẩm lung linh dùng để trang trí, góp phần làm cho cuộc 
sống trở nên tươi đẹp. 
Trước thực trạng học tập của học sinh, để đáp ứng yêu cầu định hướng tiếp cận 
năng lực của chương trình giáo dục mới bao gồm nhóm năng lực chung, năng lực 
chuyên biệt, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thể chất; trong phương 
pháp giáo dục môn Hóa cần thiết phải tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo hóa 
học cho học sinh. Một trong những hoạt động trải nghiệm hóa học thú vị, thu hút sự 
đam mê, tạo niềm vui trong học tập cho học sinh là nuôi tinh thể phèn chua. Nuôi tinh 
thể phèn chua dễ làm, không độc hại, ít tốn kém. Mặt khác, việc tạo ra các sản phẩm 
trang trí đa dạng mới lạ và đẹp tử các tinh thể phèn chua luôn kích thích sự đam mê 
sáng tạo của học sinh. Từ đó học sinh cảm thấy tự tin, thích môn Hóa, chủ động, hứng 
thú chinh phục kiến thức hóa. 
III. Nội dung sáng kiến (Tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện, biện pháp tổ 
chức) 
1. Tiến trình thực hiện: bao gồm 5 giai đoạn 
1.1. Xây dựng ý tƣởng 
Giáo viên phổ biến, tuyên truyền với học sinh về các cuộc thi nuôi tinh thể 
trên mạng internet. Lập danh sách học sinh muốn tham gia trải nghiệm. 
8 
 Học sinh tham khảo cách nuôi tinh thể phèn chua và sáng tạo ra sự khác 
biệt với cái đã công bố; viết nhật kí trải nghiệm. 
 Giới thiệu phèn chua 
 Kali alum hay phèn chua là muối sunfat kép của kali và nhôm. Tên Việt Nam 
phổ biến là "phèn chua". 
 Phèn chua thu được từ khoáng chất tự nhiên Alunit (Alunite) hay Phèn đá. 
 Phèn chua được sử dụng rộng rãi để xử lý nước, thuộc da, vải chống cháy, bột 
nở, tẩy trắng, trị bệnh ngoài da, 
 Mô tả phèn chua 
 Phèn chua thường tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng hoặc dạng bột trắng, khi 
hòa tan trong nước tạo thành dung dịch không màu. 
 Phèn chua là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, 
cũng có thể trong hay hơi đục. 
 Đơn tinh thể phèn chua có hình bát diện đều, cứng, trong suốt và phản chiếu 
ánh sáng giống như thủy tinh. 
 Đa tinh thể phèn chua gồm nhiều đơn tinh thể phèn chua phát triển dính vào 
nhau có hình dạng góc cạnh không đều, dễ vỡ và đục hơn hạt đơn tinh thể, phản chiếu 
ánh sáng lấp lánh. 
Hình 1. Tinh thể phèn chua. 
9 
 Thành phần hóa học của phèn chua 
 Phèn chua là hợp chất ion, với hai cation khác nhau là K+ và Al3+, còn anion là 
các gốc SO4
2–
. 
 Công thức phân tử: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. 
 Khả năng hòa tan của phèn chua trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ. 
 Một số tính chất của Phèn chua 
 Phèn chua là hợp chất không độc, có vị chát và chua, làm se lưỡi. 
Ít tan trong nước lạnh nhưng lại tan rất nhiều trong nước nóng nên phèn rất dễ tinh 
chế bằng cách cho kết tinh lại trong nước. Khi tan vào nước, nó thu nhiệt. 
 Nhiệt độ nóng chảy: 92- 93oC. 
 Nhiệt độ sôi: 200oC. 
 Phèn chua có một đặc điểm là khi đốt nóng tới 92oC thì chảy trong nước kết 
tinh, để nguội sẽ đông đặc thành một khối vô định hình và trong suốt. Đốt nóng tới 
100
o
C thì mất 5 phân tử nước kết tinh, tới 120oC mất thêm 4 phân tử nước kết tinh 
nữa, rồi tới 200oC thì chuyển thành muối hoàn toàn khan, phồng lên như một cái nấm 
trắng và xốp. Đó là phèn phi. 
 Điểm bốc cháy: không dễ bốc cháy. 
 Tính ổn định: ổn định ở điều kiện bình thường, không bị chảy rửa, không tan 
trong cồn tuyệt đối (C2H5OH tinh khiết). Khi hòa tan vào nước, một phần cho phản 
ứng thủy phân tạo kết tủa keo Al(OH)3. Chính kết tủa này giúp cho phèn chua có nhiều 
ứng dụng trong thực tế. 
Hình 2. Phèn chua bán trên thị trường. 
10 
Bảng 1. Danh sách học sinh tham gia trải nghiệm sáng tạo làm đồ dùng trang trí 
từ vật liệu phèn chua. 
Thứ tự Họ và tên Lớp Thứ tự Họ và tên Lớp 
1 Nguyễn Thị Huỳnh Như 10C9 24 Nguyễn Hồng Huy 10C4 
2 Lâm Thị Hồng Tươi 10C9 25 Lê Thị Bảo Thu 10C4 
3 Trần Thị Duy 10C9 26 Lê Văn Tiến 10C4 
4 Nguyễn Hiếu Lễ 10C9 27 Huỳnh Phú Quý 10C4 
5 Trương Vĩnh Kỳ 10C9 28 Nguyễn Thị Kim Anh 10C4 
6 La Tuyết Minh 10C2 29 Lê Công Tạo 10C4 
7 Huỳnh Thị Yến Như 10C9 30 Phan Thị Ngọc Son 10C4 
8 Nguyễn Thị Tú Huyên 10C9 31 Phạm Thị Kim Yến 10C4 
9 Trần Thanh Tuyền 10C9 32 Dư Thị Kim Quyên 10C1 
10 Nguyễn Như Ý 10C9 33 Nguyễn Thị Vân Anh 10C1 
11 Huỳnh Thị Mai Phương 10C9 34 Đoàn Thanh Trúc Như 10C1 
12 Phạm Thị Cúc Hương 10C8 35 Nguyễn Ngọc Trâm 10C1 
13 Nguyễn Hồ Như Quỳnh 10C8 36 Ngô Ngọc Trầm 10C1 
14 Dương Thị Thùy Dương 10C8 37 Phan Thị Kim Anh 10C1 
15 Phạm Thị Ngọc Hân 10C8 38 Cao Kim Cương 10C1 
16 Nguyễn Thị Diễm My 10C4 39 Phan Văn Huy 10C1 
17 Phạm Thị Bích Liên 10C4 40 Trần Thị Huyền 10C2 
18 Huỳnh Thị Diệu Hiền 10C4 41 Đỗ Thị Huỳnh Như 10C2 
19 Nguyễn Thị Việt Trinh 10C4 42 Phan Thị Mỹ Vân 10C2 
20 Trần Thị Mộng Nghi 10C4 43 Hồ Thị Kim Xoàn 10C2 
21 Võ Thị Thanh Ngân 10C4 44 Trần Việt Tiến 10C2 
22 Võ Thị Mọng Nhi 10C4 45 Trần Hữu Nhân 10C2 
23 Nguyễn Thị Bích Trâm 10C4 46 Đỗ Thị Hoàng Mai 10C2 
11 
1.2. Lập kế hoạch trải nghiệm, sáng tạo 
Giáo viên đóng vai trò cố vấn, kiểm tra sổ nhật ký của học sinh, đôn đốc và 
khích lệ học sinh. 
Học sinh phải định hình những công việc như sau: 
 Cần làm gì? 
 Bầu tổ trưởng: chọn trong số 45 học sinh có tên trong danh sách tham 
gia trải nghiệm; có vai trò quản lý tổ, báo cáo và tham mưu kịp thời với giáo viên 
hướng dẫn. 
 Tập hợp các ý tưởng sáng tạo, chọn lọc các ý tưởng khả thi. Có 3 ý 
tưởng: hoa mai, hoa lan và hoa sen. 
 Học sinh sẽ chia thành 3 nhóm tương ứng với 3 ý tưởng ở trên. (Lưu ý 
ưu tiên học sinh cùng lớp chung 1 nhóm để tiện xếp lịch). 
 Mỗi nhóm lại bầu ra 1 người làm nhóm trưởng; có vai trò quản lý nhóm 
và liên hệ báo cáo tình hình với tổ trưởng. 
Tổ chức ở đâu vào thời gian nào? 
 Học sinh trải nghiệm tại phòng Bộ môn Hóa. 
 Thời gian vào các buổi chiều từ 21-26/01/2019 
Những ai thực hiện ? 
 Giáo viên hướng dẫn luôn giám sát hoạt động của học sinh khi trải 
nghiệm. 
 Học sinh các nhóm. 
Cần những gì về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng để thực hiện ? 
 Thiết bị bao gồm: 2 thùng nhựa vuông 30 lít, 1 dây điện trở nấu nước 
(hàng chất lượng chính hãng), 1 nhiệt kế, 1 đũa khuấy bằng gỗ, 1 khăn lọc, 10 chậu 
thủy tinh, 2 kiềm, 10 kéo, 1 búa, 45 chậu sành, 10 mâm nhựa, 1 miếng xốp. 
 Nguyên liệu bao gồm: 10 kg phèn chua, 0,5 kg dây nhôm có vỏ bọc 
màu vàng, xanh, đỏ (loại nhỏ), 1 kg dây nhôm loại vừa, 1 chai nước sơn màu hồng, 10 
chai sơn bóng, 1 miếng xốp bitis màu xanh lá, 5 kg xi măng trắng. 
Lúc này, vai trò của nhóm trưởng, tổ trưởng và cả tập thể được phát huy. Các 
em vừa là người thu thập và xử lý thông tin, phân tích tình hình và tổ chức nhóm để 
bàn bạc đi đến thống nhất nội dung công việc cần làm. 
12 
Ở giai đoạn này, học sinh tự ghi chép. Tùy theo các em có thể viết trong vở theo 
trình tự về nội dung, hình thức, công tác chuẩn bị, thời gian, địa điểm, đối tượng tham 
gia, hoặc các em xây dựng bằng sơ đồ, bảng biểu Như vậy, ngay từ hoạt động 
này, các em được bộc lộ nhiều khả năng: ngôn ngữ, giao tiếp, phân tích, phán đoán, 
lắng nghe, cách trình bày, tổng hợp, tính toán Đó là cái đích mà giáo viên đang rất 
cần ở các em. Vì thế phát huy vài trò của học sinh từ bước 2 là quan trọng để các em 
làm tốt các giai đoạn tiếp theo. 
1.3. Trang bị một số kĩ năng và kiến thức cần thiết trƣớc khi trải nghiệm 
 Ngoài việc tìm hiểu, học hỏi thông qua mạng internet, học sinh cần được 
giáo viên hướng dẫn kĩ lưỡng kiến thức về thiết bị điện, kiến thức về nhiệt độ tan và 
kết tinh của phèn; trang bị một số kĩ năng như sau: 
 Kĩ năng làm việc nhóm. 
 Kĩ năng sử dụng thiết bị điện. 
 Kĩ năng đun nấu phèn chua trong nước. 
 Kĩ năng quản lý thời gian. 
 Kĩ năng quan sát, phán đoán. 
 Kĩ năng uốn dây nhôm tạo hình lá và hoa các loại hoa mai, hoa lan, hoa 
sen. 
Trong quá trình học sinh thực hiện giai đoạn này, giáo viên cần theo dõi, giúp 
đỡ học sinh việc chuẩn bị thực sự phải an toàn về mọi mặt: sức khỏe, tác phong, lời 
nói, ăn mặc, đồ dùng, dụng cụ,... phục vụ cho hoạt động. Đặc biệt giáo viên có thể tập 
huấn, hướng dẫn cho các em các kĩ năng nền cần thiết: cách ghi chép, phỏng vấn hoặc 
dự đoán tình huống nảy sinh khi thực hiện, cách giải quyết 
1.4. Học sinh tiến hành thực hiện công việc 
Trong quá trình các em thực hiện, giáo viên cần giúp đỡ và theo dõi. Giáo 
viên cần quan tâm đến những tình huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết 
của các em. Điều này giúp giáo viên có thể đánh giá đúng những phẩm chất năng lực 
của các em. 
Tổ trưởng phân công công việc cho từng nhóm tương ứng với ý tưởng nhóm 
đã chọn ban đầu. 
13 
Hình 3. Sơ đồ quy trình thực hiện các bước nuôi tinh thể phèn chua. 
Bƣớc 1: Tạo khuôn và bể nuôi phèn 
 Tạo khuôn nuôi phèn chua: 
 Uốn dây nhôm thành hình hoa mai, hoa lan, hoa sen và lá của 
chúng. Riêng lá sen thì dùng miếng xốp bitis cắt thành hình. 
 Dùng sơn, sơn lên cánh và lá hoa cho đẹp màu. 
Hình 4. Khuôn hoa mai và hoa lan. 
Làm sạch phèn chua 
Tạo khuôn và bể nuôi 
tinh thể phèn chua 
Tạo dung dịch phèn 
chua quá bão hòa 
Nuôi tinh thể phèn chua 
Tạo hình và trang trí 
vật liệu phèn chua 
14 
Hình 5. Khuôn lá sen và hoa sen 
 Tạo bể nuôi phèn chua: dùng chậu thủy tinh. 
Hình 6. Bể chứa dung dịch nuôi phèn chua. 
15 
Bƣớc 2: Làm sạch phèn chua 
 10 kg phèn chua mua ở chợ về được tán nhỏ bằng búa rồi cho vào 
thùng nhựa chứa 5 lít nước sạch, đảo đều. Sau đó vớt hết phèn chua chưa tan ra mâm 
nhựa. Lấy khăn lược phần nước phèn chua để bỏ bụi bẩn. Sau đó để yên 2 giờ, gạn lấy 
phần nước trong, loại bỏ phần cặn bẩn dưới đáy thùng. Lặp lại tương tự một lần nữa 
cho phèn chua thật sạch. 
 Qua 2 lần rửa, lọc ta được khoảng 9 kg phèn và khoảng 10 lít nước 
phèn chua ở nhiệt độ thường. 
Hình 7. Phèn chua đã được làm sạch. 
Bƣớc 3: Tạo dung dịch phèn quá bão hòa 
 Cho thêm 15 lít nước vào phần phèn chua và nước lọc (bước 2), sau đó 
đun nóng và khuấy đều nước phèn chua trên bếp sao cho phèn tan hết (70°C). 
 Sau đó ngưng đun, để nguội đến 36°C rồi lọc lấy phần nước phèn chua 
cho vào bể nuôi đã chuẩn bị sẵn. 
16 
Hình 8. Học sinh nghiên cứu tạo dung dịch phèn chua quá bão hòa. 
Hình 9. Dung dịch phèn chua quá bão hòa. 
17 
Bƣớc 4: Nuôi tinh thể phèn chua 
 Dùng miếng xốp cố định cho khuôn nuôi không chạm vào đáy châu 
thủy tinh. 
 Cho khuôn nuôi vào bể nuôi phèn chua (đã thực hiện ở bước 1), giữ 
ổn định trong 2-3 giờ ở nhiệt độ phòng. 
 Lấy khuôn nuôi phèn chua ra và đợi phèn chua khô sau một giờ ta 
đã có được các tinh thể phèn chua rất đẹp mắt . 
Hình 10. Chuẩn bị nuôi tinh thể phèn chua 
Hình 11. Nuôi tinh thể phèn chua 
18 
Hình 12. Tinh thể phèn chua bám vào khuôn 
19 
 Bƣớc 5: Trang trí vật liệu phèn chua 
Dùng sợi dây nhôm loại vừa gấp làm 4 rồi quấn chặt vào nhau để tại 
thân. Sau khi hoàn thành bước nuôi phèn chua, ta tiến hành quấn hoa và lá vàothân 
trang trí để tạo sản phẩm. (Sự đa dạng và phong phú của sản phẩm là do cách chúng ta 
tạo hình khuôn nuôi phèn chua). 
Hình 13. Học sinh đang uốn hoa phèn 
Hình 14. Hoa sen từ vật liệu phèn chua 
20 
Hình 15. Đồ dùng trang trí từ vật liệu phèn chua 
21 
1.5. Đánh giá kết quả thực hiện 
V

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_huong_dan_hoc_sinh_trai_nghiem_thuc_te_tai_phong_bo_mon.pdf