Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm giảm các nguy cơ không an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm giảm các nguy cơ không an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Cơ sở lý luận

Giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là quốc sách hàng đầu trong công tác đào tạo thế hệ trẻ. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Trong giai đoạn hiện nay, đồng hành với sự phát triển của giáo dục bằng việc nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ thì việc đảm bảo an toàn cho trẻ để phòng tránh những nguy cơ không an toàn đối với trẻ nhỏ cũng dành được sự quan tâm sâu sắc của các bậc cha mẹ học sinh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Hiệu quả của việc phòng tránh các nguy cơ không an toàn cũng đóng một vai trò quan trọng, là nội dung không thể thiếu trong việc giáo dục toàn diện con người mới, những chủ nhân tương lai của đất nước. Những con người hội tụ các phẩm chất tài đức vẹn toàn, nhằm đáp ứng nhu cầu Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước.

Việc giáo dục đảm bảo an toàn diễn ra thuận lợi nhất là giai đoạn mẫu giáo vì trẻ có sự phát triển nhất định về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ và các mối quan hệ xã hội. Giúp trẻ hình thành và củng cố kỹ năng nhận biết và phòng tránh những nguy cơ không an toàn đối với bản thân để cho cơ thể phát triển khỏe mạnh, phòng tránh tối đa các mối nguy hiểm có thể xảy ra giúp trẻ đảm bảo an toàn cho bản thân. Đảm bảo an toàn cho trẻ là việc giữ gìn sự yên ổn của trẻ, tránh những tai nạn, những thiệt hại, rủi ro, những sự cố, những tácđộng bên ngoài mang tính nguy hiểm lên thân thể và có hại về mặt tinh thần cho trẻ ở trường mầm non.

Các nguy cơ không an toàn là những yếu tố tiềm ẩn mà không phải trẻ nhỏ nào cũng có thể nhận ra và hiểu biết về chúng. Chỉ thông qua các hoạt động giáo dục, trẻ mới được hình thành khả năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ này. Giáo dục trẻ nhận biết các nguy cơ không an toàn là dạy trẻ nhận biết đầy đủ về các đối tượng có thể gây ra nguy hiểm và cách hoạt động đúng với đối tượng. Hoạt động đúng là cách hoạt động đạt hiệu quả công việc mà không gây thiệt hại cho bất cứ ai hoặc với môi trường sống. Thông qua các hoạt động, trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh, với mỗi kinh nghiệm mới, nhận thức của trẻ mở mang thêm và chúng hiểu hơn về thế giới xung quanh mình từ đó trẻ sẽ có cách hoạt động phù hợp.

Vai trò to lớn của giáo viên, của phụ huynh và tất cả mọi người lúc này là rất quan trọng. Do đó để nâng cao hiệu quả về công tác phòng tránh tai nạn thương tích nhằm giúp trẻ có một số hiểu biết nhất định để tự phòng tránh cho bản thân thì mỗi người chúng ta phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, trang bị cho mình những kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích, tạo môi trường an toàn để trẻ vui chơi và hoạt động, thường xuyên lồng ghép các nội dung về các nguy cơ không an toàn trong các buổi học để trẻ có kiến thức nhất định để tự phòng tránh cho bản thân. Tuyên truyền rộng rãi để phụ huynh và cộng đồng cùng thực hiện.

Từ những thực tế đó và qua 9 năm đảm nhiệm vai trò là giáo viên trực tiếp làm công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ 5 – 6 tuổi đã giúp bản thân hiểu hơn và đúc kết được một số biện pháp, kinh nghiệm để giải quyết vấn đề này.

 

doc 20 trang hoathepmc36 28/02/2022 20967
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm giảm các nguy cơ không an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Mỗi chúng ta đều nhớ mãi câu nói của Bác Hồ “Trẻ em như búp trên cành biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Câu nói đó vẫn còn in sâu mãi trong lòng của những người làm cha, làm mẹ và những người làm thầy, làm cô. Đó là những người sẽ chắp cánh ước mơ bay cao, bay xa của trẻ sau này và là những người có tác động lớn đến sự thành công của trẻ trong tương lai. Có những trẻ chỉ từ rất nhỏ đã có những ước mơ của riêng mình nhưng những ước mơ bé nhỏ đó nhiều em sẽ không thực hiện được bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. 
Có rất nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân đang được đông đảo mọi người và toàn xã hội quan tâm quan tấm đó là tai nạn học đường. Những câu chuyện thương tâm về những đứa trẻ xấu số vẫn đâu đó xảy ra hàng ngày, hàng giờ một phần là do sự bất cẩn của người lớn và một phần do trẻ thiếu kỹ năng phòng tránh và xử lý tình huống khi xảy ra với mình vẫn được đưa tin trên các trang báo, trên truyền hình 
Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt trẻ 5 - 6 tuổi cơ thể trẻ đang lớn nhanh và phát trển về mọi mặt. Muốn cho thế hệ tương lai của chúng ta thực sự có đầy đủ trí - thể - mĩ để phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước thì phải chăm sóc ngay từ bây giờ. Trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ thì công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ được xem là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng, trong đó công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ được quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy ngoài việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em thì việc giáo dục, giúp trẻ nhận biết các nguy cơ không an toàn và hướng dẫn trẻ cách phòng tránh là điều vô cùng cần thiết. Có bao giờ chúng ta tự nghĩ tại sao chúng ta không dạy cho trẻ, phòng tránh tai nạn cho trẻ để không còn cảnh cha mẹ mất con, ông bà mất cháu, thầy cô mất học trò vì những tai nạn không đáng xảy ra. 
Trường MN Hoa Phượng nằm ở Thôn 1 thị trấn Buôn Trấp là một nơi đang có nền kinh tế phát triển, tuy vậy địa phương nơi đây dân số có đồng bào dân tộc Ê đê làm nghề nông nên việc ý thức phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ của người dân có thể nói là chưa cao. Những vấn đề rất nan giải như trẻ tự chơi không có sự quản lý, theo dõi của người lớn như: Các nguy cơ ngạt do đuối nước ở ao hồ hay các thùng chứa nước, những nơi nuôi thú, con vật thả rông, những đồ dùng dụng cụ tại gia đình và lớp học hay vấn đề nóng bỏng về an toàn giao thông. vẫn chưa được quan tâm một cách sâu xắc. 
Với đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp, giải pháp trong việc triển khai và thực hiện các hoạt động nhằm tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chương trình phòng tránh giảm thiểu các nguy cơ không an toàn và tai nạn thương tích cho trẻ 5 – 6 tuổi và đề xuất một biện pháp giúp giáo viên và phụ huynh hiểu hơn về tầm quan trọng của việc phòng tránh các nguy cơ không an toàn cho trẻ.
Vì những điều trăn trở đó nên tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp làm giảm các nguy cơ không an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” với một mong muốn vô cùng thực tế là giúp cho các cháu biết tránh xa những nơi nguy hiểm và tự biết bảo vệ bản thân mình. 
II. Mục tiêu nghiên cứu
- Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ, chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và loại bỏ các yếu tố gây tai nạn thương tích cho trẻ.
- Tìm ra nhiều biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
- Nâng cao ý thức vai trò, trách nhiệm góp phần củng cố nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
- Củng cố và cập nhật kiến thức về đảm bảo an toàn cho trẻ và cách sơ cứu, cấp cứu thông thường khi có tai nạn xảy ra.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
Giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là quốc sách hàng đầu trong công tác đào tạo thế hệ trẻ. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. 
Trong giai đoạn hiện nay, đồng hành với sự phát triển của giáo dục bằng việc nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ thì việc đảm bảo an toàn cho trẻ để phòng tránh những nguy cơ không an toàn đối với trẻ nhỏ cũng dành được sự quan tâm sâu sắc của các bậc cha mẹ học sinh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Hiệu quả của việc phòng tránh các nguy cơ không an toàn cũng đóng một vai trò quan trọng, là nội dung không thể thiếu trong việc giáo dục toàn diện con người mới, những chủ nhân tương lai của đất nước. Những con người hội tụ các phẩm chất tài đức vẹn toàn, nhằm đáp ứng nhu cầu Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước.
Việc giáo dục đảm bảo an toàn diễn ra thuận lợi nhất là giai đoạn mẫu giáo vì trẻ có sự phát triển nhất định về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ và các mối quan hệ xã hội. Giúp trẻ hình thành và củng cố kỹ năng nhận biết và phòng tránh những nguy cơ không an toàn đối với bản thân để cho cơ thể phát triển khỏe mạnh, phòng tránh tối đa các mối nguy hiểm có thể xảy ra giúp trẻ đảm bảo an toàn cho bản thân. Đảm bảo an toàn cho trẻ là việc giữ gìn sự yên ổn của trẻ, tránh những tai nạn, những thiệt hại, rủi ro, những sự cố, những tácđộng bên ngoài mang tính nguy hiểm lên thân thể và có hại về mặt tinh thần cho trẻ ở trường mầm non. 
Các nguy cơ không an toàn là những yếu tố tiềm ẩn mà không phải trẻ nhỏ nào cũng có thể nhận ra và hiểu biết về chúng. Chỉ thông qua các hoạt động giáo dục, trẻ mới được hình thành khả năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ này. Giáo dục trẻ nhận biết các nguy cơ không an toàn là dạy trẻ nhận biết đầy đủ về các đối tượng có thể gây ra nguy hiểm và cách hoạt động đúng với đối tượng. Hoạt động đúng là cách hoạt động đạt hiệu quả công việc mà không gây thiệt hại cho bất cứ ai hoặc với môi trường sống. Thông qua các hoạt động, trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh, với mỗi kinh nghiệm mới, nhận thức của trẻ mở mang thêm và chúng hiểu hơn về thế giới xung quanh mình từ đó trẻ sẽ có cách hoạt động phù hợp. 
Vai trò to lớn của giáo viên, của phụ huynh và tất cả mọi người lúc này là rất quan trọng. Do đó để nâng cao hiệu quả về công tác phòng tránh tai nạn thương tích nhằm giúp trẻ có một số hiểu biết nhất định để tự phòng tránh cho bản thân thì mỗi người chúng ta phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, trang bị cho mình những kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích, tạo môi trường an toàn để trẻ vui chơi và hoạt động, thường xuyên lồng ghép các nội dung về các nguy cơ không an toàn trong các buổi học để trẻ có kiến thức nhất định để tự phòng tránh cho bản thân. Tuyên truyền rộng rãi để phụ huynh và cộng đồng cùng thực hiện.
Từ những thực tế đó và qua 9 năm đảm nhiệm vai trò là giáo viên trực tiếp làm công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ 5 – 6 tuổi đã giúp bản thân hiểu hơn và đúc kết được một số biện pháp, kinh nghiệm để giải quyết vấn đề này. 
II. Thực Trạng
Như chúng ta đã biết phòng tránh tai nạn và thương tích cho trẻ ở tuổi mầm non 5 – 6 tuổi là một trong các nhiệm vụ chung của mỗi gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Tai nạn thương tích là một trong những tai nạn thường hay gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ ở trong độ tuổi mầm non, vì trẻ ở lứa tuổi này rất hiếu động thích tìm tòi khám phá những điều mới lạ nên dễ dàng bị các tại nạn do sự vô tư của trẻ và sự bất cẩn của người lớn.
Thực tiễn trong những năm qua đối với công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường còn gặp những hạn chế sau:
Trẻ tự chơi và không lường hết những tiềm ẩn nguy hiểm xung quanh mình, với trẻ mọi đồ vật đều trở thành đồ chơi bất kể đồ chơi đó như thế nào.
Lớp học đông với nhiều độ tuổi khác nhau nên giáo viên gặp khó khăn trong việc quan sát, theo dõi để phòng tránh các nguy cơ không an toàn cho trẻ.
Nhiều phụ huynh đời sống kinh tế con khó khăn nên vẫn lo việc sản xuất, làm kinh tế nên chưa giành thời gian đưa đón trẻ đến lớp. Từ đó dẫn đến tình trạng một số cháu đến lớp, ra về gửi cho người khác đón, trẻ ngồi trên xe máy khi tham gia giao thông không có mũ bảo hiểm, đùa giỡn nhau.
Công tác chăm sóc giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, vệ sinh cho trẻ qua sổ bé ngoan của trẻ chưa được phụ huynh quan tâm đúng mức. Nhiều phụ huynh không theo dõi sự tiến bộ hay chưa tiến bộ của con mình qua phần đánh giá nhận xét của giáo viên nhà trường.
Việc tuyên truyền phổ biến lồng ghép các hoạt động trong trường, lớp mầm non (Hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời.) cho các bậc phụ huynh nắm bắt, mới nghe thật là đơn giản nhưng thực tế hầu như các bậc phụ huynh chưa biết tất cả các hoạt động và cách hướng dẫn của giáo viên cho trẻ được hoạt động như thế nào.
Việc rèn luyện thói quen an toàn cho trẻ trong sinh hoạt vui chơi hàng ngày phụ huynh chưa hình thành cho các cháu từ nhà.
III. Các giải pháp, biện pháp để giải quyết vấn đề
Việc đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau: lồng ghép trong các hoạt động học tập, thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày, vui chơi .. Những tác phẩm nghệ thuật như tác phẩm văn học( thơ, kể chuyện) có tác dụng tích cực trong việc giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ. Nó giúp trẻ có những kiến thức cơ bản, những kỹ năng phù hợp để đảm bảo an toàn bằng những hình tượng nghệ thuật sinh động, phong phú và đa dạng giúp cho hoạt động giáo dục trẻ diễn ra tinh tế, nhẹ nhàng, hấp dẫn mà hiệu quả. Để trẻ tránh được các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra thì mỗi người chúng ta phải thực hiện tốt các biện pháp sau: 
- Biện pháp 1: Giáo dục trẻ nhận biết các nguy cơ không an toàn và phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ.
+ Các đồ vật có nguy cơ không an toàn:
Những đồ vật do con người sáng tạo ra nhằm phục vụ đắc lực cho cuộc sống hàng ngày và công việc của con người. Các đồ vật này với những tính năng sử dụng riêng sẽ có cấu tạo và phương thức hoạt động để đáp ứng tốt các yêu câu đặt ra. Vì vậy nguy cơ không an toàn do cấu tạo của các đồ vật đã có những đặc điểm có nguy cơ như các vật sắc nhọn như dao, kéo, đĩa, tuốc lơ vít, tăm, bút chì hay bình nước sôithêm vào đó người sử dụng không đúng cách hoặc sắp xếp đồ vật không hợp lý sẽ làm gia tăng nguy cơ và biến những nguy cơ đó thành những tai nạn thực sự.
Ví dụ: Chiếc phích đựng nước nóng bản thân nó không gây nguy hiểm gì cho người sử dụng nhưng nếu bất cẩn đậy nắp phích không chắc, khi người sử dụng cầm vào phần nắp này có thể làm rơi phích và có thể bị bỏng hoặc bị thương do mảnh vỡ bắn vào.
Trẻ mẫu giáo lớn với khả năng nhận thức tốt hơn ( tư duy hình tượng hình thành và phát triển cho phép trẻ nhận thức tốt về bản chất, đặc tính của các sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa các đối tượng và sự vật) và khả năng điều khiển hành động tốt hơn nên có thể dạy trẻ nhận biết về các đặc điểm của sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ. Từ những kiến thức đó dẫn dắt để trẻ biết cách hoạt động cho phù hợp với đặc điểm của đối tượng, tránh được những hậu quả không đáng có.
Ví dụ: trong chủ đề gia đình với đề tài “Trò chuyện một số đồ dùng trong gia đình”, giáo viên cùng trò chuyện với trẻ về con dao (con dao băng nhựa), nêu đặc điểm cấu tạo của con dao gồm các phần thân dao và cán dao. Thân dao gồm phần lưỡi dao rất sắc có thể cứa, cắt đứt các vật khác, phần sống dao không sắc có thể tỳ tạo lực ấn. Phần cán dao để cầm. giáo viên làm mẫu cho trẻ xem để thấy rõ đặc điểm của từng bộ phận trên con dao thực hiện đúng chức năng của nó như thế nào, nếu làm không đúng có thể xảy ra chuyện gì. Và giáo viên không quên việc giáo dục trẻ, con dao là đồ dùng cần thiết trong gia đình nhưng chúng ta không được tự ý sử dụng nếu chưa có sự đồng ý và theo dõi của người lớn.
+ Các địa điểm có nguy cơ không an toàn:
Những địa điểm chứa đựng yếu tố nguy cơ cao đối với trẻ, cụ thể :
Trẻ có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc, bị xô đẩy ngã khi ở những nơi đông đúc như ở chợ, công viên, khu giải trí những nơi vắng vẻ cũng không hẳn an toàn cho trẻ bởi trẻ có thể bị bắt cóc, xâm hại hoặc trẻ gặp tai nạn nhưng không có ai giúp đỡ kịp thời.
Trẻ có nguy cơ không an toàn ở những địa điểm lao động như xí nghiệp, công trường đang thi công hay thậm chí ngay tại gia đình của trẻ cũng tiềm ẩn các nguy cơ ví dụ như khu vực bếp nấu, nơi đang thu dọn vệ sinh 
Hay những nơi trẻ có nguy cơ bị tai nạn do ngạt, đuối nước như ao hồ, sông suối, cống những nơi có bể nước hoặc thùng chứa nước không có nắp đậy. Đường xá có nhiều xe cộ đi lại cũng là nơi có nhiều tiềm ẩn các nguy cơ không an toàn hoặc đơn giản là khi trẻ tập tô, vẽ trẻ tò mò lấy cục tẩy nhỏ và nhét vào lỗ mũiVì vậy, hướng dẫn trẻ nhận biết các nguy cơ không an toàn ở những địa điểm khác nhau và cách phòng tránh là tương đối phức tạp do trẻ nhiều khi khó lường hết các vấn đề có thể xảy ra. Hơn nữa những tình huống lại rất đa dạng không phải lúc nào cũng xảy ra trong khuôn viên trường lớp. Nhưng trẻ càng lớn, nhu cầu hoạt động của trẻ càng cao, đòi hỏi môi trường hoạt động phải mở rộng dần, do đó việc dạy trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn từ các địa điểm càng cần thiết và đòi hỏi người lớn phải có biện pháp, hình thức giáo dục phù hợp để trẻ có thể trang bị cả kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống.
- Biện pháp 2: Hình thành thói quen tốt thông qua hoạt động vui chơi
Trong trò chơi, trẻ tích cực hoạt động và nắm vững các quy tắc đạo đức, các chuẩn mực hành vi con người trong các mối quan hệ xã hội, nắm vững thái độ của con người đối với lao động, với tài sản chung và với chính bản thân trẻ góp phần hình thành ở trẻ thái độ, hành vi đúng đắn phù hợp với các chuẩn mực hành vi xã hội, vì thế có thể nói rằng trò chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề được coi là trường học của những hành vi đạo đức của trẻ. Thông qua vai chơi hấp dẫn, trẻ dễ dàng hướng tới cái đẹp trong hành vi, cử chỉ, thái độ của bạn mình, trẻ dễ dàng phục tùng những quy tắc đạo đức ẩn kín sau các vai chơi. Việc tổ chức tốt hoạt động vui chơi không chỉ giúp hình thành các kỹ năng cần thiết mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để phát triển toàn diện cho trẻ. Chính vì vậy chúng ta nên tận dụng hoạt động vui chơi để giáo dục trẻ phòng tránh các nguy cơ không an toàn có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Nếu dạy trẻ về các nguy cơ mà chỉ “thực hành bằng miệng” các cách phòng tránh, các cách hoạt động an toàn thì sẽ không thực sự đạt hiệu quả. Muốn trẻ nhận biết đúng và ứng xử đúng với những tình huống có nguy cơ thì giáo viên cần giúp trẻ được trải nghiệm thực tế và trải nghiệm với nhiều tình huống khác nhau. Trong điều kiện trường lớp, chắc chắn nhiều tình huống không thể có sẵn và cũng khó xảy ra thường xuyên, giáo viên có thể sử dụng các tình huống, trò chơi, các bài tập . để cho trẻ rèn luyện. 
Ví dụ: Trong chủ đề giao thông, ở góc chơi phân vai khi trẻ chơi trò chơi “ bố mẹ chở con đi học” giáo viên có thể dạy trẻ cách đội mũ bảo hiểm sao cho đúng cách và an toàn. Yêu cầu trẻ đội mũ và gài dây dưới cằm trước khi ngồi lên xe. Cứ như vậy cho trẻ lặp đi lặp lại 2 – 3 lần để nhớ các thao tác, từ đó hình thành kỹ năng đội mũ bảo hiểm cho trẻ một cách tự nhiên.
Còn với chủ đề Gia đình, có thể gợi ý cho trẻ đóng vai ông, bà, cha mẹ, con cái  hướng dẫn sử dụng các đồ vật như phích nước, hay dao, kéo các vật sắc nhọn là những đồ vật nếu không biết cách sử dụng có thể gây nguy hiểm như phích nước sôi có thể làm bỏng, dao kéo có thể làm dứt taysử dụng đúng mục đích và sau khi sử dụng xong để đúng nơi quy định.
Trong giờ hoạt động vui chơi, nếu quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy vô vàn những tình huống xảy ra. Vì vậy giáo viên nên quan tâm và suy nghĩ để tìm ra những biện pháp kịp thời xử lý tình huống, điều chỉnh hành vi cho trẻ, giúp trẻ có thói quen tốt, biết được cái nào nên làm và cái nào không nên làm. Lâu dần những hành vi, thói quen ấy sẽ được tích lũy và nó trở thành kỹ năng sống đối với trẻ.
- Biện pháp 3: Bồi dưỡng, hình thành những kinh nghiệm bảo vệ bản thân phòng tránh các nguy cơ không an toàn và thương tích cho trẻ thông qua những câu chuyện, ca dao, tục ngữ.
Bồi dưỡng kinh nghiệm cho trẻ là một biện pháp quan trọng. xác định được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kinh nghiệm cho trẻ sẽ giúp người giáo viên hình dung ra từng công việc cần làm để giúp trẻ có một lượng kiến thức vừa đủ để tự biết bảo vệ bản thân. Nó là cơ sở để thống nhất thực hiện mọi công viêc, mọi hoạt động mà giáo viên đặt ra. Chính vì thế ngay từ đầu năm học, tôi sưu tầm các bài thơ, ca dao, đồng dao truyện có nội dung phòng chống tai nạn thương tích và các nguy cơ không an toàn vào trong kế hoạch giáo dục của mình ngay từ đầu năm học. 
Được nghe kể chuyện, với trẻ là điều vô cùng thích thú. Những câu chuyện hay, có ý nghĩa truyền tải những thông điệp có giá trị, giúp trẻ có được những kỹ năng sống quý báu. Giáo viên cần lựa chọn các tác phẩm có giá trị, phù hợp với nhận thức của trẻ để kể cho trẻ nghe. Qua những câu những câu chuyện giáo viên có thể xây dựng thành những kịch bản ngắn, đơn giản có nội dung giúp trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn.
Ví dụ: Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Vì sao thỏ cụt đuôi” với nhiều hình thức khác nhau, sau khi trẻ đã nắm được nội dung chuyện cô tổ chức cho trẻ lựa chọn các vai và tổ chức cho trẻ đóng kịch dưới sự hướng dẫn của cô.
Đối với trẻ, thơ là một kho tàng kiến thức vô cùng phong phú. Nhiều khi chúng ta không thể giải thích mọi việc bằng những câu nói khô cứng, khó hiểu vì như vậy trẻ rất khó tiếp thu. Nhưng khi những đưa những kiến thức đó vào những câu nói có vần, có điệu thì trẻ dễ dàng được tiếp thu và dễ nhớ. Chính vì vậy, tôi đã đưa các nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ vào các bài thơ để những nội dung vốn rất khô cứng nay đã trở lên nhẹ nhàng hơn.
Ví dụ: Qua những bài thơ giáo dục trẻ các kỹ năng tự phòng tránh và biết bảo vệ mình.
Xuống cầu thang 
Này các bạn nhỏ
Khi xuống cầu thang 
Bé lưu ý nhé 
Bước xuống cẩn thận
Nhớ đừng đùa nhau
Đừng lấy tai vịn
Làm cầu trượt chơi
Nhỡ mà bị rơi 
Thì nguy hiểm lắm !
 ( Sưu tầm)
Hay 
Đừng chơi gần bếp
Bé ơi đừng có loanh quoanh lại gần
Bếp ga, tủ lạnh, quạt trần
Nồi cơm, chảo điện rất gần tầm tay
Lại còn cả phích nước đầy 
Không may ngã phải là gây bỏng liền
An toàn là việc đầu tiên
Bé ơi phải nhớ, tránh liền bếp thôi
 ( Sưu tầm)
Thông qua nội dung trẻ được nghe, được đọc cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thâm dần ý nghĩa của chúng, từ đó sẽ tích lũy dần cho mình những kinh nghiệm sống cho bản thân.
- Biện pháp 4: Sử dụng tình huống có vấn đề nhằm hình thành cho bé một số kỹ năng cần thiết.
Một trong những điều quan trọng đó là giúp các bé có khả năng biết từ chối, kỹ năng biết xử lý tình huống khi bé cảm thấy không an toàn.
Giáo viên có thể thiết kế một số tình huống để tập cho trẻ tự giải quyết vấn đề. Những tình huống này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên có thể sử dụng các tình huống xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, giáo viên cần chú ý và tận dụng. Tuy nhiên nếu chỉ “trông chờ” vào các tình huống tự nảy sinh thì giáo viên sẽ luôn bị động, thêm vào đó sẽ khó triển khai hết các nội dung muốn dạy trẻ vì vậy giáo viên nên tạo thêm các tình huống cho trẻ hoạt động.
Ví dụ: Trong phạm vi lớp học: giáo viên có thể đặt một số đồ vật có khả năng gây nguy hiểm ở trên sàn nhà hoặc ở trên bàn thấp vừa tầm của trẻ ( hột hạt, dao nhọn, kéo, bình thủy tinh) hoặc giáo viên làm đổ ít nước ra nền nhà và giáo viên quan sát phản ứng của trẻ. 
Khi xây dựng tình huống người lớn lưu ý không cho trẻ phát hiện ra. Sau mỗi tình huống cần có sự trao đổi với trẻ, cố gắng để trẻ tự phát hiện những việc làm chưa đúng, hậu quả có thể xảy ra và rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Ngoài ra giáo viên có thể chuẩn bị các vấn đề thảo luận và đưa các vấn đề đó cho trẻ ( qua một câu chuyện nhỏ hay qua xem một đoạn phim). 
Ví dụ: Cô kể cho trẻ nghe mẩu chuyện
Hôm nay sau giờ tan học, Hà đang chờ mẹ đón về, cô bé rất sốt ruột khi chờ mãi mà không thấy mẹ tới, nhân lúc đó cô giáo không để ý và Hà đã chạy thật nhanh ra cổng để đón mẹ. Bỗng có một người đàn bà xuất hiện và đưa cho Hà một gói bánh và nói với Hà hãy đi theo cô nhà cô con có rất nhiều bánh ngon nữa.. Sau khi kể cho trẻ nghe mẩu chuyện đó, cô có thể hỏi trẻ một số câu hỏi để trẻ giải quyết tình huống.
+ Con có được tự ý chạy ra

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_lam_giam_cac_nguy_co.doc