Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kiến tạo lớp học hạnh phúc trong công tác chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kiến tạo lớp học hạnh phúc trong công tác chủ nhiệm

Khi đề cập đến mục tiêu giáo dục của Việt Nam, luật Giáo dục năm 2019 khẳng định: giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Trên thực tế thì sao? Những sự việc đau lòng, câu chuyện học đường không vui như: tỉ lệ stress học đường tăng nhanh, bạo lực học đường đáng báo động, mối quan hệ thầy trò căng thẳng, Đó là những tệ nạn xã hội như xem phim ảnh cấm, trộm cắp, nghiện hút, ham điện tử thâu đêm… vô lễ, coi thường, chống đổi cả với thầy cô dạy mình. Bên cạnh đó đạo đức nhà giáo cũng cần phải cảnh tỉnh bằng một hồi chuông dài, đó là gian lận thi cử, đó là cư xử thô bạo với trẻ nhỏ… được phản ánh thường xuyên qua các kênh truyền thông, điều đó đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng.

Câu hỏi đặt ra, làm sao để hiện thực hóa mục tiêu phát triển toàn diện? Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Theo chúng tôi, xây dựng trường học hạnh phúc là biện pháp hiệu quả để phát triển toàn diện con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, là việc cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Ngày (24/9), tại Đà Năng Hội thảo "Thay đổi vì một trường học hạnh phúc" với chủ đề "Chọn Yêu thương - Chọn Hạnh phúc" đã được tổ chức với sự tham gia của 400 Hiệu trưởng.

Xây dựng trường học hạnh phúc, mỗi trường học đều hướng tới mục tiêu: xây dựng môi trường giáo dục đem đến niềm vui, hạnh phúc cho cả giáo viên và học sinh, thầy cô thân thiện, học sinh tích cực. Trường học hạnh phúc là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. Trường học hạnh phúc là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc. Để kiến tạo được trường học hạnh phúc thì mỗi đơn vị lớp học trong nhà trường cũng cần xây dựng lớp học hạnh phúc. Nhưng thực tế thì sao? Hàng loạt câu chuyện không vui xuất hiện trong học đường vừa qua: tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, bạo lực học đường đáng báo động, mối quan hệ thầy trò căng thẳng,...tất cả những điều đó được phản ánh thường xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối trong xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng.

docx 56 trang Thu Kiều 07/09/2024 1970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kiến tạo lớp học hạnh phúc trong công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: 
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIẾN TẠO LỚP HỌC HẠNH 
 PHÚC TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
 Lĩnh vực: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
 ----------------------- 
 Nhóm tác giả: 
 Tạ Khắc Định Trường THPT Diễn Châu 2 Trần Thị Thu Hiền Trường THPT 
 Diễn Châu 2 Nguyễn Thị Hồng Thương Trường THPT Diễn Châu 2 dựng 
 1 
trường học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục 
quan tâm lúc này. Muốn vậy, chúng ta cần xây dựng hạnh phúc từ chính 
lớp học của mình. 
 Hiện tại rất ít tài liệu bàn sâu và đưa ra các giải pháp cho vấn đề này, đồng 
nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm nhiều để giải quyết, khắc phục. 
Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài:“ Một số biện pháp kiến tạo lớp học hạnh 
phúc thông qua công tác chủ nhiệm lớp” để tìm ra câu trả lời thiết thực nhất 
cho bản thân, cho đồng nghiệp và cho các em học sinh. 
 2. Mục đích đề tài 
 Chúng tôi nghiên cứu đề tài này, với mong muốn: 
 - Bản thân chúng tôi có điều kiện tự nhìn nhận, đánh giá lại phương pháp 
giáo dục của mình, khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm, nâng cao chất 
lượng công tác chủ nhiệm ở những năm học tiếp theo. 
 - Thông qua đề tài, chúng tôi có cơ hội để trao đổi về phương pháp chủ 
nhiệm cùng với đồng nghiệp. Trên cơ sở đó, chúng tôi có thể mở rộng và 
vận dụng tùy từng hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, của từng lớp chủ nhiệm 
để đạt kết quả tốt hơn trong việc giáo dục học sinh, góp phần nâng cao chất 
lượng giáo dục và uy tín của nhà trường. 
 - Học sinh của lớp chủ nhiệm được giáo dục bằng tình yêu thương và sự 
tôn trọng. Từ đó, chúng tôi đưa ra biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc 
giúp học sinh lớp chủ nhiệm được phát triển toàn diện về năng lực, phẩm 
chất, đạo đức 
 - Đề tài của chúng tôi cũng nhằm giúp cho mục tiêu xây dựng trường học 
hạnh phúc thành công, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học 
sinh. 
 3. Phạm vi đề tài 
 Đề tài hướng đến xây dựng mô hình lớp học hạnh phúc vì sự phát triển 
toàn diện của học sinh được thực nghiệm tại lớp 10A6 và lớp 11E, 12C 
trường THPT Diễn Châu 2 từ năm học 2021- 2022 đến năm học 2022-2023. 
 4. Phương pháp nghiên cứu 
 4.1. Phương pháp điều tra 
 Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập các số liệu liên quan đến 
 các đối tượng được nghiên cứu khảo sát là giáo viên và học sinh. 
 https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdDkj18J7ORaObpYG
 pea3 w3lqsDrTfjhPIPNJ_xf7fOuq1nZQ/viewform?usp=sf_link 
 https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfYMEGsLDzYOnEmm
 kna EJjSbbISyQk8Sg8obXkjAdL9K__wzA/viewform?usp=sf_link 
 https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdmGrjgrEkyVegUUtsXz_w 
 z1KZbJz-2AY3ZdoXTsOskgEPVyQ/viewform?usp=sf_link Quang cảnh trường THPT Diễn Châu 2 
 3 
 PHẦN II. NỘI DUNG 
 1. Cơ sở lý luận 
 1.1. Khái niệm hạnh phúc: 
 - “Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong 
cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu cầu vật chất và tinh 
thần”. Hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc của xã hội, không có 
hạnh phúc riêng lẻ. 
 - Hạnh phúc của học sinh trung học rất đơn giản và có thể thực hiện 
được như: luôn cố gắng và đạt được kết quả cao trong học tập không phụ 
lòng cha mẹ; luôn được sự động viên, khen ngợi của mọi người về thành 
tích học tập cũng như hành động, cư xử của mình; được sống và học tập 
trong một môi trường thân thiện, gia đình, người thân tạo điều kiện vật 
chất, tinh thần trong khả năng hiện có phục vụ cho học tập và rèn luyện; 
được thầy cô và bạn bè yêu mến, tôn trọng, được tiếp thu kiến thức tiên 
tiến của nhân loại và vận dụng nó vào đời sống, làm hành trang cho bản 
thân; được chia sẻ với mọi người về những điều mà mình biết, được 
khẳng định và trải nghiệm. 
 1.2. Khái niệm lớp học hạnh phúc: 
 Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành và 
duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên 
một môi trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. 
Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết 
lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp. 
 Lớp học hạnh phúc là lớp học có sự tương tác chủ động, tích cực với 
xúc cảm dương tính từ hai phía: nhà tổ chức và chủ thể thực hiện. Lớp 
học hạnh phúc là điểm đến mà mỗi cá nhân cảm thấy muốn đến, khi đến 
có những hứng thú, có niềm vui, có sự mong chờ, có rung cảm... Lớp học Hình ảnh tập thể lớp 11E, 12C năm học 2022-2023 
 - Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, phù hợp với nhu cầu thực tại 
 của nhà trường như các phong làm việc, phòng học, các phòng chức 
 năng, sân học, sân chơi, nhà vệ sinh, hệ thống điện nước, quạt mát, 
 điều hòa, loa đài đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và an toàn tuyệt đối, tạo 
 cảm giác yên tâm, tin tưởng cho giáo viên, học sinh và phụ huynh. 
 - Cảnh quan nhà trường được bố trí khoa học, đảm bảo xanh, 
 sạch, đẹp, an toàn, thân thiện. 
 - Không gian lớp học thoáng mát, ấm cúng và thân thiện. 
- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các bậc phụ huynh. 
 5 
 Đa số các em học sinh chăm ngoan, hiếu học. 
 - Được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu và 
 các ban ngành đoàn thể trong nhà trường giúp các lớp chúng tôi thực 
 hiện tốt mục tiêu đề ra trong năm học 2022–2023 là xây dựng lớp học 
 hạnh phúc. 
 - Có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên 
 bộ môn trong công tác giảng dạy và quản lý học sinh lớp. 
 - Bản thân chúng tôi là giáo viên chủ nhiệm nhiều năm luôn nhiệt 
 tình trong công tác, quan tâm giáo dục học sinh về mọi mặt. Vững vàng 
 về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng sử dụng công nghệ thông tin và 
 tận tâm với nghề. 
 - Được sự quan tâm giúp đỡ, ủng hộ của phụ huynh học sinh và 
 các em học sinh trong lớp rất hứng thú với các phong trào xây dựng 
 lớp học hạnh phúc. 
 1.3.2. Khó khăn 
 - Một bộ phận học sinh có lối sống thiếu quan tâm chia sẻ, thiếu 
 tinh thần cộng đồng. Một bộ phận học sinh chưa chăm học, thiếu tinh 
 thần phấn đấu, thiếu ý thức tự lập, tự rèn. Việc chưa chăm học luôn Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát trên học sinh lớp chủ nhiệm và lớp 
giảng dạy vào tháng 11/2022 về những điều mà học sinh mong muốn ở 
thầy cô để việc học được hạnh phúc hơn đã cho kết quả rất bất ngờ. Kết 
quả thống kê như sau: 
 Mong muốn của học sinh Kết quả 
 1 Mong thầy, cô giáo cười nhiều hơn. 92,8% 2 Mong được học 
 tập xen lẫn vui chơi, trải nghiệm. 85% 3 Mong cô nhẹ nhàng hơn 
 khi học sinh làm sai. 84% 4 Mong được thầy, cô khen thưởng 
 nhiều hơn trách móc. 79% 5 Mong thầy, cô không phê bình trước 
 mặt bạn bè. 71% 6 Mong được khám phá và trải nghiệm thực tế 
 65% 
 7 Mong thầy, cô chấp nhận suy nó khác thường và không được 
 nghĩ và hành vi của các em dù như mong đợi 
 84% 
 8 
 Mong thầy, cô bớt bài tập về nhà. 79% 9 Mong thầy, cô 
 đừng nhắc lại môn học này là quan trọng. 71% 
10 Mong thầy, cô đừng bắt học thuộc lòng quá nhiều. 75,4% 
 1.4. Các thành tố lớp học hạnh phúc 
 Để xây dựng lớp học hạnh phúc, trước hết cần xác định các thành 
tố tạo nên lớp học hạnh phúc. Đó là nhóm thành tố con người, bao gồm: 
giáo viên, học 
 7 
sinh, phụ huynh học sinh; nhóm thành tố cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy 
học và cảnh quan môi trường sư phạm; nhóm các thành tố phi vật chất, 
bao gồm: các giá trị tinh thần. 
 1.4.1. Giáo viên hạnh phúc: 
 Một xã hội muốn tiến bộ, phát triển bền vững thì con người sống 
trong xã hội đó phải là những người đồng cảm, khoan dung, có mối quan 
hệ tích cực và sáng tạo; có kỹ năng sẵn sàng hợp tác và biết sống chung 
một cách tốt đẹp. Những kỹ năng và giá trị nền tảng đó thường được tạo 
dựng từ trong nhà trường. Những tố chất ấy sẽ được đảm bảo và phát huy 
nếu từ nhỏ, học sinh được học trong những trường học hạnh phúc. Trường 
học phải là nơi tạo ra sự hạnh phúc cho người dạy và người học. Trường 
học hạnh phúc đề cao cảm xúc tích cực của mỗi cá thể trong nhà trường, 
các mối quan hệ tốt đẹp, trên cơ sở tinh thần dân chủ, công bằng, tôn trọng sớm tìm ra năng lực nổi trội nhất của mình, sở thích thật sự của mình, từ 
đó tìm ra nghề nghiệp mà em muốn theo đuổi. 
 Điều này có nghĩa là hạnh phúc không quá lý tưởng đến mức vui mà 
không nhớ hay không hiểu nhiệm vụ thay vào đó là thực hiện nhiệm vụ một 
cách chủ động, tích cực với sự thoải mái, khao khát, cố gắng tích cực nhất. 
Bên cạnh đó, người học cảm thấy có niềm tin, có rung động, có động lực 
khi đến lớp và dễ nhớ nhung nếu không đến lớp... 
 Mức độ hạnh phúc của học sinh khi đến trường phụ thuộc chủ yếu 
vào sáu yếu tố gồm: mối quan hệ bạn bè; các hoạt động học tập ở trường; 
sự hài lòng với lớp học; việc kiểm tra, đánh giá ở trường học; mối quan hệ 
với giáo viên; cảm giác an toàn ở trường. Học sinh có tâm lý học tích cực, 
tâm thế học chủ động, vượt qua những cảm xúc tiêu cực, tràn đầy năng 
lượng, luôn yêu thương, sẻ chia. 
 1.4.3. Phụ huynh hạnh phúc 
 Trong trường học hạnh phúc, cha mẹ học sinh phải là những người 
hạnh phúc. Hạnh phúc của họ thể hiện ở niềm tin tuyệt đối vào nhà trường, 
rằng từ mái trường, con mình lớn lên, trưởng thành hơn từng ngày, thành 
công hơn trong học tập và cuộc sống. Họ đồng hành cùng nhà trường để 
thực hiện những nhiệm vụ giáo dục, để tháo gỡ những khó khăn vướng 
mắc khi nhà trường gặp phải. Họ sẵn sàng chia sẻ những thông tin chân 
thực về con em mình để cùng thầy cô có biện pháp giáo dục hiệu quả nhất. 
Họ sẵn sàng ủng hộ cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học tốt hơn. 
Họ sẵn sàng cho con học ở trường học hạnh phúc thay vì chạy theo trường 
chuyên. Họ luôn nói những điều tốt đẹp về trường với một niềm yêu mến, 
mến phục. Điều đó cho ta biết rằng phụ huynh đang hạnh phúc. 
 Như vậy, lớp học hạnh phúc là một lớp học mà các đối tượng trong 
lớp từ giáo viên, học sinh, phụ huynh đều hạnh phúc. 
 9 
 1.5. Tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc 
 Đánh giá về những bất cập, hạn chế của lĩnh vực giáo dục những 
năm qua, Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: "Đổi mới 
tư duy và hoạt động giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra 
Chưa chú trọng đúng mức đến phát triển phẩm chất và kỹ năng người học. 
Giáo dục làm người, đạo đức lối sống có lúc, có nơi bị xem nhẹ Còn 
không ít tiêu cực trong giáo dục và đào tạo".Vì thế xây dựng mô hình trường 
học hạnh phúc là một trong những việc làm hàng đầu cần được quan tâm 
và thực hiện trong các nhà trường hiên nay. 
 Ngày 22/4/2019, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Lễ phát động “Triển khai kế 
hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường 
học hạnh phúc”. Mục tiêu của kế hoạch nhằm tạo sự chuyển biến căn bản 
trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_kien_tao_lop_hoc_hanh.docx
  • pdfTạ Khắc Định - Trần Thị Thu Hiền- Nguyễn Thị Hồng Thương - THPT Diễn Châu 2- lĩnh vực chủ nhiệm.pdf