Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn Văn học
Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài:
Dựa vào đặc điểm phát triển tâm lý trẻ 5- 6 tuổi
Dựa vào yêu cầu và kết quả mông đợi của chương trình khung
Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên năm 20013 gồm 44 môdul trong đó căn cứ môdul 3
Văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ Mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết sữ dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ.
Thông qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ.
Trong mỗi tác phẩm văn học, thế giới mới của cuộc sống thực tại bao gồm thiên nhiên, xã hội, con người được diển tả, biểu đạt, truyền đạt trong những hình thức đa dạng độc đáo. Văn học nói về thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọi hiện tượng thiên nhiên, vủ trụ mà trẻ nhìn thấy được, cũng nói về những gì gần gũi trong môi trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng sông, phiên chợ, lớp học, khu phố,
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, cần giúp trẻ nhận biết các mối quan hệ biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái, tình huống và nhân vật; giữa lời kể, lời thuật, lời bạch trữ tình và ngôn ngữ nhân vật, giữa không khí, âm sắc, giọng điệu chung của tác phẩm văn học và hành động văn học. Chưa yêu cầu trẻ phải nhớ hết mối quan hệ phức tạp và chưa đòi hỏi trẻ phân biệt quan hệ chính phụ trong truyện mà chỉ nhằm giúp trẻ nhận ra tính liên tục của cốt truyện trong các mối liên quan đến nhân vật trung tâm của tác phẩm.
Khi cho trẻ làm quen với tác phẩn văn học góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ hứng thú “đọc sách” kỷ năng đọc và kể tác phẩm
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học I. PHÂN MỞ ĐẦU: I.1. Lý do chọn đề tài: Sống trong xã hội con người luôn phải giao tiếp phải sử dụng vốn từ để biểu đạt với những người xung quanh vốn từ của cá nhân phát triển thì ngôn ngữ phát triển từ đó phương tiện giao tiếp quan trọng nhất là văn học mà loại người tồn tại và phát triển. Trong cuộc sống chúng ta từ ngàn xưa đến nay những lời ca, câu thơ, câu chuyện của bà, của mẹ,luôn in sâu trong mỗi chúng ta. Những câu chuyện được nghe luôn cho chúng ta trí tưởng tượng và đúc kết lại là những bài học kinh nghiêm để đời. Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta rất quan tâm đến văn học, Bác sáng tác rất nhiều tác phẩm văn học trong đó có các tác phẩm dành cho thiếu nhi. Ngoài những văn từ, lời ca hay, thông qua tác phẩm văn học Bác còn nhắn nhủ, giáo dục các cháu những điều hay lẽ phải. Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn nhiên như tờ giấy trắng. Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, hoạt động với đồ vật, môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân cách con người “làm quen văn học” là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì thông qua các hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học là loại hình nghệ thuật, đặc sắc, nghệ thuật nghành từ không thể thiếu được trong đời sống con người. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống tran hòa trong không khí lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương tận tình của mẹ, bà và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ. Chính vì vậy dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ tuổi Mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác như: Môi trường xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hìnhmà điều tôi muốn nói ở đây đặc biệt là thông qua bộ môn làm quen văn học. Qua việc cho trẻ làm quen văn học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên ở quả, cây hoa lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em. Thông qua hoạt động này trẻ làm tái tạo và sáng tạo thêm những tình tiết của tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với nội dung của tác phẩm. Thông qua sự hiểu biết, trí tưởng tượng của trẻ. Đồng thời trẻ đọc thuộc thơ, kể lại chuyện được. Chính vì thế để đạt được mục đích của môn học: làm quen với văn học bản thân tôi đã nghiên cứu suy nghĩ, tìm ra một số biện pháp để giảng dạy tốt môn làm quen văn học. I.2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài: Mục tiêu: Góp phần hình thành nhân cách và phát triển trí tuệ cho trẻ Mầm non Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic, có trình tự, chính xác và có hình ảnh một nội dung nhất định. Thông qua tác phẩm văn học, trẻ nhận ra được cái đẹp, phẩm chất cao quý của con người, đặc biệt là tình yêu đối với ngôn ngữ nghệ thuật. Làm quen văn học còn giúp trẻ mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, tạo hứng thú đọc sách, kỉ năng đọc và kể tác phẩm cho trẻ. Nhiệm vụ của đề tài: Giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng việt: + Luyện cho trẻ âm thanh ngôn ngữ: Trong việc lời nói của trẻ thì cơ quan phân tích thị giác vô cùng quan trọng. Đó là cửa ngõ âm thanh của ngôn ngữ. + Dạy trẻ phát âm đúng các âm vị, trong kết hợp âm tiết- từ. Câu theo chuẩn mực âm thanh tiếng Việt + Trẻ học điều chỉnh hơi thở ngôn ngữ để tạo nên sự hợp lý của âm thanh ngôn ngữ về cường độ nhịp độ, tốc độ của lời nói. Sửa các lỗi phát âm của trẻ. Diễn đạt trọn vẹn ý: + Xác định nội dung cần nói giúp cho lời nói của trẻ có nội dung thông báo ngắn gọn, rõ ràng. + Xác định sự việc chính trong nhiều sự việc, xác định đặc điểm nổi bật cơ bản trong nhiều đặc điểm của con vật, của cây, của bức tranh, nội dung chính trong phát triển văn học. VD: Quả cam: Tả hình dáng bên ngoài, đặc điểm của vỏ, nhiều múi bên trong và vị của cam + Sắp xếp nội dung đã lựa chọn giúp cho lời nói của trẻ được đầy đủ, hợp lí và có tính logic. VD: Từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải Trẻ tuổi mẫu giáo chưa có khả năng lựa chọn nội dung diễn đạt vì vậy cần phải hướng dẫn để giúp trẻ. Lựa chọn vốn từ: + Sau khi đã lựa chọn nội dung trẻ cần lựa chọn từ để diễn tả chính xác nội dung mình cần thông báo. Chọn từ giúp cho lời nói của trẻ rõ ràng, chính xác và mang sắc thái biểu cảm. + Giáo viên cần hướng dẫn và làm mẫu cho trẻ bắt chước, đặc biệt là việc chọn từ mang sắc thái từ chủ yếu được dùng thông qua việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học. VD: Câu truyện: Cô bé quàng khăn đỏ. Cô bé quàng khăn đỏ nói với chó sói về nhà của bà mình thì chó sói vội vàng chạy ngay đến nhà bà ngay. Cô cho trẻ làm quen từ “vội vàng” bằng cách giải thích từ khó, cho trẻ lặp lại, thể hiện bằng hành động, hướng dẫn cháu đặt câu. Sắp xếp cấu trúc lời nói: + Sự liên kết các câu nói lại với nhau tạo thành chuỗi lời nói nhằm diễn tả trọn vẹn một ý, một nội dung nào đó để giúp người nghe hiểu được. Đây là sự sản xuất toàn bộ nội dung thông báo một cách có logic. + Để diễn tả một ý, một nội dung ngắn gọn nào đó thì việc sắp xếp cấu trúc lời nói là đơn giản đối với trẻ. + Nhưng nếu yêu cầu trẻ kể lại truyện hay tự sáng tác miêu tả những hiện tượng sự kiện xảy ra trong đời sống thì trẻ gặp khó khăn cần phải luyện tập dần dần. Diễn đạt nội dung nói: Khi trẻ diễn đạt phải ngừng nghỉ ngắt giọng đúng, để giọng nói của trẻ không ê a ậm ừ. Luyện cho trẻ tác phong khi nói thoải mái, tự nhiên, khi nói nhìn vào mặt người nói. Phát triển lời nói mạch lạc: + Đơn vị ngôn ngữ để giao tiếp không phải là một câu mà là một ngôn bản. Vì thế sự mạch lạc của lời nói rất cần thiết. Nó được phát triển ngay từ khi bắt đầu học nói. Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ mạch lạc được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Tiếp tục dạy trẻ biết nghe - hiểu - trả lời câu hỏi của người lớn. Biết trò chuyện với những người xung quanh. Dạy trẻ kể truyện về đồ chơi, đồ vật theo tranh, kể lại các tác phẩm văn học, kể có trình tự, diễn cảm. I.3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng: 33 trẻ lớp lá 1 do tôi phụ trách. Cơ sở nghiên cứu: Trường MN Cư Pang I.4. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu “Phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn làm quen văn học” cho trẻ 5- 6 tuổi I.5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu, qua mạng internet, học hỏi bạn bè có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn làm quen văn học. Phương pháp quan sát hoạt động của trẻ Nhóm phương pháp trực quan: Làm, mua sắm, sưu tầm đủ đồ dùng, đồ chơi phong phú hấp dẫn với trẻ và đảm bảo tính khoa học như: Tranh, con rối, vật thật . Nhóm phương pháp dùng lời: Kể và đọc truyện là phương pháp chủ yếu giúp trẻ làm quen với văn học. + Đàm thoại là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa cô giáo và các em. Mục đích của đàm thoại là cũng cố và hệ thống hóa bằng công cụ ngôn ngữ tất cả những gì trẻ thu lượm được. + Cô sử dụng lời nói mẫu, giảng giải, chỉ dẫn, nhắc nhỡ, đánh giá nhận xét lời nói của trẻ, sử dụng câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của trẻ trong việc phát triển ngôn ngữ. Nhóm phương pháp thực hành: Dạy lời nói cho trẻ là dạy hoạt động ngôn ngữ. Có nghĩa là trẻ phải trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp, sử dụng lời nói của mình. Cô đưa ra những bài luyện tập cho trẻ kể chuyện, đọc thơ và khảo sát đầu năm đạt kết quả như sau: Stt Nội dung Số trẻ đạt Tỉ lệ% Số trẻ chưa đạt Tỉ lệ % 1 Nhớ tên tác phẩm 22/33 60% 11/33 40% 2 Hiểu nội dung tác phẩm 17/33 51% 16/33 49% 3 Trả lời câu hỏi của cô 20/33 60% 13/33 40% 4 Thể hiện được giọng điệu 10/33 30% 23/33 70% 5 Nhập vai đón vai nhân vật 8/33 24 % 25/33 76% 6 Biết kể chuyện sáng tạo 5/33 15% 28/33 85% 7 Thuộc thơ, đọc diễn cảm 15/33 45% 18/33 55% II. PHẦN NỘI DUNG: II.1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài: Dựa vào đặc điểm phát triển tâm lý trẻ 5- 6 tuổi Dựa vào yêu cầu và kết quả mông đợi của chương trình khung Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên năm 20013 gồm 44 môdul trong đó căn cứ môdul 3 Văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ Mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết sữ dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Thông qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ. Trong mỗi tác phẩm văn học, thế giới mới của cuộc sống thực tại bao gồm thiên nhiên, xã hội, con người được diển tả, biểu đạt, truyền đạt trong những hình thức đa dạng độc đáo. Văn học nói về thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọi hiện tượng thiên nhiên, vủ trụ mà trẻ nhìn thấy được, cũng nói về những gì gần gũi trong môi trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng sông, phiên chợ, lớp học, khu phố, Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, cần giúp trẻ nhận biết các mối quan hệ biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái, tình huống và nhân vật; giữa lời kể, lời thuật, lời bạch trữ tình và ngôn ngữ nhân vật, giữa không khí, âm sắc, giọng điệu chung của tác phẩm văn học và hành động văn học. Chưa yêu cầu trẻ phải nhớ hết mối quan hệ phức tạp và chưa đòi hỏi trẻ phân biệt quan hệ chính phụ trong truyện mà chỉ nhằm giúp trẻ nhận ra tính liên tục của cốt truyện trong các mối liên quan đến nhân vật trung tâm của tác phẩm. Khi cho trẻ làm quen với tác phẩn văn học góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ hứng thú “đọc sách” kỷ năng đọc và kể tác phẩm II.2. Thực trạng: a. Thuận lợi, khó khăn: * Thuận lợi: Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục theo chương trình Mầm non mới, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình Mầm non mới. Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ cùng tôi trong việc dạy dỗ các cháu và thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu. Học sinh cùng một độ tuổi. * Khó khăn: Do trình độ nhận thức không đồng đều, gần 70% trẻ lớp tôi là người kinh và là người gốc Thái Bình, còn lại là con em dân tộc thiểu số lần đầu đến lớp, do đó gặp rất nhiều khó khăn. Một số trẻ vẫn mắc lỗi nói ngọng như: l- n, s-x, tr- ch, d- r. Vấn đề này nhiêu khi là do ngôn ngữ địa phương, còn việc nói kéo dài hay phát âm chưa chuẩn một từ khó trẻ 5-6 tuổi đã cải thiện hơn nhưng vẫn còn. 40 % khả năng chú ý của trẻ còn yếu, không đều, không ổn định, vì vậy nên trẻ chưa chú ý đều đến các thành phần trong câu, trong từ. Vì vậy những âm điệu được đọc lướt, những từ không nhấn mạnh trong câu trẻ dễ bỏ qua, không chú ý. Trí nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu cũng như trật tự các từ trong câu. Vì thế trẻ bỏ bớt từ, bớt âm khi nói. 70% kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức hạn chế dẫn đến tình trạng trẻ dùng từ không chính xác, câu lủng củng. Với những khó khăn như thế tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi và hướng dẫn trẻ phát triển ngôn ngữ một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và tập cho trẻ làm quen văn học. b. Thành công, hạn chế: * Thành công: Trẻ kể lại truyện, đọc thơ diễn cảm: Trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác phẩm văn học mà trẻ đã được nghe. Trẻ sử dụng nội dung, hình thức ngôn ngữ đã có sẵn của các tác giả và của giáo viên. Tuy nghiên yêu cầu trẻ không học thuộc lòng bài thơ, câu chuyện. Chơi đóng vai theo chủ đề: Khi chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ phải tham gia vào cuộc nói chuyện với bạn để phân vai, trao đổi với nhau trong khi chơi, trẻ bắt chước các nhân vật mà trẻ đóng vai, làm cho ngôn ngữ đối thoại của trẻ thêm phong phú và đa dạng. * Hạn chế: Song việc dạy trẻ đóng kịch còn còn có nhiều hạn chế chưa sáng tạo trong việc chuyển thể từ chuyện kể sang kịch bản sân khấu, không tạo ra được tính kịch - sự kiện - sự biến, lời thoại còn dài dòng khó hiểu, Bản thân còn nặng trong việc dẫn chuyện làm cho kịch bản trở nên rời rạc - kém hấp dẫn. c. Mặt mạnh, mặt yếu: * Mặt mạnh: Làm quen với tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể truyện của cô giáo. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú dối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như kể truyện, chơi trò chơi đóng kịch; Cao hơn là tiến tới sáng tạo ra những câu truyện theo tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. * Mặt yếu: Do giáo viên chúng tôi đứng lớp cả ngày nên thời gian đầu tư cho đồ dùng tranh ảnh và những ý tưởng phục vụ cho môn làm quen văn học còn nhiều hạn chế d. Nguyên nhân và yếu tố tác động Khả năng cảm nhận các tác phẩm văn thơ còn hạn chế, giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao. Hầu hết các vở kịch còn thiếu các yếu tố phụ trợ như: Âm thanh, cảnh trí, trang phục làm cho hoạt động đóng kịch không thu hút được sự chú ý của trẻ. Giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón, trả trẻ: động viên phụ huynh dành thời gian kể truyện, đọc truyện cho cháu nghe trước khi đi ngủ, lắng nghe trò chuyện với con giúp con phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Từ đó nhận ra sự phát triển ngôn ngữ, tình cảm của trẻ như thế nào theo từng tháng. Vận động phụ huynh đóng góp đồ dùng học tập phù hợp với chủ đề. e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng: * Thuận lợi: Tác phẩm văn học thể hiện hiện thực cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Bằng sức mạnh của tính hình tượng, sự biểu cảm của ngôn ngữ, những hình tượng con người, con vật, bức tranh thiên nhiên được vẽ nên bằng ngôn ngữ đã tác động mạnh mẽ đến trẻ em, cô giáo ở trường Mầm non sẽ hướng trẻ vào những vẽ đẹp nội dung và nghệ thuật tác phẩm, gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ về hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ dân tộc. Trẻ em nói chung và đặc biệt trẻ 2 tuổi rất thích những tác phẩm vui nhộn, dễ chán những bài văn buồn và gây sự sợ hãi. Tuy nhiên phản ứng của trẻ trước những cảnh hoặc chi tiết chứa đựng sự căng thẳng phụ thuộc vào cả cách thể hiện của người lớn khi đọc, kể tác phẩm.Trẻ 3-4 tuổi trong khi nghe kể những câu chuyện có tính hài hước đã biểu hiện hành động điệu bộ cho thấy chúng hiểu không chỉ nội dung mà cả sự bất bình thường của những tình tiết có tính hài hước của tác phẩm. Qua quan sát, người ta nhận thấy trẻ ở độ tuổi này rất thích xem chèo và chúng khoái trí cười theo khi xuất hiện những nói hóm hỉnh, sâu sắc của các nhân vật hề. Đối với trẻ ở tuổi mẩu giáo nhỡ (4-5 tuổi), giáo viên cần chọn và đọc cho trẻ những tác phẩm có nội dung và hình thức nghệ thuật phức tạp hơn. Trên cơ sở những gì trẻ tiếp thu được ở giai đoạn trước, ở chúng sẽ tạo ra khả năng xâm nhập sâu hơn vào nội dung tác phẩm khiến chúng xác định thái độ đối với các nhân vật, sự kiện phản ánh trong tác phẩm. Đối với trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi), ở giai đoạn này, cảm nhận thẫm mĩ đã có một bước phát triển trong tiếp nhận văn học. Sự tiếp nhận tác phẩm đầy đủ hoàn thiện hơn, biểu hiện trước tiên là sự hiểu biết những câu chuyện cổ tích, bài thơ, những đoạn văn xuôi hay và và sự làm giàu tình cảm qua quá trình tích lũy hình tượng nghệ thuật. Đối với trẻ mẫu giáo lớn thì sự quan tâm tới tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ hiểu được nội dung tác phẩm, các nhân vật trong tác phẩm trở nên gần gũi dễ hiểu hơn. Sự cảm thông với nhân vật, sự lo lắng cho số phận của nhân vật của trẻ đã mang đặc điểm cá tính hơn. Sự hồi hộp, lo lắng này của trẻ em đã nếm trải ngay cả trong sự kiện đời sống hàng ngày. Làm quen với tác phẩm văn học còn bao hàm công việc cô giáo tổ chức để trẻ hứng thú bước vào hoạt động văn học nghệ thuật một cách tự nhiên như đọc thơ diễn cãm, kể lại truyện một cách sáng tạo, hóa thân vào các vai diễn trong trò chơi đóng kịchĐể trẻ trở thành một cách chủ thể hoạt động văn học nghệ thuật một cách tích cực, sáng tạo. Bản chất giàu xúc cảm và tình cảm là nét tâm lý nổi bật của trẻ thơ khiến trẻ nhanh tróng bộc lộ cảm xúc, tình cảm khi nghe đọc và nhận thấy sự thể hiện của cô giáo. Chẳng hạn khi cô giáo tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch tác phẩm “chú Dê đen” trẻ rất thích nhân vật chú Dê đen và hứng thú ghi nhớ đó là bởi trẻ tiếp nhận ngây thơ, không phân biệt thế giới nghệ thuật trong tác phẩm và hiện thực đời sống. Tiếp nhận văn học của trẻ em ít bị ràng buộc bởi lí trí và chứa đựng tưởng tượng mạnh mẽ. Ở trẻ em, tưởng tượng về cái có thật. Do vậy trẻ em rất dễ dễ bị cuốn hút bởi những hình tượng hoang đường kì vĩ, tác động mạnh vào trí tưởng tượng của các em như: phép màu kì lạ của “Quả Bầu tiên”, Như vậy trí tưởng tượng phát triển sớm ở trẻ mẫu giáo là một thứ của trời cho, có tính chất tiên nhiên, là tiền đề để cô giáo thực hiện tốt * Khó Khăn: Bản thân tôi đã thực sự có nhiều đầu tư vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức cho trẻ LQTPVH đã chú trọng nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Song việc dạy trẻ đóng kịch còn còn có nhiều hạn chế. Chưa có khả năng chuyển thể từ chuyện kể sang kịch bản sân khấu, không tạo ra được tính kịch - sự kiện - sự biến, lời thoại còn dài dòng khó hiểu, còn nặng nề trong việc dẫn chuyện làm cho kịch bản trở nên rời rạc - kém hấp dẫn. Bên cạnh đó khả năng cảm nhận các tác phẩm văn thơ chuyện còn hạn chế giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao 3. Giải pháp, biện pháp cụ thể: a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học: Văn học là phương tiện hiệu quả mạnh mẽ không chỉ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ mà nó còn ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nhà văn M.Goócki định nghĩa “Văn học là nghệ thuật ngôn từ” chính là đã chỉ rõ ngôn từ là chất liệu xây dựng lên hình tượng văn học. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ: * Đặc điểm phát âm: Nói chung trẻ đã phát âm tốt hơn, rõ, ít ê a, ậm ừ , Khả năng sử dụng từ khái quát của trẻ rất rõ ràng * Đặc điểm vốn từ: Vồn từ của trẻ lên tới hơn 3.000 từ. Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian * Đặc điểm ngữ pháp: Câu trẻ dùng đã chính xác và dài hơn. Trẻ nói đủ 2 thành phần nhiều khi còn mở rộng trạng ngữ, bổ ngữ VD: Con / đi học / ở trường Mầm Non Cư Pang CN / VN / BN Trẻ có khả năng kể lại chuyện và kể chuyện có trình tự logic. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua môn làm quen văn học: Làm quen với văn học là môn học không thể thiếu trong trương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học là vấn đề quan trọng trong đổi mới hình thứ
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_hoc_tot_mon.doc