Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động tạo hình

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động tạo hình

Hoạt động tạo hình là món ăn tinh thần, một loại “ Thần dược” đặt biệt cho sự phát triển tâm lí trẻ. Đây chính là một hoạt động nghệ thuật có tầm quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, giáo dục trẻ biết khai thác, khám phá thiên nhiên cuộc sống con người, cảnh vật.biết đánh giá, nhận xét cái đẹp, cái xấu.vì vậy trẻ cần được hướng dẫn tạo hình ngay từ nhỏ. Giáo viên cần bồi dưỡng khả năng của trẻ, tạo môi trường, cơ hội cho trẻ được tri giác, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, khả năng tư duy sáng tạo cho trẻ. Như chúng ta đã biết, con người sinh ra không phải ai cũng có sẵn trong mình những năng khiếu thẩm mỹ, cũng không ai có sẵn những tài năng bên mình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thực hành thì từ đó những tài năng và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển. Đối với trẻ nhỏ việc học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặt chẽ, mà học của trẻ ở đây thông qua “học mà chơi, chơi mà học”

 Chính vì vậy để giờ học tạo hình được lôi cuốn trẻ, giáo viên nên sử dụng thủ thuật vào bài một cách linh hoạt, đổi mới nội dung cũng như phương pháp, tạo cảm xúc và hứng thú cho trẻ và cần được tiến hành đồng thời vào việc tích luỹ có hệ thống những biểu tượng tạo hình. Cô giáo cần đưa các nội dung tích hợp lồng ghép sao cho phù hợp với từng bài một cách lôgic sinh động. Ngoài ra giáo viên nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên sống động xung quanh, làm quen với các hình thức tạo hình dân gian và hiện đại, những nguyên vật liệu từ thiên nhiên hay từ nguyên vật liệu phế thải đó là cách thức làm giầu cảm xúc cho trẻ nhanh chóng và phát triển những kĩ năng cần thiết cho trẻ trong cuộc sống. Thực tế, ở trường mầm non hiện nay đa số trẻ chưa phát huy hết khả năng sáng tạo. Nhiều trẻ còn chưa hứng thú trong giờ học, trẻ không cảm thấy hứng thú say mê thực hiện ý tưởng của mình, vì vậy trẻ làm đại khái cho xong.

Vì vậy, là một giáo viên, tôi nhận thấy mình phải có trách nhiệm tìm tòi để có thể giúp trẻ cảm nhận được nghệ thuật tạo hình từ đó trẻ yêu thích, hứng thú vào hoạt động nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Từ đó góp phần hình thành nhân cách cho trẻ, chuẩn bị kĩ năng cơ bản cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1

 

doc 17 trang hoathepmc36 26/02/2022 11143
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
A
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
1
Lí do chọn đề tài
1
2
Đối tượng nghiên cứu
1
3
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2
4
Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
2
B
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
I
Cơ sở lí luận
3
II
Thực trạng vấn đề
3
1
Thuận lợi
3
2
Khó khăn
4
III
Biện pháp thực hiện
5
1
BP1: Tổ chức cho trẻ tiếp xúc tác phẩm nghệ thuật, một số trường phái hội họa, một số họa sĩ nổi tiếng.
5
2
BP2: Lựa chọn các đề tài sáng tạo, phù hợp với trẻ. 
7
3
BP3: Xây dựng môi trường hoạt động gần gũi, tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình mọi lúc, mọi nơi.
8
4
BP4: Đổi mới hình thức, phương pháp hoạt động tạo hình trong giờ hoạt động chung.
10
5
BP5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ.
11
6
BP6: Phối kết hợp với phụ huynh
13
IV
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
13
1
Kết quả trên trẻ
13
2
Kết quả từ giáo viên
14
3
Kết quả từ phụ huynh
14
C
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
15
1
Kết luận
15
2
Bài học kinh nghiệm
15
3
Kiến nghị
16
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Tôi từng nghe một câu nói nổi tiếng của Ralph Waldo Emerson: “ Love of beauty is taste. The creation of beautifyl is art” ( Yêu cái đẹp là thưởng thức. Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật). Có thể nói tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật, nó là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ, đạo đức,trí tuệ, thể lực và lao động. Nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ mầm non. Giúp trẻ phát triển khả năng tâm lí hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cái đẹp. Ngoài ra, tạo hình còn hình thành ở trẻ những kĩ năng, kĩ sảo, năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, sáng tạo. Từ đó phát triển khả năng tri giác về hình thành cấu trúc, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích.
Trong trường mầm non hoạt động tạo hình chính là phương tiện để trẻ thể hiện mình, thông qua nghệ thuật tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của mình nhất là với trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo lớn, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và tạo cho trẻ những xúc cảm, tình cảm tích cực. Thông qua họat động tạo hình đã góp phần đáng kể đến việc hình thành ở trẻ những tri thức, ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển hoàn thiện cùng cảm xúc, thẩm mĩ, tính kiên trì, bền bỉ, khéo léo, giáo dục trẻ có ý thức tập thể, biết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, cởi mở, hoà đồng, có tinh thần đoàn kết. Hoạt động tạo hình của trẻ ở trường mầm non có mối liên hệ mật thiết với hoạt động vui chơi. Hoạt động tạo hình của trẻ chính là quá trình lĩnh hội những kinh nhiệm xã hội mang tính sáng tạo nghệ thuật. Có thể nói hoạt động tạo hình là một môn học giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, hình thành phẩm chất ban đầu của con người trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo.
Hiểu được tầm quan trọng của tạo hình với trẻ nhỏ nên tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động tạo hình” làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình.
2. Thời gian, đối tượng nghiên cứu
	Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020
	Nghiên cứu thực trạng việc dạy và học bộ môn tạo hình và đề xuất: “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động tạo hình” nhằm hình thành kĩ năng tạo hình và kĩ năng sống cho trẻ đạt kết quả tốt tại trường mầm non Kim Sơn huyện Gia Lâm.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
	Cần chú ý quan tâm mọi hoạt động chuyên môn mang tính toàn diện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Kim Sơn.
	Lựa chọn: “ Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động tạo hình”
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
	Giới hạn khảo sát các hoạt động của trẻ, từ đó tập trung những vấn đề nghiên cứu lý luận thực tiễn về :“ Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động tạo hình” cho các cháu lớp A2 tại trường mầm non Kim Sơn Huyện Gia Lâm.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận
Hoạt động tạo hình là món ăn tinh thần, một loại “ Thần dược” đặt biệt cho sự phát triển tâm lí trẻ. Đây chính là một hoạt động nghệ thuật có tầm quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, giáo dục trẻ biết khai thác, khám phá thiên nhiên cuộc sống con người, cảnh vật...biết đánh giá, nhận xét cái đẹp, cái xấu...vì vậy trẻ cần được hướng dẫn tạo hình ngay từ nhỏ. Giáo viên cần bồi dưỡng khả năng của trẻ, tạo môi trường, cơ hội cho trẻ được tri giác, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, khả năng tư duy sáng tạo cho trẻ. Như chúng ta đã biết, con người sinh ra không phải ai cũng có sẵn trong mình những năng khiếu thẩm mỹ, cũng không ai có sẵn những tài năng bên mình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thực hành thì từ đó những tài năng và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển. Đối với trẻ nhỏ việc học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặt chẽ, mà học của trẻ ở đây thông qua “học mà chơi, chơi mà học”
 	Chính vì vậy để giờ học tạo hình được lôi cuốn trẻ, giáo viên nên sử dụng thủ thuật vào bài một cách linh hoạt, đổi mới nội dung cũng như phương pháp, tạo cảm xúc và hứng thú cho trẻ và cần được tiến hành đồng thời vào việc tích luỹ có hệ thống những biểu tượng tạo hình. Cô giáo cần đưa các nội dung tích hợp lồng ghép sao cho phù hợp với từng bài một cách lôgic sinh động. Ngoài ra giáo viên nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên sống động xung quanh, làm quen với các hình thức tạo hình dân gian và hiện đại, những nguyên vật liệu từ thiên nhiên hay từ nguyên vật liệu phế thải đó là cách thức làm giầu cảm xúc cho trẻ nhanh chóng và phát triển những kĩ năng cần thiết cho trẻ trong cuộc sống. Thực tế, ở trường mầm non hiện nay đa số trẻ chưa phát huy hết khả năng sáng tạo. Nhiều trẻ còn chưa hứng thú trong giờ học, trẻ không cảm thấy hứng thú say mê thực hiện ý tưởng của mình, vì vậy trẻ làm đại khái cho xong. 
Vì vậy, là một giáo viên, tôi nhận thấy mình phải có trách nhiệm tìm tòi để có thể giúp trẻ cảm nhận được nghệ thuật tạo hình từ đó trẻ yêu thích, hứng thú vào hoạt động nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Từ đó góp phần hình thành nhân cách cho trẻ, chuẩn bị kĩ năng cơ bản cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1
II. Thực trạng vấn đề
1 .Thuận lợi
 Trường mầm non Kim Sơn có 78 cán bộ giáo viên, nhân viên. Có 725 học sinh ra lớp. Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng giáo dục huyện Gia Lâm, UBND xã Kim Sơn đã giúp đỡ nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện trang thiết bị cho nhà trường, lớp học ngày càng hiện đại. Các lớp đã được kết nối internet, thuận lợi trong việc tìm kiếm, cập nhật thông tin. Đội ngũ ban giám hiệu có trình độ chuyên môn vững vàng, tận tụy với công việc, luôn quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng như thường xuyên tổ chức kiến tập chuyên đề thẫm mĩ để giáo viên định hướng áp dụng vào giảng dạy, thường xuyên thăm lớp dự giờ góp ý, rút kinh nhiệm để giáo viên học hỏi nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Khuôn viên trường rộng rãi, thoáng mát, có nhiều cây xanh, vườn hoa, vườn raugóp phần làm giàu cảm xúc tạo hình cho trẻ. Trường nằm ở vị trí trung tâm nên rất thuận tiện cho việc đưa đón và trả trẻ.
Năm học 2019- 2020, tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn A2 có 49 trẻ. 100% trẻ cùng độ tuổi, tỉ lệ trẻ ra lớp thường xuyên đạt trên 96%. Trẻ ngoan, có nề nếp. Lớp tôi có 3 giáo viên. Trong đó, 2 cô trình độ Đại học, 1 cô trình độ Cao đẳng. Bản thân là một giáo viên được phân công dạy lớp lớn nhiều năm, được đào tạo bài bản, có trình độ trên chuẩn, yêu nghề, mến trẻ, tôi rút ra được một số kinh nhiệm, và đây cũng là bộ môn tôi yêu thích. Vì vậy tôi luôn cố gắng tìm hiểu những nội dung đổi mới mang tính cập nhật trên các trang mạng, hay sách báo liên quan đến lĩnh vực tạo hình, đồng thời học hỏi ngay từ chính những chị em đồng nghiệp trong lớp, trên tổ khối. Đồng thời thông qua các hội thi tổ chức ở trường: “ Sải cánh vươn cao” tôi học hỏi những nội dung mới để áp dụng vào dạy trẻ. Tôi được tham gia các lớp tập huấn về chuyên đề thẫm mĩ do phòng giáo dục tổ chức từ đó có những định hướng mới trong công tác giảng dạy.
Được sự quan tâm chia sẻ giúp đỡ từ hội phụ huynh, đặc biệt một số phụ huynh nhiệt tình thường xuyên ủng hộ giấy, học liệu cho trẻ hoạt động tạo hình và có nhận thức đúng về mục đích, yêu cầu của công tác giáo dục thẫm mỹ cho trẻ, tin tưởng phối hợp tốt với giáo viên và nhà trường để rèn kĩ năng cho trẻ như phụ huynh cháu: Hoài Anh, Khánh An, Thiên Bảo, Châu Linh và một số phụ huynh khác.
b. Khó khăn:
Mặc dù được đầu tư nhiều đồ dùng, tuy nhiên các học liệu cho trẻ sử dụng trong hoạt động tạo hình chưa được phong phú, đa dạng như: đất nặn, giấy vẽ, hột hạt, giấy màu, các loại tranh ảnh nghệ thuật, các nghệ sĩ nổi tiếngSố trẻ trên nhóm lớp còn đông so với diện tích lớp, vì vậy rất khó khăn trong việc cho trẻ trong hoạt động tạo hình.
	Là một giáo viên trẻ nên xử lí tình huống đôi khi còn hạn chế. Bản thân chưa tận dụng tối đa môi trường xung quanh làm giàu vốn kinh nhiệm cho trẻ, chưa biết cách hướng trẻ để trẻ tham gia hoạt động tạo hình sáng tạo.
Vì điều kiện bố mẹ trẻ đi làm không có thời gian đưa đón con thường xuyên mà nhờ ông bà nên công tác tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh quan tâm đến trẻ trong hoạt động tạo hình đôi khi chưa thực sự hiệu quả. Một số phụ huynh không có điều kiện kinh tế, nhận thức chưa đồng đều, chỉ chú trọng về đọc và viết, chưa quan tâm trong việc rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ.
	Khả năng của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ được cưng chiều mọi thứ đều có sẵn khiến trẻ ít nhiều bị thụ động thiếu đi sự tự lập, sáng tạo. Một số trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia hoạt động, không dám nhận xét bài vì sợ sai. Trẻ chưa biết chia sẻ sản phẩm của mình với những người xung quanh, trẻ muốn nó là của riêng mình. 
Từ những thuận lợi, khó khăn trên ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng các tiêu chí để đánh giá trẻ khi tham gia hoạt động tạo hình. Tôi đã đưa ra bảng khảo sát một cách khách quan đánh giá thực trạng trên các tiêu chí đã xây dựng, để có những biện pháp khắc phục:
BẢNG KHẢO SÁT KỸ NĂNG TẠO HÌNH CHO TRẺ
Nội dung
Đầu năm
TS
Tốt
%
Khá
%
TB
%
Tự tin tham gia hoạt động
49
25
51
15
30
9
19
Có kĩ năng quan sát, nhận xét
25
51
19
39
5
10
Biết làm đồ dùng từ nguyên liệu sẵn có
33
67
13
27
3
6
Tạo được sản phẩm sáng tạo
25
51
17
35
6
14
Nêu được cảm xúc sau khi hoạt động tạo hình
22
45
15
31
12
24
Qua khảo sát, tôi thấy kĩ năng tạo hình của trẻ còn hạn chế. Trước tình hình thực tế, tôi suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp để cải thiện thực trạng trên.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1.Biện pháp 1: Tổ chức cho trẻ tiếp xúc tác phẩm nghệ thuật. Một số trường phái hội họa, một số họa sĩ nổi tiếng.
	a. Tổ chức cho trẻ tiếp xúc tác phẩm nghệ thuật
Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với những tác phẩm nghệ thuật cũng như các trường phái nghệ thuật là mở ra trước mắt trẻ sự phong phú về màu sắc, sự muôn hình muôn vẻ và sống động của thế giới xung quanh, làm giàu vốn biểu tượng cho trẻ. Trong quá trình tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật đã phát triển ở trẻ khả năng quan sát và tri giác thẫm mĩ. Tuy nhiên trong quá trình lựa chọn tác phẩm nghệ thuật tôi luôn chú ý tìm những tác phẩm phải rõ ràng, truyền đạt một cách mạch lạc, sinh động, những nét đặc trưng của sự vật, hiện tượng về hình dáng, màu sắc, kích thước, vị trí không gianVới những bức tranh có cốt truyện cần thể hiện rõ đặc điểm của cốt truyện để trẻ có thể hiểu được bức tranh đó miêu tả ai? Họ đang làm gì? Ở đâu?
* Cho trẻ làm quen với tranh minh họa
Với tranh minh họa, những bức tranh này thường gắn liền với lời văn trong tác phẩm văn học, giúp trẻ cảm nhận lời văn sâu sắc hơn, nhớ lâu hơn.
Ví dụ: Để trẻ học bài thơ: “ Cây dừa” tôi sử dụng tranh minh họa có hình ảnh cây dừa hiên ngang nghiêng bóng bên cạnh một dòng sông.
* Cho trẻ làm quen tranh hội họa và đồ họa
	Với những bức tranh này tác động lên suy nghĩ và tình cảm của trẻ, đó là những bức tranh có chủ đề phản ánh cuộc sống của trẻ, cuộc sống lao động của con người như tranh phong cảnh, thế giới động vật, câu chuyện cổ tích. Trong quá trình dạy, tôi thấy lớp tôi trẻ rất thích những bức tranh hội họa, đây là loại hình khá phong phú vì vậy tôi cho trẻ sử dụng màu vẽ để tô trên các chất liệu không chỉ thông thường là giấy mà còn trên vải.
b. Một số trường phái hội họa. 
* Cho trẻ làm quen tranh dân gian 
Khi công nghệ hiện đại, xã hội ngày càng phát triển thì loại hình dân gian ngày càng mai một. Chính vì vậy, để gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc tôi luôn rất trăn trở vì vậy ngoài việc hướng dẫn trẻ trên lớp những tác phẩm hiện đại thì tôi luôn chú ý đến giới thiệu cho trẻ những bức tranh dân gian. Nói đến tranh dân gian chúng ta nghĩ luôn đến tranh Đông Hồ. Đó là những tác phẩm nổi tiếng thể hiện tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam. Hẳn chúng ta không quên đó là tranh: Đàn gà, đám cưới chuột, hứng dừa, Vinh hoa- Phú quý, Gà gáy năm canh, chăn trâu thổi sáo hay đàn lợn âm dương,
Khi giới thiệu cho trẻ, tôi nhấn mạnh 4 loại tranh dân gian đó là: Tranh thờ được sử dụng ở các chùa, đền, điện,như tranh: Ngũ Hổ, Táo quân,.. tranh lịch sử như : Truyện Kiều, Bà Triệu cưỡi voi, Ngô quyền,..tranh chúc tụng chủ yếu là tranh Tết như: Gà- Lợn, Tam Đa, Thất Đồng,.. tranh sinh hoạt như tranh: Tứ dân, hứng dừa, bịt mắt bắt dê. ( Ví dụ: Trẻ trải nghiệm in tranh Đông Hồ)
* Cho trẻ làm quen nghệ thuật tạo hình hiện đại
 Để trẻ phát triển toàn diện thì tôi luôn chú ý cho trẻ được trải nghiệm nhiều nhất với các loại hình tạo hình. Tôi đặc biệt sử dụng những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm để dạy trẻ những nội dung mới, mang tính thời đại.
(Ví dụ: Tôi chuẩn bị khay cát và trẻ vẽ trên đó)
* Cho trẻ làm quen một số họa sĩ nổi tiếng
Tôi chọn lựa một số họa sĩ nổi tiếng trên thế giới để giới thiệu cho trẻ như: Leonado da Vinci( họa sĩ nổi tiếng của Ilalia) ,Vincent van Gogh ( họa sĩ người Hà Lan),...
 Qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật từ sớm, trẻ được học hỏi và phát triển các kĩ năng cần thiết. Điều này mang lại cho trẻ một góc nhìn thẩm mĩ về nghệ thuật, trẻ thích khám phá, thể hiện bản thân nâng cao trí tưởng tượng và sáng tạo.. Trẻ được trải nghiệm với nhiều loại hình nghệ thuật tạo, từ đó trẻ sẽ phát triển tốt hơn khi chúng tự tạo ra, thử nghiệm và khám phá những thứ mà chúng thích. 
2. Biện pháp 2: Lựa chọn các đề tài sáng tạo phù hợp với trẻ
Trong đời sống hàng ngày, mỗi chúng ta sau khi sử dụng sản phẩm còn 
bỏ lại rất lớn lượng “ phế thải” như : vỏ hộp sữa, sữa chua, váng sữa, hộp bánh, bìa, giấy, chai nhựa, chai thủy tinh, vỏ lon bia, vỏ nước ngọt...Đó là nguồn vật liệu phong phú, đa dạng. Nếu chúng ta có ý thức thu gom, chọn lọc từ nguồn phế thải đó sẽ là nguồn nguyên liệu vô tận để làm đồ dùng, đồ chơi. Từ những hộp sữa sẽ tạo thành tổ chim hay ngôi nhà,.. vỏ chai nhựa thành những con vật xinh xắn. Để tạo nguồn cảm hứng sáng tạo đầy nghệ thuật đó, tôi đã chuẩn bị mọi nguyên vật liệu thu lượm được trước mỗi chủ đề để làm làm đồ chơi cùng trẻ. Trước khi làm một sản phẩm gì, tôi phải định hình trước những đồ dùng, đồ chơi đó có dạng hình gì, khối gì, cần phải có những nguyên vật liệu, phụ kiện gì để làm. Chỉ khi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng thì khi thực hiện mới không bị túng lúng. Sau khi định hình sản phẩm nếu chưa có hoặc chưa đủ thì tôi kêu gọi phụ huynh đóng góp, trao đổi trong giờ đón- trả trẻ. Công việc này tôi tiến hành trước 1 tuần. Sau khi thu gom được nguyên vật liệu tôi tiến hành vệ sinh làm sạch tránh gây mùi, ô nhiễm. Tùy theo nội dung và thời điểm mà tôi lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp.
Ví dụ: Để chuẩn bị cho ngày lễ giáng sinh, tôi hướng dẫn trẻ làm người tuyết từ tất cũ. Tôi kêu gọi phụ huynh mang những chiếc tất cũ, cúc áo cũ và gối cũ để lấy ruột bông của các con ở nhà không dùng đến mang đến lớp. Khi có lượng tất, bông, cúc đủ yêu cầu tôi tiến hành cho trẻ làm. Trẻ dùng bông nhồi vào bên trong tất sau đó buộc dây chun lại làm đầu rồi tiếp tục nhồi làm thân. Dùng cúc nhỏ gắn bằng băng dính xốp làm mắt, cúc to làm miệng. Để người tuyết thêm sinh động tôi cho trẻ làm mũ bằng giấy xốp, dây duy băng làm khăn và trang trí thêm kim sa.
Nếu như nguyên vật liệu phế thải rất phong phú thì nguyên vật liệu thiên nhiên cũng rất đa dạng không kém. Để trẻ thỏa sức sáng tạo tôi tận dụng những nguyên liệu sẵn có trong trường như: cát, sỏi, cành cây, lá cây,...
Ví dụ: Từ những cành cây khô mà cô và trẻ thu nhặt được, tôi còn hướng dẫn trẻ làm cây thông. Tôi giúp trẻ bẻ ngắn bớt những cành dài, sau đó hướng dẫn trẻ dùng dây kẽm buộc những cành cây khô đó sao cho chặt chẽ và sắp xếp những cành nhỏ ở trên làm nhọn cây, cành to ở dưới làm thân. Sau đó trẻ có thể trang trí thêm theo ý tưởng của trẻ.
Tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng, đồ chơi thì sẽ rất tiết kiệm nguồn kinh phí mua đồ dùng, đồ chơi sẵn có mà còn tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi mang tính sáng tạo, hấp dẫn, phong phú cho cô và trẻ. Qua đó hình thành ý thức cho trẻ, tuyên truyền phụ huynh và cộng đồng về bảo vệ môi trường. Đồng thời góp phần giảm lượng phế thải cũng như giảm chi phí cho việc xử lí rác cho ngành vệ sinh môi trường, góp phần cải thiện môi trường sống.
3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường hoạt động gần gũi, tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình mọi lúc, mọi nơi.
a. Xây dựng môi trường hoạt động gần gũi
Để trẻ có thể tạo ra được các sản phẩm tạo hình đẹp, có sự sáng tạo thì điều quan trọng người giáo viên phải tạo được hứng thú hoạt động tạo hình với trẻ. Một trong các cách tạo hứng thú tạo hình cho trẻ đó là tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Để lớp học có một môi trường tốt cho trẻ hoạt động, ngay từ đầu năm học, lớp tôi đã bắt tay vào việc trang trí lớp học, sưu tầm các nguyên vật liệu khác nhau, bài trí các góc đa dạng, phong phú phù hợp với trẻ đặc biệt góc tạo hình được thiết kế gần gũi và tạo hứng thú cho trẻ hoạt động. Khi trang trí, tổ chức cho trẻ hoạt động, tôi căn cứ vào mục tiêu giáo dục của từng sự kiện trong tháng, tận dụng tối đa môi trường xung quanh lớp học, khai thác các thiết bị, đồ dùng sẵn có, bổ sung thêm thiết bị, đồ dùng tự làm. Việc sắp xếp, thay đổi được tính toán để đảm tận dụng các nguyên liệu, bảo tính liên kết, tự nhiên biến không gian lớp học trở nên gần gũi, thân thiện có ý nghĩa giáo dục. Bởi vậy, tôi đã trang trí kết hợp giữa làm đẹp cảnh quan lớp học với yêu cầu phục vụ học tập của trẻ lớp mình. Trong góc tạo hình, tôi chú ý bố trí góc hoạt động cần yên tĩnh, gần nhà vệ sinh cho trẻ dễ dàng rửa tay khi hoạt động tạo hình xong. Trong góc được sắp xếp các nguyên vật liệu cho trẻ có giá đựng ngăn nắp dễ nhìn, dễ lấy, dễ cất và thường xuyên thay đổi nội dung trang trí để trẻ không bị nhàm chán tạo cho trẻ cảm giác thích thú và mong muốn tái tạo lại.( Ví dụ: Trong góc tạo hình, tôi trang trí hộp đựng bút bằng hình các con vật ngộ nghĩnh, làm những chú lợn từ vỏ chai hay treo một số bức tranh sáng tạo từ các nguyên liệu mở)
Ngay từ cửa lớp, tôi tạo mảng tưởng riêng trong lớp để tiến hành hướng dẫn trẻ trang trí theo các sự kiện nổi bật trong tháng, tôi gợi mở cho trẻ tự giới thiệu sản phẩm của mình, cùng nhau nhận xét về sản phẩm của bạnhình thức này đã giúp trẻ có nhiều ý tưởng sáng tạo hay và có ý thức thi đua để đạt kết quả tốt. (Ví dụ: Trong tháng 12, có ngày giáng sinh, tôi cho trẻ tự làm một số đồ dùng sau đó tự sắp xếp bố cục các đồ dùng sao cho hợp lí rồi gắn lên trên mảng tường sau đó trẻ được quan sát, nhận xét sản phẩm của mình, của bạn.)
	Thông qua việc trang trí lớp học hầu hết trẻ đều rất yêu thích đến trường vì nó đem lại cho trẻ nhiều điều bổ ích, trẻ được bày tỏ điều mình mong muốn, được trưng bày những sản phẩm mình làm ra và được làm chủ lớp học của mình.
b. Tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình mọi lúc, mọi nơi.
Ngoài việc dạy trẻ hoạt động tạo hình ở tiết học, tôi còn cho trẻ tham gia mọi lúc, mọi nơi và tích hợp vào các môn học khác:
* Tích hợp vào một

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_tic.doc