SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức tốt các hoạt động lễ hội và hoạt động ngoại khóa cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức tốt các hoạt động lễ hội và hoạt động ngoại khóa cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi

Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bên cạnh việc phát triển khoa học công nghệ để đất nước ta phát triển lớn mạnh hơn, chúng ta không thể quên được rằng: “Giáo dục là cốt sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực con người để xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. Vì vậy chúng ta cần phải chú trọng tới việc giáo dục và đào tạo con người ngay từ thủa ấu thơ. Nói đến phương pháp giáo dục mới và đặc biệt là với giáo dục mầm non, chúng ta có thể đánh giá đây là lứa tuổi tốt để xây dựng những phương pháp mới vì trẻ ở lứa tuổi mầm non chính là lứa tuổi bản lề tạo tính cách của trẻ.

Theo rất nhiều các nghiên cứu đều chỉ ra rằng; Trẻ từ 0 tới 6 tuổi là lứa tuổi vàng hình thành tính cách của một đứa trẻ cho những giai đoạn tiếp theo.

 Vì vậy trong những năm gần đây, bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới. chương trình giáo dục trẻ mầm non trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên vui tươi, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “Học bằng chơi - Chơi bằng học”. Đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi mặt.

 

doc 24 trang thuychi01 44776
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức tốt các hoạt động lễ hội và hoạt động ngoại khóa cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài.
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bên cạnh việc phát triển khoa học công nghệ để đất nước ta phát triển lớn mạnh hơn, chúng ta không thể quên được rằng: “Giáo dục là cốt sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực con người để xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. Vì vậy chúng ta cần phải chú trọng tới việc giáo dục và đào tạo con người ngay từ thủa ấu thơ. Nói đến phương pháp giáo dục mới và đặc biệt là với giáo dục mầm non, chúng ta có thể đánh giá đây là lứa tuổi tốt để xây dựng những phương pháp mới vì trẻ ở lứa tuổi mầm non chính là lứa tuổi bản lề tạo tính cách của trẻ.
Theo rất nhiều các nghiên cứu đều chỉ ra rằng; Trẻ từ 0 tới 6 tuổi là lứa tuổi vàng hình thành tính cách của một đứa trẻ cho những giai đoạn tiếp theo.
 Vì vậy trong những năm gần đây, bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới. chương trình giáo dục trẻ mầm non trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên vui tươi, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “Học bằng chơi - Chơi bằng học”. Đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi mặt.
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách, khi trẻ tham gia vào các hoạt động ngày lễ hội và tham gia vào các hoạt động ngoại khóa giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, về cuộc sống của con người, sự quan tâm chia sẻ của trẻ đối với người thân, với các bạn và tất cả mọi người. Khi tham gia và các hoạt động ngoại khóa trẻ được trải nghiệm, được thực hành từ đó trẻ có kiến thức về cuộc sống, có những kỹ năng cơ bản về cuộc sống khi chính bản thân trẻ được trực tiếp tham gia. Ngoài ra khi trẻ tham gia vào ngày lễ hội và các hoạt động ngoại khóa giúp cho phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ. Trẻ được giao lưu với các bạn lớp khác, với các bác, các cô chú làm ở những nghề nghiệp khác nhau, với mọi người ở những lứa tuổi khác nhau giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong cuộc sống. Vì vậy các hoạt động ngoại khóa và ngày hội ngày lễ có một vai trò rất quan trọng đặc biệt không thể thiếu được. Đây là cơ hội vàng để rèn luyện kĩ năng xã hội, đây cũng là cơ hội để giáo viên nhìn lại kết quả giáo dục và xây dựng lại kế hoạch giáo dục trẻ.. Hoạt động lễ hội và hoạt động ngoại khóa vừa là hoạt động giáo dục nhận thức vừa là hoạt động giáo dục thẩm mỹ, góp phần tạo ra lối sống văn hóa và khả năng hưởng thụ, cảm nhận văn hóa nghệ thuật cho trẻ, tạo không khí vui tươi phấn khởi giúp trẻ thêm gắn bó với cô giáo bạn bè cũng như có được sân chơi bổ ích thiết thực, giúp trẻ phát triển tốt khả năng tư duy sáng tạo.
Qua việc tổ chức các hoạt động lễ hội và hoạt động ngoại khóa, giúp trẻ có một số khái niệm về một số ngày lễ hội gần gũi với trẻ và thể hiện tình cảm thái độ của mình với các ngày đó. Trẻ em, những thành viên nhỏ tuổi của xã hội, hơn ai hết là những người náo nức chờ mong các ngày lễ hội. Được tham dự vào những ngày lễ hội tưng bừng cùng các quang cảnh được tô điểm bởi cờ, hoa, quần áo đẹp, tiếng nhạc rộn ràng là những gì trẻ trông chờ vào những ngày này, hơn nữa lễ hội là một phần không thể thiếu được trong sinh hoạt của trẻ nhỏ, nó đáp ứng nhu cầu xúc cảm, nhu cầu giao lưu của trẻ.
Việc tổ chức Lễ hội và các hoạt động ngoại khóa được coi là một phương tiện giáo dục nhiều mặt cho trẻ Mầm non, vì khi tham gia vào các hoạt động kỷ niệm đem lại cho trẻ những niềm vui chung, giúp trẻ trở nên cởi mở hơn, gần gũi nhau hơn, có nhiều hành vi lịch sự hơn. Ấn tượng do ngày Lễ, hội đem lại cho trẻ thật là sâu sắc qua những hình ảnh trang trí cùng những bài hát, điệu múa, những bài thơ, những trò chơi dân gian tất cả những điều đó góp phần giáo dục xu hướng xã hội cho trẻ, đem lại cho trẻ những cảm xúc thẩm mỹ và là điều kiện bồi dưỡng năng lực cho trẻ nó góp phần thúc đẩy trẻ thật sự tham gia vào các hoạt động bằng chính khả năng của mình.
Tuy nhiên, trên thực tế việc tổ chức các hoạt động lễ hội và ngoại khóa cho trẻ ở trường Mầm non Đông Sơn chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn, đa phần việc tổ chức còn mang tính hình thức, chưa sáng tạo, vẫn thường lặp đi lặp lai, chưa khắc sâu được ý nghĩa của các hoạt động. Chưa phát huy được tinh thần tập thể cao, số lượng phụ huynh đến dự đông nhưng chỉ là đến xem con em mình biểu diễn, chưa tích cực tham gia tổ chức những hoạt động lễ hội vì nhà trường chưa có biện pháp để phụ huynh tham gia cùng giáo viên và trẻ.
Xuất phát từ những mục tiêu của ngành giáo dục mầm non là chăm sóc và giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non. Bản thân tôi nhận thấy việc tổ chức các hoạt động lễ hội và ngoại khóa là không thể thiếu trong suốt một quãng thời gian của một năm học. Bắt đầu từ ngày khai giảng, ngày tết Trung Thu, các hoạt động nhân các ngày lễ lớn, thăm quan, dã ngoại và kết thúc ở ngày bế giảng năm học để lại cho trẻ những ấn tượng sâu sắc, những niềm vui trọn vẹn trong một năm học cho trẻ.
Nhận thức được vấn đề này tôi đã mạnh dạn suy nghĩ lên kế hoạch cho hoạt động lễ hội và hoạt động ngoại khóa. Tôi mong muốn là làm thế nào để các cháu ở lớp tôi có những ngày lễ hội thật ý nghĩa và những buổi tham gia hoạt động ngoại khóa thật vui vẻ và bổ ích. Để thực hiện được mục tiêu giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, là một giáo viên trẻ tôi không ngừng cố gắng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ, quyết tâm cùng hội cha mẹ học sinh lớp thực hiện có hiệu quả các ngày lễ hội và hoạt động ngoại khóa của nhà trường trong năm học. Chính từ những lý do trên tôi đã quan tâm đầu tư suy nghĩ, đi sâu nghiên cứu và mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số kinh nghiệm tổ chức tốt các hoạt động lễ hội và hoạt động ngoại khóa cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra cách tổ chức các hoạt động lễ hội và ngoại khóa đạt hiệu quả cao với mục đích tạo sân chơi vui vẻ, lành mạnh qua đó khắc sâu những hiểu biết của trẻ về các hoạt động lễ hội và hoạt động ngoại khóa. Giúp trẻ được tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm và nhận thức về thế giới xung quanh, truyền thống tốt đẹp của cha ông, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của địa phương, các hoạt động lễ hội của địa phương là dịp trẻ được tham gia các hoạt động tập thể vô cùng hào hùng và ấn tượng. Về cuộc sống của con người, sự quan tâm chia sẻ của trẻ đối với người thân, với các bạn và tất cả mọi người. Khi tham gia vào các hoạt động trẻ được trải nghiệm, được thực hành từ đó trẻ có kiến thức về cuộc sống, giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong cuộc sống.
Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác tổ chức tốt các hoạt động lễ hội và ngoại khóa cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. Giúp phụ hunh và trẻ trong lớp có thêm kiến thức sâu rộng về các hoạt động lễ hội và ngoại khóa từ đó có kỹ năng chuẩn bị và tham gia hoạt động tốt trong các hoạt động lễ hội của trường, lớp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này nghiên cứu một số kinh nghiệm tổ chức tốt các hoạt động lễ hội và hoạt động ngoại khóa cho trẻ Mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực thi đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau
+ Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu, sách báo tạp chí giáo dục mầm non, tập san, mạng internet có liên quan đến đề tài.
+ Phương pháp điều tra thực trạng.
+ Phương pháp du lịch qua màn ảnh nhỏ.
+ Phương pháp quan sát sư phạm.
+Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm.
+ Phương pháp đánh giá nêu gương:
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Giáo dục mầm non hiện nay đang có những bước cải biến rõ rệt nhằm nâng 
cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Một trong những vấn đề mà ngành học giáo dục mầm non đang được quan tâm khi “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đó là tổ chức các hoạt động tập thể trong đó có hoạt động lễ hội và hoạt động ngoại khóa. Trong hoạt động tập thể này trẻ học được cách thực hiện nhiệm vụ, trò chơi theo nhóm, theo đội, học cách phục tùng các yêu cầu của người điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình theo mục tiêu chung, diễn đạt ý tưởng của mình nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. Có thể nói, hoạt động lễ hội và hoạt động ngoại khóa mang nhiều lợi ích trong việc xã hội hóa trẻ.
Với trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tham gia các hoạt động lễ hội và hoạt động ngoại khóa là một phương pháp tốt, hữu hiệu trong việc cung cấp kĩ năng, kiến thức cho trẻ, giúp trẻ được trải nghiệm, tự tin hòa nhập bằng chính khả năng mà trẻ có.
Một số kỹ năng cần thiết đối với trẻ 5 - 6 tuổi đó là:
Sự tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin trong trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về trong cá nhân và trong mối quan hệ với người khác. Không ai sinh ra đã có ngay sự tự tin. Đó là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi. Sự tự tin lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấy mình có giá trị. Một trẻ tự tin sẽ duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong học tập và luôn sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, mong muốn được yêu quý và đón nhận chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần gũi hơn với mọi người.
Kỹ năng hợp tác: Đây là một đức tính cần thiết đối với trẻ ở lứa tuổi này. Có những việc chúng ta không thể tự làm được, nếu được người khác giúp đỡ thì ta sẽ hoàn thành được việc ta muốn làm. Khi chúng ta kết hợp năng lực làm việc của mình với người khác theo cùng một mục đích chung, đó chính là sự hợp tác. Sự hợp tác giúp ta hoàn thành nhiệm vụ của mình nhanh chóng và dễ dàng hơn là tự mình làm lấy. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cùng làm, cùng chơi với bạn bè, biết cảm thông và chia sẻ với bạn.
Kỹ năng giao tiếp: Một trong những kỹ năng cơ bản rất quan trọng đối với trẻ nhỏ đó là kỹ năng giao tiếp. Cô giáo cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt được ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh. Đây là một kỹ năng có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ.
Kỹ năng xử lý tình huống: Trong cuộc sống có vô vàn các tình huống xảy ra đòi hỏi con người phải giải quyết, ứng phó. Khả năng vận dụng các kỹ năng sống một cách linh hoạt sẽ cho phép trẻ xử lý tốt các tình huống xảy ra với trẻ trong cuộc sống hàng ngày.
Sự tò mò và khả năng sáng tạo: Có lẽ một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ giai đoạn này là sự khao khát được học hỏi, được khám phá. Giáo viên cần sử dụng nhiều ý tưởng khác nhau để khơi gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các tư liệu và các hoạt động mang tính chất khác lạ, thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ cụ thể dễ đoán trước được.
Kỹ năng giữ an toàn cá nhân:  Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết, nhận biết và không tự ý sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm, không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép, biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quy định của một số biển báo giao thông, biển báo nơi nguy hiểm.
Để tổ chức cho trẻ đi tham gia các hoạt động lễ hội và ngoại khoa mang lại kết quả như mong muốn thì giáo viên cần chuẩn bị tốt và tổ chức có kế hoạch, có định hướng: khảo sát trước địa điểm nơi tổ chức hoạt động tập thể và hoạt động ngoại khóa (phụ thuộc vào nhiệm vụ giáo dục trẻ). Thiết lập lộ trình, thời gian cho các hoạt động, xác định nội dung quan sát và các hoạt động khác. Cuộc hội thoại về buổi đi tham quan sẽ tạo hứng thú cho trẻ và định hướng sự chú ý của trẻ đến mục tiêu mà giáo viên đặt raNhận thấy rõ được hiệu quả của loại hình hoạt động này, trong năm học 2017 – 2018 tôi đã mạnh dạn đưa đề tài nghiên cứu của mình vào ứng dụng tại lớp tôi. Và tôi nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt ở chính lớp học của mình. Thông qua hoạt động, trẻ lĩnh hội được những kiến thức theo mục đích giáo dục, không những thế mà trẻ còn tự tin hơn trong giao tiếp cũng như trong cuộc sống.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Thực trạng
Bản thân tôi nhận thấy rằng mọi biện pháp giáo dục đưa ra muốn đạt hiệu quả cao đều phải tích lũy dần trong quá trình nghiên cứu, thực hiện trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Bản thân tôi đã dành nhiều thời gian tìm hiểu tình hình thực tế của lớp, đặc điểm của trẻ về chất lượng học sinh, phụ huynh về sự cần thiết cho trẻ về hoạt động lệ hội, hoạt động ngoại khóa
Năm học 2017 - 2018 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp Mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi với sĩ số 40 cháu. Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau.
* Thuận lợi.
Trường mầm non Đông Sơn là một trường thuộc vùng ven của thành phố Thanh Hóa. Luôn được các cấp, ban ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Giáo viên được đào tạo chuẩn về nghiệp vụ sư phạm mầm non nên có phương pháp truyền thụ, có kỹ năng giáo dục trẻ tốt.
Một số phụ huynh là cán bộ công chức nhà nước, trình độ học vấn cao, nên việc phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ cũng thuận lợi hơn, đa số các bậc phụ huynh đều quan tâm đến con, đến các hoạt động của lớp, sẵn sàng ủng hộ lớp về vật chất cũng như tinh thần để thực hiện các hoạt động.
Bên cạnh đó nhà trường đã xây dựng được sân khấu, nhà mái vòm để tổ chức các hoạt động lễ hội, trường có khuôn viên luôn sạch đẹp, gọn gàng, ngăn nắp, trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng đồ chơi, đạo cụ phục vụ hoạt động nghệ thuật cho trẻ. Phòng học rộng rãi, thoáng mát nên việc tổ chức giảng dạy và tổ chức các hoat động cho trẻ cũng dễ dàng.
- Cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường về lịch trình và kế hoạch tổ chức các hoạt động, các sự kiện trong năm học. Vì vậy đây cũng là những yếu tố thuận lợi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao nhất.
* Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, song trên thực tế công tác tổ chức các hoạt động lễ hội và hoạt động ngoại khóa của lớp có những mặt khó khăn sau:
- Đây là hoạt động không có trong chương trình học của trẻ nên việc tận dụng quỹ thời gian cần phải cân nhắc kĩ càng để đạt kết quả tốt mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.
- Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin, chưa hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động lễ hội và ngoại khóa.
- Một số phụ huynh còn chưa mạnh dạn phối hợp với giáo viên trong quá trình luyện tập và tham gia vào các hoạt động.
- Trang phục, đạo cụ chưa đa dạng phong phú.
- Chất lượng các buổi tập luyện chưa thực sự hiệu quả, tài liệu tham khảo còn hạn chế.
- Kinh phí tổ chức các hoạt động phong trào còn hạn hẹp.
- Giáo viên chưa được tập huấn riêng về việc tổ chức các hoạt động lễ hội và ngoại khóa, có nhiều giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm nhiều, chưa có sự bạo dạn trong việc dạy trẻ.
Với những khó khăn trên, song trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cô và trò đã phấn đấu đi lên không ngừng bằng nỗ lực của bản thân .
* Kết quả của thực trạng trên:
Trước khi nghiên cứu vấn đề này, đầu năm học tôi tiến hành khảo sát, kiểm chứng trên 40 trẻ của lớp và đã thu được kết quả như sau:
Yêu cầu kỹ năng
Tốt
Khá
Chưa đạt
Trẻ
Tỷ lệ %
Trẻ
Tỷ lệ %
Trẻ
Tỷ lệ
%
1. Trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia các hoạt động
20
50
15
37,5
5
12,5
2. Trẻ hiểu được ý nghĩa của ngày lễ hội và hoạt động ngoại khóa.
20
50
15
37,5
5
12,5
3. Trẻ có kỹ năng khi tham gia các hoạt động lễ hội và hoạt động ngoại khóa.
17
42,5
10
25
13
32,5
Từ kết quả trên, tôi băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để làm sao tất cả trẻ trong lớp đều tích cực tham gia vào các hoạt động, đặc biệt là hoạt động lễ hội và hoạt động ngoại khóa.
Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của lứa tuổi Mẫu giáo lớn nói riêng về nhận thức, thể lực, trí tuệ, ngôn ngữ, và các nhu cầu của trẻ để từ đó tôi tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp tổ chức hoạt động lễ hội và ngoại khóa cho trẻ. Đây là một việc cần thiết vì nó mang lại cho mỗi đứa trẻ niềm vui, sự tự tin, sự hiểu biết và có thêm nhiều kinh nghiệm về kỹ năng sống.
2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề nên sau khi nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng của trường, nội dung chuẩn bị cho một chương trình hoạt động, tôi đã lựa chọn những giải pháp sau để thực hiện đề tài:
1.Lập kế hoạch tổ chức các ngày lễ hội và hoạt động ngoại khóa.
2.Thông báo đến toàn thể các bậc phụ huynh về kế hoạch tổ chức lễ hội và hoạt đông ngoại khóa.
3.Công tác chuẩn bị và giao nhiệm vụ cho trẻ khi tham gia các hoạt động lễ hội và ngoại khóa.
4.Luôn thay đổi các hình thức tổ chức hoạt động phong phú nhằm thu hút trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động.
* Giải pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động lễ hội và hoạt động ngoại khóa.
- Xây dựng kế hoạch là một biện pháp quan trọng, là kim chỉ nam để giáo viên chủ đống sắp xếp, chuẩn bị và thực hiện các hoạt động theo đúng kế hoạch đã đề ra nhằm đạt kết quả tốt nhất.
- Việc xây dựng kế hoạch giúp tôi chủ động thực hiện chương trình theo đúng kế hoạch đã vạch sẵn không bị thụ động do đó công việc đạt kết quả cao
- Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng, dựa trên sự mong muốn của phụ huynh và nhu cầu của học sinh tôi đã xây dựng chương trình kế hoạch tổ chức các ngày lễ hội và các hoạt động ngoại khóa trong năm học cho phù hợp với từng chủ đề, phù hợp với các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm trong năm. Khi lập kế hoạch tổ chức các hoạt động tôi chia mục tiêu phấn đấu theo từng tháng.
* Các hoạt động lễ hội và hoạt động ngoại khóa.
Thời gian
Các hoạt động
Nội dung hoạt động
Tháng 9
- Ngày hội đến trường của bé.
- Bé vui đón Tết trung thu.
- Tổ chức sinh nhật tháng 9, tháng 10 và tháng 11.
- Hoạt động văn hóa văn nghệ hát múa về mái trường mầm non Đông Sơn.
- Múa lân truyền thống.
- Văn nghệ: Cùng nhau hát múa vui trung thu.
Tháng 10
Ngày phụ nữ việt nam 20/10
- Thi cắm hoa: Cô, mẹ và bé cùng cắm hoa.
- Làm bưu thiếp chúc mừng cô giáo, bà và mẹ.
Tháng 11
Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
- Tổ chức thi văn nghệ giữa các lớp.
- Cô, mẹ và bé tham gia làm đồ dùng đồ chơi.
Tháng
12 + 01
- Xem ca múa kịch.
- Chào mừng Noel.
-Chào mừng năm mới 2018. - Tổ chức sinh nhật tháng 12, tháng 01 và tháng 02.
- Xem vở kịch: Alibaba..tại nhà hát ca múa kịch Lam Sơn.
- Tổ chức hát múa, ông già Noel phát quà cho các cháu.
- Trò chơi: Kéo co; chuyền bóng; Thi xem ai nhanh.
Tháng 02
- Vui Tết cổ truyền – Hội chợ xuân 2018.
- Tham gia hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
- Thi hát múa biểu diễn văn nghệ, thi gói bánh chưng
- Trò chơi dân gian, vận động: Gánh hàng tết; nhảy bao bố, đi theo đường dích dắc, kéo co, cướp cờ
- Tham gia các trò chơi có thưởng.
- Tham gia các hoạt động môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học..
Tháng 03
- Ngày quốc tế phụ nữ 8/3.
- Đi tham quan giã ngoại tại siêu thị BigC Thanh Hóa.
- Làm bưu thiếp chúc mừng cô giáo, bà, mẹ ngày 8/3.
- Biểu diễn văn nghệ.
-.Làm bánh.
- Tham gia trò chơi.
- Tham quan các gian hàng.
Tháng 04
- Chào mừng ngày 30/4 Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
- Tham quan doanh trại bộ đội C20
- Hát múa chào mừng ngày 30/4.
- Trò chơi dân gian.
- Trò chơi vận động.
- Làm quen với các chú bộ đội, tập nghi thức, đội hình, đội ngũ.
- Xem các chú bộ đội diễn tập.
Tháng 05
- Thăm trường Tiểu học.
- Lễ tổng kết năm học - Vui liên hoan tết thiếu nhi ngày 1/6.
- Tổ chức sinh nhật tháng 3, tháng 4 và tháng 5.
- Tham quan trường tiểu học Lý Tự Trọng.
- Hát múa tổng kết năm học và liên hoan ngày 1/6.
- Vui trại hè.
Khi đã lập được kế hoạch tổ chức lễ hội và các hoạt động ngoại khóa rồi tôi tra

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_tot_cac_hoat_dong_le_hoi_va.doc