Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 6 yêu thích học môn Ngữ văn ở bậc Trung học Cơ sở

Phần lớn học sinh đã nhận thức đúng vị trí, vai trò của môn Ngữ văn đối với sự phát triển nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn và hình thành những kĩ năng sống cần thiết của các em.
Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ học sinh nhận thức chưa đúng, đầy đủ về vị trí, vai trò của môn Ngữ văn nên các em coi nhẹ, không hứng thú học và ngại học bộ môn. Các em chưa thực sự tự giác tích cực trong giờ học ở lớp cũng như học ở nhà nên có biểu hiện đối phó: làm bài qua quýt, chép tài liệu: giờ kiểm tra thì quay cóp nhìn bài; rất nhiều em( nhất là nam giới) bỏ giờ để chơi Game bởi các trò chơi ấy có sức cuốn hút hơn tất thảy mọi kiến thức; hơn nữa gần đây năng lực cảm thụ văn giảm sút rất nhiều. Đứng trước một tác phẩm lay động trái tim bao thế hệ nhưng các em không mảy may rung động, đứng trước những con người có hoàn cảnh đáng thương trong cuộc sống nhưng các em quay lưng…đây là thực trạng chung mà cả xã hội đã đều thấy và tốn không ít giấy mực viết về đề tài này.
Với học sinh lớp 6, qua một thời gian dạy, tôi nhận thấy việc học Ngữ văn với các em không hoàn toàn mới nhưng có sự khác biệt nhất định so với khi các em còn học ở tiểu học. Lên lớp 6, nội dung học nhiều hơn, khó hơn, phương pháp dạy của thầy, cô ở trường trung học cơ sở khác hơn. Sự thay đổi này không phải học sinh nào cũng thích nghi ngay được. Trừ một số em thích nghi nhanh, còn lại các em tiếp thu bài chậm, trong giờ học các em tỏ ra mệt mỏi, không hăng hái phát biểu ý kiến, vì thế giờ kiểm tra bài cũ nhiều em không thuộc bài. Thái độ đó của học sinh làm cho giờ học Ngữ văn với mục đích khám phá cái hay cái đẹp trong văn chương, trong cuộc đời thành một buổi học căng thẳng, học sinh chỉ thụ động ghi chép. Như vậy, giờ học Ngữ văn không đạt được mục tiêu bài học.
PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG THCS .. =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 6 YÊU THÍCH HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở BẬC THCS” Tác giả sáng kiến: * Mã sáng kiến: 27 Vĩnh Tường, năm 2018 1 MỤC LỤC Nội dung Trang Trang bìa i Mục lục ii Danh mục các bảng biểu iii 1. Lời giới thiệu 1 2. Tên sáng kiến 2 3. Tác giả sáng kiến 2 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 2 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 2 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu 2 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 3 7.1. Thực trạng việc dạy - học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ 3 sở. 7.1.1. Khái quát vài nét về môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở 3 7.1.2. Thực trạng việc dạy và học môn ngữ văn ở trường trung học cơ 4 sở hiện nay 7.2. Một số biện pháp nhằm giúp học sinh niềm yêu thích trong học 7 môn Ngữ văn lớp 6 7.2.1. Đối với học sinh 7 7.2.2 Đối với giáo viên 7 7.2.2.1.Chú ý đúng mức việc tạo tâm thế để học sinh hứng thú tiếp 7 thu bài học. 7.2.2.2 Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, 9 sáng tạo của học sinh. 3 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Chúng ta đang sống trong thời kì hiện đại với sự phát triển kỳ diệu về trí tuệ và khoa học công nghệ. Vì vậy con người và trí tuệ, nhân lực và nhân tài là vấn đề chiến lược đầu tiên của mỗi quốc gia. Trước yêu cầu cấp bách đó của thời đại, của đất nước trong quá trình đẩy nhanh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giáo dục Việt Nam nói riêng đã không ngừng đổi mới về phương pháp dạy học, thay đổi nội dung sách giáo khoa ở các cấp học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo, tạo ra cho nước nhà những thế hệ chủ nhân tương lai “vừa hồng vừa chuyên” như Bác Hồ mong muốn; những con người năng động, sáng tạo, tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ. Điều đó được khẳng định rõ trong luật giáo dục Điều 24: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm và đem lại niềm vui, niềm hứng thú học tập cho học sinh”. Trong chương trình THCS, môn Ngữ văn có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Mỗi kiến thức Ngữ văn như dòng phù sa mát lành góp phần bồi đắp những tình cảm cao đẹp, nuôi dưỡng tâm hồn, trong sáng, hồn nhiên của các em. Từ đó, môn học vừa giúp các em dần hình thành nhân cách vừa dần hình thành kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Nên việc tạo niềm yêu thích, hứng thú học tập cho môn học “đem lại niềm vui, niềm hứng thú học tập cho học sinh” là rất cần thiết. Môn Ngữ văn có vai trò quan trọng như vậy, nên khi được là cầu nối giữa những kiến thức Ngữ văn và học sinh, người giáo viên dạy văn như tôi thật hạnh phúc. Qua những tháng năm gắn bó với nghề tôi thấm thía sâu sắc lời nói đầy ý nghĩa của nhà thơ Tố Hữu: “Dạy văn học thật là một niềm vui sướng lớn. Qua mỗi giờ văn học thầy giáo có thể làm cho các em yêu đời, yêu lẽ sống và lớn thêm một chút”. Tuy nhiên những năm gần đây, môn Ngữ văn không được nhiều học sinh và các bậc phụ huynh coi trọng. Một thực tế phải thừa nhận là do xu thế phát triển kinh tế, do nhìn nhận của xã hội nên không ít bậc cha mẹ có hướng cho con em mình theo học các môn khoa học tự nhiên. 5 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7. 1 Thực trạng việc dạy - học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở. 7.1.1 Khái quát vài nét về môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở. Môn Ngữ văn là một môn quan trọng nhất của lĩnh vực khoa học xã hội, môn học tập trung nghiên cứu thể hiện các vấn đề mang tính xã hội, các giá trị đạo đức nhân văn, tâm tư, tình cảm ý nguyện và quan niệm sống của con người. Mục tiêu của môn học là nhằm giúp học sinh đạt được những kiến thức kĩ năng, thái độ để vừa hướng học sinh tới các giá trị Chân - Thiện – Mĩ, hoàn thiện nhân cách; vừa hình thành những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi học sinh. Bộ môn Ngữ văn ở trung học cơ sở được cấu thành bởi ba phân môn: Phân môn văn học: Bao gồm các văn bản là các tác phẩm văn chương với nhiều thể loại, các văn bản nhật dụng. Các văn bản còn có vai trò nền tảng chi phối khẳng định các phân môn liên quan, là ngữ liệu quan trọng cung cấp cho phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn. Phân môn Tiếng Việt Là kiến thức từ ngữ, ngữ pháp đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về ngôn ngữ, cấu trúc, nghệ thuật giúp hiểu rõ về môn Văn học. Tiếng Việt trở thành chất liệu cơ sở để xây dựng bài viết văn chương. Phân môn Tập làm văn Là phân môn mang tính cộng hưởng của phân môn Văn học và Tiếng Việt. Nó là sự khẳng định đánh giá chất lượng học tập của học sinh ở bộ môn Ngữ văn. Điều quan trọng nhất ở phân môn Tập làm văn chính là vốn văn chương, vốn từ ngữ và khả năng tư duy nhạy cảm ở học sinh. Ba phân môn trên được in chung trong sách Ngữ văn ở các khối lớp và được thể hiện rõ trong từng bài học, ứng với từng tuần học: lớp 6,7,8 học 4 tiết trên tuần; lớp 9 học 5 tiết trên tuần. Như vậy kiến thức môn học cho từng khối lớp rất dễ theo dõi và học tập theo hướng tích hợp giữa ba phân môn. 7 môn của mình. Trong quá trình đổi mới giáo dục của cả nước, các thầy cô giáo đã có rất nhiều cố gắng trong đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giáTuy nhiên, khả năng chuyên môn và phương pháp dạy học ở một số thầy, cô giáo vẫn còn hạn chế nhất định, chưa tạo ra hứng thú cho học sinh trong giờ học. 7.1.2.1.3. Khảo sát thực trạng Ngay đầu năm học tôi đã có kế hoạch khảo sát học sinh để thấy rõ chất lượng và thái độ học tập của các em đối với môn học. Việc khảo sát ấy được thể hiện ở hai nội dung. Thứ nhất là ở bài kiểm tra số 1 tiết 17,18 với đề: “ Hãy kể lại một chuyện dân gian đã học hoặc đọc thêm.” Thứ hai là bảng hỏi thái độ của học sinh với câu hỏi: “Em thích học môn văn ở mức độ nào?” với các mức độ: Thích - Bình thường - Không thích. Bảng 1: Kết quả kiểm tra bài viết văn số 1 của học sinh 2 lớp 6A, 6B Điểm Giỏi Điểm Khá Điểm TB Điểm Yếu Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % 6A 35 3 8,57 12 34,42 15 42,85 5 14,28 6B 36 2 5,55 10 27,77 17 47,22 7 19,44 Tổng 71 5 7,04 22 31,00 32 45,07 12 16,90 số Bảng 2: Kết quả của phiếu điều tra học sinh với câu hỏi: “Em thích học môn Ngữ văn ở mức độ nào ?” (Trả lời: “Thích - Bình thường - Không thích”) Thích Bình Thường Không thích Lớp Sĩ số SL % SL % SL % 6A 35 6 17,14 18 51,42 11 31,42 6B 36 5 13,88 17 47,22 14 38,89 Tổng số 71 11 15,49 35 49,29 25 35,21 9 Thứ năm, hệ thống tài liệu tham khảo, sách giáo khoa, cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học của nhà trường thường xuyên được ngành giáo dục trang bị, bổ sung. Tuy nhiên, các thiết bị dạy học trực quan, thiết bị dạy học hiện đại cho môn Ngữ văn còn ít, đơn điệu chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đã ảnh hưởng nhất định đến việc tạo hứng thú cho học sinh. Từ thực trạng và nguyên nhân trên, với suy nghĩ làm thế nào để tìm cách tháo gỡ vấn đề nên tôi đã tiến hành một số biện pháp để khơi gợi hứng thú học Ngữ văn của học sinh lớp 6 , học kì I năm học 2014-2015 vừa qua ở đơn vị mình giảng dạy và đã thu được kết quả rất khả quan. 7.2. Một số biện pháp nhằm tạo cho học sinh niềm yêu thích trong học môn Ngữ văn lớp 6 7.2.1 Đối với học sinh Học sinh cần nhận thức đúng vị trí, vai trò của môn Ngữ văn đối với sự phát triển nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn và hình thành những kĩ năng sống cần thiết của các em. Qua mỗi tiết dạy, thầy cô khơi gợi niềm yêu thích, thái độ coi trọng và say mê đối với môn học. Muốn vậy, ngay từ khi nhận lớp, giáo viên phân loại từng đối tượng học sinh để có kế hoạch, chương trình thích hợp. Thường xuyên tìm lắng nghe, tìm hiểu tâm lí, sở thích nguyện vọng của các em để kịp thời điều chỉnh phương pháp, cách thức giảng dạy cho phù hợp. Giúp học sinh lớp 6 làm quen và thích nghi nhanh với phương pháp, cách thức học Ngữ văn ở trường THCS. Trang bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi cho môn học. Động viên các em đọc soạn, chuẩn bị bài ở nhà để đến lớp tiếp cận với kiến thức dễ hiểu. Liên hệ với phụ huynh cùng quan tâm, động viên sát sao việc học tập của con em họ ở nhà. 7.2.2 Đối với giáo viên 7.2.2.1. Chú ý đúng mức việc tạo tâm thế để học sinh hứng thú tiếp thu bài học Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng tạo nên thành công của bài dạy. Nếu không có bước này một giờ văn sẽ trở nên khô khan, kém sinh động. Có nhiều cách tạo tâm thế cho học sinh bước vào tiếp thu bài mới. Trước hết giáo viên tạo khoảng cách gần gũi thân mật với trò bằng lời nói vui, bằng nụ cười tươi hoặc bằng một sự quan tâm nào đó. Thái độ ấy của cô sẽ kéo gần 11
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_6_y.doc