Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung Lớp 5 A,B tai trường Tiểu học Bình Thuận

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung Lớp 5 A,B tai trường Tiểu học Bình Thuận

Một người khỏe mạnh, gia đình khỏe mạnh, xã hội khỏe mạnh thì đất nước sẽ cường thịnh, năng suất lao động sẽ được nâng cao, thành quả lao động đạt nhiều hơn: Dân giàu nước mạnh, xã hội phồn vinh – thịnh vượng. Vì lý do đó mà tôi chọn nội dung “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung lớp 5A,B tại trường tiểu hoc Bình Thuận” nhằm mục đích:

 + Giúp cho các em học sinh lớp 5 trường tiểu học Bình Thuận nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, tố chất thể lực góp phần phát triển con người theo hướng toàn diện.

 + Trang bị cho học sinh học số hiểu biết về những kỹ năng cơ bản.

 + Giáo dục cho các em có tính nề nếp trong tập luyện Thể dục thể thao, có ý thức giữ gìn vệ sinh và nếp sống lành mạnh vui chơi giải trí có tính tổ chức và kỷ luật, góp phần giáo dục đạo đức lối sống hình thành nhân cách con người mới.

 + Bài thể dục phát triển chung nhằm phát triển thể lực, tạo sự hứng thú cho học sinh tập luyện, hình thành những kỹ năng vận động, củng cố và nâng cao, có sự tác động trực tiếp tích cực đến việc rèn luyện sức khỏe và ý chí phẩm chất đạo đức cho người học hết sức to lớn.

 + Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại thường xuyên luyện tập và thi đấu các môn thể thao, góp phần phát triển giáo dục thể chất, tăng cường sức khỏe, góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng chống các loại dịch bệnh như: Cảm cúm do thời tiết thay đổi và tiêu chảy cấp. cho học sinh trong trường học.

 + Phát hiện và tuyển chọn những em có tài năng thể thao, bổ sung cho lực lượng vận động viên năng khiếu tham gia hội khỏe phù đổng do ngành giáo dục và đào tạo tổ chức hàng năm. Vì vậy đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung lớp 5A,B tai trường tiểu học Bình Thuận”là cần thiết.

doc 19 trang hoathepmc36 26/02/2022 10852
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung Lớp 5 A,B tai trường Tiểu học Bình Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài. 
	Môn thể dục bậc tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số tri thức kĩ năng đơn giản cần thiết, nhằm rèn luyện tư thế cơ bản, làm giàu vốn kỹ năng vận động, để các em học tập sinh hoạt có hiệu quả. Trên cơ sở đó góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, phát triển các tố chất thể lực, tạo điều kiện cho các em phát triển bình thường theo quy luật tâm lý, lứa tuổi, giới tính. Ngoài ra còn góp phần rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui tươi có ý thức tổ chức kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức khác, tạo tiền đề cho quá trình hình thành nhân cách đúng cho học sinh.
	Nội dung cơ bản của kiến thức và kỹ năng môn thể dục ở tiểu học bao gồm: Đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung,các bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản, các trò chơi vận động.Những nội dung này xuyên suốt trong chương trình, được bố trí xen kẽ theo dạng “xoáy chôn ốc”, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho việc rèn luyện thể lực hình thành các tư thế cơ bản đúng và trang bị cho học sinh những kỹ năng vận động cơ bản nhất, chuẩn bị tốt cho các hoạt động sau này. Vì Con người là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là chủ thể của mọi sự sáng tạo, chủ thể của mọi của cải vật chất và văn hoá, chủ thể để xây dựng một xã hội công bằng và nhân ái. Như vậy con người cần được phát triển toàn diện "phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức". Trong đó giáo dục thể chất là một nhân tố quan trọng không thể thiếu trong hệ thống giáo dục con người mới toàn diện của đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân nhằm phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Bằng những chính sách đúng đắn cùng với sự đi lên của nền kinh tế đất nước, thể lực và tầm vóc của người Việt Nam có những bước phát triển khá trong những năm gần đây. 
	Trong đó giáo dục thể chất ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập của học sinh, có sức khỏe tốt giúp các em học tập tốt hơn. Học sinh THCS nói chung và học sinh tiểu học nói riêng là lực lượng lao động trong tương lai thực hiện sự nghiệp đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trình độ phát triển thể lực của lực lượng này không chỉ là vấn đề nòi giống mà còn là vấn đề chăm lo bồi dưỡng một lực lượng lao động quan trọng. Do đó, có những thông tin về thực trạng thể lực của đối tượng này đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết.Với những yêu cầu cấp bách trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài:“Một số biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung lớp 5 A,B tai trường tiểu học Bình Thuận” để làm sáng kiến.
	2. Mục đích nghiên cứu:
	Tôi chọn đề tài này nhiêm cứu là nhằm tìm ra những phương pháp, nững biện pháp tác động thích hợp để học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung ở lớp 5 A,B tại trường tiểu học Bình thuận. Từ đó nâng cao hiệu quả học tập trong giáo dục thể chất cũng như góp phần hoàn thiện phát triển nhân cách của học sinh.
	3. Đối tượng nghiên cứu:
	- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp học sinh học học tốt bài thể dục phát triển chung lớp 5
	- Đối tượng tác động: Học sinh lớp 5A,B.
	- Phạm vi áp dụng: Tại trường Tiểu học Bình thuận 
	4. Kế hoạch nghiên cứu:
TT
Thời gian
từ  đến ...
Nội dung công việc
Sản phẩm
1
Từ 06/ 9 đến 15/9/2018
Chọn đề tài, viết đề cương nghiên cứu
Bản đề cương chi tiết
2
Từ 18/9 đến 29/9/2018
- Đọc tài liệu lý thuyết về cơ sở lý luận
- Khảo sát thực trạng, tổng hợp số liệu thực tế
- Tập tài liệu lý thuyết
- Số liệu khảo sát đã xử lý
3
Từ 02/10/ 2017 đến 13/10/2018
- Trao đổi với đồng nghiệp đề xuất các biện pháp, các sáng kiến
- Áp dụng thử nghiệm
- Tập hợp ý kiến đóng góp của đồng nghiệp
- Hoạt động cụ thể
4
Từ 16/10 đến 27/10/2018
- Hệ thống hóa tài liệu, viết báo cáo
- Xin ý kiến của đồng nghiệp
Bản nháp báo cáo
5
Từ 30/10 đến 03/11/2018 
Hoàn thiện báo cáo, nộp Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở
Bản báo cáo chính thức
5. Phương pháp nghiên cứu;
	- Đọc sách, tài liệu tham khảo và các văn bản có liên quan giáo dục, nắm vững nội dung chương trình thể dục lớp 5 theo chuẩn kiến thức kĩ năng, 
	- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu sản phẩm học tập của học sinh thông qua bài tập thể dục 
	- Phương pháp phân tích tổng hợp: Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tìm ra bản chất của vấn đề, rút ra kết luận để đề xuất và kiến nghị ứng dụng.
	- Phương pháp giảng dạy và làm mẫu: Giáo viên làm mẫu kỹ thuật động tác, phân tích ngắn gọn dễ hiểu 
	- Phương pháp tập luyện: Là các phương tiện để đạt mục đích hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển tố chất vận động 
	- Phương pháp sử dụng lời nói: Giáo viên giảng giải, kể chuyện, đàm thoại 
	- Phương pháp trực quan: Giáo viên làm mẫu, tranh ảnh, mô hình ...
	- Phương pháp trò chơi: Cần theo số lần lẻ để phân thắng bại 
	- Phương pháp rèn luyện sức nhanh: Chủ yếu là phương pháp lặp lại 
	- Phương pháp thi đấu: Cần tổ chức tập luyện có hoàn cảnh giống như khi thi đấu thật.
	- Phương pháp ổn định: tập luyện một động tác liên tục từ đầu đến cuối một lần theo cường độ tương đối ổn định 
	II. NỘI DUNG: 
	1. Cơ sở lý luận của sáng kiến.
	- Đất nước ta đang ở trong thời kỳ đổi mới. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng mục tiêu giáo dục đặt lên hàng đầu. Vì thế sức khỏe con người ngày càng được nâng cao hơn, cho nên việc giảng dạy giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ, thế hệ tương lai mai sau trong trường tiểu học là rất quan trọng không thể thiếu được. Qua những bài tập: Đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung, bài tập rèn luyện tư thế cơ bản, bài tập về kỹ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động có tác động lên cơ thể các em, làm cho cơ thể các em chuyển biến về hình thái chức năng theo chiều hướng tích cực là một trong những mặt giáo dục có ý nghĩa nêu cao tầm vóc, sức khỏe cho học sinh phát triển tốt hơn. Đối với giáo viên thể dục hiện nay rèn luyện cho các em có đầy đủ sức khỏe là rất quan trọng tạo cho các em có được “Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng”.
	 	 - Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh tiểu học việc rèn luyện thể chất cho các em thông qua các bài tập thể dục là một việc làm hết sức quan trọng đối với giáo viên giảng dạy thể dục. Hơn thế nữa Bác đã nói: Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khỏe tức làm cho đất nước hùng mạnh thêm”. Chúng ta cũng nhớ rằng sức khỏe là vốn quý nhất của con người “Sức khỏe là vàng”.
	- Một người khỏe mạnh, gia đình khỏe mạnh, xã hội khỏe mạnh thì đất nước sẽ cường thịnh, năng suất lao động sẽ được nâng cao, thành quả lao động đạt nhiều hơn: Dân giàu nước mạnh, xã hội phồn vinh – thịnh vượng. Vì lý do đó mà tôi chọn nội dung “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung lớp 5A,B tại trường tiểu hoc Bình Thuận” nhằm mục đích:
 	+ Giúp cho các em học sinh lớp 5 trường tiểu học Bình Thuận nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, tố chất thể lực góp phần phát triển con người theo hướng toàn diện.
 + Trang bị cho học sinh học số hiểu biết về những kỹ năng cơ bản.
 + Giáo dục cho các em có tính nề nếp trong tập luyện Thể dục thể thao, có ý thức giữ gìn vệ sinh và nếp sống lành mạnh vui chơi giải trí có tính tổ chức và kỷ luật, góp phần giáo dục đạo đức lối sống hình thành nhân cách con người mới.
 + Bài thể dục phát triển chung nhằm phát triển thể lực, tạo sự hứng thú cho học sinh tập luyện, hình thành những kỹ năng vận động, củng cố và nâng cao, có sự tác động trực tiếp tích cực đến việc rèn luyện sức khỏe và ý chí phẩm chất đạo đức cho người học hết sức to lớn.
 + Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại thường xuyên luyện tập và thi đấu các môn thể thao, góp phần phát triển giáo dục thể chất, tăng cường sức khỏe, góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng chống các loại dịch bệnh như: Cảm cúm do thời tiết thay đổi và tiêu chảy cấp.. cho học sinh trong trường học.
	+ Phát hiện và tuyển chọn những em có tài năng thể thao, bổ sung cho lực lượng vận động viên năng khiếu tham gia hội khỏe phù đổng do ngành giáo dục và đào tạo tổ chức hàng năm. Vì vậy đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung lớp 5A,B tai trường tiểu học Bình Thuận”là cần thiết.	2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
	2.1. Thực trạng : 
	* Đối với nhà trường:
	- Trường tiểu học Bình Thuận là điểm trường nằm ở trung tâm thành phố, có địa bàn khá rộng, học sinh có nhiều đối tượng.
	- Chưa có sân tập riêng , khuân viên tập bị hạn chế 
	* Đối với giáo viên:
- Giáo viên chưa thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh về tình hình học tập con em và giờ giấc học tập, theo dõi tình trạng sức khỏe của học sinh nhằm phát hiện sớm một bệnh như bệnh tay chân miệng .... từ đó có hướng giải quyết phù hợp. 	 - Khi hướng dẫn một nội dung nào đó trong tiết dạy giáo viên chưa phối hợp tốt với cán sự lớp để giúp giáo viên điều khiển lớp tập, giáo viên đi quan sát sửa chữa, uốn nắn, gíup đỡ những em tập chưa hoàn chỉnh đặc biệt cần chú trọng đến khâu bảo hiểm để phòng ngừa chấn thương cho các em.
* Về phía học sinh:
Qua thực tế giảng dạy, tìm hiểu và khảo sát chất lượng học sinh tại lớp 5A,B tôi nhận thấy:
- Số học sinh trong một lớp học đông, sự nhận thức của học sinh không đồng đều.
	- Nhiều học sinh chưa say mê, hứng thú học tập, lười vận động, ít tham gia tập luyện. 
* Kết quả khảo sát của học sinh lớp 5 A, B (Thời điểm trước khi áp dụng sáng kiến):
Tổng số học sinh tham gia khảo sát
Kết quả
Có húng thú học bài thể dục
Không có húng thú học bài thể dục
71
41
30
	3. Các sáng kiến đã sử dụng để giải quyết các vấn đề:
	3.1 . Biện pháp thực hiện: 
	a. Đối với nhà trường:
 - Vào đầu năm học nhà trường phối hợp với phụ huynh học sinh, tổ chức cho y tế địa phương kiểm tra sức khoẻ cho học sinh để các em có một sức khoẻ tốt trong học tập.
 - Nhà trường liên hệ thường xuyên gia đình có con em khuyết tật, đặc biệt một số em bị bệnh tim.
	+ Trong lớp có em bị bệnh tim hoặc khuyết tật nhẹ thì giáo viên không yêu cầu các em tập đúng biên độ động tác và lượng vận động của các em cũng nhẹ hơn lượng vận động của các em bình thường. Bài tập không yêu cầu các em tập hết biên độ động tác, tập không hết sức mình như các em khác trong lớp.
	+ Ví dụ như "động tác nhảy "không yêu cầu nhảy như các em bình thường mà còn tuyên dương thêm khi thấy em đó đã hoàn thành được bài tập.
 b. Đối với giáo viên:
- Giáo viên thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh về tình hình học tập con em và giờ giấc học tập, theo dõi tình trạng sức khỏe của học sinh nhằm phát hiện sớm một bệnh như bệnh tay chân miệng .... từ đó có hướng giải quyết phù hợp.
- Trước giờ dạy cần nắm chắc những diễn biến sức khoẻ hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt, kết quả của bài trước những thay đổi tổ chức học tập, những vấn đề chung của lớp và những em cá biệt. Từ đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch mức độ hình thức, phương pháp lên lớp.
	 - Trước giờ dạy giáo viên kiểm soát sân bãi, kiểm tra sự an toàn của học sinh.
	 - Khi hướng dẫn một nội dung nào đó trong tiết dạy giáo viên phải phối hợp tốt với cán sự lớp để giúp giáo viên điều khiển lớp tập, giáo viên đi quan sát sửa chữa, uốn nắn, gíup đỡ những em tập chưa hoàn chỉnh đặc biệt cần chú trọng đến khâu bảo hiểm để phòng ngừa chấn thương cho các em.
	 - Giáo viên hướng dẫn một động tác nào đó cần nói rõ tên động tác .
	 - Hướng dẫn học sinh xem tranh, phân tích kỹ thuật động tác đặt biệt là biến độ động tác nhằm nâng cao kỹ thuật động tác..
	 - Giáo viên làm mẫu 2 lần 8 nhịp cho lớp xem vừa làm mẫu vừa phân tích kỹ thuật cho lớp nghe và giáo dục học sinh,tinh thần học tập cũng như tác dụng của bài tập.
	 - Giáo viên gọi 2 em lên tập thử, cho lớp quan sát, giáo viên cùng học sinh nhận xét tuyên dương.
	 - Giáo viên điều khiển lớp tập, hô nhịp chậm đều và đi quan sát sửa sai cho các em 	 - Giáo viên cho cán sự lớp điều khiển lớp tập 2 lần 8 nhịp, giáo viên đi giúp đỡ học sinh sửa sai.
	 - Chia nhóm cho các em tập theo từng khu vực đảm bảo an toàn, qui dịnh thời gian cụ thể cho các em tập , giáo viên nhắc nhỡ học sinh sửa sai.
	 - Tổ chức thi đua tổ với nhau từ đó đưa ra hình thức khen và hình thức phạt.
* Ví dụ: Khi hướng dẫn động tác "Vươn thở" giáo viên cho lớp quan sát tranh (Nếu có), phân tích kỹ thuật động tác nêu rõ tác dụng của động tác và giáo dục các em, rèn luyện thường xuyên, phát triển tốt sức khỏe, tập kết hợp hít sâu thở ra và chú ý tập trung theo sự hướng dẫn của giáo viên .
- Giáo viên làm mẫu động tác hướng dẫn thật kỹ “hô nhịp chậm kéo dài kết hợp hít sâu thở ra” nếu không hướng dẫn kỹ thì các em tập không hít sâu thở ra, không đúng nhịp và biến độ động tác không đạt hiệu quả cao cho các em.
- Nên cho 2 em học sinh tập thử 2 lần 8 nhịp, lớp nhận xét tuyên dương.
- Giáo viên hô nhịp chậm kéo dài cho lớp tập, quan sát sửa sai cho học sinh.
- Cán sự lớp hô nhịp lớp tập , giáo viên giúp đỡ sửa sai cho các em.
	 - Giáo viên chia nhóm tập theo từng khu vực, qui định thời gian, quan sát giúp đỡ học sinh sửa sai.
- Tổ chức thi đua tổ với nhau, giáo viên nhận xét tuyên dương. 
- Đại diện tổ thi đua, giáo viên cùng học sinh nhận xét tuyên dương. 
	 + Một số lỗi học sinh thường sai: tập trước nhịp, đưa tay dang ngang lên cao chưa thẳng chưa ngẩng đầu và hít vào. Vì vậy giáo viên cần cho học sinh xác định rõ hướng đưa tay lên cao, nhớ rõ ngẩng đầu và hít sâu thật kỹ.
	 + Khi hô nhịp, phân tích động tác hướng dẫn bài tập các em chưa hiểu (hiểu chậm), giáo viên cần hướng dẫn giải thích thêm để các em hiểu bằng cách: làm mẫu nhiều lần, cho học sinh tập thử lớp quan sát nhận xét tuyên dương. tổ chức thi đua tổ vơi nhau nhằm phát huy tính tích cực của các em.	 
	 - Giáo viên cho học sinh tập thử hai em, nêu rõ tác dụng động tác, biến độ động tác và giáo viên cùng lớp nhận xét tuyên dương.
- Học sinh tiến hành tập chính thức, giáo viên đi quan sát giúp đỡ sửa sai.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh tập luyện động tác giáo viên phải hết sức chú ý về sân bãi, dụng cụ tập luyện, biến độ động tác cũng như phương pháp tổ chức. Nếu giáo viên không làm tốt vấn đề này thì khi tập luyện các em dễ bị chấn thương gây tâm lý không an tâm cho học sinh trong lúc tập luyện thì hiệu quả của động tác không cao cả về mặt thể lực cũng như sự phát triển về trí thức của các em.
	*Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh học“Động tác nhảy” giáo viên cho lớp quan sát tranh, phân tích kỷ thuật động tác, giáo viên làm mẫu 2 lần 8 nhịp. Gọi học sinh tập thử, lớp quan sát nhận xét tuyên dương , Giáo viên điều khiển lớp tập giúp đỡ sửa sai cho các em. Chia học sinh trong lớp thành các nhóm tập theo khu vực có qui định thời gian , vệ sinh sân bãi sạch sẽ để khi học sinh tập luyện không bị vấp phải gây chấn thương cho học sinh. Giáo viên nên tổ chức thi đua tổ với nhau , nhận xét tuyên dương.
+ Giáo dục học sinh tinh thần học tập, sức nhanh và kỹ năng bật nhảy cho học sinh, cần có tin thần đoàn kết .
+ Cho học sinh đại diện nhóm thi đua tổ với nhau, giáo viên cùng lớp nhận xét tuyên dương .
 + Học sinh thường tập trước lệnh hoặc trước khi hô nhịp, nâng cánh tay chưa bằng vai ngón tay chưa khép lại. Học sinh đưa tay dang ngang lên cao hai tay vỗ vào nhau chưa ngẫng đầu hoặc dang tay sang ngang chưa đúng biện độ.
	- Trong giảng dạy phải phát huy tính tích cực của học sinh bằng các biện pháp thi đua, thi đấu, biểu dương khen thưởng, cần nâng cao tính tự giác khả năng tự quản của học sinh để phát huy tính chủ động tích cực trong học tập.
 - Phối hợp tốt giữa luyện tập chính khoá và luyện tập ngoại khoá: giờ ra chơi, sinh hoạt dưới cờ, tập thể dục giữa giờ, tổ chức phong trào thể dục thể thao cho các em học sinh chào mừng các ngày lễ lớn, từ đó tuyển chọn những em có năng khiếu thể thao vào vận động viên của trường.
 - Tăng cường đổi mới cách tổ chức dạy học theo nhóm, để các em thi đua với nhau, nhận xét lẫn nhau kiểm tra theo dõi bạn, để mang tính tích cực, tính tự giác trong học tập.
Các nhóm tích cực tập luyện.
* Tóm lại: Để các em học tốt bài thể dục phát triển chung giáo viên cần:
Chuẩn bị sân bãi trước khi lên lớp.
Sân bãi phải sạch và không có chướng vật.
Dụng cụ tập luyện đầy đủ (như tranh, động tác mẫu ....)
Giáo viên nêu tác dụng động tác (giáo dục học sinh).
Hướng dẫn động tác rõ ràng chính xác.
Giáo viên làm mẫu, phân tích kỹ thuật động tác .
Học sinh lên tập thử , lớp quan sát nhận xét tuyên dương.
Giáo viên điều khiển lớp tập, quan sát giúp đỡ học sinh sửa sai.
Chia nhóm tập theo từng khu vực, giao viên cần qui định thời gian cụ thể.
Tổ chức thi đua tổ (nhóm) với nhau lớp nhận xét tuyên dương .
Đại diện nhóm thi đua với nhau giáo viên cùng học sinh nhận xét tuyên dươn	 + Mỗi giờ học giáo viên cần chủ động áp dụng hình thức tích cực hóa học sinh bằng các phương pháp trò chơi và tích cực tham gia vào quá trình nhận xét, đánh giá. Để đổi mới phương pháp dạy học giáo viên phải có sự chuẩn bị trước bài dạy, thiết bị, đồ dùng dạy học kể cả việc tập trước các động tác kĩ thuật mới đạt được kết quả mong muốn.. Trong quá trình giảng dạy qua những lần thành công và thất bại tôi đã rút ra kinh nghiệm và đưa ra một số biện pháp sau:
b.1 Biện pháp thứ nhất: “Giải thích kĩ thuật”
Trong giải thích kĩ thuật thể dục thể thao việc vận dụng phương pháp giải thích là giúp học sinh có mục đích, hiểu nắm được kĩ thuật từng phần động tác, tạo điều kiện cho học sinh tiếp nhận bài tập chính xác về mặt kĩ thuật, qua đó nhằm hình thành biểu tượng chung về động tác cho học sinh. Thường khi mô tả phải diễn ra đồng thời với quá trình làm động tác mẫu.
Lời giải thích của giáo viên cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu.Việc giải thích cần được chú ý giúp học sinh nắm vững những nét cơ bản kĩ thuật và nhấn mạnh, qua đó nhằm củng cố kĩ năng, kĩ xảo vận động, tránh được những sai sót mắc phải trong luyện tập, đánh giá được ý thức thực hiện bài tập của học sinh. Vì vậy lời giải thích của giáo viên có ý nghĩa đáng kể trong quá trình tập luyện và học tập bài thể dục phát triển chung.
b.2 Biện pháp thứ hai: “Thực hiện khẩu lệnh”
Khẩu lệnh của giáo viên phát ra xác định nội dung chính xác, bắt buộc học sinh hành động theo.
Ví dụ: Khi hô động tác “Vươn thở” giáo viên dùng khẩu lệnh điều hành “Động tác vươn thở..chuẩn bị” sau đó hô nhịp cho học sinh tập luyện. Khẩu lệnh đưa ra phải đúng lúc, lời phát ra cần có sức truyền cảm,rõ, nhanh, chính xác.Lệnh phát ra kéo dài hợp lý, đủ để cho học sinh chuẩn bị thực hiện khi lệnh phát ra. 	Trong giảng dạy thể dục, khẩu lệnh áp dụng rộng rãi, song đối với học sinh tiểu học không nên sử dụng quá nhiều vì sẽ gây căng thẳng trong tiết học.
b.3 Biện pháp thứ ba: “Làm mẫu”:
Khi làm mẫu, giáo viên phải thực hiện đúng giúp học sinh nắm được ký thuật cơ bản của động tác, học sinh có thể tập làm theo. Khi giảng dạy những động tác mới, phức tạp giáo viên phải làm mẫu hai ba lần. 
+ Làm mẫu lần thứ nhất cả động tác hoàn chỉnh với tốc độ bình thường đúng nhịp động tác, giúp học sinh có khái niệm sơ bộ vơi tòan bộ động tác và gây hứng thú học tập cho học sinh.
+ Khi làm mẫu lần 2 cố gắng thực hiện chậm, đối với những chỗ quan trọng, giáo viên có thể vừa làm động tác vừa nói để nhắc nhở sự chú ý của học sinh. 
+ Làm mẫu lần 3 như lần thứ nhất, làm mẫu với tốc độ bình thường phải hòan chỉnh, chính xác.
Làm mẫu phải kết hợp giải thích, nhắc học sinh quan sát những khâu chủ yếu. Khi giảng dạy phải trình bày một cách rõ ràng, nhấn mạnh điểm chủ yếu, then chốt của động tác và có tác dụng kích thích sự hứng thú của học sinh thực hiện bài tập. Khi hướng dẫn học sinh bài thể dục phát triển chung, nên sử dụng hình thức làm mẫu “ soi gương” nghĩa là đứng đối diện với học sinh, mặt và hướng động tác của giáo viên là mặt và hướng động tác của học sinh. Ví dụ: Muốn hướng dẫn học sinh làm động tác “Tay phải dang ngang, chân phải trên mũi bàn chân” thì giáo viên làm động tác ngược lại như: “Tay trái dang ngang, chân trái kiễng trên mũi bàn chân”. Cần chú ý tính tự nhiên của động tác và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác.
c. Đối với học sinh:
- Để các em học tốt môn thể dục mà đặc biệt là học tốt bài thể dục phát triển chung các em cần:

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc