Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi thông qua các hoạt động của trẻ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi thông qua các hoạt động của trẻ

1. Biện pháp 1: Khảo sát kỹ năng tự phục vụ của trẻ lớp mẫu giáo lớn A4

2. Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống cơ bản thông qua tiết học.

3. Biện pháp 3: Sử dụng các tình huống cho trẻ giải quyết.

4. Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống thông qua các trò chơi vận động.

5. Biện pháp 5: Sáng tác vè, đồng dao đưa vào trò chơi vận động, kích thích trẻ cải tiến – sáng tạo trong trò chơi nhằm gây hứng thú và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

 6. Biện pháp 6: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh.

 

doc 30 trang thanh tú 22 9692
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi thông qua các hoạt động của trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ sau này.
Giáo dục mầm non luôn hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ, chuẩn bị những năng lực, phẩm chất và các kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non đã và đang là một nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác giáo dục mầm non, là vấn đề then chốt, là nền móng để phát huy tối đa hiệu quả giáo dục. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ giúp trẻ tự tin, sống có trách nhiệm và tham gia tốt hơn vào các hoạt động xã hội. 
Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp và biết tự cách giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan trong đối với trẻ.  Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng  độ tuổi từ lứa tuổi mầm non vô cùng cần thiết và đó cũng  là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2017-2018.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người lớn. Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp. Muốn vậy, người lớn phải tạo cho trẻ có môi trường để trải nghiệm, thực hành.  Nhưng trên  thực tế, trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng cho trẻ. Luôn bao bọc , nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế 
 	 Ở các nước trên thế giới, từ nhiều năm qua giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đã được đưa vào chương trình giảng dạy và là một môn học. Ở Việt Nam, năm học 2009- 2010, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào dạy thí điểm ở một số trường mầm non và tiểu học. Có thể nói việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp giáo dục cần thiết để trẻ bớt thụ động trong việc học và giao tiếp xã hội. Đồng thời việc ràn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là một trong những nội dung chính của việc thực hiện đổi mới chương trình giảng dạy lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Nếu trước đây có những việc giáo viên phải làm thay thì bây giờ xu hướng giáo dục là phải dạy trẻ biết tự làm những việc đơn giản, nhẹ nhàng mà mục đích chính là trẻ học được kỹ năng sống. Thiếu kỹ năng sống sẽ dẫn đến hệ lụy trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động của tập thể.
Theo công văn số 251/GD & ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học cấp học mầm non năm học 2016 – 2017 chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non đã yêu cầu rõ: Chú trọng giáo dục cho trẻ kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ nhằm hình thành cho trẻ nề nếp và thói quen tốt . Là giáo viên mầm non  phụ trách lớp mẫu giáo lớn A4, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi có hiệu quả. Tôi nhận thấy rằng đối với trẻ 5 -6 tuổi “giáo dục kỹ năng sống” không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm. Các phương pháp cổ điển như bài giảng đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻ thụ động trả lời sẽ hoàn toàn thất bại vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những biện pháp khác nhau. Vì tất cả những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt các bộ môn mà trong đó tôi đã lồng ghép các kỹ năng sống, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ vµ qua gÇn mét n¨m thùc hiÖn t«i ®· rót ra: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi thông qua các hoạt động của trẻ”.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
 	Kỹ năng sống là gì? Là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh cho phép bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày. Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là ta nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm. Nội dung giáo dục  kỹ năng sống cho trẻ em  phải hết sức đơn giản và gần gũi với trẻ.Chúng ta dạy kỹ năng sống cho trẻ chính là chúng ta dạy trẻ biết sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp.
Trẻ sẽ học cách có được những mối liên kết mật thiết với các bạn khác trong lớp, biết chia sẻ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình trong nhóm bạn. Và điều quan trọng và chúng ta mong muốn là sẽ giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới qua việc phát triển các kỹ năng cho trẻ.Nếu chỉ suy ngẫm và trò chuyện thôi thì chưa đủ, cần có các kỹ năng ứng dụng vào thực tế. Ngày nay trẻ cần được trải nghiệm, hiểu kết quả của hành vi ứng xử và muốn chủ động đưa ra những quyết định có sức ảnh hưởng lớn .
Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực và lối sống ích kỉ, thực dụng dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
Như chúng ta biết về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Vì thế, ngày nay trên thế giới rất nhiều trường mầm non áp dụng phương pháp học trung tính là phương pháp học tập thông qua các giao tiếp tích cực với những người khác. 
 	Về phía các bậc cha mẹ trẻ em luôn quan tâm đến việc làm sao để kích thích tính tích cực học tập của trẻ, ai cũng muốn con mình được học đọc và học viết ngay trong những năm tháng học ở mẫu giáo, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con chuẩn bị vào lớp một. 
 	Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề một cách cơ bản, một cách tự lập có những ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách và kết quả học tập của trẻ. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổinhững hành vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ và kỹ năng thích hợp.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của kinh tế - xã hội đang đặt ra những yêu cầu càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người “ phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Trong đó giáo dục kỹ năng sống là bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục, là một bộ phận có tính cốt lõi, nền tảng của công tác giáo dục trẻ.
Việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi các nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực. Có thể nói việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp giáo dục cần thiết để trẻ bớt thụ động trong việc học và giao tiếp xã hội. Song trên thực tế việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm non còn mới mẻ và rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạt cho trẻ hiểu và hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.
Là giáo viên mầm non phụ trách lớp mẫu giáo lớn, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi. Giáo dục kỹ năng sống không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm. Các phương pháp cổ điển như bài giảng đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻ thụ động trả lời sẽ hoàn toàn thất bại vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn những giải pháp khác nhau. 
1. Thuận lợi
 	- Năm học 2017- 2018 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi với tổng số cháu là 57cháu. Qua tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, từ đó tôi chọn lọc biện pháp giáo dục cho phù hợp. 
	- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về cơ sở vật chất.
- Ban giám hiệu luôn quan tâm tới chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thưc tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mội điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới.
- Giáo viên trong lớp đoàn kết cùng đưa ra các biện pháp giáo dục kỹ năng sống sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
- Các giáo viên trên lớp nắm vững phương pháp, có trình độ chuẩn, có sự nhiệt tình chia sẻ, phối hợp với nhau và luôn quan tâm tới trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với phụ huynh để cùng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Là một giáo viên yêu nghề, mến trẻ, tận tình với công việc. Tôi thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
2. Khó khăn
- Về phía giáo viên: Chưa có nhiều tài liệu sách báo về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo viên nghiên cứu, tham khảo. Giáo viên có nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Về phía các bậc phụ huynh: Cha mẹ trẻ em luôn nóng vội trong việc dạy con, do đó, khi trẻ về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng một cách thái quá! Đồng thời lại chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ, không chú ý đến con mình có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không ? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì? Với suy nghĩ “Việc nhà là việc vặt”, nhiều cha mẹ đã bỏ qua phần giáo dục siêu quan trọng này. Chưa tính đến việc cha mẹ bỏ qua lợi ích của những công việc nhỏ nhặt mà chỉ nói đến khả năng thích ứng trong mọi hoàn cảnh, con kém hẳn so với các bạn.
Do vậy từ đặc điểm chung của trường, của lớp và của phụ huynh thì tầm quan trọng của việc dạy trẻ kĩ năng sống nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tôi đã nghiên cứu, đưa ra ““Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi thông qua các hoạt động của trẻ”.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Biện pháp 1: Khảo sát kỹ năng tự phục vụ của trẻ lớp mẫu giáo lớn A4
2. Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống cơ bản thông qua tiết học.
3. Biện pháp 3: Sử dụng các tình huống cho trẻ giải quyết.
4. Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống thông qua các trò chơi vận động.
5. Biện pháp 5: Sáng tác vè, đồng dao đưa vào trò chơi vận động, kích thích trẻ cải tiến – sáng tạo trong trò chơi nhằm gây hứng thú và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
 6. Biện pháp 6: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh.
1. Biện pháp 1: Khảo sát kỹ năng tự phục vụ của trẻ lớp mẫu giáo lớn A4
 	Muốn giáo dục trẻ đạt được kết quả cao thì đầu tiên chúng ta phải hiểu trẻ cần gì và muốn gì đó là điều kiện tiên quyết để giáo dục trẻ có hiệu quả. Nhà giáo dục K.Đ.Usinxki đã nói: “Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Do đó, để nắm được tình hình, khả năng của trẻ, từ đó lên kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi đã tiến hành khảo sát kỹ năng sống phù hợp với trẻ 5 - 6 tuổi:
 	Sau đây là một số kỹ năng sống để giúp trẻ tập làm một số công việc trong các hoạt động.
1.Kỹ năng tự tin
2.Kỹ năng hợp tác
3. Kỹ năng giao tiếp
4. Kỹ năng sử lý tình huống
5. Sự tò mò và khả năng sáng tạo 
6. Hoạt động giao lưu tập thể
BẢNG 1 (T11/ 2017)
TT
 Nội dung
Số trẻ
KN
1
KN
2
KN
3
KN
4
KN
5
KN
6
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
1
Nguyễn M. Anh
+
-
-
-
+
+
2
Phạn Ngọc Anh
+
-
-
-
-
+
3
Trần Bảo Châu
+
-
+
-
-
-
4
Đinh Hải Đăng
+
-
-
+
+
-
5
Nguyễn M. Duy
+
+
-
-
-
-
6
Ng. Kh.Hưng
+
-
+
-
-
-
7
Bùi Quang Huy
+
-
-
-
+
-
8
Lê Khánh Huyền
-
+
+
-
-
+
9
Ng. Ngọc Huyền
+
-
-
-
-
+
10
Phương Huyền
+
-
-
-
+
-
11
Đỗ Huy Khánh
-
-
-
-
-
-
12
Nguyễn H. Lâm
+
-
-
-
+
-
13
Đào Trọng Liêm
-
-
+
-
-
-
14
Bùi Phương Linh
-
+
-
-
+
-
15
Nguyễn Hải Linh
+
+
-
-
+
+
16
Trần Văn Mạnh
-
-
+
-
+
-
17
Đỗ Hải Nam
-
+
-
-
+
+
18
Phạm Thị B. Ngọc
-
+
-
-
-
-
19
Tống bảo Ngọc 
+
-
-
+
-
-
20
Trần Khánh Ngọc
-
+
-
-
+
-
21
Trần Bảo Ngân
-
-
-
+
-
-
22
Bùi Thảo Nguyên
+
-
-
+
-
-
23
Trần uyên Nhi
-
-
-
+
-
+
24
Lê Minh Quang
-
-
-
+
-
-
25
Lưu Anh Thơ
-
-
-
-
-
+
26
Nguyễn Ph. Thủy
+
-
-
-
-
+
27
Bùi Đoàn B. Trang
-
+
-
-
-
-
28
Trần Minh Trí
-
-
+
-
-
-
29
Nguyễn T. T. Trúc
+
+
-
-
-
-
-
30
Đinh Cẩm Tú 
-
-
-
+
+
-
31
Hoàng Đình M.Vũ
-
-
-
-
-
32
Nguyễn V.Vượng
-
-
-
-
-
-
33
Đới Minh Châu
-
+
-
-
-
-
34
Đinh Trí Dũng
-
-
-
-
+
-
35
Trịnh quang Dũng
-
-
-
+
-
-
36
Nguyễn Đức Duy
+
-
-
-
+
-
37
Lê Minh Giang
-
-
-
-
-
+
38
Trịnh Minh Hải
-
+
+
-
+
-
39
Nguyễn V. Hoàng
-
-
-
+
-
-
40
Nguyễn Đức Hùng 
-
-
-
-
-
-
41
Nguyễn Phi Hùng
-
-
-
-
+
-
42
Chu Gia Huy
-
-
-
-
-
-
43
Lê Minh Hiếu
-
-
-
-
+
-
44
Ng. D. V. Long
-
-
-
-
-
-
45
Nông Việt Long
-
-
+
-
+
-
46
Nguyễn Huy Long
-
+
-
+
-
-
47
Nguyễn Huy Quân
-
-
-
-
-
+
48
Nguyễn M. Quân
+
-
-
-
-
-
49
Đinh Minh Quang
-
-
+
-
+
-
50
Cấn phương Thùy
-
-
-
-
-
51
Đinh Quang Thắng
-
-
-
+
-
-
52
Đào Ng. M. Trang
-
-
-
-
-
-
53
Lê Minh Trang
+
-
-
+
-
-
54
Ngô Thanh Trang
-
-
-
-
-
-
55
Đinh gia Tuấn
-
-
+
-
+
-
56
Phạm Hoàng Minh
-
-
-
+
-
-
57
Nguyễn D. Phong
-
-
-
-
-
-
Tổng:
18
31
12
45
10
47
12
35
19
38
11
46
Tỷ lệ %
31
69
21
79
17
83
21
79
33
77
19
81
Nhìn vào bảng kiểm tra đầu năm ta thấy kết quả như sau:
Trẻ có kết quả chưa tốt, đa số trẻ biết làm công việc hàng ngày nhưng chưa có kỹ năng tốt. 
Sau khi khảo sát trên trẻ, tôi thấy đa số trẻ có kỹ năng sống chưa tốt và đạt ở mức tốt chưa cao, vẫn còn nhiều trẻ chưa thực hiện đúng kỹ năng vẫn còn làm theo cảm tính và thói quen. Tuy nhiên ở lứa tuổi này đòi hỏi tính phức tạp hơn và khó hơn, khi trẻ lên lớp mẫu giáo lớn không những cần phải được thực hiện nhiều, ôn luyện, củng cố nhiều, để trẻ thực hiện các kỹ năng sống một cách thuần thục. Dựa vào kết quả đánh giá thực trạng của trẻ ở lớp, t«i ®· tự xây dựng kế hoạch cho lớp của mình, vì vậy trước khi bắt đầu bất cứ hoạt động nào với một nhóm trẻ, t«i còng vạch sẵn một loạt các hoạt động giúp cân bằng giữa yên tĩnh và ồn ào, giữa năng động với nghỉ ngơi để lồng ghép các kỹ năng sống cho phù hợp. §Æc biÖt t«i lu«n cè g¾ng lùa chän các nội dung, hình thức phù hợp víi tr¹ng th¸i t©m lý vµ tÇm nhËn thøc cña nhãm trÎ t«i phô tr¸ch.
2. Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống cơ bản thông qua tiết học
 	Giáo dục kỹ năng sống là phải giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi và cả trên tiết học. Lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá là rất cần thiết. Trên tiết học trẻ vừa được cung cấp kiến thức vừa được giáo dục kỹ năng cần thiết.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải gò ép trong những tiết học chính thức mà phải kết hợp qua các hoạt động vui chơi của trẻ.
+ Kỹ năng sống tự tin 
Một trong những kỹ năng đầu tiên mà mỗi giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. Và trẻ thể hiện tính kiên trì thường xuyên và ý thức hơn. Sự động viên khuyến khích của cô giáo, người lớn có ảnh hưởng tích cực và làm cho trẻ tin vào sức lúc và khả năng của mình.
* Tiết học tạo hình “Vẽ cô giáo” 
- Trẻ nói: Con không biết vẽ.
- Cô : Con có yêu quý cô không nào? Con yêu quý cô thì cô tin là con có thể vẽ được cô giáo rất đẹp đấy! Con hãy cầm bút và vẽ nào?Tôi động viên trẻ, hướng dẫn trẻ và luôn tôn trọng ý tưởng của trẻ.
Ảnh hoạt động tạo hình
Giờ hoạt động ngoài trời “Quan sát vườn rau” trong khi đang quan sát và đàm thoại trẻ phát hiện ra có 1 con sâu đang bò trên là rau, trẻ tỏ ra rất sợ hãi. Lúc này cô giáo chính là người giúp trẻ quên ngay nỗi sợ hãi đó tôi sẽ hỏi trẻ:
 	- Con sâu đó như thế nào?
 	- Con thấy con sâu đó đang làm gì? Nó có lợi hay có hại? Vì sao?
 	- Con sâu không đáng sợ nhưng nó lại gây hại cho cây cối, mùa màng đấy.
 	- Để cho rau xanh tốt, nhanh lớn chúng ta phải làm gì? 
 	Và cô bắt ngay con sâu lên khỏi lá rau để trẻ thấy rằng con sâu không đáng mà cần phải diệt trừ nó.
- Hầu hết trẻ ở độ tuổi này đều cảm thấy tự tin và thể hiện bản thân mình thông qua thành tích của trẻ. Chẳng hạn, trẻ có thể làm được một số việc đơn giản hàng ngày như: Quét nhà, làm trực nhật hay làm vệ sinh cá nhân, và cố gắng hoàn thành công việc được giao.
- Hoạt động Lao động cuối tuần: Tôi giao nhiệm vụ cho trẻ là các nhóm thi nhau lau và cất dọn đồ chơi các góc. Trẻ ở các nhóm thi đua nhau làm nhanh, sạch và gọn để thể hiện mình. Tăng cường sự phát triển các giác quan, góp phần tích cực phát triển các kĩ năng xã hội, trong đó có kĩ năng sống tự tin. 
Tôi luôn tạo nhiều thời gian nhất có thể để giao lưu với trẻ bằng lời nói, cử chỉ thể hiện cảm xúc, ánh mắt, nét mặt đặc biệt là ánh mắt sẽ khiến trẻ cảm nhận được thái độ, tình cảm của người cùng giao tiếp. Và những cuộc trò chuyện này mang ý nghĩa nhiều mặt: phát triển ngôn ngữ, tư duy, các chức năng tâm lí, tình cảm,kĩ năng giao tiếp ứng xử.
- Dạy con cách qua đường, đi lề bên phải là kỹ năng cần thiết giúp trẻ tự tin, chủ động hơn trong cuộc sống. 
Ở Chủ đề giao thông, với tiết khám phá tôi cung cấp cho trẻ các kiến thức về an toàn giao thông, đồng thời tôi dạy trẻ các kĩ năng qua đường, đi lề bên phải như:
- Đi bộ trên đường các con đi vào lề đường bên nào ?
- Khi đi muốn qua đường con phải làm gì?
- Nếu có nhiều xe cộ qua lại con sẽ làm như thế nào ?
- Khi nào thì con được qua đường ?
- Các bạn nhỏ khi qua đường phải có ai đi cùng ?
Sau đó tôi cho trẻ chơi đóng vai bé và mẹ đi đường , qua đường .
Ngoài ra giao lưu tình cảm, tiếp xúc gần gũi với trẻ là 1 cách tạo ra sự tin tưởng, gắn bó giữa trẻ với người khác .
* Giờ giáo dục âm nhạc:
Thông qua bài hát : “ Rửa mặt như mèo” giáo dục trẻ thói quen tự vệ sinh thân thể sạch sẽ.
Ngoài ra lớp tôi còn tổ chức giờ học biểu diễn văn nghệ tại lớp để giúp trẻ tự tin hơn khi đứng trước đám đông.
 Ảnh giờ học âm nhạc tiết biểu diễn văn nghệ
Thông qua giáo dục trực quan trên thiết bị hiện đại, những bài học về tinh thần đồng đội, giao tiếp, thuyết tr

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc