SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy kể chuyện ở lớp 2

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy kể chuyện ở lớp 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu. Chúng ta phải biết quý trọng nó, giữ gìn nó, phát triển nó”. Nhờ có tiếng nói và lao động mà con người thoát hẳn đời sống loài vật, vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên. Khi ngôn ngữ ngày càng phát triển số lượng từ cơ bản tăng thêm, đời sống vật chất ngày một cao hơn thì nhu cầu của đời sống tinh thần càng phong phú.[1] Đặc biệt đối với trẻ em, được nghe hát, nghe kể chuyện là một sở thích và là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của các em. Từ khi còn nằm trong nôi đến khi lên học Tiểu học, trước khi đi ngủ các em vẫn muốn được nghe ông bà, cha mẹ kể chuyện. Mặc dù những lời kể của ông bà, cha mẹ chỉ đơn thuần là thuật lại câu chuyện, thế nhưng các em vẫn muốn được nghe. Bởi nghe kể chuyện và kể chuyện cho người khác nghe là niềm vui thích của trẻ thơ.[2]

Ở bậc tiểu học, Kể chuyện là một trong những phân môn dạy học lý thú, hấp dẫn của môn Tiếng Việt. Tiết kể chuyện thường được các em chờ đón và tiếp thu bằng một tâm trạng hào hứng, vui thích. Khác với các môn học khác, ở những tiết kể chuyện, giáo viên và các em học sinh hầu như thoát li hẳn sách vở, mà giao hoà tình cảm một cách hồn nhiên. Thông qua nội dung những câu chuyện được kể, thông qua lời kể của giáo viên và lời kể của các bạn mọi người như được sống trong những giây phút hồi hộp, xúc cảm ngoài hoạt động thông thường của một tiết lên lớp, bởi không có những hiện tượng truy bài, hỏi bài căng thẳng.

 

doc 24 trang thuychi01 12072
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy kể chuyện ở lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD& ĐT THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT DẠY KỂ CHUYỆN Ở LỚP 2”
Người thực hiện: Đinh Thị Thu Hường
Chức vụ: 	 Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thành Kim, 
Thạch Thành
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5
2.3.1. Giải pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng nghệ thuật đọc, kể của giáo viên:
5
2.3.2. Giải pháp 2: Thực hiện tốt khâu chuẩn bị
8
2.3.3. Giải pháp 3: Sử dụng đồ dùng trực quan khéo léo, linh hoạt làm tăng sự chú ý của học sinh trong giờ học Kể chuyện: 
9
2.3.4. Giải pháp 4: Vận dụng linh hoạt các phương pháp đặc trưng trong dạy kể chuyện.
9
2.3.5. Giải pháp 5: Tăng cường khích lệ, động viên học sinh trong giờ học Kể chuyện .
11
2.3.6. Giải pháp 6: Hướng dẫn HS thực hiện theo từng dạng bài của tiết Kể chuyện.
12
2.3.7. Giải pháp 7: Rèn kĩ năng kể chuyện thông qua các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
17
2.6. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
19
3. Kết luận
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do viết sáng kiến.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu. Chúng ta phải biết quý trọng nó, giữ gìn nó, phát triển nó”. Nhờ có tiếng nói và lao động mà con người thoát hẳn đời sống loài vật, vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên. Khi ngôn ngữ ngày càng phát triển số lượng từ cơ bản tăng thêm, đời sống vật chất ngày một cao hơn thì nhu cầu của đời sống tinh thần càng phong phú.[1] Đặc biệt đối với trẻ em, được nghe hát, nghe kể chuyện là một sở thích và là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của các em. Từ khi còn nằm trong nôi đến khi lên học Tiểu học, trước khi đi ngủ các em vẫn muốn được nghe ông bà, cha mẹ kể chuyện. Mặc dù những lời kể của ông bà, cha mẹ chỉ đơn thuần là thuật lại câu chuyện, thế nhưng các em vẫn muốn được nghe. Bởi nghe kể chuyện và kể chuyện cho người khác nghe là niềm vui thích của trẻ thơ.[2]
Ở bậc tiểu học, Kể chuyện là một trong những phân môn dạy học lý thú, hấp dẫn của môn Tiếng Việt. Tiết kể chuyện thường được các em chờ đón và tiếp thu bằng một tâm trạng hào hứng, vui thích. Khác với các môn học khác, ở những tiết kể chuyện, giáo viên và các em học sinh hầu như thoát li hẳn sách vở, mà giao hoà tình cảm một cách hồn nhiên. Thông qua nội dung những câu chuyện được kể, thông qua lời kể của giáo viên và lời kể của các bạn mọi người như được sống trong những giây phút hồi hộp, xúc cảm ngoài hoạt động thông thường của một tiết lên lớp, bởi không có những hiện tượng truy bài, hỏi bài căng thẳng. 
Kể chuyện có vai trò quan trọng là vậy nhưng rất tiếc có không ít giáo viên những năm trước đây cũng như hiện nay vẫn chưa dành cho tiết học này một sự đầu tư xứng đáng. Nhìn nhận từ thực tế trên, là một giáo viên dạy lớp 2, với lòng yêu nghề và đặc biệt là lòng yêu thích phân môn Kể chuyện đã giúp tôi có động lực nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về phân môn Kể chuyện. Vì vậy tôi đã chọn vấn đề: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy kể chuyện ở lớp 2” để nghiên cứu tìm ra sáng kiến cho mình và cho đồng nghiệp. 
 1.2. Mục đích nghiên cứu: 
- Thực hiện nghiên cứu sáng kiến này bản thân tôi có điều kiện để tìm hiểu sâu hơn về việc dạy - học phân môn Kể chuyện. Nghiên cứu “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy kể chuyện ở lớp 2”
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực trạng dạy học phân môn Kể chuyện ở trường Tiểu học nói chung và dạy học kể chuyện ở lớp 2 nói riêng. 
 - Nghiên cứu “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy kể chuyện ở lớp 2” 
 - Tổng kết các vấn đề cần thực hiện trong quá trình dạy- học phân môn Kể chuyện nhằm giúp nâng cao chất lượng dạy- học phân môn Kể chuyện cho học sinh lớp 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- Phương pháp quan sát, trò chuyện giữa giáo viên với học sinh.
- Phương pháp làm mẫu, kể mẫu.
- Một số phương pháp hỗ trợ khác: Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm, phương pháp thực nghiệm...
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh bốn kĩ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết. Đây là môn học gồm nhiều phân môn: Tập làm văn, tập đọc, chính tả, kể chuyện,Trong đó, kể chuyện được xem là nội dung quan trọng, tạo cho học sinh tư duy, phân tích tổng hợp, biết cách tóm tắt, diễn đạt; rèn kĩ năng nói giúp học sinh mở rộng vốn từ; rèn kĩ năng kể rõ ràng, diễn cảm, nhập tâm vào nhân vật khi kể, hiểu ý nghĩa nội dung từng câu chuyện. Những câu chuyện sẽ mở ra cho trẻ thế giới tình cảm bao la, cho trẻ một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, cho trẻ tình yêu cuộc sống và sự hiểu biết về thế giới xung quanh muôn màu muôn vẻ.[3] Hơn thế nữa, kể chuyện góp phần rất lớn vào việc phát triển trí tuệ, tình cảm, đạo đức, hình thành phẩm chất, nhân cách cho trẻ. Kể trước mọi người còn rèn cho các em tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, qua đó phát triển lời nói, bồi dưỡng cho các em cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, cung cấp những kiến thức về vốn sống, phong cách chuẩn mực khi trình bày trước tập thể. Qua kể chuyện, chúng ta còn luyện cho HS phát âm tròn vành rõ chữ để thu hút người nghe, hỗ trợ nhiều cho phân môn tập đọc và nói chuyện với mọi người trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Diễn đạt tốt tức là các em có vốn từ phong phú, biết liên kết câu, ý vững vàng, giúp các em rất nhiều trong tập làm văn và tạo điều kiện thực hành được những gì mình đã học trong phân môn luyện từ và câu. Mỗi câu chuyện đều có ý nghĩa, vì thế qua mỗi truyện kể, còn giáo dục cho các em tấm lòng yêu quê hương đất nước, yêu muôn loài và yêu thế giới xung quanh, giáo dục lòng yêu cái tốt, cái đẹp, biết căm ghét cái xấu, cái ác, ghét chiến tranh nhưng có tấm lòng đầy vị tha. Vì vậy, phân môn Kể chuyện có vai trò hết sức quan trọng trong chương trình tiểu học. 
Mỗi tiết kể chuyện phải đi sâu vào tâm hồn ngây thơ của các em, thật sự thu hút sự chú ý, lắng nghe, sự suy ngẫm hồn nhiên của học sinh. Để làm được điều đó giáo viên phải biết làm thế nào để gây hứng thú cho các em say mê học tập, thích thú, chăm chú lắng nghe trong tiết Kể chuyện. Tiết dạy nhờ đó sẽ đạt hiệu quả cao như mong muốn.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng về việc dạy học phân môn kể chuyện ở trường tiểu học.
Với tầm quan trọng của phân môn Kể chuyện đã nêu ở phần cơ sở lí luận thì phân môn Kể chuyện thực sự không thể xem nhẹ. Đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1, 2 nhu cầu nghe kể và kể cho người khác nghe lại càng nhiều hơn. Vậy trên thực tế việc dạy học phân môn Kể chuyện đã đáp ứng được các nhu cầu đó của học sinh hay chưa? 
 Qua tìm hiểu thực tế dạy học hiện nay, tôi nhận thấy phần lớn giáo viên chưa chú trọng nhiều đến phân môn Kể chuyện. Hầu hết giáo viên chỉ đầu tư để dạy các phân môn như Tập làm văn, Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập viết, Chính tả và ít khi dành thời gian đầy đủ để dạy một tiết Kể chuyện. Bởi vì phân môn Kể chuyện không đánh giá riêng biệt trong chương trình kiểm tra, do đó nó luôn bị coi nhẹ. Có nhiều giáo viên tuỳ tiện cắt xén nội dung tiết Kể chuyện để dạy các môn học khác. Và bản thân giáo viên lên lớp chưa thuộc truyện, cả tiết dạy mắt không rời sách giáo khoa mà lại yêu cầu học sinh phải thuộc truyện và dặn các em về nhà kể lại truyện cho ông bà, bố mẹ nghe. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa nhận thức đúng vai trò của mình trong việc khích lệ cũng như tạo hứng thú cho học sinh và chưa giành thời gian xứng đáng cho tiết dạy kể chuyện. Một số giáo viên cho rằng kể chuyện phụ thuộc nhiều vào năng khiếu. Ai có năng khiếu người đó sẽ dạy giỏi, ai không có năng khiếu thì có cố gắng mấy cũng không thể thành công, hoặc một phần khác cũng nhận thức được vai trò quan trọng của dạy học phân môn Kể chuyện, song do điều kiện bên ngoài mà tiết Kể chuyện vẫn chưa thực sự đạt được kết quả cao Do đó, nhiều GV vẫn còn gặp nhiều lúng túng khi thể hiện một tiết dạy kể chuyện mà học sinh có thể thực hành ngay tại lớp bằng ngôn ngữ của mình. Vì vậy không ít truyện chọn mặc dù tốt, nội dung phong phú, hấp dẫn vẫn trở thành nhạt nhẽo, ít sức thuyết phục, gây một ấn tượng không đẹp trong tâm hồn các em. Đó là một thiệt thòi lớn cho học sinh, bởi vậy giờ học kể chuyện không tạo được sức hấp dẫn, không thu hút được học sinh là điều dễ thấy, dẫn đến hiệu quả tiết học chưa cao.
 Bên cạnh đó trong công tác dự giờ, thao giảng ở các trường Tiểu học thường dạy các tiết như Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn là chủ yếu, ít khi giáo viên dạy tiết Kể chuyện để rút kinh nghiệm. Chính vì vậy trong giảng dạy giáo viên còn dạy mang tính qua loa, chưa chú trọng thực sự đến việc bồi dưỡng năng lực kể chuyện cho học sinh.
2.2.2. Tình hình thực tế nhà trường hiện nay:
* Thuận lợi:
- Trường Tiểu học Thành Kim là ngôi trường có bề dày thành tích trong công tác dạy - học và hoạt động các phong trào. Đội ngũ Ban giám hiệu dày dạn kinh nghiệm, năng nổ và tận tuỵ với công việc. Đặc biệt luôn quan tâm sát sao đến chất lượng dạy và học, thường xuyên dự giờ, giúp đỡ giáo viên. Hằng năm nhà trường luôn bổ sung, mua sắm thêm các đồ dùng phục vụ cho dạy học. Nhà trường còn có đội ngũ giáo viên trẻ, vững vàng về chuyên môn, sáng tạo, nhiệt tình, năng động trong mọi phong trào. Vì vậy chất lượng học sinh cũng như các hoạt động khác của nhà trường luôn dẫn đầu toàn huyện. 
- Đối với phân môn Kể chuyện được Ban giám hiệu quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi mua sắm tương đối đầy đủ bộ tranh cho giáo viên giảng dạy. Vì vậy giáo viên lên lớp sử dụng triệt để bộ tranh dạy kể chuyện, gây hứng thú cho học sinh trong giờ học. Trong sinh hoạt chuyên môn của nhà trường luôn chỉ đạo và yêu cầu tổ khối xây dựng kế hoạch dự giờ, thao giảng tất cả các phân môn trong đó có phân môn Kể chuyện. Ngoài ra Ban giám hiệu còn chỉ đạo Liên đội nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bằng nhiều hình thức như văn nghệ, thể dục thể thao, kể chuyện về Bác Hồ... nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 
* Khó khăn: Mặc dù nhà trường đã mua sắm tương đối đầy đủ bộ tranh dạy 
Kể chuyện song cơ sở vật chất của nhà trường chưa thực sự đảm bảo: thiếu phòng học và một số phòng chức năng; Diện tích khuôn viên của nhà trường chưa đảm bảo với số lượng học sinh của nhà trường. Các phòng học chưa có hệ thống máy chiếu...
- Còn một số ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con mình do bố mẹ làm ăn xa, gửi con lại cho ông bà. Một số em tiếp thu chậm, nhút nhát, chưa mạnh dạn trong các hoạt động bề nổi của nhà trường. 
- Một số ít giáo viên tuy vững vàng về chuyên môn song chưa mạnh dạn, tự tin giao tiếp trước đông người, giọng đọc, kể còn chưa diễn cảm.
 * Về tình hình học sinh lớp 2B: 
 Năm học 2018- 2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2B, với 34 học sinh, trong đó có 22 em nữ và 12 em nam. Hầu hết các em ngoan ngoãn, lễ phép và tích cực trong mọi hoạt động của lớp, trường. Một số em có năng khiếu kể chuyện tốt.
 Đối với phân môn Kể chuyện: Ngay từ tuần đầu năm học khi nhận lớp, tôi đã hỏi các em về sự yêu thích môn học thì phần lớn các em đều rất hào hứng và thích thú với tiết Kể chuyện. Trong đó có 12/34 em thích được kể cho cô giáo và các bạn nghe. Còn 22/34 em thì thích nghe cô giáo và các bạn khác kể chuyện cho nghe. Và khi dạy các em một vài tuần thì tôi nhận thấy nhiều em đã có thể kể khá tốt câu chuyện và rất chăm chỉ học thuộc câu chuyện, các em đã biết phân biệt lời nhân vật và kể với một thái độ hào hứng, sôi nổi như em Kỳ Nguyên, Minh Thư, Khánh Ngọc, Phương Linh, Minh Ánh, Đan Ly, Bảo Linh, Lan Anh. Tuy nhiên khi kể, giọng kể của các em còn đều đều, chưa thể hiện đúng được điệu bộ, cử chỉ, biểu cảm trên nét mặt; một số em đã thuộc truyện nhưng kể chưa phân biệt lời nhân vật và kể chuyện chưa thể hiện sự hào hứng như em Hoàng Việt, Tâm Anh, Hà Giang, Hà My, Quỳnh Như... Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh còn nhút nhát, rụt rè, như em Nguyễn Thu Huyền, Vũ Nhất Huy, Đan Lê, Nhật Hà, Kim Chi,....Riêng em Trung Dũng, Vũ Tuấn Tài, Lê Ngọc Minh, Nguyễn Tuấn Thành thì không thuộc câu chuyện nào, giọng nói còn ngọng, ấp úng, nói quá nhỏ, lí nhí trong miệng, nói không thành câu, lời nói không rõ ràng. Đó là những khó khăn trong các tiết dạy Kể chuyện hàng tuần của tôi và tôi luôn tâm niệm rằng phải dạy cho học sinh học tốt tất cả các môn học để giúp các em phát triển toàn diện. Vì vậy để khắc phục được tình trạng trên việc đầu tiên tôi làm là tiến hành khảo sát chất lượng đối với phân môn Kể chuyện qua các tiết học Kể chuyện trong tháng 9 và đánh giá theo các mức độ theo thông tư 30/2014 (sửa đổi bằng thông tư 22/2016). Do phân môn Kể chuyện không đánh giá riêng biệt nên tôi đã đưa ra các tiêu chí sau.
+ Hoàn thành tốt: Thuộc chuyện, thay đổi giọng kể phù hợp, diễn xuất khi sắm vai, biết kể theo tranh, biết kể sáng tạo.
+ Hoàn thành: Thuộc chuyện, nắm đúng nội dung, biết kể theo tranh, biết kể dựa vào lời nhân vật, giọng kể chưa thay đổi phù hợp, diễn xuất chưa tốt.
+ Chưa hoàn thành: Không thuộc chuyện, nắm sai nội dung, giọng kể chưa phù hợp, không biết diễn xuất, không biết kể sáng tạo.
Dưới đây là bảng khảo sát, thống kê mức độ hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành phân môn Kể chuyện của học sinh lớp 2B đầu năm học 2018- 2019(khi chưa áp dụng sáng kiến). Số lượng tính: 34 học sinh.
Mức
Môn
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
34
8
23,6%
22
64,7%
4
11,7%
Sau khi khảo sát, tôi nhận thấy kết quả chưa cao. Vì vậy ngay từ những tuần đầu của tháng 10, tôi đã quan tâm, giúp đỡ các em, giờ học nào cũng gọi các em lên bảng kể chuyện để giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn. Bên cạnh đó tôi thường xuyên nhắc nhở các em về nhà chuẩn bị tốt bài Tập đọc đã học ở đầu tuần...Tuy nhiên sau một, hai tuần kết quả cũng chẳng hơn được là bao nhiêu. Một số em vẫn không nhớ được nội dung câu chuyện. Khi tìm hiểu thì tôi thấy rằng: Phần đa những học sinh này đều không thích học phân môn Tập đọc, trong giờ học chưa tập trung chú ý, đọc bài còn ngập ngừng, chưa lưu loát. Có một số em còn e thẹn, chưa mạnh dạn lên kể chuyện trước lớp, kể chuyện còn rập khuôn mang tính học vẹt, chưa biết sáng tạo trong lời kể, chưa biết dùng ngữ điệu, thái độ, nét mặt, cử chỉ để nhập vai nhân vật và diễn tả nội tâm nhân vật khi kể. Đặc biệt còn hiện tượng học sinh nói lắp, nói gọng hay để thời gian kể chuyện ngắt quãng khá lâu mà không biết phải tiếp tục như thế nào?... Đó là điều khiến tôi băn khoăn và trăn trở, làm thế nào để giúp các em có thể học tốt phân môn Kể chuyện.
 Trước thực trạng trên là một giáo viên trực tiếp giảng dạy các em tôi đã nghiên cứu và đưa ra biện pháp tốt nhất giúp học sinh của lớp tôi có thể nâng cao được chất lượng phân môn Kể chuyện. Trong mức độ cho phép của sáng kiến này tôi xin được đưa ra để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo, đóng góp ý kiến.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giải pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng nghệ thuật đọc, kể của giáo viên:
Đối với dạy bất kì một tiết kể chuyện nào, để học sinh có thể kể tốt câu chuyện hay từng đoạn câu chuyện thì việc đầu tiên giáo viên cần làm đó là kể mẫu. Với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 1, 2 các em đang còn tư duy trực quan, bất kì việc làm mẫu nào của giáo viên cũng có tác dụng giúp các em bắt chước và làm theo. Vì vậy việc kể mẫu, làm mẫu của giáo viên vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh ngay từ khi giáo viên thực hiện kể mẫu. Câu trả lời đó là mỗi giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng nghệ thuật đọc, kể chuyện cho chính bản thân mình. Nếu bản thân người dạy không làm tốt được điều này thì cũng đừng mong đợi ở học sinh sẽ làm tốt, kể tốt. Tôi xin được mượn lời của A.S.Môcenkô nói về vấn đề này: “Lẽ nào chúng ta có thể dựa vào một sự phân phối tài năng có tính chất ngẫu nhiên? Chúng ta có bao nhiêu nhà giáo dục có tài năng đặc biệt như vây? Và tại sao lại để cho một em bé phải gánh lấy hậu quả khi gặp phải một người thầy bất tài ? Không, cái cần nói đến là sự lành nghề, tức là sự hiểu biết thực tế về quá trình giáo dục. Qua kinh nghiệm, tôi tin chắc rằng sự tinh thông nghiệp vụ dựa trên kĩ năng và tay nghề sẽ giải quyết vấn đề”. [1] 
Như chúng ta đã biết ngôn ngữ nghệ thuật có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tâm hồn, trí tuệ, tình cảm của các em. Bằng ngôn ngữ nghệ thuật, người nghe sẽ làm cho câu chuyện cất tiếng nói, tạo cho câu chuyện một bức tranh sinh động. Để gây được hứng thú cho học sinh trong giờ kể chuyện, thu hút các em nghe kể chuyện một cách say sưa thì thao tác của giáo viên phải thực sự nhuần nhuyễn, loogic. Muốn vậy người giáo viên phải tập kể trước nhiều lần. 
Thực hiện tốt điều này, giáo viên cần luyện rất nhiều nội dung, cụ thể:
+ Kể đúng nội dung câu chuyện: Trước hết giáo viên phải thuộc chuyện, tập kể đúng cốt truyện, đúng nhân vật, đúng chi tiết quan trọng, đúng diễn biến câu chuyện, đúng ý nghĩa câu chuyện. Bởi vì khi thuộc và kể đúng câu chuyện giáo viên mới tự tin thể hiện được cảm xúc, tính cách của nhân vật, không ngập ngừng, lúng túng khi kể mẫu cho học sinh nghe. Muốn làm được điều này bản thân tôi luôn có sự chuẩn bị trước ít nhất là một, hai ngày. Đầu tiên tôi đọc thuộc câu chuyện, nắm vững tình tiết cốt chuyện, hiểu cặn kẽ ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện. Tôi thiết nghĩ rằng việc đọc truyện là rất quan trọng ngay cả với một số truyện đã rất quen thuộc thì việc đọc vẫn là cần thiết. Bởi có đọc truyện mới vỡ vạc câu chuyện. Có đọc truyện mới làm quen với nhân vật, với tình huống truyện. Song đọc truyện cũng phải có phương pháp. Có hai phương pháp đọc: Đọc thầm và đọc thành tiếng. Thường thì lúc đầu tôi đọc thầm toàn bộ truyện. Sau đó đọc to thành tiếng có kết hợp ngữ điệu phù hợp để tìm giọng điệu chuẩn. Chỉ khi nào giáo viên phát âm thành tiếng vang bên tai mới có thể nuôi cấy truyện kể đó trong kí ức của mình. Đọc truyện thành tiếng còn tạo điều kiện tự kiểm tra khả năng và nghệ thuật phát âm thực tế của mình. Việc đọc truyện kể còn biểu hiện được sắc thái ngôn ngữ của các nhân vật khác nhau, ngôn ngữ đối thoại theo tâm trạng nhân vật. 
+ Ngắt giọng: Khi kể chuyện, ngắt giọng chiếm một vị trí đáng kể, giáo viên cần biết điểm nhấn của câu chuyện chỗ nào để cho học sinh suy nghĩ. Đó là cách nghỉ, cách dừng lại giây lát khi kể, là phương tiện để bộc lệ ý tứ câu chuyện. Đây là chỗ để l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_tiet_day_ke_chu.doc