SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 trường Tiểu học Thọ Thanh làm các dạng bài tập Luyện từ và câu

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 trường Tiểu học Thọ Thanh làm các dạng bài tập Luyện từ và câu

Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Môn Tiếng Việt là môn học cơ bản nhất được coi là công cụ để học sinh thực hiện giao tiếp. Môn Tiếng Việt đóng góp một phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách, phẩm chất của con người, tạo điều kiện để học sinh học tốt các môn học khác. Ngoài ra môn Tiếng Việt còn giáo dục học sinh yêu quý tiếng mẹ đẻ và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, đồng thời nó còn cung cấp vốn ngôn ngữ, xây dựng nền tảng kiến thức cho học sinh. Phân môn Luyện từ và câu là một trong những phân môn quan trọng, có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số tri thức sơ giản về từ, câu. Học sinh lĩnh hội kiến thức thông qua hệ thống bài tập, đồng thời nó còn giúp học sinh mở rộng, hệ thống hóa vốn từ. Vốn từ của học sinh càng phong phú, càng chính xác thì khả năng diễn đạt (nói, viết) càng tốt hơn.

Phân môn Luyện từ và câu lớp 2 có nhiều dạng bài tập. Mỗi dạng bài tập nó giúp cho học sinh hình thành kiến thức cần thiết về từ qua các chủ điểm và giúp học sinh rèn kĩ năng giao tiếp một cách linh hoạt. Tuy nhiên mỗi tiết luyện từ và câu đối với các em là những bài học khó, bởi nó mang tính tư duy trìu tượng hóa, khái quát hóa, nếu như người giáo viên không biết lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp thì học sinh không thể tiếp thu bài có hiệu quả.

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 2 nhiều năm, tôi thấy việc dạy học sinh làm tốt các dạng bài tập trong tiết Luyện từ và câu là rất khó, đòi hỏi người học phải có vốn từ phong phú, trí tưởng tượng và óc sáng tạo. Vậy làm thế nào để tháo gỡ những khó khăn, bất cập nêu trên, giúp các em thực hiện tốt được vấn đề này? Đây là điều mà tôi luôn trăn trở trong suốt quá trình dạy học và xuất phát từ thực tiễn đó, qua nhiều năm tìm tòi nghiên cứu, tôi đã thực hiện thành công sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 trường Tiểu học Thọ Thanh làm các dạng bài tập Luyện từ và câu” góp phần nâng cao chất lượng dạy học Luyện từ và câu nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường nói chung.

 

doc 18 trang thuychi01 8862
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 trường Tiểu học Thọ Thanh làm các dạng bài tập Luyện từ và câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
1.Mở đầu
1
2
1.1. Lí do chọn đề tài
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
6
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
7
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
8
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
3
9
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
10
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động dạy học
12
11
3. Kết luận và kiến nghị
13
12
3.1. Kết luận
13
13
3.2. Kiến nghị
14
14
Tài liệu tham khảo
15
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài
Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Môn Tiếng Việt là môn học cơ bản nhất được coi là công cụ để học sinh thực hiện giao tiếp. Môn Tiếng Việt đóng góp một phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách, phẩm chất của con người, tạo điều kiện để học sinh học tốt các môn học khác. Ngoài ra môn Tiếng Việt còn giáo dục học sinh yêu quý tiếng mẹ đẻ và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, đồng thời nó còn cung cấp vốn ngôn ngữ, xây dựng nền tảng kiến thức cho học sinh. Phân môn Luyện từ và câu là một trong những phân môn quan trọng, có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số tri thức sơ giản về từ, câu. Học sinh lĩnh hội kiến thức thông qua hệ thống bài tập, đồng thời nó còn giúp học sinh mở rộng, hệ thống hóa vốn từ. Vốn từ của học sinh càng phong phú, càng chính xác thì khả năng diễn đạt (nói, viết) càng tốt hơn.
Phân môn Luyện từ và câu lớp 2 có nhiều dạng bài tập. Mỗi dạng bài tập nó giúp cho học sinh hình thành kiến thức cần thiết về từ qua các chủ điểm và giúp học sinh rèn kĩ năng giao tiếp một cách linh hoạt. Tuy nhiên mỗi tiết luyện từ và câu đối với các em là những bài học khó, bởi nó mang tính tư duy trìu tượng hóa, khái quát hóa, nếu như người giáo viên không biết lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp thì học sinh không thể tiếp thu bài có hiệu quả. 
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 2 nhiều năm, tôi thấy việc dạy học sinh làm tốt các dạng bài tập trong tiết Luyện từ và câu là rất khó, đòi hỏi người học phải có vốn từ phong phú, trí tưởng tượng và óc sáng tạo. Vậy làm thế nào để tháo gỡ những khó khăn, bất cập nêu trên, giúp các em thực hiện tốt được vấn đề này? Đây là điều mà tôi luôn trăn trở trong suốt quá trình dạy học và xuất phát từ thực tiễn đó, qua nhiều năm tìm tòi nghiên cứu, tôi đã thực hiện thành công sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 trường Tiểu học Thọ Thanh làm các dạng bài tập Luyện từ và câu” góp phần nâng cao chất lượng dạy học Luyện từ và câu nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường nói chung.
	1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Làm cho tiết học nhẹ nhàng mà hiệu quả, giúp học sinh yêu thích môn học, tích cực chủ động hơn trong học tập.
- Nâng cao chất lượng dạy - học Luyện từ và câu trong nhà trường nói chung và lớp 2A nói riêng.
- Tích lũy thêm kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, giúp bản thân và đồng nghiệp trong khối, trong trường.
	1.3. Đối tượng nhiên cứu: 
- Nội dung chương trình môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng.
- Thực trạng dạy- học Luyện từ và câu ở Trường Tiểu học Thọ Thanh.
- Việc dạy và học Luyện từ và câu thông qua các em học sinh lớp 2A Trường Tiểu học Thọ Thanh.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra - khảo sát thực tế.
- Phương pháp quan sát - thu thập thông tin.
- Phương pháp luyện tập - Thực hành.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp kiểm tra - đối chiếu.
- Phương pháp đánh giá - tổng kết.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận: 
2.2.1. Một số khái niệm:
- Khái niệm về từ: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, có chức năng làm tên gọi của sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo nên câu.
- Khái niệm về câu: Câu là một đơn vị ngữ pháp gồm một hay nhiều từ có liên kết ngữ pháp với nhau. Câu thường diễn đạt được một ý trọn vẹn. Một câu có thể bao gồm các từ được nhóm lại để thể hiện một khẳng định nghi vấn, cảm thán, yêu cầu, ra lệnh hoặc đề nghị.
2.2.2. Vị trí vai trò của phân môn luyện từ và câu trong chương trình tiếng việt lớp 2. 
Luyện từ và câu là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình Tiếng Việt 2. Dạy Luyện từ và câu cho học sinh lớp 2 ở tuần đầu các em đã được làm quen với lý thuyết của từ và câu. Sau đó những tuần tiếp theo kiến thức được mở rộng thêm và nâng cao dần nhằm giúp các em đáp ứng được với nhu cầu ngày một tăng trong cuộc sống cũng như trong lao động, học tập và giao tiếp của các em. Việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua sự phát triển vốn từ. Học sinh có kĩ năng sử dụng từ chính xác, giàu vốn từ sẽ tạo lập được nhiều câu và sử dụng câu phù hợp trong các tình huống giao tiếp. Trái lại học sinh sử dụng từ không chính xác, vốn từ ít thì khả năng tạo lập câu sẽ không phù hợp. Chính vì vậy mà việc dạy học luyện từ và câu luôn giữ vị trí then chốt trong quá trình dạy học Tiếng việt ở Tiểu học. Ngoài ra phân môn Luyện từ và câu còn có vai trò hướng dẫn và rèn cho học sinh các kĩ năng nói, đọc, viết.
2.2.3. Nhiệm vụ của dạy học luyện từ và câu ở lớp 2
	Như chúng ta đã biết, trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng phân môn Luyện từ và câu chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình. Về mặt luyện từ phân môn này có nhiệm vụ tổ chức cho học sinh thực hành để làm giàu vốn từ cho các em. Mặt khác, còn phải cung cấp cho học sinh một số khái niệm lý thuyết cơ bản và sơ giản về từ vựng để học sinh có cơ sở nắm nghĩa một cách chắc chắn và biết hệ thống hóa vốn từ một cách có ý thức. Về mặt luyện câu phân môn này cũng phải tổ chức cho học sinh thực hành để rèn luyện các kĩ năng cơ bản như kĩ năng đặt câu đúng ngữ pháp, kĩ năng sử dụng các dấu câu, các kiểu câu phù hợp mục đích nói, kĩ năng liên kết các câu để tạo thành đoạn văn. Mỗi bài học Luyện từ và câu đòi hỏi người giáo viên cần phải có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với từng nội dung yêu cầu tiết học. Đặc biệt là muốn học sinh hiểu bài một cách dễ dàng nhất thì mỗi giáo viên phải hướng dẫn học sinh biết sử dụng từ, câu một cách chính xác. Dùng từ đúng trong từng văn cảnh, trong từng dạng bài tập. Bởi vậy khi tổ chức dạy cho học sinh làm các dạng bài tập giáo viên phải linh hoạt sáng tạo bằng nhiều phương pháp, nhiều hình thức thì giờ dạy mới có hiệu quả.
2.2. Thực trạng về việc dạy và học Luyện từ và câu ở lớp 2 Trường Tiểu học Thọ Thanh.
 Thuận lợi
Ban lãnh đạo nhà trường đã quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học, các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học đều đảm bảo. Đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
 Bản thân là giáo viên nhiều năm liền giảng dạy lớp 2, yêu nghề, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có trình độ nghiệp vụ tay nghề vững vàng, chuyên môn tốt, nhiệt tình trong mọi hoạt động của trường, lớp, giàu kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh. 
Học sinh: Đa số các em học sinh trong lớp đều có ý thức học tập chăm chỉ, học bài và làm bài đầy đủ, ham học hỏi, ngoan ngoãn, lễ phép, viết vâng lời, được phụ huynh quan tâm. Nhiều em hiếu động thích tham gia các hoạt động do trường, lớp, địa phương tổ chức và đặc biệt là những hoạt động học tập sôi nổi do cô giáo tổ chức.
 Khó khăn
Điều kiện kinh tế của nhân dân không đồng đều, vẫn còn nhiều gia đình kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa, phần lớn là các em đều ở nhà với ông bà nên dẫn đến sự quan tâm tới việc học hành của con em còn nhiều hạn chế. Một số ít phụ huynh còn phó mặc mọi việc học tập của con mình cho nhà trường, cho giáo viên. Bên cạnh đó cũng có nhiều phụ huynh rất quan tâm đến việc giúp đỡ con học tập nhưng lại không nắm được phương pháp sư phạm, không giúp con hiểu được về vốn từ, khiến cho học sinh thiếu tin tưởng và tự tin.
Một số em còn hay quên sách vở, đồ dụng học tập, tiếp thu bài giảng trên 
lớp còn chậm, năng lực tư duy còn hạn chế, chưa có nhiều cố gắng.
 Thực trạng về việc dạy và học Luyện từ và câu ở lớp 2
Trong chương trình Luyện từ và câu ở lớp 2, phải nói rằng việc nắm kiến thức từ ngữ, ngữ pháp Tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế. Bởi vì học sinh lớp 2 mới được làm quen với phân môn này. Các em chưa hiểu được nghĩa của từ, cấu tạo từ; dùng từ còn sai, khi nói viết chưa trọn câu, đủ ý. Vốn từ vựng chưa nhiều nên việc tự khám phá, phát hiện kiến thức mới còn khó khăn, số lượng học sinh tiếp thu bài nhanh còn ít. Một số em còn bị động vì những tồn tại từ phía giáo viên.
Có giáo viên kiến thức về Tiếng Việt chưa sâu, mức độ nắm bắt nội dung, phương pháp giảng dạy môn học còn hạn chế. Khả năng vận dụng các phương pháp để hướng dẫn học sinh làm các bài tập chưa linh hoạt, nặng về làm mẫu, giảng giải, chưa tự tin mạnh dạn áp dụng những biện pháp mà bản thân mình cho là phù hợp. Việc sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế, chưa khai thác hết tác dụng của từng đồ dùng, đôi khi sử dụng còn chưa hợp lý. Phân bố thời gian cho từng bài tập, các hoạt động trong tiết dạy chưa phù hợp.
Thực tế ở lớp tôi phụ trách, sau khi dạy tiết Luyện từ và câu tuần 2, tôi ra một số bài tập học sinh làm bài, sau khi chấm bài, kết quả như sau:
Tổng số
HS
Hiểu nghĩa của từ, câu chính xác. Biết giải nghĩa một số từ ngữ.
Hiểu nghĩa từ, câu chưa chính xác. Chưa biết giải nghĩa một số từ.
SL
TL
SL
TL
28 em
19
67,8 %
9
32,2%
Từ thực trạng trên, nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy các dạng bài Luyện từ và câu, cũng như mở rộng, hệ thống hóa vốn từ cho học sinh lớp 2. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi không thể làm ngơ trước học sinh của mình. Bởi vậy tôi cần phải có những giải pháp, biện pháp cụ thể sát thực để giúp các em học tốt phân môn Luyện từ và câu.
2.3. Các biện pháp cụ thể
2.3.1. Giúp học sinh làm dạng bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm:
Mở rộng vốn từ theo chủ điểm là dạng bài tập chiếm dụng lượng tương đối lớn trong phân môn luyện từ và câu lớp 2. Có thể nói cả 15 chủ đề được trình bày trong Tiếng Việt 2 đều có mặt ở dạng bài tập này. Qua việc tìm hiểu những từ ngữ cùng chủ đề trên cơ sở một số từ được cung cấp trong các giờ học, tập đọc, kể chuyện cùng chủ đề học sinh có thể tự kiểm kê, tự đánh giá vốn từ của mình. Ngoài ra các em còn có thể luyện kỹ năng huy động các từ có quan hệ với nhau về nghĩa để sử dụng trong hoạt động giao tiếp thông qua việc thiết lập các từ cùng chủ đề, từ chỉ một sự vật, hiện tượng. Mở rộng vốn từ theo chủ điểm có nhiều kiểu, dạng khác nhau nhưng có chung một mục đích là giúp các em mở rộng, phát triển vốn từ.Khi hướng dẫn học sinh làm dạng bài tập này tôi lưu ý đến cách gọi tên, định danh sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan. Để tìm được các từ cùng biểu thị một phạm vi hiện thực nào đó, trước hết học sinh phải có những hiểu biết về phạm vi hiện thực ấy. Tuy nhiên trên thực tế vốn từ của học sinh lớp 2 có những sự khác biệt nhau và có phần rất hạn chế. Vì thế, sự hướng dẫn, dẫn dắt, gợi ý để các em vận dụng hệ thống từ ngữ đã được cung cấp ở các phân môn khác vào làm bài tập luyện từ và câu là cần thiết và quan trọng. Dựa vào các từ gợi ý mẫu để định hướng cho học sinh trong việc tìm từ, đồng thời giúp các em hiểu rõ hơn yêu cầu của bài tập.
*Ví dụ 1: Bài tập 2 trang 27 ( Tiếng Việt 2. Tập 1)
Tìm các từ chỉ sự vật có trong bảng sau:
bạn
thân yêu
thước kẻ
dài
quý mến
cô giáo
chào
thầy giáo
bảng
nhớ
học trò
viết
đi
nai
dũng cảm
cá heo
phượng vĩ
đỏ
sách
xanh
Ở bài tập này các em hiểu từ chỉ sự vật còn mơ hồ(nói đúng hơn là các em chưa hiểu), nên tôi hướng dẫn các em: Trước hết các em nhớ lại xem từ chỉ sự vật là những từ chỉ gì? Lúc đó học sinh nêu: Từ chỉ sự vật là những từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối Dựa vào đó các em sẽ tìm được các từ chỉ sự vật có trong bảng. Tôi cho học sinh thảo luận nhóm.
Học sinh thảo luận nhóm 4
Theo dõi các em làm bài, tôi thấy học sinh còn lúng túng ở một số từ: viết, chào, đi, tôi lưu ý các em viết, chào, đi là từ chỉ hoạt động. Lúc này 100% học sinh cả lớp đã hiểu ra và tìm đúng các từ chỉ sự vật có ở trong bảng: bạn, bảng, phượng vĩ, cô giáo, nai, thước kẻ, học trò, sách, thầy giáo, cá heo.
* Ví dụ 2: Bài tập 2 trang 59 ( Tiếng Việt 2. Tập 1): Các tranh dưới đây vẽ một số hoạt động của người. Hãy tìm từ chỉ mỗi hoạt động.
Tranh vẽ là loại thiết bị tạo hình có tác dụng làm chỗ dựa cho việc tìm từ, mở rộng vốn từ của học sinh, giúp các em dễ nắm bắt nghĩa của từ và mở rộng vốn từ một cách có hệ thống. Ở bài tập này tôi chuẩn bị tranh phóng to để học sinh dễ quan sát. 
Tranh 1: Học sinh quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì? Học sinh trả lời: Bức tranh vẽ bạn gái.
+ Bạn gái đang làm gì? Học sinh trả lời: Bạn gái đang đọc chuyện.
+ Từ chỉ hoạt động trong câu trên là gì? (đọc)
Tôi nhận xét và kết luận: đọc là từ chỉ hoạt động. Tôi hỏi tiếp: Ngoài hai từ trên có bạn nào có ý kiến khác?
Học sinh giơ tay phát biểu: xem sách. Xem có phải là từ chỉ hoạt động không? Cả lớp cùng trả lời: xem là từ chỉ hoạt động và không còn ý kiến. 
Tôi kết luận: Ở tranh 1 chúng ta tìm được hai từ chỉ hoạt động là: xem, đọc
Tranh 2: Tương tự tranh 1. Học sinh quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì? Học sinh trả lời: Bức tranh vẽ bạn trai.
+ Bạn trai đang làm gì? Học sinh trả lời: Bạn trai đang viết bài.
+ Từ chỉ hoạt động trong câu trên là gì? (viết)
Tôi nhận xét và kết luận: viết là từ chỉ hoạt động. Tôi hỏi tiếp: Ngoài từ viết có bạn nào có ý kiến khác?
Học sinh giơ tay phát biểu: làm bài. Làm có phải là từ chỉ hoạt động không? Cả lớp cùng trả lời: làm là từ chỉ hoạt động và không còn ý kiến. 
Tôi kết luận: Ở tranh 2 chúng ta tìm được hai từ chỉ hoạt động là: viết, làm
* Các tranh còn lại tôi chia nhóm để học sinh làm bài, đại diện các nhóm trình bày kết quả. Học sinh làm bài rất tốt, các nhóm đã tìm ra được từ chỉ hoạt động trong từng tranh.
* Ví dụ 3: Bài tập 2 trang 122 ( Tiếng Việt 2. Tập 1)
Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật
a) Đặc điểm về tính tình của người.
b) Đặc điểm về màu sắc của vật.
c) Đặc điểm về hình dáng của người, vật.
Ở bài tập này, tôi tổ chức lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Hai nhóm tìm từ chỉ đặc điểm về tính tình của người. Hai nhóm tìm từ chỉ đặc điểm về màu sắc của vật. Hai nhóm tìm đặc điểm về hình dáng của người, vật.
Với hoạt động nhóm như thế này cách sắp xếp học sinh cũng phải hợp lý đảm bảo mặt bằng về năng lực cho các em, có đủ các đối tượng học sinh như vậy mới tạo được động cơ thi đua giữa các nhóm. Sau khi các em đã hoàn thành, tôi tổ chức cho các em đổi chéo giữa các nhóm để kiểm tra kết quả lẫn nhau và đếm xem nhóm nào tìm được nhiều từ nhất. Tiếp theo tôi chữa bài và bổ sung một số từ để khắc sâu kiến thức cho các em.
Đặc điểm về tính tình của người
Tốt, xấu, ngoan, hư, khiêm tốn, dịu dàng, siêng năng, chăm chỉ, chịu khó, cần cù.
Đặc điểm về màu sắc của vật
Tím, đen, hồng, vàng, tím than, đỏ chói, vàng ối, xanh lơ, trắng
Đặc điểm về hình dáng của người, vật
Cao, thấp, ngắn, dài, to, nhỏ, béo, gầy, dong dỏng
Sau khi chữa bài, củng cố kiến thức cho học sinh, tôi nâng cao mức độ của bài bằng cách yêu cầu học sinh đặt câu với các từ đã tìm được. Nhìn chung các em đều đặt câu tốt.
2.3.2. Giúp học sinh làm dạng bài tập tìm hiểu, nắm nghĩa của từ:
Dạng bài tập này bắt đầu giúp các em hiểu nghĩa của từ, là cơ sở để chính xác hóa vốn từ trong giao tiếp. Trò chơi học tập là một hình thức hỗ trợ tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạy học, có tác dụng làm thay đổi hình thức học tập. Trò chơi ô chữ sử dụng phù hợp khi dạy học mở rộng vốn từ sẽ giúp các em hiểu, nhớ và sử dụng từ chính xác.
Ví dụ: Khi dạy BT 2(trang 74 TV 2 tập 1): giải ô chữ thông qua gợi ý
Tôi kẻ mẫu ô sau:
1
2
 3
 4
5
 6
 7
 8
9
`
10
- Chuẩn bị thêm một số tranh ảnh, vật thật để giúp các em dễ dàng tìm ra từ cần tìm. Tôi tổ chức như sau: 
Dẫn chương trình là em Lê Ngọc Hoa, phụ trách ô chữ là Lê Vân Nhi
Em Lê Ngọc Hoa đọc dòng 1: 
Dòng 1: Viên màu trắng(hoặc đỏ, xanh, vàng) dùng để viết chữ lên bảng (có 4 chữ cái, bắt đầu bằng chữ P)
HS thảo luận theo cặp để trả lời (Phấn). Cả lớp cùng giáo viên nhận xét chốt kết quả đúng.
Tiếp theo người dẫn chương trình chỉ định một bạn đứng dậy và chọn một ô chữ bất kì, bạn chọn dòng 2.
Dòng 2: Tập giấy ghi ngày, tháng trong năm (có 4 chữ cái, bắt đầu bằng chữ L )Tôi đưa quyển lịch ra và học sinh trả lời rất nhanh(Lịch)
Dòng 3: Đồ mặc có hai ống (có 4 chữ cái, bắt đầu bằng chữ Q). Không phải mất nhiều thời gian, học sinh trả lời luôn: Quần
Dòng 4; Nhỏ xíu, giống tên thành phố của bạn Mít trong một bài tập đọc em đã học( có 5 chữ cái, bắt đầu bằng chữ T)
Em Ngọc Hoa vừa dẫn lời xong thì học sinh đã giơ tay xung phong trả lời: Tí hon, cả lớp cùng reo lên đúng rồi.
Học sinh xung phong trả lời
Phụ trách ô chữ viết kết quả
Tương tự như vậy chỉ trong khoảng thời gian ngắn cả lớp rất phấn khởi, em nào cũng muốn được tham gia chơi. Cuối cùng các em đã giải quyết được bài tập một cách nhanh gọn. Sau khi đáp án ở 10 dòng hiện ra, các em rất thông minh tìm ngay ra từ mới xuất hiện ở cột dọc: PHẦN THƯỞNG
* Một kiểu nữa của dạng bài tập này là sắp xếp các từ ngữ của các nhóm thành câu:
Ví dụ: Bài tập 2 -Tiếng Việt 2 - tập 1 - trang 116
Sắp xếp các từ ở 3 nhóm sau thành câu.
 1 2 3
 anh khuyên bảo anh
 chị chăm sóc chị
 em trông nom em
 chị em giúp đỡ nhau
 anh em
Với bài tập này, tôi tổ chức cho học sinh chơi tiếp sức, mỗi dãy là một đội chơi. Giáo viên phổ biến cách chơi, luật chơi. Các đội sẽ có 3 phút để thảo luận. Hết thời gian thảo luận các đội sẽ lần lượt lên bảng viết các câu, đội nào viết được nhiều câu đúng thì đội đó thắng. Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. Sau đó gọi học sinh đọc lại các câu đúng.
Anh khuyên bảo em. Anh chăm sóc em.
Chị chăm sóc em. Chị khuyên bảo em.
Chị em chăm sóc nhau. Em chăm sóc chị.
Anh em trông nom nhau. Chị em trông nom nhau.
2.3.3. Dạng bài tập về kiểu câu:
Bài tập về kiểu câu giúp các em nhận diện phân biệt 3 kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Dạng bài tập này tương đối khó nên trong quá trình hướng dẫn học sinh đặt câu, tôi đã đặt ra những câu hỏi thích hợp đối với mỗi bộ phận để học sinh nhận diện.
Ví dụ: Khi dạy câu kiểu Ai(cái gì, con gì) là gì? giáo viên cần phân tích mẫu đẻ học sinh rõ: 
+ Lan / là học sinh lớp 2A.
 Ai là gì?
+ Thước / là đồ dùng học tập của em.
 cái gì là gì?
+ Con trâu / là đầu cơ nghiệp.
 con gì là gì?
- Tương tự câu kiểu Ai làm gì? Ai thế nào? tôi cũng phân tích như trên để học sinh tiếp thu bài nhanh và đặt câu chính xác.
2.3.4. Dạng bài tập luyện cách sử dụng từ (tích cực hóa vốn từ)
Dạng bài tập này không chỉ giúp học sinh nắm nghĩa của từ mà còn giúp các em làm rõ khả năng kết hợp từ.
Ví dụ: Bài tập 1 -Tiếng Việt 2 - tập 1 - trang 99
Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng: yêu, thương, quý, mến, kính.
Với dạng bài tập này tôi cho học sinh phân tích đề bài một cách rõ ràng, phân tích mẫu. Khi cần giáo viên có thể giải thích thêm để các em rõ yêu cầu bài tập hơn. Sau đó gợi ý các em cách ghép nhanh theo sơ đồ kết hợp tiếng như sau: 
 yêu
thương
 quý
 kính
 mến
Tiếp theo tôi chia nhóm để học sinh làm bài. 
Giao nhiệm vụ cho từng nhóm, các nhóm thảo luận và làm bài
Đại diện nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày kết quả
Cuối cùng tôi kiểm tra, đánh giá kết quả của từng nhóm bằng cách đã chuẩn bị lời giải đúng sau đó đối chiếu với bài làm của từng nhóm. Cả ba nhóm đều biết kết hợp tiếng rất tốt, dúng với lời giải mà giáo viên đưa ra là: yêu thương, thương yêu, yêu mến, mến yêu, yêu kính, kính yêu, yêu quý, quý yêu, thương mến, mến thương, quý mến, kính mến.
2.4. Hiệu quả của việc dạy và học các dạng bài tập Luyện từ và câu.
Sau một thời gian thực hiện các biệc pháp trên, tuy vất vả nhưng tôi vẫn thấy niềm vui trong công việc và càng thấy yêu nghề hơn, bởi giờ đây các

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_truong_tieu_hoc_th.doc