Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú học đạo đức cho học sinh lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú học đạo đức cho học sinh lớp 5

 Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở Tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh, giúp các em có ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. Nhân cách của học sinh Tiểu học thể hiện trước hết qua cách ứng xử. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, mọi người xung quanh, với thầy cô giáo và bè bạn trong lớp, qua thái độ học tập và rèn luyện hàng ngày. Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực hành vi đạo đức của học sinh Tiểu học .

 Ở bậc tiểu học, học sinh được ví như tờ giấy trắng, ta vẽ lên tờ giấy đó những gì thì các em sẽ có bức tranh đó. Chính vì vậy việc hình thành nhân cách cho các em là rất quan trọng. Đạo đức là môn học hết sức cần thiết đối với lứa tuổi học sinh tiểu học. Đạo đức là “ Cái gốc ” của con người. Môn đạo đức góp phần làm cho học sinh thành con người có nhân cách phát triển toàn diện như: Hình thành và rèn luyện nề nếp ngay tuổi còn nhỏ, phong cách và tác phong làm việc khoa học, giáo dục những đức tính tốt. Nhằm xây dựng ý thức đạo đức (có tri thức đạo đức và niềm tin đạo đức) . để các em có những phẩm chất đạo đức quan trọng của công dân Việt Nam.

 Hiện nay chất lượng đạo đức có phần bị suy giảm, trong trường hiện tượng nói tục, chửi bậy tăng lên, phong trào học tập đi xuống, học sinh lười học cũng nhiều hơn trước, .Có những gia đình cha mẹ mải lo kiếm tiền, chạy theo danh vọng mà quên đi trách nhiệm giáo dục con cái. Chính sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình làm cho chúng trở thành những đứa con bất hiếu, đạo đức bị giảm sút. Thế hệ trẻ hôm nay là tương lai của đất nước ngày mai, nếu chỉ chú trọng vào giáo dục “trí dục” mà xem nhẹ giáo dục “đức dục” thì xã hội sẽ ra sao. Xuất phát từ thực tế và từ sự nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo đạo đức cho học sinh tiểu học, tôi đã băn khoăn, trăn trở và suy nghĩ cần phối kết hợp với đồng nghiệp trong nhà trường tìm ra giải pháp làm thế nào để đổi mới được phương pháp dạy đạo đức giúp học sinh luôn có những hành vi đạo đức chuẩn mực trong cuộc sống và để mỗi tiết học đạo đức là tiết học mong chờ của các em học sinh. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú học đạo đức cho học sinh lớp 5”.

 

doc 23 trang thuychi01 16876
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú học đạo đức cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Phần I:   MỞ ĐẦU    
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
3. Đối tượng nghiên cứu: 
2
4. Phương pháp nghiên cứu: 
2
Phần II.  NỘI DUNG SKKN
3
2.1. Cơ sở lí luận 
3
2.2. Thực trạng 
3
2.3. Các biện pháp gây hứng thú học sinh học tập các chuẩn mực hành vi đạo đức
4
2.4. Kết quả đạt được
17
Phần III:   KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
1. MỞ ĐẦU
	1.1.Lí  do chọn đề tài: 
 	Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở Tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh, giúp các em có ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. Nhân cách của học sinh Tiểu học thể hiện trước hết qua cách ứng xử. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, mọi người xung quanh, với thầy cô giáo và bè bạn trong lớp, qua thái độ học tập và rèn luyện hàng ngày. Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực hành vi đạo đức của học sinh Tiểu học. 
	Ở bậc tiểu học, học sinh được ví như tờ giấy trắng, ta vẽ lên tờ giấy đó những gì thì các em sẽ có bức tranh đó. Chính vì vậy việc hình thành nhân cách cho các em là rất quan trọng. Đạo đức là môn học hết sức cần thiết đối với lứa tuổi học sinh tiểu học. Đạo đức là “ Cái gốc ” của con người. Môn đạo đức góp phần làm cho học sinh thành con người có nhân cách phát triển toàn diện như: Hình thành và rèn luyện nề nếp ngay tuổi còn nhỏ, phong cách và tác phong làm việc khoa học, giáo dục  những đức tính tốt. Nhằm xây dựng ý thức đạo đức (có tri thức đạo đức và niềm tin đạo đức). để các em có những phẩm chất đạo đức quan trọng của công dân Việt Nam. 	
	Hiện nay chất lượng đạo đức có phần bị  suy giảm, trong trường hiện tượng nói tục, chửi bậy tăng lên, phong trào học tập đi xuống, học sinh lười học cũng nhiều hơn trước, .Có những gia đình cha mẹ mải lo kiếm tiền, chạy theo danh vọng mà quên đi trách nhiệm giáo dục con cái. Chính sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình làm cho chúng trở thành những đứa con bất hiếu, đạo đức bị giảm sút. Thế hệ trẻ hôm nay là tương lai của đất nước ngày mai, nếu chỉ chú trọng vào giáo dục “trí dục” mà xem nhẹ giáo dục “đức dục” thì xã hội sẽ ra sao. Xuất phát từ thực tế và từ sự nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo đạo đức cho học sinh tiểu học, tôi đã băn khoăn, trăn trở và suy nghĩ cần phối kết hợp với đồng nghiệp trong nhà trường tìm ra giải pháp làm thế nào để đổi mới được phương pháp dạy đạo đức giúp học sinh luôn có những hành vi đạo đức chuẩn mực trong cuộc sống và để mỗi tiết học đạo đức là tiết học mong chờ của các em học sinh. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú học đạo đức cho học sinh lớp 5”.
	1.2. Mục đích nghiên cứu: 	
        Thực hiện và áp dụng đề tài sáng kiến này nhằm giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức  phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ giữa các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội. Môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó. Giúp học sinh từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin và khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương tôn trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. Từ đó bản thân tôi tìm cho mình phương pháp giảng dạy thông qua các môn học và các hoạt động tập thể có hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục đạo đức nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức cho các em học sinh, cũng từ đó rút ra cho bản thân những bài học quý báu trong việc hình thành nhân cách học sinh Tiểu học.
	1.3.  Đối tượng nghiên cứu: 
	- Phương pháp dạy học đạo đức gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 5.
	1.4.  Phương pháp nghiên cứu: 
	- Phương pháp trực quan, quan sát.
	- Phương pháp thống kê số liệu.
	- Phương pháp tìm hiểu, trò chuyện, giao tiếp với học sinh.
2.  NỘI DUNG 
	2.1. Cơ sở lí luận:
	Môn đạo đức có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở bậc Tiểu học. Nó không chỉ bồi dưỡng nhận thức về chuẩn mực đạo đức xã hội mà còn góp phần định hình và phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người.
Môn Đạo đức có tác dụng giúp học sinh phát triển những hành vi cơ bản như nội dung ý nghĩa một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 5 trong quan hệ của các em với quê hương đất nước, tổ tiên; với phụ nữ, cụ già, em nhỏ; với bạn bè và những người xung quanh; với hành vi việc làm của bản thân.
Bên cạnh đó môn  Đạo đức còn cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức đạo đức sơ đẳng, trên cơ sở đó bước đầu hình thành niềm tin đạo đức, hình thành năng lực, định hướng các giá trị đạo đức cho học sinh tiểu học. Điều đó giúp các em phân biệt được đúng – sai, tôt – xấu, thiện – ác để từ đó theo cái đúng, cái tốt, tránh cái sai, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, độc ác., bồi dưỡng tâm hồn các em trong sáng về xúc cảm và tình cảm đạo đức, khắc sâu những hành vi chuẩn mực đạo đức.
Thông qua việc dạy học môn Đạo đức các giá trị, chuẩn mực đạo đức của xã hội được chuyển thành niềm tin, tình cảm, hành vi đạo đức của học sinh; tạo cho học sinh được thực hành bài học trong thực tiễn cuộc sống. Mục đích của môn Đạo đức là hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh.
Mỗi giáo viên cần phải sáng tạo, đổi mới phương pháp day học để giúp học sinh có những hành vi chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống. Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức dưới sự chỉ dẫn của giáo viên. Sử dụng linh hoạt các phương pháp: sắm vai, đóng tiểu phẩm, tổ chức trò chơi,trong mỗi tiết học sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh. Đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức trong nhà trường, chính là việc hình thành những hành vi đạo đức thông qua các hoạt động dạy học vui, thiết thực, bổ ích. Mỗi tiết học, các em không thụ động ghi nhớ kiến thức mà được thực hành, được trao đổi, thảo luận, từ đó rút ra những chuẩn mực đạo đức mình cần học tập. Như vậy tiết học đạo đức sẽ đạt hiệu quả cao.
	2.2. Thực trạng:
	* Giáo viên:
Thực tế cho thấy đa số giáo viên lên lớp dạy đạo đức cho học sinh còn theo phương pháp thầy hỏi trò trả lời, chủ yếu là thảo luận nhóm, đọc kênh chữ kết hợp quan sát tranh để rút ra kiến thức cần ghi nhớ. Giáo viên lên lớp chỉ dạy hết bài chưa đào sâu kiến thức. Bên cạnh đó  một số giáo viên còn hạn chế trong quá trình thiết kế và giảng dạy, nặng vào lí thuyết và các tình huống đã có sẵn trong bài mà chưa sáng tạo trong việc đưa ra các tình huống học tập gần gũi với học sinh, để học sinh tự thực hành, vận dụng. Do vậy giờ dạy trở nên nhàm chán và khô khan. Bên cạnh đó điều kiện phương tiện giảng dạy còn thiếu nhiều cộng với giáo viên còn chưa mạnh dạn, chưa có nhiều sáng tạo trong tiết dạy nên chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học đạo đức cho học sinh trong trường chưa cao.
	* Học sinh:
	Giáo viên phần lớn giảng dạy đạo đức theo phương pháp hỏi đáp, quan sát và trình bày nên học sinh lĩnh hội những chuẩn mực hành vi đạo đức chủ yếu là lí thuyết. Do vậy không lôi kéo được hứng thú học tập ở học sinh. Mặt khác giáo viên cũng chưa tạo điều kiện để học sinh được thực hành nên học sinh vận dụng những hành vi đạo đức đó vào thực tế còn hạn chế. Điều đó thể hiện rõ trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày của học sinh với bạn bè và thầy cô: một số học sinh vẫn chưa có hành vi đạo đức chuẩn mực như quên chào hỏi, hay nói trống không với người lớn, chưa biết bảo vệ của công, chưa biết làm những việc phù hợp với khả năng để thể hiện lòng yêu quê hương đất nước,
	2.3. Các biện pháp gây hứng thú học sinh học tập các chuẩn mực hành vi đạo đức
	2.3.1. Sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học đạo đức
         Phương pháp kể chuyện rất phù hợp với học sinh tiểu học, giúp cho bài học đạo đức đến với trẻ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sống động. Kể chuyện là một phương pháp trực quan sinh động bằng lời nói nhằm thu hút sự chú ý của người nghe. Kể chuyện trong giờ học đạo đức sẽ tác động đến tình cảm, tư tưởng, suy nghĩ của học sinh. Từ đó các em nhận thức được các hành vi đạo đức thông qua việc tìm hiểu, khai thác nội dung câu chuyện. Kể chuyện kết hợp với quan sát hình ảnh sẽ gây được hứng thú học tập ở học sinh và các em sẽ đến với các chuẩn mực hành vi đạo đức một cách dễ dàng.
Kể chuyện là phương pháp dùng lời kể để thuật lại truyện kể đạo đức nhằm giúp học sinh nắm được nội dung và từ đó rút ra bài học đạo đức cần thiết. Truyện kể có thể lấy từ vở bài tập, sách giáo khoa, sách giáo viên môn Đạo đức hoặc từ một nguồn khác (từ các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, đài phát thanh, báo chí. Phương pháp này thường được vận dụng ở tiêt 1 nhằm giới thiệu cho học sinh một biểu tượng cụ thể về chuẩn mực hành vi đạo đức theo bài học. Giáo viên kể chuyện vào đầu tiết để vào bài nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh.  Giáo viên cũng có thể kể chuyện giữa tiết (trước hay sau nội dung bài để liên hệ. Hay kể cuối tiết học để củng cố bài, khắc sâu những hành vi, chuẩn mực đạo đức mà học sinh cần học tập. 
Để kể chuyện đạo đức hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh  phải đảm bảo những yêu cầu sau: 
Nội dung truyện: Truyện phải phù hợp với bài học, kể về cách ứng xử của một nhân vật (Có thể là danh nhân, là người lớn, là bạn cùng lứa tuổi, hoặc là loài vật đã được nhân cách hóa ) trong một tình huống đạo đức cụ thể. Truyện không những mô tả và khẳng định cách ứng xử của nhân vật như thế là đúng, là đẹp ( hoặc là sai, là xấu ) mà còn làm cho học sinh thể hiện được niềm vui sướng, hạnh phúc ( hoặc khó chịu, đau khổ ) của người được ứng xử đúng ( hoặc sai ). 
Giáo viên có thể chọn truyện Việt Nam hoặc nước ngoài. Truyện có thể kể một tấm gương tốt để học sinh cần noi theo hoặc về một tấm gương xấu để học sinh cần tránh, hoặc có thể kể đồng thời cả gương tốt lẫn gương xấu để học sinh có thể so sánh, đối chiếu, phê phán, đánh giá. Độ dài của truyện nên vừa phải, phù hợp với sức bền chú ý của học sinh tiểu học.
Ngôn ngữ trong truyện phải trong sáng, dễ hiểu, giàu hình ảnh gợi cảm; hạn chế dùng từ trừu tượng. Tránh diễn đạt bằng những câu quá dài, quá khó. Tránh diễn đạt khô khan mà nên sử dụng những lời nói quen thuộc hằng ngày sao cho câu chuyện dí dỏm, gây xúc cảm. Để cung cấp đầy đủ các hành vi chuẩn mực đạo đức thuộc phạm vi bài học, giúp học sinh dùng các biểu tượng để vận dụng vào thực hành. Giáo viên kể chuyện phải kết hợp hình ảnh với giọng điệu, cử chỉ phù hợp với tích cách nhân vật để gây  sự chú ý ,thu hút sự tập trung của học sinh.
Ví dụ: Dạy bài Có trách nhiệm về việc làm của mình, giáo viên có thể kể câu chuyện gần gũi với học sinh như Buổi trực nhật ( hai nhân vật chính là Huyền  và Phương)
	Huyền: Phương ơi, đi học nào, hôm nay đến phiên tớ và cậu làm trực nhật đấy.
	Phương : Đợi tớ chút, đang còn sớm mà. (Phương còn cố xem nốt bộ phim hoạt hình mà mình thích)
	Huyền: Cậu không lo lắng về công việc của mình sao?
	Phương : Có, nhưng tớ đang xem dở bộ phim hay.
	Huyền: Thôi, tớ đi trước đây. (nói rồi Huyền nhanh chóng đi đến trường)
	Phương: Ấy chết, muộn mất rồi.( Huyền chạy thật nhanh đến trường thì thấy cô giáo đang nhắc nhở Phương)
	Huyền: (tái mét mặt, đứng nép vào cánh cửa chưa biết phải giải quyết ra sao.)
Ví dụ: Dạy bài: Tình bạn
Cuối giờ giáo viên có thể kể câu chuyện ngắn sau để khắc sâu giá trị của tình bạn:
“Vào một ngày nóng nực, sư tử mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn, nó nằm ngủ dưới một tán cây. Một chú chuột nhắt đi ngang qua, thấy sư tử ngủ say liền nhảy múa đùa nghịch trên lưng sư tử. Sư tử thức giấc, giận dữ vì bị đánh thức, nó túm lấy chuột nhắt mắng: “ Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tể rừng xanh? Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta”.Chuột nhắt sợ hãi van xin “xin ngài tha cho tôi, tôi sẽ không bao giờ quên ơn và tôi sẽ trả ơn ngài vào một ngày nào đó”. Sư tử thấy rất buồn cười với lời nói của chuột nhắt, nhưng nó cũng thấy tội nghiệp và thả cho chuột nhắt đi. Chuột nhắt mừng quá vội vã chạy đi. Vài tháng sau, khi đang săn mồi trong rừng, sư tử vướng vào lưới của thợ săn và nó không thể nào thoát được. Sư tử gầm lên kêu cứu “Cứu với, cứu với”, vang động khắp khu rừng.
Chuột nhắt được sư tử tha mạng lần trước, nghe thấy tiếng sư tử gầm, nó vội chạy đến xem sao. Thấy sư tử mắc trong lưới, nó bảo “ông đừng lo, tôi sẽ giúp”. Chuột lấy hết sức gặm đứt các dây lưới để sư tử chạy thoát. Sư tử mới thấy rằng làm điều tốt cho người khác sẽ luôn được nhớ công ơn.”
 Như vậy qua kể chuyện học sinh sẽ biết được các hành vi đạo đức đúng, sai một cách dễ dàng. Từ đó rút ra được những hành vi đạo đức chuẩn mực cần học tập.
	2.3.2. Sử dụng hình thức đóng tiểu phẩm, sắm vai nhân vật trong dạy đạo đức.
	Dạy đạo đức cho học sinh với phương pháp thuyết trình, giảng giải thì tiết học sẽ trở nên khô khan và nhàm chán. Chính vì vậy đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy.
	Trẻ tiểu học thường thích những điều mới lạ nên việc đưa hoạt động đóng tiểu phẩm vào dạy học sẽ giúp học sinh dễ nắm bắt bài hơn. Học sinh đóng tiểu phẩm, sắm vai xử lí tình huống làm cho tiết học trở nên sôi nổi, thu hút sự tập trung của trẻ. Đóng tiểu phẩm học sinh được rèn luyện thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. Đồng thời gây hứng thú và chú ý cho học sinh, phát triển óc sáng tạo của học sinh, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị - xã hội, có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
	Để đóng tiểu phẩm đạt hiệu quả cao trong tiết dạy cần có những yêu cầu sau:
	+ Chuẩn bị nội dung tiểu phẩm phải phù hợp với nội dung bài học (tiểu phẩm có sẵn, tiểu phẩm mở rộng từ tiểu phẩm trong sách giáo khoa, tiểu phẩm tự xây dựng).
	+ Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép.
	+ Tình huống phải có nhiều cách giải quyết.
	+ Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước “ kịch bản”, lời thoại để học sinh diễn một cách tự nhiên.
	+ Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai.
	+ Phải dành thời gian phù hợp cho HS thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai.
	+ Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm.
	+Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết.
	+ Các vai diễn nên để HS xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận.
	+ Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia.
	+ Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản phù hợp, chu đáo theo nội dung tiểu phẩm để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm và làm cho tiểu phẩm thêm sinh động.
	Trong một  tiết dạy Đạo đức, sau khi học sinh đã biết được các hành vi đạo đức cần giáo dục trong bài qua nội dung  truyện kể thì học sinh sẽ được khắc sâu các hành vi đó qua việc xử lí tình huống. Để giúp học sinh xử lí tốt các tình huống trong bài, trước hết giáo viên phải đọc và hiểu kĩ nội dung tình huống  để gợi ý và hướng cho học sinh đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất. 
	Ví dụ: Dạy bài: Có trách nhiệm về việc làm của mình (Tiết 2), giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh xử lí tình huống: Lớp đi cắm trại, em nhận đem túi thuốc cứu thương. Nhưng chẳng may bị đau chân, em không đi được. Giáo viên chia nhóm, giao việc (Học sinh trong lớp đều cùng thực hiện theo từng nhóm). Giáo viên yêu cầu các nhóm đọc xác định nội dung tình huống, sau đó thảo luận và sắm vai đối thoại. Đại diện một số nhóm lên sắm vai xử lí tình huống. Bản thân học sinh được đóng vai là một một bạn học sinh nhận đem túi thuốc cứu thương trong buổi đi cắm trại nhưng vì bị đau chân không đi được, học sinh sẽ nâng cao được ý thức trách nhiệm của mình đối với công việc chung của lớp.
      	 Ví dụ: Dạy bài: Em yêu quê hương (Tiết 2) Để xử lí được tình huống (a) ở bài tập 3, trang 30 (Tình huống đã cho trong sách giáo khoa): Thôn của Tuấn đang lập tủ sách dùng chung. Tuấn băn khoăn không biết cần làm gì để góp phần xây dựng tủ sáchCác em có thể gợi ý giúp Tuấn nên làm những việc gì? Đối với tình huống này giáo viên gợi ý học sinh nên xử lí tình huống bằng cách sắm vai. Ngoài đóng vai Tuấn và bạn của Tuấn, học sinh có thể thêm một vai nữa đó là bác tổ trưởng dân phố (hoặc trưởng thôn) để lời đối thoại giữa các nhân vật thêm phong phú. 
Từ nội dung của tình huống (a) trong sách giáo khoa, giáo viên phát triển thêm tình huống (a) như sau: ( Trong tình huống có ba nhân vật đó là Tuấn, bạn Tuấn và bác tổ trưởng dân phố (hoặc trưởng thôn)
	* Tình huống sau khi mở rộng:
	Cảnh 1: Trưởng thôn đi vận động lập tủ sách dùng chung
	Trưởng thôn đeo 2 túi đựng sách, một túi có kèm thêm cái điếu cày, đi vào nhà bạn Tuấn
	Trưởng thôn: Tuấn ơi, Tuấn...
	Tuấn: Cháu chào bác trưởng thôn ạ.
	Trưởng thôn: A này, bố mẹ cháu đi vắng cả à? 
	Tuấn: Vâng ạ.
	Trưởng thôn: Thôn ta đang lập tủ sách dùng chung, bác đến để vận động cháu và gia đình tham gia.
	Tuấn: Cháu cũng đã được biết. Thế bác ơi, mỗi nhà ủng hộ mấy quyển hả bác?
	Trưởng thôn: Cái này tùy điều kiện từng gia đình cháu nhé.
	Tuấn: Vâng, bác cứ về đi ạ. Để bố mẹ cháu về cháu sẽ nói chuyện với bố mẹ và ủng hộ sau bác nhé.
	Trưởng thôn: Thế cũng được. Thôi bác về nhé.
	Tuấn: Dạ, bác về ạ.
	Cảnh 2: Tuấn lại chỗ giá sách, đếm các cuốn sách: 1, 2, 3, 4, 5,...và lấy mấy cuốn ôm vào lòng, miệng lẩm bẩm: “Sách ơi, tao yêu tất cả chúng mày, đưa chúng mày đi tao tiếc lắm”. Bây giờ biết làm sao đây? (Vò đầu bứt tai). Cùng lúc đó bạn Tuấn bước vào
	Bạn: Cậu sao thế? Cậu ốm à?
	Tuấn: Đâu có.
	Bạn Tuấn: À, tớ hiểu rồi. Cậu không muốn đưa mấy người bạn yêu quý của mình vào tủ sách dùng chung của thôn chứ gì.
	Tuấn: Cậu thì cái gì cũng biết.
	Bạn Tuấn: Tớ là bạn thân của cậu mà lại. À này, cậu đã mua được truyện Shin- Cậu bé bút chì tập cuối chưa? 
	Tuấn: Sao mà mua được, ra đến hiệu sách thì đã hết sách rồi. 
	Bạn Tuấn: Tớ mua được đấy. 
	Tuấn: Cho tớ đọc với nhé.
	Bạn Tuấn: Tớ đã ủng hộ vào tủ sách dùng chung rồi. Cậu hãy đến đó đọc đi. 
	Tuấn: Ôi, thế à?
	Bạn Tuấn: Tớ nghĩ mình góp vào tủ sách dùng chung để mọi người đều được đọc, mình cũng được đọc nhiều cuốn sách ở đấy nữa.Với lại như thế cũng là góp phần làm cho thôn mình văn minh hơn.
	Tuấn: Cậu quả là người yêu quê hương nhất và luôn là tuyệt vời nhất. Tớ phải học tập cậu. Thôi hai đứa mình mang sách của tớ đến nhà bác trưởng thôn để ủng hộ đi.
	Hai bạn cùng ôm sách đi.
	* Chuẩn bị cho tình huống này: 
Phục trang:  Bác trưởng thôn đầu đội mủ nồi, vai đeo xà cột bỏ sách truyện lộ rõ ở ngăn ngoài. Hai bạn học sinh mặc trang phục của nhà trường.
Đạo cụ: 
+ Một cái xà cột, sách truyện, một cái điếu cày, một giá để sách.
 	Hóa trang gây vẻ hài hước để để thu hút sự tập trung và tính tò mò của học sinh.
- Học sinh thể hiện kịch bản.
	- HS nhận xét rút ra bài học. Qua tiểu phẩm học sinh hiểu được những việc làm  cụ thể thể hiện tình yêu quê hương đất nước, từ đó biết vận dụng vào thực tế cuộc sống hằng ngày. Qua tiểu phẩm tuyên truyền, giáo dục tới học sinh ý thức tham gia công việc chung vừa sức, phù hợp với khả năng của mình.
	Hay dạy bài: “Hợp tác với những người xung quanh”. Giáo viên gợi ý cho học sinh xử lí tình huống bằng cách sắm vai: Tuần tới, lớp 5A tổ chức hái hoa dân chủ và tổ 2 được giao nhiêm vụ chuẩn bị cho cuộc vui này. Nếu là thành viên tổ 2, các em dự kiến sẽ thực hiện nhiệm vụ trên như thế nào?. Học sinh trực tiếp được vào vai là thành viên  trong tổ 2 để phân công công việc cụ thể cho từng bạn. Qua tiểu phẩm học sinh biết cách hợp tác với những người xung quanh thì công việc sẽ thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh. Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức.
	Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học đạo đức luôn gây được hứng thú và sự chú ý của học sinh. Rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước đông người. Đồng thời đóng vai sẽ khích lệ thay đổi thái độ, hành vi của người học theo hướng định trước. Ta có thể thấy 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_hoc_dao.doc