Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp chủ nhiệm
Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSS VTN) cho học sinh trung học phổ thông là một nội dung giáo dục nhân cách toàn diện nhằm chuẩn bị tốt cả về thể chất lẫn tinh thần để các em bước vào đời. Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là giai đoạn có những chuyển biến rất lớn về mặt tâm sinh lí, đặc biệt là những phát triển mạnh mẽ về cơ quan sinh dục. Những biến đổi này dẫn các em bước vào một giai đoạn mới của cuộc đời với nhiều trải nghiệm mới.
Trong những năm gần đây, các nội dung giáo dục giới tính, SKSS VTN được xác định cần ưu tiên và đưa vào lồng ghép, tích hợp trong các môn học như: Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngữ văn của chương trình giảng dạy chính khóa ở các trường phổ thông. Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện phương thức giáo dục lồng ghépnày không cao do thời lượng các môn học chính khóa đã quá tải, sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên lại chứa đựng rất nhiều chủ đề nhạy cảm, tế nhị, học sinhkhó có thể trình bày, trao đổi một cách cụ thể trong môi trường lớp học, trước mặt thầy cô và bạn bè khác giới, giáo viên thiếu kiến thức và có thái độ e ngại khi nói về các vấn đề giới tính, sức khỏe sinh sản.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin các em có thể tiếp cận thông tin tràn lan trên mạng như hình ảnh, video... về giới tính và tình dục. Với đặc điểm của lứa tuổi này rất hay tò mò và hay làm thử nên nếu không được định hướng đúng đắn, các em dễ "lầm đường’’.
Đó cũng là lý do vì sao, trong thời gian qua, tình trạng nghỉ học để lấy chồng sớm, tình trạng nạo phá thai vẫn diễn ra ở lứa tuổi học đường. Hiện trung bình mỗi năm cả nước có gần 300 nghìn ca phá thai, chủ yếu ở độ tuổi từ 15 - 19. Trong đó, tỷ lệ phá thai hơn 12 tuần tuổi chiếm tới gần 80% và 60 - 70% ca phá thai là học sinh, sinh viên; tỷ lệ biến chứng do phá thai vẫn còn cao. Ngoài ra, số trẻ em bị bỏ rơi do mang thai ngoài ý muốn tuy không nhiều nhưng vẫn còn tồntại.
Trường THPT Tương Dương 1 là ngôi trường đặt trên địa bàn huyện miền núi cao học sinh chủ yếu là các con em dân tộc, đa số các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa ra học và phải thuê nhà trọ để ở. Bố mẹ chủ yếu là nông dân đi làm rẫy để kiếm sống, ít dành thời gian cho con, hơn nữa thiếu kiến thức về SKSS VTN nên khi tiếp xúc, giáo dục cho con thì đều có ý e dè, né tránh không muốn nhắc đến nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, trong khi chính đối tượng này lại rất cần được hướng dẫn đầy đủ và sâu sắc. Mặc dù nhà trường đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyên truyền giáo dục, song tình trạng quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn, nguy cơ lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục, tảo hôn, nhiễm HIV ở vị thành niên, thanh niên vẫn có xu hướng gia tăng. Đây là những thách thức rất lớn đối với công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên hiện nay.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH, SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM Lĩnh vực: Chủ nhiệm Người thực hiện: Dương Thị Vinh Nguyễn Hoàng Quang Số điện thoại: 0944370747; 0943030154. Năm học 2022-2023 0 Như vậy, việc giáo dục giới tính, SKSS VTN, trong đó có một bộ phận lớn là học sinh đang học tập ở trường THPT là vấn đề cần thiết và cấp bách. Giáo dục giới tính sức khỏe sinh sản (SKSS) nhằm cung cấp cho các em những kiến thức, kỹ năng sống đầy đủ về giới tính, SKSS, về tình bạn, tình yêu Đây là việc làm cần thiết bên cạnh việc giảng dạy văn hóa đó cũng là một phần trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) để góp phần to lớn, quan trọng trong giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh... Từ đó nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp, góp phần giáo dục toàn diện học sinh. Chính vì những lý do trên, chúng tôi xin mạnh dạn chia sẻ cùng đồng nghiệp "Một số biện pháp để giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp chủ nhiệm". 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, đề tài đề xuất một số biện pháp để giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT. - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh đặc biệt là giảm tình trạng bỏ học của trường miền núi. - Cung cấp các kiến thức về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên giúp phụ huynh hiểu con hơn. Bố mẹ cần quan tâm đến tâm tư tình cảm của các con nhiều hơn, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các con, yêu con như chính con. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn thực trạng của việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên ở trường THPT Tương Dương 1. - Xây dựng nội dung giáo dục, lập kế hoạch và thời gian triển khai qua nhiều hình thức như lồng ghép vào các tiết sinh hoạt, các buổi sinh hoạt ngoài giờ, các buổi hoạt động trải nghiệm, kết hợp với các tổ chức Đoàn trường, phụ huynh học sinh, để tổ chức tuyên truyền, phổ biến sức khỏe sinh sản trường học giúp các em học sinh biết được nhiều kiến thức về sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên đồng thời giúp các em chuẩn bị tâm thế tốt về vấn đề sức khỏe sinh sản khi còn trên ghế nhà trường. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Những biện pháp để giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên qua công tác quản lí và giáo dục của GVCN. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận 2 nước, tất cả đều cho thấy trẻ vị thành niên có hoạt động tình dục trễ hơn, giảm hoạt động tình dục, biết cách sử dụng các biện pháp ngừa thai một cách hiệu quả, và hoàn toàn không thúc đẩy trẻ có hoạt động tình dục sớm và nhiều hơn. Giáo dục giới tính hiệu quả nhất khi thực hiện trước khi trẻ bước vào tuổi hoạt động tình dục. Các bước tích cực này sẽ giúp khuyến khích trẻ không hoạt động tình dục sớm và biết cách sinh hoạt tình dục một cách an toàn, giảm thiểu có thai ngoài ý muốn ở các em. Cuộc sống hoàn toàn không dễ dàng đối với trẻ vị thành niên, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay, đặc biệt đối với những trẻ không được chuẩn bị đầy đủ để đối mặt với các vấn đề đặc thù của lứa tuổi. Thực trạng hiện nay đã và đang cho thấy điều đó. Nếu chúng ta mong đợi trẻ vị thành niên những quyết định đúng đắn, có trách nhiệm trước những cạm bẫy và thách thức của xã hội, chúng ta phải đảm bảo trẻ vị thành niên được cung cấp đầy đủ thông tin, kỹ năng và phương tiện để quyết định và các giá trị chúng cần tôn trọng và thực hiện. Chúng ta cần nhận thức rằng đã đến lúc để đặt kế hoạch cho tương lai và chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được điều đó. 1.1.2. Sự khác biệt giữa giáo dục giới tính với giáo dục tình dục Mục tiêu của giáo dục giới tính là chuẩn bị cho tuổi mới lớn về tâm lý trước phát triển sinh lý, về nhận thức để định hình nhân cách, tạo sức mạnh nội tâm đề kháng trước những bùng nổ giới tính của bản năng có thể gây hại cho bản thân, xung quanh. Giáo dục những hiểu biết về tâm lý, sinh lý, vệ sinh tuổi dậy thì, những biến đổi và khác biệt về tính cách em trai, em gái do các hoocmon từ các tuyến sinh dục gây ra; giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai, bạn gái ở tuổi vị thành niên với cha mẹ, anh em trong gia đình; hiểu biết sâu sắc các giá trị của tình bạn, tình yêu, hiểu biết những thất bại tâm lý và các nguy hại lâu dài phải gánh chịu nếu vượt qua trái cấm; giáo dục bạn trai biết tự trọng, tôn trọng bảo vệ bạn gái, có bản lĩnh biết tự kiềm chế để chứng minh cho một tình yêu lành mạnh nếu nó chớm nở; giáo dục kỹ năng phòng vệ trước các áp lực nội tại đến từ hai phía, đặc biệt giáo dục kỹ năng phòng vệ cho các em gái, và rất nhiều nội dung khác xoay quanh tâm lý giới tính tuổi mới lớn giúp các em tự tin, tự chủ, tự hoàn thiện nhân cách, tự nhận thức để thay đổi hành vi, vững vàng nói “không” trước cám dỗ của bản năng ở độ tuổi phát dục. Như vậy GDGT và giáo dục tình dục tiếp cận giới trẻ ở hai độ tuổi khác nhau nên nội dung khác biệt rất lớn, khiến không thể thay thế hay lồng ghép vào nhau được. Các nhà nghiên cứu từ nhiều năm nay đều cho rằng, HS ngày càng năng động, thông minh hơn do điều kiện dinh dưỡng tốt, nhiều điều kiện thiết bị bổ trợ dẫn đến nhu cầu nhận thức về mọi mặt vượt khung chương trình giảng dạy trong nhà trường, đặc biệt là về lĩnh vực giới tính. 4 về tình yêu, tình dục vì sợ bố mẹ có thể không chấp nhận quan điểm của mình. Nhiều trẻ quay sang hỏi bạn bè và điều này có thể tạo nguy cơ cho trẻ vì những thông tin trẻ nhận được không phải bao giờ cũng đúng. Người duy nhất có thể cung cấp nhiều thông tin nhất cho trẻ là thầy, cô giáo vì GV là những người kề cận nhất với HS tại trường học và hiểu HS nhất trong vấn đề giới tính. Trong khi đó vấn đề GDGT trong các nhà trường hiện còn khá sơ sài, mang nặng tính hình thức khiến các em càng tò mò. Thực tế này đặt ra vấn đề: Làm thế nào cung cấp cho thanh thiếu niên những kiến thức, hiểu biết đúng đắn về tình bạn, tình yêu và SKSS? Đáng tiếc là đến thời điểm hiện tại, những chương trình tuyên truyền, địa chỉ tư vấn về vấn đề này còn dè dặt và thiếu định hướng... 1.2. GVCN và việc giáo dục giới tính, SKSS VTN 1.2.1. Vai trò và chức năng của GVCN a) Vai trò của GVCN - GVCN là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ HS quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện HS lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp. - Đối với HS và tập thể lớp, GVCN là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất; người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn và tính tự giác của mọi HS trong lớp. - GVCN là người cố vấn công tác Đoàn ở lớp chủ nhiệm. - Trong quan hệ với lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường, GVCN là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách cho HS là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội. b) Chức năng của GVCN Nhìn tổng thể, chức năng của người GVCN lớp là lãnh đạo, tổ chức quản lí, giáo dục tập thể lớp trên cơ sở tổ chức các hoạt động giáo dục, các mối quan hệ giáo dục của HS theo mục tiêu giáo dục nhân cách HS toàn diện trong tập thể phát triển và môi trường học tập thân thiện. Quan niệm trên đã phản ánh sự thống nhất giữa: - Chức năng quản lí và chức năng giáo dục. - Tổ chức các hoạt động giáo dục và các quan hệ của HS theo định hướng phát triển toàn diện nhân cách. - Giáo dục tập thể và giáo dục cá nhân. 6 áp dụng nhiều biện pháp giáo dục mang tính đặc thù riêng của lớp mình. - Việc giáo dục giới tính, SKSS VTN lớp chủ nhiệm cần phải đảm bảo được nguyên tắc khoa học. Điều đó có nghĩa rằng giáo dục giới tính, SKSS phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác nội dung; thông tin, số liệu cũng cần phải chính xác và được cập nhật liên tục. - Việc GDGT, SKSS VTN cho lớp chủ nhiệm cần phải đảm bảo nguyên tắc giáo dục. Nghĩa là giáo dục không phải hình thành ngày một ngày hai mà đòi hỏi phải có một quá trình và mục đích cao nhất là thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Điều này đòi hỏi và thử thách lòng kiên trì, nhẫn nại của GVCN trong sứ mệnh trồng người. - Việc GDGT, SKSS VTN cho lớp chủ nhiệm cần phải đảm bảo nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn. GVCN phải tạo cơ hội cho chủ thể (cá nhân đó) được trải nghiệm, được đánh giá trên cơ sở đó lựa chọn chuẩn mực, giá trị, không áp đặt các cá nhân phải thừa nhận các chuẩn mực, giá trị vô điều kiện. Yêu cầu này có nghĩa là những nội dung giáo dục SKSS cho HS lớp chủ nhiệm của GVCN không mang tính lí thuyết, giáo điều, học tập phải đi liền với trải nghiệm, học tập phải đi liền với thực tế nếu không mọi cái chỉ dừng lại ở lí thuyết suông. Như vậy, GDGT, SKSS cho HS lớp chủ nhiệm vừa là sứ mệnh cao cả nhưng cũng là công việc hết sức vất vả gian nan của người GVCN, phụ thuộc phần lớn vào năng lực sư phạm và tình yêu học trò từ chính trái tim mình của người GVCN. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu Trường THPT Tương Dương 1 là ngôi trường đặt trên địa bàn huyện miền núi cao bởi vậy học sinh chủ yếu là các con em dân tộc như: Thái, Khơ Mú, Mông, Ơ du, Tày Poọng. Đa số các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa ra học và phải thuê nhà trọ để ở. Bố mẹ chủ yếu là nông dân đi làm rẫy để kiếm sống, điều kiện kinh tế khó khăn. Hành trang để bước vào cuộc sống xa gia đình người thân của các em còn quá ít, nhận thức về xã hội, môi trường và kỹ năng sống còn nhiều hạn chế. Ở lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn có những chuyển biến rất lớn về mặt tâm sinh lí, đặc biệt là những phát triển mạnh mẽ về cơ quan sinh dục. Những biến đổi này dẫn các em vào một giai đoạn mới của cuộc đời với nhiều trải nghiệm mới. Nhất là những rung động với tình yêu đầu đời, tình trạng em học sinh nữ vốn dĩ e ngại trải lòng với bố mẹ hoặc bạn bè thì rất dễ sa ngã vào các tai tệ nạn, rồi quan hệ tình dục không mong muốn hoặc không có kiến thức về việc phòng tránh rất dễ dẫn đến hậu quả khôn lường như mang thai ngoài ý muốn, dẫn đến buộc phải kết hôn trong khi đang trong độ tuổi đến trường. Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn và khảo sát thông qua việc lấy số liệu học sinh bỏ học về tình trạng mang thai ngoài ý muốn của học 8
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_giao_duc_gioi_tinh.docx
- Dương Thị Vinh, Nguyễn Hoàng Quang - Trường THPT Tương Dương 1 - lĩnh vực chủ nhiệm.pdf