Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 3
Đọc là một kĩ năng quan trọng hàng đầu của con người. Không biết đọc, con người không thể tiếp thu nền văn minh của nhân loại, không thể sống một cuộc sống bình thường. Nhờ biết đọc, con người có thể tự học, học nữa, học mãi, học suốt đời. Chính vì vậy, dạy học ở các lớp đầu cấp Tiểu học là rất quan trọng.
Đọc là hoạt động nhận tin. Hoạt động đọc chỉ xảy ra khi người đọc nắm được chữ viết. Đọc là dùng mắt và cơ quan thị giác để chuyển các kí hiệu chữ viết trong văn bản thành dòng âm thanh ngôn ngữ vang lên trong không khí hoặc trong đầu, sau đó dùng các thao tác tư duy để người đọc thông hiểu nội dung văn bản.
Tập đọc có nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng như là bốn yêu cầu chất lượng của đọc. Đó là đọc thành tiếng (đọc đúng, đọc nhanh), đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm. Chúng được rèn luyện và hỗ trợ cho nhau.
Dạy Tập đọc chính là bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống cho các em. Nó còn tạo hứng thú đọc sách và yêu thích Tiếng Việt. Thông qua dạy tập đọc, làm cho học sinh thấy thích học, thích đọc, yêu thích sách.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Chúng ta đã biết, bậc Tiểu học là bậc học đầu, là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Bậc Tiểu học tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên các cấp học trên, đồng thời nó hình thành những cơ sở ban đầu, đường nét ban đầu về nhân cách, về tri thức và kĩ năng, về hành vi và tính nết. Tất cả những tri thức, kĩ năng, hành vi đó của các em hình thành thông qua các môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng. Trong nhà trường Tiểu học, cùng với các môn học, môn Tiếng Việt có vị trí rất quan trọng. Bởi vì môn Tiếng Việt có mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, đọc, mói, viết) để học tập và giao tiếp góp phần rèn luyện các thao tác tư duy; cung cấp kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa và văn học của người Việt Nam và nước ngoài; bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để đạt được mục tiêu này, giáo viên cần phối hợp dạy tốt tất cả các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập viết. Trong đó phân môn Tập đọc là phân môn giữ vai trò hết sức quan trọng, không thể thiếu được. Phân môn Tập đọc như một chìa khóa đầu tiên để giúp các em bước vào kho tàng tri thức khoa học vô tận của nhân loại. Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm, .... Muốn tiếp thu nền văn minh của nhân loại để có một cuộc sống bình thường trong xã hội hiện tại thì mỗi con người ngay ở lứa tuổi Tiểu học phải tập đọc để biết đọc. Biết đọc con người có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản để giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng của người khác. Qua nội dung bài Tập đọc sẽ cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản để hình thành kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Đặc biệt qua những bài văn , bài thơ ... các em sẽ có những rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm hồn, biết suy nghĩ một cách lô gíc cũng như biết tư duy có hình ảnh. Dạy Tập đọc tốt sẽ có tác dụng tích cực tới việc hình thành nhân cách của học sinh. Chính vì thế đọc trở thành nhu cầu cấp bách đầu tiên của con người. Dạy Tập đọc chính là dạy một kĩ năng. Vì vậy, nó đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp sáng tạo khi sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên nắm vững và thực hiện đúng các yêu cầu có tính nguyên tắc, vận dụng linh hoạt, sáng tạo sát với thực tế và đối tượng học sinh. Có như vậy mới nâng cao chất lượng giảng dạy tập đọc và góp phần tích cực vào việc đào tạo những con người năng động, sáng tạo trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đúng như nhà triết học cổ Hy Lạp nói : "Dạy học không phải là chất đầy vào một cái thùng rỗng mà làm bừng sáng lên ngọn lửa". Trên thực tế, khi dạy một bài tập đọc, muốn học sinh đọc đúng, đọc hay không phải là dễ. Bởi vì nếu chỉ dạy cho học sinh đọc được văn bản thôi thì không phải là quá khó nhưng để có một bài dạy hoàn thiện và đem lại hiệu quả cao thì không đơn giản. Ở lớp ba, một tuần học sinh được học 3 tiết Tập đọc (trong đó có nửa tiết kể chuyện), nếu giáo viên không chịu khó tìm tòi suy nghĩ, bài nào cũng chỉ có một cách dạy như nhau thì việc học tập đọc thật là nhàm chán. Hơn nữa, về phương pháp, nhiều giáo viên còn thực hiện một cách máy móc, thiếu linh hoạt, phần lớn là áp đặt theo sách giáo viên, sách hướng dẫn không để ý đến đối tượng học sinh ở thực tiễn lớp mình dạy. Về phía học sinh cũng còn nhiều hạn chế, nhiều em còn đọc chậm, còn ngọng giữa n và l, cá biệt có những em đọc còn đánh vần. Tốc độ đọc không đều lúc nhanh, lúc chậm, tuỳ hứng. Có em đọc đúng, lưu loát lại chưa biết thể hiện giọng đọc, cách ngắt, nghỉ giọng, nhịp thơ cho phù hợp với nội dung bài. Vậy dạy Tập đọc như thế nào sẽ mang lại hiệu quả cao cho học sinh Tiểu học? Đó là điều trăn trở của nhiều giáo viên. Là một giáo viên dạy khối ba, tôi luôn tự đặt cho mình câu hỏi: Làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh, làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, hay hơn, diễn cảm hơn ? Làm thế nào để các em hiểu văn bản được đọc, nhất là làm thế nào để hiểu được "văn", làm thế nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu, để cho những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em . Nhận rõ được tầm quan trọng của môn Tập đọc và xuất phát từ tình hình thực tế với mong muốn các em học sinh sẽ có những tiết học tập đọc thật tốt, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Việc nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3” nhằm hướng tới các mục đích sau: - Tìm hiểu yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc lớp 3. - Nắm được bản chất của phương pháp tích cực hoá hoạt động học tập. - Nắm được cá c hoạt động của thầy và trò trên lớp theo phương pháp dạy học mới. - Đưa ra một số phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả trong các giờ dạy phân môn Tập đọc lớp 3. III - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. ĐỐI TƯỢNG Học sinh lớp 3 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu tham khảo. - Điều tra, khảo sát học sinh. - Thăm dò giáo viên trong khối 3 trường tôi - Thống kê, phân loại. - Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học. PHẦN II:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.CƠ SỞ LÝ LUẬN Đọc là một kĩ năng quan trọng hàng đầu của con người. Không biết đọc, con người không thể tiếp thu nền văn minh của nhân loại, không thể sống một cuộc sống bình thường. Nhờ biết đọc, con người có thể tự học, học nữa, học mãi, học suốt đời. Chính vì vậy, dạy học ở các lớp đầu cấp Tiểu học là rất quan trọng. Đọc là hoạt động nhận tin. Hoạt động đọc chỉ xảy ra khi người đọc nắm được chữ viết. Đọc là dùng mắt và cơ quan thị giác để chuyển các kí hiệu chữ viết trong văn bản thành dòng âm thanh ngôn ngữ vang lên trong không khí hoặc trong đầu, sau đó dùng các thao tác tư duy để người đọc thông hiểu nội dung văn bản. Tập đọc có nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng như là bốn yêu cầu chất lượng của đọc. Đó là đọc thành tiếng (đọc đúng, đọc nhanh), đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm. Chúng được rèn luyện và hỗ trợ cho nhau. Dạy Tập đọc chính là bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống cho các em. Nó còn tạo hứng thú đọc sách và yêu thích Tiếng Việt. Thông qua dạy tập đọc, làm cho học sinh thấy thích học, thích đọc, yêu thích sách. Không những thế, đọc đúng, đọc hay, hiểu văn bản giúp học sinh có phương pháp học tốt. Từ đó, các em sẽ có hiểu biết sâu sắc về thực tế cuộc sống, văn học, cảm xúc của mỗi người càng thêm phong phú, chân thật. Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng từ chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng) là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm). Đọc không chỉ là công việc giải một bộ mã gồm phần chữ viết và phát âm, nghĩa là nó không chỉ là sự đánh vần lên theo tiếng theo đúng như các ký hiệu chữ viết mà còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Quá trình dạy học gồm có hai mặt hữu cơ với nhau, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Người giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hoạt động của học sinh. Mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình, đều được phát triển. Một điều cần chú ý là hoạt động học chỉ có thể đạt hiệu quả cao nếu học sinh tiến hành các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác với một động cơ nhận thức sâu sắc. Thực tế, ở trường tôi, việc dạy đọc bên cạnh những thành công còn có những hạn chế nhất định. Học sinh chưa đọc được như mong muốn. Kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Vì vậy, bên cạnh nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc, còn có nhiệm vụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho các em. Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng đạo đức mà giáo dục tính cách, thị hiếu, thẩm mĩ cho học sinh. II - THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở LỚP 3. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy nhiều năm, tôi nhận thấy về kỹ năng đọc của học sinh còn có nhiều hạn chế. Phần lớn các em mới chỉ dừng ở việc đọc thông thạo, trôi chảy( đọc như một cái máy) mà chưa biết đọc đúng, chưa biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, chưa thể hiện được sắc thái tình cảm, nội dung của bài đọc. Điều đó hạn chế khả năng giao tiếp và việc phát huy năng lực trí tuệ của học sinh đối với việc tiếp thu kiến thức mới ở tất cả các môn học khác.Tôi luôn lo lắng vì chất lượng đọc của học sinh lớp tôi còn nhiều mặt hạn chế. Ngay từ đầu năm học tôi đã nắm bắt tình hình và sức học của các em. Phần lớn học sinh lớp tôi đọc còn chậm, phát âm chưa chuẩn, đọc còn ngọng, ... Số học sinh đọc tốt trong lớp còn ít. Chính vì lẽ đó dẫn đến kết quả : chữ viết mắc nhiều lỗi chính tả, giờ kể chuyện không biết cách kể hay, không hấp dẫn người nghe, ... Hơn nữa, các em còn nhỏ, mải chơi, nhiều học sinh lại thiếu sự quan tâm nhắc nhở của bố mẹ, chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc đọc, càng chưa có ý thức cao trong việc luyện đọc. Bởi vậy, chất lượng đọc của các em còn kém so với yêu cầu cần đạt của phân môn Tập đọc lớp 3. Cụ thể là: - Tốc độ đọc chưa đúng, có học sinh đọc quá nhanh nhưng cũng có những em đọc quá chậm. - Phát âm chưa đúng, đôi khi các em không dựa vào văn bản để đọc mà đọc theo cảm tính, đọc vẹt. - Một số em đọc còn lẫn âm đầu hoặc vần. - Kĩ năng hiểu nội dung đoạn đọc còn yếu. - Một số học sinh trước yêu cầu đọc diễn cảm đã đọc với giọng không phù hợp với nội dung đoạn đọc, uốn lưỡi quá khi đọc các âm s, r và chưa thể hiện được cảm xúc. III - KHẢO SÁT ĐẦU NĂM. Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận chủ nhiệm lớp 3C được 1 tháng, tôi đã khảo sát và phân loại học sinh về phân môn Tập đọc như sau: - Số học sinh yêu thích môn Tập đọc: 15 học sinh - 31,9% - Số học sinh chưa hứng thú đọc : 32 học sinh - 68,1% Cụ thể là : Phân loại Số học sinh Tỷ lệ % - Số học sinh đọc ngọng, ngắt nghỉ không đúng chỗ, không đúng nhịp 18 38.2% - Số học sinh đọc chậm và đánh vần 7 14,8% - Số học sinh đọc đúng 20 42,5% - Số học sinh đọc hay 2 4,2% IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. Trong trường Tiểu học, Tiếng Việt là môn học quan trọng có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh được thể hiện qua bốn dạng hoạt động: nghe - nói - đọc - viết. Trong đó, Tập đọc là phân môn đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng quan trọng: Kĩ năng đọc. Tuy nhiên, lứa tuổi Tiểu học là lứa tuổi ưa hoạt động, những điều mới lạ luôn hâp dẫn các em. Quá trình học tập sinh động, sáng tạo sẽ giúp các em phát huy tối đa tính tích cực trong học tập, giúp học sinh bộc lộ được năng lực sáng tạo và óc tưởng tưởng tượng phong phú của mình. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số các biện pháp sau: 1. BIỆN PHÁP 1: CHUẨN BỊ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC CÓ HIỆU QUẢ, ĐÚNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA BÀI DẠY. Đồ dùng dạy học là một trong những phương tiện quan trọng trong dạy tập đọc ở Tiểu học. Nó giúp học sinh hiểu biết cụ thể, sinh động về văn bản được đọc, qua đó còn kích thích học sinh hứng thú học tập. Đồ dùng dạy học còn là phương tiện để giáo viên dạy kiến thức cho học sinh về câu, từ, hình ảnh. Với tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học, yêu cầu đặt ra đối với người giáo viên là phải biết sử dụng đồ dùng dạy học nhuần nhuyễn và biến nó trở thành một kĩ năng dạy học cơ bản của mình. Khi khai thác sử dụng đồ dùng cần xác định rõ mức độ yêu cầu của đồ dùng đó đối với bài dạy cụ thể như: có tác dụng gây hứng thú và kích thích học sinh hoạt động học; sử dụng dễ dàng, thuận lợi và đảm bảo kiến thức cơ bản; đảm bảo tính khoa học. tính sư phạm, tính thẩm mĩ; đồ dùng nhằm khai thác nội dung kiến thức và rèn kĩ năng gì; sử dụng trong phần nào của tiết học. Đồ dùng trực quan phục vụ cho phân môn Tập đọc có các loại sau: tranh minh họa, bản đồ, các loại bảng phụ, băng giấy, vật thật, băng hình, ..... Có những loại đồ dùng có sẵn, song cũng có những đồ dùng giáo viên tự làm, tự sưu tầm. Ngoài tận dụng những tranh minh họa trong sách giáo khoa, trong bộ đồ dùng được cấp, tôi còn bổ sung cho bộ đồ dùng thêm đa dạng bằng cách đi đâu gặp bất cứ đồ dùng nào như băng hình, tranh ảnh, lịch ..... có liên quan đến chương trình Tập đọc lớp ba là tôi sưu tầm mang về. Tuy nhiên, chỉ chuẩn bị đồ dùng thôi thì chưa đủ mà quan trọng là khai thác, sử dụng đồ dùng đó như thế nào để một giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất? Trong tất cả các giờ Tập đọc, tôi đều tận dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa một cách triệt để. Đặc biệt, tôi lưu ý cách đưa tranh, quan sát tranh, để thu hút sự tập trung của các em. Chính vì thế, các em rất thích được quan sát tranh và mạnh dạn trình bày những cảm nhận của mình trước nội dung của các bức tranh đó. Những cảm nhận của các em trước mỗi bức tranh dù chỉ là một phát hiện nhỏ, tôi cũng rất trân trọng, đáng được biểu dương, khích lệ. Từ những bức tranh trong SGK, các em đã cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tranh và nội dung bài Tập đọc. Qua tranh, tôi có thể kết hợp giảng từ, giảng ý cho học sinh. Song song với việc sử dụng tranh minh hoạ, tôi còn sử dụng bản đồ Việt Nam để giới thiệu cho học sinh các địa danh liên quan tới bài Tập đọc. Qua bản đồ, học sinh xác định được vị trí, một số địa danh có liên quan đến bài học một cách nhanh chóng, thu hút sự tập trung vào bài ngay từ phút đầu, tạo tâm lý hứng khởi cho học sinh. Sau khi giới thiệu bài hoặc giới thiệu địa danh xong, tôi cất bản đồ ngay, tránh sự mất tập trung, phân tán của các em. Đồ dùng làm thay đổi không khí và sôi nổi nhất là băng hình, cát sét. Mỗi khi xem băng hình, học sinh được đi “du lịch qua màn ảnh nhỏ ” một cách sống động. Hơn thế nữa, các em được ngắm cảnh đẹp thanh bình, êm ả của mỗi vùng quê Việt Nam trong thời gian rất ngắn, nhưng đã để lại cho các em ấn tượng khó quên đối với mỗi học trò. Hơn nữa, các bài hát gắn với nội dung bài hoặc bài hát được phổ nhạc từ bài thơ vừa học khiến bài thơ trở nên gần gũi hơn, lắng đọng lại trong lòng học sinh sau tiết học. Đồ dùng dạy học được sử dụng trong hầu hết các bước của bài dạy: giới thiệu bài, giảng từ, giảng ý, giảng hình ảnh, rèn kĩ năng sống hoặc củng cố bài. Trong một tiết Tập đọc, thông thường, giáo viên không chỉ sử dụng một đồ dùng mà có thể sử dụng nhiều đồ dùng khác nhau để góp phần đem lại hiệu quả cho giờ dạy. Ví dụ 1: Bài “Nhà rông ở Tây Nguyên” - TV 3/tập 1 - trang 127, tôi sử dụng tranh về nhà rông và bản đồ Việt Nam để giới thiệu bài giúp học sinh hình dung rõ về hình ảnh nhà rông và biết Tây Nguyên ở vị trí nào trên đất nước ta. Ngoài ra, tôi còn sử dụng các vật thật như liềm, cuốc, ... để giải nghĩa từ “nông cụ”. Hơn nữa, nếu có điều kiện, tôi cho học sinh xem băng về hình ảnh người Tây Nguyên đang múa rông chiêng vừa để học sinh hình dung rõ về điệu múa đặc sắc của đồng bào Tây Nguyên cũng như những sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên gắn với nhà rông. Trong phần củng cố, tôi cho học sinh xem đoạn băng giới thiệu về các sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên. Như vậy, mặc dù chưa được đến Tây Nguyên nhưng học sinh như được du lịch đến Tây Nguyên. - Ví dụ 2: Bài “Anh Đom Đóm” - TV 3/tập 1 - trang 143, tôi lại cho học sinh xem một đoạn băng về đom đóm đang bay. Từ đó, tôi vừa giới thiệu bài vừa giảng từ “đom đóm”. Ngoài ra, tôi còn sử dụng tranh ảnh động về mặt trời đang xuống núi để giúp học sinh hình dung rõ hơn về hình ảnh “mặt trời gác núi”, một hình ảnh rất trừu tương đối với học sinh mà nếu chỉ nói bằng lời thì học sinh sẽ rất khó hình dung. Tôi còn sử dụng tranh ảnh về con vạc, con cò bợ để học sinh biết thêm về các con vật được nói tới trong bài. Để giúp học sinh hiểu được những hình ảnh đẹp về đom đóm, tôi đã cho học sinh xem một đoạn băng về nhiều con đom đóm đang bay trong đêm như những ngôi sao bừng nở. Từ đó giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ. Ngoài tranh ảnh và băng hình sưu tầm được, trong bài này, tôi còn khai thác triệt để hình ảnh trong sách giáo khoa khi giảng về hoạt động của các con vật vào ban đêm mà anh Đom Đóm đã chứng kiến khi đi gác. Qua đó, học sinh sẽ hình dung rõ hơn về cuộc sống sinh động của các loài vật vào ban đêm ở làng quê và thêm yêu cảnh vật ở làng quê. - Ví dụ 3: Với bài: "Bài hát trồng cây" của Bế Kiến Quốc, trước khi dạy tôi đã tìm hiểu và thấy bài thơ này được nhạc sĩ Thanh Ly phổ nhạc nên tôi đã sưu tầm bản nhạc. Cuối tiết học, tôi cho các em củng cố và ghi nhớ bài bằng bài hát này. Thật bất ngờ, sau khi nghe bài hát và hát theo, học sinh nắm rất chắc nội dung. Hơn nữa, tất cả học sinh trong lớp đã nhanh chóng thuộc bài thơ. Vậy đây cũng là một biện pháp giúp học sinh ghi nhớ bài thơ. Như vậy, nhờ chuẩn bị đồ dùng chu đáo, đầy đủ, sắp xếp và khai thác đồ dùng trong mỗi tiết học hợp lý mà học sinh lớp tôi không chỉ hiểu từ ngữ trong bài mà còn tiếp thu bài sâu hơn, thích thú với phân môn Tập đọc hơn. 2. BIỆN PHÁP 2: GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ TỐT CHO VIỆC ĐỌC MẪU. Cũng như các môn học khác, phân môn Tập đọc cũng cần làm mẫu. Làm mẫu trong dạy Tập đọc chính là việc đọc mẫu của giáo viên. Thực tế, học sinh lớp 3 khó tự mình có thể đọc đúng, đọc hay được. Giáo viên phải là người hướng dẫn, làm mẫu cho học sinh tiếp xúc với văn bản. Nhất là khi học sinh đọc sai hoặc phần hướng dẫn cách luyện đọc diễn cảm đoạn văn (khổ thơ), đọc diễn cảm cả bài thì nhất thiết cần đến sự đọc mẫu của giáo viên. Giáo viên đọc mẫu tốt sẽ góp phần không nhỏ vào việc rèn đọc cho học sinh Vì vậy, tôi luôn có ý thức quan tâm đến việc điều chỉnh cách đọc của mình: tự để ý đến giọng nói, cách nói, cách đọc; tự quan sát, tự đánh giá (qua kết quả đọc của học sinh) để mình đọc đúng hơn, đọc hay hơn làm cách đọc mẫu cho học sinh học tập. Học sinh được tiếp xúc một cách trực tiếp sẽ gây những ấn tượng đầu tiên cho các em. Nó quyết định việc học sinh yêu thích hay không yêu thích văn bản được đọc. Yêu cầu cô đọc mẫu phải đảm bảo chất lượng, đọc đúng, chuẩn, đọc rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm. Tôi nhận thấy, ngay từ lớp 1, việc đọc mẫu của giáo viên cũng rất cần thiết. Càng lên lớp cao việc đọc mẫu của giáo viên đòi hỏi càng phải linh hoạt, phụ thuộc vào từng bài học, từng đối tượng học sinh cụ thể. Thông thường, giáo viên đọc mẫu theo các hình thức khác nhau : - Đọc từ, cụm từ - Đọc câu, đoạn - Đọc cả bài Chính vì vậy, trước giờ lên lớp, thông qua việc chuẩn bị bài dạy kĩ càng, tôi xác định giọng đọc, cách đọc, sau đó dùng bút chì gạch chân những từ cần nhấn giọng, chỗ ngắt nhịp, chỗ ngắt nghỉ, đánh dấu dòng thơ, câu thơ cần luyện đọc tại SGK để tiện cho việc giảng dạy của mình. Ngoài ra, trước mỗi bài, bao giờ tôi cũng đọc bài vài lượt để chọn giọng đọc, cách đọc cho phù hợp nhất, đọc mẫu cho học sinh trong giờ dạy. Ví dụ 1: Bài “Anh Đom Đóm” - TV3/tập 1 - trang 143, tôi đã nghiên cứu kĩ sách giáo viên và thấy được ngoài giọng đọc và cách ngắt nhịp thơ, nhấn giọng như sách đã hướng dẫn, khi đọc hai khổ thơ cuối cần đọc với giọng vui tươi và giáo viên cần lưu ý học sinh cách ngắt hơi ở khổ thơ thứ ba và giọng đọc của khổ thơ này (kéo dài giống như lời ru). Ngoài các từ cần nhấn giọng như SGV, tôi nhận thấy cần nhấn giọng thêm vào một số từ khác như: vung ngọn đèn. Giờ lên lớp, tôi tiến hành đọc mẫu như sau: Sau phần giới thiệu bài, tôi đọc mẫu với giọng nhẹ nhàng, riêng hai khổ thơ cuối đọc với giọng tươi vui để phù hợp với nội dung tả Đom Đóm rất chuyên cần, cuộc sống của các loài vật vào ban đêm ở làng quê rất đẹp và sinh động. Ngoài ra, tôi còn nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả tín
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_day_tot_phan_mon_t.doc